1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

29 936 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 282,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Trang 1

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNGCỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ.

I-Đầu tư.

1.Khái niệm đầu tư-đầu tư phát triển.1.1 Đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại

để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất địnhtrong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quảđó

Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt kết quả lớn hơn sovới những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiếnhành đầu tư Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên,sức lao động và trí tuệ Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng lên vềtài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (đường sá, nhà máy…), tài sảntrí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học , kỹ thuật) vànguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nềnsản xuất xã hội

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn

lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó Như vậy nếu xét theo phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng cácnguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn lựcvà trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵncó thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư pháttriển

Từ đây có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau:

Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động, và trí tuệ để xây dựng, sửachữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt chúngtên nền bệ, bồi dưõng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phíthường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trìtiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới chonền kinh tế- xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thànhviên trong xã hội.

Trang 2

1.2 Phân loại đầu tư phát triển

Trong thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện của đầu tư Tùy từng gócđộ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta có thể có cách phânchia hoạt động đầu tư khác nhau.Chúng ta có thể xem xét cách tiệm cậnsau:

1.2.1 Theo bản chất của đối tượng đầu tư.

- Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư tài sản vật chất hoặc đầu tư tài

sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…

- Đầu tư cho đối tượng phi vật chất: Đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân

lực như đào tạo nghiên cứu khoa học, y tế…

1.2.2 Theo phân cấp quản lý

Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A, B, C; trong đó dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộiquyết định, dự án nhóm A do Thủ tuớng Chính phủ quyết định, nhóm Bvà C do bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộcChính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyếtđịnh

1.2.3 Theo lĩnh vực hoạt động đầu tư

- Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau Chẳng hạn đầutư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tưphát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sảnxuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoahọc kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.

1.2.4.Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:

- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định

- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sảnxuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động chocác cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất- kỹ thuật khôngthuộc các doanh nghiệp

1.2.5 Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trìnhtái sản xuất xã hội

- Đầu tư thương mại: Là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư

Trang 3

và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn Vốn vậnđộng nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất địnhkhông cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đat độ chính xác cao

- Đầu tư sản xuất: Là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thời gian thu

hồi chậm, thời gian thưc hiện đầu tư dài, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹthuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tốbất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xácđược (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, thiên tai,sự ổn định khoa học kỹ thuật)

1.2.6 Theo thời gian thực hiện.

- Đầu tư dài hạn: Là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời

gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu Đó là cáccông trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật,xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tư dài hạn thường mang yếu tố khó lường,rủi ro lớn, do đó cần có những dự báo dài hạn, khoa học

- Đầu tư ngắn hạn: Là loại đầu tư tiến hành trong một khoảng thời gian

ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào nhữnghoạt động nhanh chóng thu hồi vốn Tuy nhiên rủi ro với hình thức đầu tưnày cũng rất lớn

1.2.7 Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư

- Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều

hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư, người cóvốn thông qua các chuơng trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lạivới lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triểnkinh tế xã hội, là việc các cá nhân mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu,trái phiếu …để hưởng lợi tức Đầu tư gián tiếp là phương thức huy độngvốn cho đầu tư phát triển

- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp

tham gia quản lư, điều hành quá trình thực hiện vận hành kết quả đầu tư.Đây là loại đầu tư tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăngthêm việc làm cho người lao động tiền đề thực hiện đầu tư tài chính vàđầu tư chuyển dịch

1.2.8 Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia.

- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Các hoạt động đầu tư được tài trợ

từ nguồn vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm củadân cư

- Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: Hoạt động đầu tư được thực hiện

bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài

Trang 4

2 Đặc điểm của đầu tư phát triển.

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loạihình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau:

+ Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi vốn lớn, nằm khê đọng lâu trong

suốt quá trình thực hiện đầu tư Đây là giá phải trả khá đắt của đầu tưphát triển

+ Thời gian thực hiện đầu tư dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công

thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiềucông trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên đểnâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn vàcác nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình,quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn,nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

+ Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian vận hành các kết

quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thờigian sử dụng và đào thải công trình Nhiều thành quả đầu tư phát huy tácdụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn Trong suốt quá trình vận hành, cáckết quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiềuyếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…

+ Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ chịu

ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địađiểm đó

+ Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài

và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài…nên mức rủi ro củahoạt động đầu tư phát triển thường cao

3 Vai trò của đầu tư phát triển

3.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu

+ Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng thế giới,đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả cácnước trên thế giới Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trongngắn hạn Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷtrọng lớn trong tổng cầu Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư(I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi).

AD=C+ I + G + X – M Trong đó: C: tiêu dùng

Trang 5

I: đầu tư

G: tiêu dùng của chính phủ X: xuất khẩu

M: nhập khẩu

+ Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn

chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài Bộ phận chủ yếu, cungtrong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên,công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau:

Q= F (K, L, T, R…)

Trong đó: K: vốn đầu tư L: lao động T: công nghệ

R: nguồn tài nguyên

Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổngcung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi Mặt khác nếu tácđộng của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tưnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tưgián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.

3.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổngcầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầutư dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn địnhvừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.

Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của yếu tố đầu tư tăng lên làm chogiá của các hàng hoá có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, công nghệ, laođộng…), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làmcho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn dotiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triểnchậm lại Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sảnxuất của các ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạngthất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội Tất cảcác tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Ngược lại khigiảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt theo chiều hướng ngược lại sovới các tác động trên đây Vì vậy trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, cácnhà hoặch định chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa rachính sách nhằm hạn chế tác động xấu nhằm phất huy tác động tích cực,duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

Trang 6

3.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trungbình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt mức từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vàoICOR của mỗi nước.

Vốn đầu tư Vốn đầu tư ICOR = - Suy ra: Mức đầu tư= -

Mức tăng GDP ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầutư Ở các nước phát triển,ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu laođộng, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng côngnghệ hiện đại có giá cao Còn ở các nước đang phát triển và chậm pháttriển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phảisử dụng lao động để thay thế cho vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại,giá rẻ

Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay

đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Kinhnghiệm cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế vàhiệu quả đầu tư trong các nghành, các vùng kinh tế cũng như phụ thuộcvào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung Thông thường ICOR trongnông nghiệp thấp hơn ICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạnchuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất.

3.4 Đầu tư có vị trí quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chấtlượng đội ngũ lao động.

Việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sản phẩmlàm ra có chất lượng yêu cầu cần phải được đầu tư vào công tác đào tạotừ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, chi phí đào tạo ở đây bao gồm chi phícủa nhà nước và chi phí của dân cư cho con em đi học Và như vậy, để cóđược đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cầnphải thông qua tuyển dụng, chọn lọc,… để tiến hành khâu này cần phảitốn một khoản chi phí nhất định, khi đó sẽ có được đội ngũ lao động cótrình độ chuyên môn, năng suất cao và sản phẩm làm ra có chất lượng tốtnhất.

3.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học cộng nghệ của đấtnước

Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát

Trang 7

triển khoa học ,cong nghê của môt doang nghiệp và quốc gia Trong giaiđoạn phát triển ,xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượngtri thức chiếm ưu thế tuyệt đối Tuy nhiên ,qua trình chuyển từ giai đoạnthứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá chuyển từ đầu tư ít sang đầu tưlớn ,thay đổi cơ cấu đầu tư.Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảmbảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa họcvà công nghệ Mỗi doanh nghiệp mỗi nước khác nhau cần phải có bướcđi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp.Trên cơ sở đó ,đầu tư có hiệuquả để phát huy lợi thế so sánh của tưng đơn vị cũng như toàn nền kinhtế

II- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.1 Cơ cấu kinh tế.

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mốiquan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống Cấu trúc đượcbiểu thị như một tập hợp những mối liên hệ liên kết hữu cơ các yếu tốkhác nhau của hệ thống nhất định Cơ cấu luôn là một thuộc tính của hệthống Như vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với quan điểmcủa hệ thống Nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cóquan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khônggian và thời gian nhất định Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế baogồm các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và các lãnh thổ kinh tế.Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, cóquan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả mặt chất lẫn mặt lượng, tuỳthuộc từng mục tiêu của nền kinh tế

1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế.

1.2.1 Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan

Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan của quá trình phâncông lao động xã hội và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, về hoạt động củacác quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết địnhtính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi nước Vì vậy, cơ cấukinh tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển, những biểuhiện cụ thể phải phù hợp với đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng tự nhiên,kinh tế và lịch sử, không có một cơ cấu mẫu chung cho nhiều nước, nhiềuvùng khác nhau Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và cần thiết lựa chọn cơcấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển

1.2.2 Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn

Trang 8

thiện

Sự biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi không ngừng của khoa học kỹthuật, công nghệ thông tin cũng như các yếu tố kinh tế, các quá trình vậnđộng và phát triển của các yếu tố kinh tế đó trong tổng thể nền kinh tếquốc dân Cơ cấu cũ dần dần chuyển dịch và hình thành cơ cấu mới Cơcấu mới ra đời thay thế cơ cấu cũ theo hướng tiến bộ hơn Cứ như thế cơcấu vận động, biến đổi không ngừng từ giản đơn đến phức tạp, từ ít hoànthiện đến hoàn thiện Sự biến đổi đó của cơ cấu kinh tế chịu sự tác độngthường xuyên của các quy luật kinh tế - xã hội, do sự phát triển khôngngừng của loài người.

1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính kế thừavà phát triển lịch sử

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tích luỹ về lượngmột cách tuần tự Sự biến đổi về mặt lượng đến một mức độ nào đó dẫnđến sự biến đổi về chất Nếu như trong quá trình chuyển dịch mà mangtính nóng vội hay trì trệ đều tạo nên một sức cản rất nguy hiểm cho quátrình phát triển kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không mang tính tựphát mà chịu sự tác động, điều tiết của các nhà lãnh đạo và quản lý kinhtế Bằng cảm nhận và kinh nghiệm của mình, loài người nhận biết đượcnhững gì có thể xảy ra trong tưong lai mà từ đó tác động vào đâu, ở chỗnào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.

1.3.1 Sự phát triển của thị truờng trong và ngoài nước

Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinhdoanh Yêu cấu đòi hỏi của thị trường cần phải được các doanh nghiệpđáp ứng, từ đó để có định hướng đầu tư của mình theo chiến lược vàchính sách kinh doanh

1.3.2 Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước.

Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành vàchuyên dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả Nhà nướcvà các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phát triển nhằm phát huycác nguồn lực sẵn có, tận dụng lợi thế so sánh để đầu tư hướng về xuấtkhẩu những sản phẩm có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quảvào phân công lao động và hợp tác quốc tế

1.3.3 Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế.

Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế là nhân tố bên ngoàitác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu nền kinh tế Quan hệ kinh tế

Trang 9

đối ngoại tốt sẽ là điều kiện để tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàotrong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá

1.3.4 Sự tiến bộ khoa học công nghệ trong điều kiện mở cửa và hộinhập

Tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm mới có chấtlượng cao, lượng vốn bỏ ra thấp, do đó sức cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và quốc tế tăng lên Ngoài ra tiến bộ công nghệ còn cho phépđầu tư vào những ngành đòi hỏi nhiều chất xám , đi sâu nghiên cứu tạo rasản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốctế Kết quả là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hướng tới xuấtkhẩu, thay thế nhập khẩu, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hộinhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới

1.3.5 Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước.

Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước là nhân tốquyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế Trong chính sách kinh tế củamỗi nước đều có hai mặt cơ bản, đó là chính sách cơ cấu và cơ chế quảnlý kinh tế Cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển trong sự điều chỉnh,chuyển dịch để hoàn thiện, giai đoạn ở mức độ sau cao hơn giai đoạntrước.

1.4 Phân loại cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân gồm:

1.4.1 Cơ cấu kinh tế ngành.

+ Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các

tương quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tếquốc dân Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh được phần nào tr

ình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động của mộtquốc gia

+ Bao gồm các ngành:

- Nông- lâm- ngư nghiệp- Công nghiệp và xây dựng- Dịch vụ.

1.4.2 Cơ cấu kinh tế vùng.

+ Khái niệm: Cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ được hình thành bởi

việc bố trí sản xuất theo không gian địa lư Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự

Trang 10

biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnhthổ Tuỳ theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thànhphân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển toàn bộ hay ưu tiên một vàingành kinh tế nào đó

- Đồng bằng sông Cửu Long.

1.4.3 Cơ cấu thành phần kinh tế

+ Khái niệm: Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh

tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển củalực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội Nó cũng là mộtnhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế, và cơ cấu lãnh thổ trong quátrình phát triển

+ Bao gồm các thành phần kinh tế sau:

- Kinh tế nhà nước - Kinh tế ngoài nhà nước

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấuthành nền kinh tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự pháttriển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng.

Tương ứng với 3 loại cơ cấu kinh tế ta cũng xét sự chuyển dịch của 3 cơcấu này:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

2.2 Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Quá trình chuyển dịch nền kinh tế nước ta theo hướng CNH- HĐH đangtrở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết bởi các lý do sau:

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với CNH- HĐHmới sử dụng được nhiều lợi thế so sánh nước công nghiệp chậm pháttriển, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển

Thực tiễn nuớc ta vẫn trong tình trạng nền sản xuất nhỏ, cơ sở vật chấtkỹ thuật còn thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu….sản phẩm sản xuấtra có chất lượng kém, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ, đời

Trang 11

sống nhân dân gặp khó khăn Để giải quyết căn bản vấn đề trên phải đổimới cơ cấu kinh tế

Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so vớicác nước trong khu vực và thế giới Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kémlàm cho nền kinh tế chưa vững chắc, tài nguyên nhiều, lực lượng laođộng dồi dào chưa có khả năng và khai thác có hiệu quả, giải pháp duynhất để khắc phục là tiến hành CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tếmở đương cho sản xuất phát triển

Chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH để tận dụng cơ hộivượt qua thử thách, khắc phục và tránh đuợc các nguy cơ tụt hậu về kinhtế đi chệch hướng XHCN, quan liêu bao cấp…nhằm thực hiện mục tiêucủa Đảng và nhà nước đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dânchủ văn minh”.

2.3 Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự pháttriển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hộinhập Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ thuộcvào các yếu tố như: quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế vớibên ngoài, dân số của quốc gia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điềukiện kinh tế, văn hoá…Nhân tố quan trọng khác góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là quá trình chuyên môn hoá trong phạm viquốc gia và mở rộng chuyên môn hoá quốc tế và thay đổi công nghệ, tiếnbộ kĩ thuật Chuyên môn hoá mở đuờng cho việc trang bị kĩ thuật hiệnđại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng xuấtlao động xã hội Chuyên môn hoá cũng tạo ra những hoat động dịch vụ vàchế biến mới Tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ lại thúc đẩy quá trìnhchuyên môn hoá Điều đó làm cho tỉ trọng các ngành truyền thống giảmđi, tỉ trọng các ngành dịch vụ kĩ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng vàdần dần chiếm ưu thế Phân công lao động và sự tiến bộ kĩ thuật, côngnghệ ngày càng phát triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triểnthị trường các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá trình phát triển, tăngtrưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế

2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

T ỷ trọng của ngành nông nghiệp là:

Trang 12

GDP (t)(t)

Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:

GDP (t)(t)

Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:

GDP (t)(t)

Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là:

NN(t)CN(t)DV(t) 

Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là:

SXVC(t)NN(t)CN(t) 

Trang 13

1 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanhvới tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo rasự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành,vùng, lãnh thổ Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợpvới quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trongtừng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân vàgiữa các ngành, vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế trong khivẫn coi trọng yếu tố ngoại lực

1.1 Đối với cơ cấu ngành.

Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiềuhay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hướng đếntốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành,tạo điều kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới…do đó làmdịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.

Trang 14

Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngànhcông nghiệp và dịch vụ Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệpđược thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạnghóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốcđộ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu Tỷ trọngcủa khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lựccho phát triển kinh tế quốc dân Chuyển dịch của khu vực công nghiệptheo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thếnhập khẩu cung cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chất lượngcao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước

Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại,dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhậpquốc tế Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh cácngành dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịchvụ tài chính tiền tệ.

Đối với các ngành nông lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanhcông nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xâydựng kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa họccông nghệ…

1.2 Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ.

Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các

vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩynhững vùng khác cùng phát triển Đầu tư vào những vùng kinh tế trọngđiểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đóchính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kémphát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế

Ngày đăng: 05/12/2012, 15:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 8. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế. - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 8. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w