PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 90 - 106)

- NF A: Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoà

3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

LIÊN NGÀNH

liên ngành, ta đã biết nguyên tắc chính của phương pháp này là giải một hệ phương trình tuyến tính, cụ thể 2 phương trình sau :

X = (I-A)-1Y B(I-A)-1Y R

Để giải hệ phương trình này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng tính Excel hỗ trợ cho phân tích và tính toán, trong đó các công thức tính đã được cái đặt sẵn. Công việc tiếp theo là nhập các số liệu của vùng cần dự báo nhu cầu sử dụng đất vào các bảng Excel mẫu để chạy cho ra kết quả.

Các bước thực hiện

Bước 1 : Nhập bảng số liệu I/O năm gốc 2005 có sẵn của vùng cần tính vào

Excel (xem phần phụ lục). Bảng I/O có dạng

Bảng I/O năm gốc (2005)

A M S Tổng Y(0) X(0)

1.Nông nghiệp (A) a1 m1 s1

2. Công nghiệp +

XD(M) a2 m2 s2

3. Dịch vu (S) a3 m3 s3

Tổng

4.Thu nhập của lao

động a4 m4 s4

5.Thu nhập của vốn SX a5 m5 s5

6.Thuế gián thu a6 m6 s6

7.Giá trị gia tăng a7 m7 s7

Giá trị sản xuất (X) Xa Xm Xs

Trong bảng này, Y - GDP của các ngành; X - giá trị sản xuất của các ngành; A,M,S - nơi tiêu thụ. Các giá trị từ a1…..a7; m1….m7; s1….s7; cột Y(0), cột X(0), tổng : do tổng cục thống kê cung cấp, ta điền các giá trị vào bảng.

7 Xa = Σ ai = a1 + a2 + a3 + ....+a7 i=1 7 Xm = Σ mi = m1 + m2 + m3 + ....+m7 i=1 7 Xs = Σ si = s1 + s2 + s3 + ....+s7 i=1

Bước 2 : Lập bảng hiện trạng các tư liệu sản xuất (ở đây là hiện trạng diện tích

loại đất cần dự báo).

Việc lập bảng này hoàn toàn phụ thuộc theo kinh nghiệm phân loại đất của chuyên gia. Các loại đất phân theo 3 nhóm : đất nông nghiệp (A), đất công nghiệp - xây dựng (M) và đất dịch vụ (S). Tùy theo chuyên gia mà loại đất cần tính sẽ được phân bổ vào cột tương thích.

Sau đây là ví dụ của cách phân loại đất theo nhóm

Các loại đất là tư liệu sản xuất

A M S Tổng

I. Nhóm đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản

II. Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi NN Đất KCN

Bước 3: Tính ma trận hệ số chi phí trung gian A.

Để tính ma trận A, ta phải liên hệ với bảng I/O ở trên. Lấy từng cột A, M, S trong bảng I/O chia cho giá trị sản xuất của cột đó. Bảng có dạng sau

A - Hệ số chi phí trung gian

A M S Tổng

Nông nghiệp (A) a1 /Xa m1 /Xm s1/Xs

Dịch vu (S) a3 /Xa m3 /Xm s3 /Xs Tổng Bước 4: Tính ma trận I – A và ma trận nghịch đảo (I – A)-1 Từ công thức AX + Y = X  Y = X (I - A) (1) Ta biết I - là ma trận đơn vị có dạng 1 0 0 I = 0 1 0 0 0 1 (1)  Y = (I - A)-1Y = (I -A)-1 (I-A) X  X = (I - A)-1 Y

Tiếp theo, cần tính ma trận (I - A) và ma trận nghịch đảo (I - A)-1 . Ma trận (I-A) sẽ bằng (ma trận I - ma trận A), ta có :

Ma trận (I-A)

A M S Tổng

Nông nghiệp (A) 1-a1 /Xa 0-m1 /Xm 0-s1/Xs

Công nghiệp + XD (M) 0-a2 /Xa 1-m2 /Xm 0-s2 /Xs

Dịch vu (S) 0-a3 /Xa m3 /Xm 1-s3 /Xs

Tổng

Tính ma trận nghịch đảo (I -A)-1

Ma trận nghịch đảo (I-A)^(-1)

A M S Tổng

Nông nghiệp (A) 1,0209 0,1139 0,0414 1,1762

Công nghiệp + XD (M) 0,1823 1,2704 0,1892 1,6419

Dịch vu (S) 0,2829 0,3436 1,3124 1,9389

Tổng 1,4860 1,7278 1,5431 4,7570

Cách tính : - Bôi đen vùng đầu ra của bảng (I-A)-1. Nếu bảng (I-A) có dạng 3 x 3 (3 hàng, 3 cột) thì cũng cần bôi đen vùng đầu ra 3 hàng, 3 cột tương ứng.

- Vào Insert  Funtion  lên bảng Insert. Trong phần Search category chọn All ; Phần Select chọn Minverse  OK. lúc đó trong phần bôi đen hiện dòng chữ ERSE() và hiện bảng Funtion argument.

cho 1 giá trị của ô đầu tiên trong bảng tính.

- Để con trỏ lên thanh công cụ trên, bấm liền 3 phím đồng thời Ctrl + Shift + Enter, sẽ cho đủ giá trị của ma trận nghịch đảo.

Bước 5 : Tính bảng hệ số co dãn sử dụng đất so hệ số kinh tế.

Nguyên tắc tính: lấy tốc độ tăng sử dụng đất bình quân của loại đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp / tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng.

Ví dụ : Tốc độ tăng sử dụng đất NN Hệ số co dãn sử dụng đất nông nghiệp = --- Tốc độ tăng trưởng GDP NN Tốc độ tăng sử dụng đất phi NN Hệ số co dãn sử dụng đất phi NN = ---

Tốc độ tăng trưởng GDP phi NN

Sau khi tính toán, lập bảng Hệ số co dãn đất so với GDP. Trong bảng này, dựa vào hệ số co dãn sử dụng đất các thời kỳ trước, các chuyên gia đưa ra dự báo hệ số co dãn sử dụng đất cho 2 nhóm đất chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Dự báo hệ số co dãn sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia. Các chuyên gia dự báo trong thời gian sắp tới, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để đạt được sản lượng theo yêu cầu, diện tích đất không cần tăng lên, hoặc mức độ tăng cũng không nhiều như thời kỳ trước mà đưa ra hệ số dự báo cho đất nông nghiệp. Còn đối với đất phi nông nghiệp, dựa vào tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ, vào tốc độ tăng dân số, vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng mà đưa ra hệ số dự báo cho đất phi nông nghiệp .

Ví dụ : Hệ số co dãn đất so với GDP vùng trung du miền núi phía Bắc

TT Chỉ tiêu 1995-2000 2000 - 2005 Hệ số dự báo

1 Tốc độ tăng GDP chung 6,98 10,21

Tốc độ tăng GDP nhóm nông nghiệp 5,80 5,94

Tốc độ tăng GDP phi nông nghiệp 8,81 13,96

Tốc độ tăng đất phi nông nghiệp 0,5 3,4 3 Hệ số co dãn đất NNso với tăng 1% GDP

nông nghiệp 1,18 1,07 0,76

Hệ số co dãn đất phi NN so với tăng 1%

GDP phi NN 0,05 0,24 0,5

Khi đã có hệ số co dãn đất hiện trạng, ta lập bảng dự báo hệ số co dãn đất giả thiết. Bảng này có cấu trúc giống như bảng các loại đất là tư liệu sản xuất, nhưng thay vào đó là giá trị hệ số dự báo cho đất nông nghiệp và phi nông nghiệp (chung cho cả công nghiệp và dịch vụ).

Dự báo Hệ số co dãn đất giả thiết

A M S

I. Nhóm đất nông nghiệp 0,76

Đất sản xuất nông nghiệp 0,76

Đất lâm nghiệp 0,76

Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,76

II. Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi NN 0,5

Đất KCN 0,5

Bước 6: Tính hệ số sử dụng đất.

Nguyên tắc tính :

(diện tích đất của nhóm đất/ giá trị sản xuất của nhóm đất) x (hệ số dự báo đất) DT đất SX NN

Ví dụ : hệ số SD đất sản xuất NN = --- x hệ số dự báo đất NN GTSX nông nghiệp

Như vậy, sau khi tính xong, ta sẽ được bảng hệ số sử dụng đất dưới dạng ma trận, ví dụ như sau :

Bảng Hệ số sử dụng đất - B

A M S Tổng

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản II. Nhóm đất phi nông nghiệp Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất KCN

Bước 7: Tính giá trị X(t) và Y(t)

Nếu như đã có tốc độ tăng trưởng bình quân theo giai đoạn cần tính, ta có thể tính được giá trị X(t) và Y(t)

Bảng tính Y(t) và X(t) Giai đoạn 2006 2010 Tăng BQ cả giai Tốc độ tăng Y(t) (2010) (2010)X(t) ∆X (2010) GDP(2010) GO(2010)

Nông nghiệp (A) 5 1,055 1,307 36,0 28874 33575 8892

Công nghiệp + XD (M) 5 1,150 2,011 85,7 27115 44324 20457

Dịch vu (S) 5 1,112 1,700 66,6 24385 49487 19784

Tổng 1,610 62,8 80374 127386 49133

Cách tính Y(t) :

Ví dụ : Tốc độ tăng GDP nông nghiệp cả giai đoạn 2006 - 2010 là 1,055 - Tốc độ tăng GDP nông nghiệp năm 2010 :

GDP(2010) = 1,055^5 = 1,307 - Giá trị GDP năm 2010 của nông nghiệp là Y(2010)

Y(2010) = Tốc độ tăng GDP(2010) nông nghiệp x Y(0) Y(2010) = 1,307 x Y(0) nông nghiệp.

Trong đó Y(0) là giá trị cho trước trong bảng I/O. Cách tính X(t) : ta đã có công thức X= Y(t) x (I-A)-1

Như vậy, thực chất giá trị X(t) là kết quả bảng Y(t) nhân với bảng (I-A)-1

- Vào Insert  Funtion  lên bảng Insert Funtion. Trong phần Search category chọn All ; Phần select chọn MMULT  OK. Lúc đó trong phần bôi đen của X(t) hiện dòng chữ IMULT() và hiện bảng Funtion argument.

- Tại bảng Funtion argument, con trỏ hiện đang ở vị trí Array 1. Bôi đen ma trận (I-A)-1

- Để con trỏ xuống vị trí Array 2, bôi đen cột Y(t) trong bảng tính Y(t) và X(t)  bấm vào OK trong bảng Funtion argument. Khi đó chỉ cho 1 giá trị của ô đầu tiên trong bảng tính X(t).

- Để con trỏ lên thanh công cụ trên, bấm liền 3 phím đồng thời Ctrl + Shift + Enter, sẽ cho đủ giá trị của X(t)

- t = X(t) - X

- Tốc độ tăng GO(t) nông nghiệp năm t là GO(t) = (t/ X(0)) x 100

Bước 8: Tính diện tích đất thời điểm quy hoạch t

Ta có công thức tính diện tích nhu cầu sử dụng đất B(I-A)-1Y(t) < R Mà (I-A)-1Y(t) = X(t)

B x X(t) < R. Từ công thức này, ta có cách tính như sau :

- Lập bảng cần tính diện tích nhu cầu sử dụng đất. Bảng có danh mục các loại đất như bảng các loại đất là tư liệu sản xuất đã lập ở trên, ví dụ có dạng sau

Nhu cầu sử dụng đất năm quy hoạch

Diện tích theo phương án tính

I. Nhóm đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

II. Nhóm đất phi nông nghiệp Đất khu công nghiệp

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

Tổng số

- Bôi đen cột Diện tích theo phương án tính

- Vào Insert  Funtion  lên bảng Insert Funtion. Trong phần Search category chọn All ; Phần select chọn MMULT  OK. Lúc đó trong phần bôi đen của cột Diện tích theo phương án tính hiện dòng chữ IMULT() và hiện bảng Funtion argument.

- Tại bảng Funtion argument, con trỏ hiện đang ở vị trí Array 1. Bôi đen bảng B - Bảng Hệ số sử dụng đất

- Để con trỏ xuống vị trí Array 2, bôi đen cột X(t) trong bảng tính Y(t) và X(t)  bấm vào OK trong bảng Funtion argument. Khi đó chỉ cho 1 giá trị của ô đầu tiên trong Diện tích theo phương án tính

- Để con trỏ lên thanh công cụ trên, bấm liền 3 phím đồng thời Ctrl + Shift + Enter, sẽ cho đủ giá trị của Diện tích theo phương án tính.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình triển khai, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam" có thể đưa ra một số kết luận sau:

1. Đề tài đã hoàn thành nội dung nghiên cứu đề ra; Đã hệ thống hóa được những khái niệm về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời nghiên cứu các vấn đề cơ bản về đất đai, về các yếu tố tác động đến chuyển chuyển mục đích sử dụng đất. Đề tài cũng đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó nhận thấy : Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề cho chuyển mục đích sử dụng đất và ngược lại, chuyển mục đích sử dụng đất là cơ sở tạo điều kiện cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây chính là cơ sở cho các bước phân tích, dự báo diện tích đất chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ đất phi nông nghiệp sang nông nghiệp; đưa ra các phương pháp tính diện tích đất chuyển mục đích ở các bước tiếp theo.

2. Xuất phát từ các nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của cả nước và các vùng giai đoạn 1995 - 2005, đề tài đã tập trung đi sâu vào việc phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng diện tích sử dụng đất trong thời gian vừa qua thông qua việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế như tăng giá trị GDP so với tăng diện tích đất sử dụng; so sánh tốc độ tăng trưởng GDP với tốc độ tăng nhu cầu sử dụng đất. Từ đó đưa ra nhận xét : đối với mỗi vùng kinh tế, phụ thuộc vào mục đích phát triển kinh tế, vào cơ cấu kinh tế...mà diện tích sử dụng các loại đất sẽ tăng, giảm khác nhau, từ đó tạo ra nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

phương pháp phân tích định lượng và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đề tài đã đưa ra 2 phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất năm quy hoạch có gắn với chỉ tiêu kinh tế, đó là phương pháp tính bằng hệ số co dãn sử dụng đất và phương pháp bảng cân đối liên ngành. Đây chính là điều mới hơn so với phương pháp dự báo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ trước tới nay vẫn làm.

4. Sau khi so sánh ưu điểm và hạn chế của 2 phương pháp, đề tài đề xuất chọn phương án tính nhu cầu sử dụng đất theo bảng cân đối liên ngành vì phương pháp này nếu mở rộng nghiên cứu có thể đưa thêm vào mô hình tính toán các biến số khác về vốn (bao gồm cả vốn đầu tư, vốn cho ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ) và năng suất lao động là những yếu tố có tác động nhiều đến nhu cầu sử dụng đất trong tương lai, từ đó giúp cho dự báo diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất sát với thực tế hơn.

Áp dụng phương pháp bảng cân đối liên ngành, đề tài đã tính nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 cả nước và các vùng, từ đó dự báo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp.

5. Tuy đề tài đề xuất lựa chọn phương pháp bảng cân đối liên ngành, song để phòng xa do chưa kịp có bảng cân đối liên ngành do Tổng cục Thống kê cung cấp khi làm quy hoạch, đề tài vẫn nêu các bước thực hiện của cả 2 phương pháp trong phần hướng dẫn.

Phương pháp tính toán do đề tài đưa ra mới chỉ dự báo được nhóm đất chính và một số loại đất trong các nhóm đất, chưa dự báo hết các loại đất trong từng nhóm đất. Mặt khác, trong phần tính toán, hệ số co dãn sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia. Do vậy, người làm dự báo khi dự báo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất cần so sánh kết quả giữa cách tính mới của đề tài với kết quả cách tính thông thường vẫn làm và từ đó ra các quyết định lựa chọn cần thiết. Mặt hạn chế là 2 phương pháp chỉ có thể tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng đất ở cấp vĩ mô, tức là dự báo cho cả nước và các vùng, còn đối với cấp tỉnh trở xuống do chưa tính được bảng cân đối liên

ngành nên chưa thể áp dụng được.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất của cả nước và các vùng đến năm 2020 và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất.

KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 90 - 106)