- NF A: Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoà
2.2.1. Phương pháp hệ số co dãn
2.2.1.1. Cơ sở của phương pháp
Trong kinh tế, để đạt được cân bằng cung cầu, đường cầu và đường cung phải cắt nhau, nhưng có tình huống mà ở đó đường cung và đường cầu không cắt nhau và không có cân bằng. Vậy vấn đề là ở đây, cần xem xét sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và cung và mang tính định lượng. Để trả lời cho câu hỏi này, cần có một thước đo độ nhạy cảm của lượng cầu hoặc cung đối với một thay đổi trong một biến số khác. Thước đo này gọi là hệ số co dãn (6).
Hệ số co dãn của cầu (hoặc cung) của một loại hàng được hiểu là phần trăm thay đổi của lượng cầu (hoặc lượng cung) của hàng đó do 1% thay đổi của một biến số khác gây ra, được biểu diễn bằng công thức :
Q P Hệ số co dãn = --- . --- P Q
Trong đó : Q - sự thay đổi của lượng cầu P - sự thay đổi của yếu tố tác động
Q – lượng cầu P – yếu tố tác động
Trong việc dự báo các chỉ tiêu về kinh tế, hệ số co dãn đã được sử dụng để dự báo nhu cầu đầu tư, dự báo tăng thu ngân sách, dự báo về nhu cầu lao động…
Xuất phát từ nguyên tắc đất đai được coi là tư liệu sản xuất, nên đất đai cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu như đối với các loại tư liệu khác trong sản xuất và do vậy, đất đai cũng có thể sử dụng khái niệm về hệ số co dãn. Việc áp dụng hệ số co dãn để tính cho nhu cầu sử dụng đất thì đã có nghiên cứu nêu ra khái niệm và công thức, nhưng 6() Tài liệu đào tạo sau đại học về kinh tế của trường đại học Kinh tế quốc dân “ Kinh tế vi mô – Lý thuyết và ứng dụng”
chưa áp dụng và tính toán cụ thể cho vùng hoặc cả nước.
Hệ số co dãn đất được hiểu là phần trăm thay đổi của lượng cầu (hoặc lượng cung) của đất do 1% thay đổi của một biến số khác gây ra.
Ở đây, yếu tố có tác động chính đến nhu cầu đất đai chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó biến động của tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến biến động về nhu cầu sử dụng đất
Khi đó từ công thức trên, có thể biểu biễn :
Tốc độ tăng sử dụng đất của ngành i Hệsố co dãn đất ngành i = ---
Tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GTSX) của ngành i
Ý nghĩa của công thức này cho biết, khi tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GTSX) của ngành t tăng thêm 1% thì tốc độ tăng sử dụng đất tương ứng cho ngành đó là bao nhiêu.
Bản chất của phương pháp này là phương pháp định mức, nhưng căn cứ vào tốc độ tăng trưởng được xác định trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Các hệ số được tính từ thực tế đất đã đưa vào sử dụng, nên có thể tính toán được diện tích đất cần sử dụng sát thực hơn.
Trong chương I, ta nhận thấy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP chung và tăng trưởng các ngành là chỉ tiêu kinh tế có tác động đến nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp cũng như đất phi nông nghiệp. Như vậy, đối với phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất theo hệ số co dãn sử dụng đất, chỉ tiêu tăng trưởng là chỉ tiêu chính, là cơ sở dùng trong tính toán của phương pháp dự báo theo hệ số co dãn sử dụng đất.
Đối với các số liệu về kinh tế, đề tài đề xuất sử dụng số liệu do Tổng cục thống kê hoặc Cục Thống kê các địa phương công bố; các số liệu dự báo về kinh tế được thu thập từ các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được phê duyệt.
2.2.1.2. Đối với nhóm đất nông nghiệp : Mức tăng GDP khu vực nông nghiệp
vực nông nghiệp để tính toán cho cả nhóm đất nông nghiệp.
- Đất sản xuất nông nghiệp được tính toán theo hệ số quan hệ với GDP nông nghiệp (hoặc GTSX ngành nông nghiệp)
- Đất lâm nghiệp được tính toán theo hệ số quan hệ với GDP lâm nghiệp (hoặc GTSX ngành lâm nghiệp)
- Đất nuôi trồng thủy sản được tính toán theo hệ số quan hệ với GDP thủy sản (hoặc GTSX ngành thủy sản)
2.2.1.3. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp
GDP phi nông nghiệp bao gồm GDP công nghiệp - xây dựng và GDP dịch vụ. Mức tăng GDP phi nông nghiệp liên quan đến nhóm đất phi nông nghiệp chung và có liên quan đến một số các loại đất phi nông nghiệp.
Đối với đất ở : đất ở có 2 loại, đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Đối với đất ở, diện tích phụ thuộc vào dự báo dân số chia theo thành thị, nông thôn và tính toán theo định mức của từng địa phương. Cách tính đất ở đô thị và đất ở nông thôn kế thừa theo cách tính trong tài liệu “ Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai ”.
Đối với loại đất phi nông nghiệp khác: có thể áp dụng các cách tính khác nhau, nhưng chủ yếu theo 2 cách là theo quy hoạch các ngành và theo định mức.
Đối sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trong đó có đất khu, cụm công nghiệp, có thể áp dụng cách tính theo hệ số co dãn đất.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được tính theo hệ số quan hệ với tốc độ tăng GDP phi nông nghiệp.
- Đất khu, cụm công nghiệp được tính theo hệ số quan hệ với tốc độ tăng GDP công nghiệp.
Như vậy, khi đã có hệ số co dãn sử dụng đất, có các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến năm quy hoạch, có thể tính nhu cầu sử dụng đất cho năm quy hoạch theo công
thức sau: :
R (t) = R (0) * ( 1+ Ei x gGDP)t (6)
Trong đó : R(t) - diện tích loại đất cần tính cho năm t R(0)- diện tích loại đất cần tính năm gốc Ei - hệ số co dãn đất thực tế
gGDP - tốc độ tăng GDP giai đoạn cần tính t - khoảng thời gian cần dự báo.
Ví dụ : diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là 2.567.000 ha, hệ số co dãn là 0,76 ( tức là cứ tăng 1% GDP thì đất nông nghiệp tăng 0,76%). Giả thiết GDP tăng 8%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Thay vào công thức trên, ta tính được diện tích đất nông nghiệp năm 2010 bằng :
R(2010) = 2.567.000 x ( 1+ 0,76 * 0,08)5 = 3.448.208 ha
Dựa theo công thức (6), kiểm tra lại diện tích một số loại đất năm 2005 trên cơ sở biết số liệu hiện trạng năm 2000 và tốc độ tăng trưởng các ngành, tính được kết quả sau :
T T Loại đất Số liệu tính toán (ha) Hiện trạng 2005 (ha) Theo QH (ha) Tăng, giảm (ha) Tăng, giảm (ha) Sai số (%) So QH So QH So HT I Đất nôngnghiệp 23.791.642 24.822.560 22.948.699 842.943 -1.030.918 4,2 1 Đất sản xuất NN 10.201.143 9.415.568 9.037.759 1.163.384 785.575 8,3 2 Đất lâm nghiệp 12.033.451 14.677.409 13.889.493 -1.856.042 -2.643.958 18,0 3 Đất thủy sản 494.990 700.061 550.789 -55.799 -205.071 29,3 II Đất phi NN 3.344.992 3.225.740 3.605895 -260.903 119.252 3,7 4 Đất khu cụm CN 31.327 51.317 78.475 -47.148 -19.990 38,5 5 Đất cơ sở SX kinh doanh 173.330 151.074 159.535 13.795 22.256 14,7
Kết quả kiểm tra trên cho thấy, dự báo nhu cầu sử dụng các nhóm đất chính so với quy hoạch có sai lệch ít hơn so với hiện trạng. Đất KCN và đất thủy sản có sai lệch lớn vì do 2 loại
đất này đã đưa vào sử dụng, nhưng đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc chưa lấp đầy diện tích cho thuê nên chưa tính được giá trị sản xuất của ngành trên đất đó. Do vậy ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành và gây ra sai lệch về diện tích. Đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp có diện tích khác biệt so với quy hoạch cũng như so hiện trạng là do hoặc chưa thống kê đầy đủ GTSX của các ngành đó, hoặc do chuyển đổi các chỉ tiêu đất đai cho thống nhất theo Luật Đất đai nên diện tích có khác biệt.