1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

58 818 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 405,5 KB

Nội dung

Luận văn kinh tế: Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những đầu năm 90, Kinh tế Việt nam trong quá trình chuyển đổi từ

nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ

nghĩa Sau hơn 20 năm đổi mới Việt nam đã thu được những thành công vềkinh tế đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩutăng mạnh Nhưng đồng thời từ vài năm nay những nổi cộm về cơ cấu kinh tếcũng thể hiện rõ

Như chúng ta đã biết, một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong ba chỉ tiêuquan trọng thể hiện trình độ phát triển của một đất nước bên cạnh hai chỉ tiêu:tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội Cơ cấu kinh tế chịu tác động rất

nhiều từ đầu tư Do đó, trong đề án môn học này, em xin chọn đề tài: “Tác

động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.

Qua đây, em xin cám ơn cô TS Đinh Đào Ánh Thuỷ đã giúp em hoàn

thành đề tài này

Trang 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU

TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

I Đầu tư.

1 Khái niệm.

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơncác nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó Như vậy, mục tiêu của mọicông cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồnlực mà người đầu tư đã phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư

Nguồn lực phải hy sinh có đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, làsức lao động và trí tuệ

Những kết quả mà nhà đầu tư có thể nhận được là sự tăng them các tàisản chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiệnlàm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội

Đầu tư có thê chia thành 3 loại là đầu tư phát triển, đầu tư tài chính vàđầu tư thương mại Trong đó:

- Đầu tư phát triển là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu

tư mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng thụ, không chỉ trực tiếp làm tăng tàisản của nhà đầu tư mà của cả nền kinh tế

- Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại chỉ làm tăng tài sản chính củanhà đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của toàn bô nền kinh tếthông qua sự đóng góp tài thính tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu

tư phát triển, cung cấp vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưuthông, phân phối các sản phẩm do các kết quả của kết quả của đầu tư pháttriển tạo ra

Trang 3

2 Vai trò của đầu tư.

2.1 Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế.

2.1.1 Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu nền kinh tế.

Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trongtổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tưthường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thếgiới Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn Xéttheo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổngcầu Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu(AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi)

AD=C+ I + G + X – MTrong đó: C: tiêu dùng, I: đầu tư, G: tiêu dùng của chính phủ; X: xuấtkhẩu, M: nhập khẩu

Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính

là cung trong nước và cung từ nước ngoài Bộ phận chủ yếu, cung trong nước

là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…,thể hiện qua phương trình sau:

Q= F (K, L, T, R…)Trong đó:

K: vốn đầu tư, L: lao động, T: công nghệ, R: nguồn tài nguyên

Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổngcung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi Mặt khác nếu tác độngcủa vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làmtăng tổng cung của nền kinh tế

Trang 4

2.1.2 Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trungbình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt mức từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICORcủa mỗi nước

Vốn đầu tư Vốn đầu tư ICOR = - Suy ra: Mức đầu tư = -

Mức tăng GDP ICOR

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu

tư Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu laođộng, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng côngnghệ hiện đại có giá cao Còn ở các nước đang phát triển và chậm phát triểnICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụnglao động để thay thế cho vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ

Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theotrình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Kinh nghiệm chothấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tưtrong các nghành, các vùng kinh tế cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chínhsách kinh tế nói chung Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơnICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu dotận dụng năng lực sản xuất

2.1.3 Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giữa 2 thời kỳ,người ta có thể sử dụng một số công thức sau:

Nếu:

 Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là:

NN NN

GDP (t)(t)

GDP(t)

Trang 5

 Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:

CN CN

GDP (t)(t)

GDP(t)

 Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:

DV DV

GDP (t)(t)

Trang 6

2.1.4 Đầu tư tác động đến khoa học và công nghệ.

Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triểncông nghệ Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển do có nhiều laođộng và nguyên liệu, thường đầu tư cá loại công nghệ sử dụng nhiều lao động

và nguyên liệu, sau đó giảm dần hàm lượng lao động, nguyên liệu trong sảnxuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua đầu tưcông nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nhân lực Đến giaiđoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng trithức chiếm ưu thế tuyệt đối Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhấtsang giai đoạn thứ ba cũng là chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơcấu đầu tư Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo thành công củaquá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ

kỹ thuật vừa được tạo ra Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư Đối

Trang 7

với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đang còn tồn tại sau một thời gian hoạtđộng, các cơ sở vật chất kỹ thuật của những cơ sở này bị hao mòn, hư hỏng.

Để duy trì được các hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữalớn hoặc thay đổi các cơ sở vật chất- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nềnsản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho những trangthiết bị đã hư hỏng, lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư

II Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1 Cơ cấu kinh tế.

1.1 Khái niệm.

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các

bộ phận hợp thành nền kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi,tiêu dùng), các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, thươngmại- dịch vụ…), các thành phần kinh tế xã hội (kinh tế nhà nước, tư nhân, cáthể, tiểu chủ, nước ngoài…), các vùng kinh tế…

Phân tích quá trình phân công lao động xã hội, C.Mác nhấn mạnh: “Cơ

cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất.”; “Do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm đảo lộn toàn

bộ cơ cấu kinh tế của xã hôi” Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở cả hai mặt

chất lượng và số lượng, “cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ

lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội”.

Nói một cách khái quát, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữacác bộ phận hợp thành một tổng thể kinh tế, các bộ phận này có mối liên hệhữu cơ, những tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ

lệ được hình thành trong những điều kiên kinh tế xã hội nhất định, chúng luônvận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể

Trang 8

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.

Có thể phân chia những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành cơcấu của kinh tế quốc dân thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất, gồm những nhân tố địa lý tự nhiên như tài nguyên

khoáng sản, nguồn nước, năng lượng, đất đai, khí hậu… Thiên nhiên là điềukiện chung của sản xuất, đồng thời cũng như là những tư liệu sản xuất, tư liệutiêu dùng, ảnh hưởng rõ rệt của những nhân tố địa lý tự nhiên đến sự hìnhthành cơ cấu kinh tế là tất yếu

Nhóm thứ hai, là nhóm nhân tố kinh tế- xã hội bên trong đất nước, nó

ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế như cung cầu thị trường, trình độ phát triển lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất, trình độ phát triển cua nền kinh tế

Nhóm thứ ba, là nhóm những nhân tố bên ngoài, đó là quan hệ kinh tế

đối ngoại và phân công lao động quốc tế

2 Phân loại cơ cấu kinh tế.

2.1 Cơ cấu kinh tế ngành.

Liên hợp quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩnquốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”, theo đó có thể gộp các ngànhphân thành 3 khu vực, đó là

- Nông nghiệp bao gồm:

Trang 9

- Công nghiệp nhẹ bao gồm: chế biến nông- lâm- thuỷ sản, may mặc, dagiầy, điện tử- tin học, một số sản phẩm cơ khí và hành tiêu dung.

- Công nghiệp nặng bao gồm: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoáchất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng…

2.1.3 Thương mại- dịch vụ.

Thương mại- dịch vụ là ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sựphát triển của ngành kinh tế quốc dân Nó bao gồm: Thương mại, dịch vụ vậntải hang hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính tiền

tệ (như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…), dịch vụ tư vấn, dịch

vụ kỹ thuật, dịch vụ phục vụ đời sống… Đối với Việt Nam hiện nay, du lịchđang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn

Tóm lại, trong quá trình sản xuất, các ngành có mối liên hệ tác động qua

lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Mối liên hệ giữa các ngành không chỉbiểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỷ lệ giữa cácngành, thường được gọi là cơ cấu ngành Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan

hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ nàybao hàm cả về số lượng và chất lượng Chúng thường xuyên biến động vàhướng vào những mục tiêu nhất định Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọngtrong cơ cấu kinh tế Sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biếnđộng của nền kinh tế

2.2 Cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ.

Cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ là sự phân công lao động xã hội theo lãnhthổ trên phạm vi cả nước Việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ 1 cáchhợp lý nhằm phân bố các ngành sản xuất trên vùng- lãnh thổ sao cho thíchhợp để triển khai có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của từng vùng Việc bốtrí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liên kết các vùng khác có

Trang 10

liên quan để gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước Ở Việt Nam có thê chia racác vùng kinh tế như sau:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Đồng bằng Bắc Bộ

- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

- Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế.

Cơ cấu các thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu

về tư liệu sản xuất Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế phải dựatrên nguyên tắc huy động tối đa nguồn lực và đạt hiệu quả cao trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Cơ cấu các thành phần kinh tế gồm:

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

3 Chuyển dich cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu là quá trình phát triển các bộ phận kinh tế, dẫn đến

sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệ tương quangiữa chúng so với một thời điểm trước đó

Trang 11

3.1 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ngày nay, không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có

sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Chính trong nền kinh tế công nghiệp phát triểncũng cần phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển

Ở Việt Nam, quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH- HĐHđang trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết bởi các lý do sau:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với CNH- HĐHmới sử dụng được nhiều lợi thế so sánh nước công nghiệp chậm phát triển,nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển

- Thực tiễn nuớc ta vẫn trong tình trạng nền sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất

kỹ thuật còn thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu….sản phẩm sản xuất ra

có chất lượng kém, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ, đời sống nhândân gặp khó khăn Để giải quyết căn bản vấn đề trên phải đổi mới cơ cấu kinhtế

- Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so vớicác nước trong khu vực và thế giới Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kém làmcho nền kinh tế chưa vững chắc, tài nguyên nhiều, lực lượng lao động dồi dàochưa có khả năng và khai thác có hiệu quả, giải pháp duy nhất để khắc phục làtiến hành CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở đương cho sản xuấtphát triển

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH để tận dụng cơ hộivượt qua thử thách, khắc phục và tránh đuợc các nguy cơ tụt hậu về kinh tế đichệch hướng XHCN, quan liêu bao cấp…nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng

và nhà nước đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ vănminh”

Trang 12

3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2.1 Cơ cấu kinh tế ngành.

Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; Đẩynhanh CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn; Tiếp tục phát triển và đưa nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng cách ứng dụng tiến

bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học

Về công nghiệp, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đinhanh vào một số ngành, lĩnh vực công nghệ hiện đại, công nghệ cao Pháttriển mạnh công nghiệp chế biến nông thủy sản, may mặc Xây dựng cóchọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng Sản xuất tư liệu sản xuấtcần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệuquả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại,

kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch,tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

3.2.2 Cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ.

Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao,tích lũy lớn, đồng thời tạo ra điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sởphát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăngtrưởng khá; Quan tâm phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường quốcphòng- an ninh ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giớihải đảo, chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam Có chính sách hỗtrợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồnnhân lực, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt quatình trạng kém phát triển

Trang 13

3.2.3 Cơ cấu các thành phần kinh tế.

Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợpnhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong vàngoài nước Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huyđộng và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội

III Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.

1 Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Đối với cơ cấu kinh tế ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốnđầu tư nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hưởngđến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành

2 Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ.

2.1 Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế vùng lãnh thổ.

- Đầu tư giúp các vùng- lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế mạnhkinh tế của vùng

- Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các lãnh thổ được đầu tư

vùng-2.2 Đầu tư tác động giúp nâng cao đời sống dân cư.

Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụgóp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhậpcủa dân cư, giúp xóa đói giảm nghèo

2.3 Đầu tư góp phần giải quyết vấn đề mất cân đối về kinh tế giữa các vùng.

Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung ở những vùng kinh tế trọngđiểm của đất nước, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của những khu vực

Trang 14

những vùng khác cùng phát triển Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tưphát huy thế mạnh của mình, góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả đấtnước, kéo con tàu kinh tế chung của đất nước đi lên, khi đó các vùng kinh tếkhác mới có điều kiện để phát triển.

Đầu tư cũng đã thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng pháttriển, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác

Như vậy, đầu tư có sự tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế vung- lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh tế cao hơn, phát huythế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều thay đổi Tuynhiên, trên thực tế, mức độ đầu tư vùng là khác nhau, điều đó làm cho nềnkinh tế giữa các vùng vẫn luôn khác nhau, chênh lệch nhau

3 Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

3.1 Đầu tư thúc đẩy tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những nămqua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướngtiến bộ và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Bên cạnh khuvực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế

cả nước Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước cơ cấu của các thànhphần đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tếngoài Nhà nước và giảm tỷ trọng của kinh tế Nhà nước phù hợp chủ trương

đa dạng hóa các thành phàn kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý củaNhà nước theo định hướng XHCN

3.2 Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư.

Nền kinh tế bao cấp đã chỉ rõ những nhược điểm của mình với 2 thànhphần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) và nguồn vốn chỉ do ngân

Trang 15

sách cấp, do đó, không mang lại hiệu quả cao Nhưng từ khi nước ta chuyểnsang kinh tế thị trường thì nền kinh tế không chỉ tồn tại 2 thành phần nhưtrước đây mà đã xuất hiện thêm các thành phần kinh tế khác (kinh tế tư nhân,kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) Cùng với sự xuất hiện này

là sự đa dạng về nguồn vốn đầu tư do các thành phần kinh tế mới mang lại.Việc có thêm các thành phần kinh tế mới đã huy động và tận dụng được cácnguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cánhân tham gia đầu tư làm kinh tế

Vốn đầu tư của họ có thể đến được những nơi, những lĩnh vực mà Nhànước chưa đầu tư đến hoặc không có đủ vốn để đầu tư Chính vì vậy, việc đadạng hóa nguồn vốn là một yếu tố không thể thiếu được trong đầu tư pháttriển

Trang 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

I Tổng quan về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.

Theo báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005, 2006,

2007 và những tháng đầu năm 2008 của Chính phủ, theo thông cáo báo chícác năm 2005, 2006, 2007, và thông báo Tổng điều tra dân số năm 2007 cuảTổng cục Thống kê, và theo các báo cáo của nhiều đảng bộ tỉnh và thành phốtại các Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ vừa qua, nhìn riêng về góc độchuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước theo định hướng do Đại hội X củaĐảng đề ra, bước đầu chúng ta có thể khẳng định cơ cấu của nền kinh tế nước

ta gần 3 năm qua đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiệnđại hóa

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình, các thành phần kinh tế pháttriển khá mạnh mẽ Khu vực kinh tế Nhà nước 3 năm qua luôn luôn duy trì tỷ

lệ khoảng 38,4% và đang được đổi mới, tổ chức lại giữ vai trò chi phối nhiềungành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yêú của nềnkinh tế Kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân, vàhợp tác xã) phát triển nhanh đã chiếm tỷ lệ khoảng 45 đến 46% và hoạt động

có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triểnkinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xoá đói giảmnghèo.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng cao, có nhiều dự án

có nguồn vốn lớn, khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng từ 15 đến 17,5 % …

Ba năm qua, kinh tế ngành cũng có nhiều biến đổi tích cực: Tỷ trọngcông nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 40,6 – 40,7%, tỷ trọng dịch vụchiếm khoảng 38,7 – 38,8%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng20,6 – 20,7% Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực

Trang 17

về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trongnhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong côngnghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng pháttriển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tàichính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh

Ba năm qua kinh tế vùng phát triển khá ngoạn mục và đồng đều Ngoàibốn vùng kinh tế trọng điểm là: Đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Nam Trung

bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long, các vùng kinh tế khác như TâyBắc, Tây Nguyên …đều có những bước phát triển đột phá Tính đến tháng 7-

2007 cả nước đã có 577 cụm công nghiệp, trong đó có 168 khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao

Gắn liền với sự phát triển ngành nghề sản xuất, cơ cấu lao động 3 nămqua đang có sự chuyển dịch nhanh chóng Tỷ trọng lao động trong các ngànhcông nghiệp, dịch vụ tăng lên, và lao động trong nông nghiệp đang giảm đi.Một thực tế đáng buồn là tỷ trọng lao động qua đào tạo để đáp ứng với nghềnghiệp mới còn rất hạn chế, người ta ước tính tỷ lệ này vẫn chỉ dừng ở mứckhoảng 20 đến 30%

II Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổimới đã dịch chuyển mạnh theo hướng đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ và chú

ý đầu tư cho nông nghiệp một cách hợp lý

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2008 ước tính tăng6,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản tăng 3,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,09%; khu vực dịch

vụ tăng 7,23%

Trang 18

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng vừa qua tuy thấp hơnmức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây và chưa đạt mức tăng 7% đề racho cả năm 2008, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mà nền kinh

tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một kết quả quan trọng vàrất đáng phấn khởi

Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994

Đơn vị: % Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước Đóng góp vào

tăng trưởng (điểm %)

9 tháng đầu năm 2006

9 tháng đầu năm 2007

9 tháng đầu năm 2008

Khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng lớn do giá nguyênnhiên vật liệu đầu vào tăng cao, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặpnhiều khó khăn nên công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhưngchỉ tăng 11,45%, thấp hơn mức tăng 12,64% của 9 tháng năm trước; côngnghiệp khai thác giảm 4,69%; xây dựng giảm 0,33% (9 tháng năm 2007 tăng10,14%)

Trang 19

Các ngành dịch vụ nhìn chung tăng chậm hoặc thấp hơn mức tăng cùng

kỳ năm 2007, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng 3,9% của toàn ngànhdịch vụ nhưng chỉ tăng 6,31% so với mức tăng 8,27% của 9 tháng năm 2007;khách sạn nhà hàng tăng 8,89% so với mức tăng 12,73% của cùng kỳ nămtrước; các ngành dịch vụ khác cũng tăng chậm, hầu hết có tốc độ tăng thấphơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước

Bảng 2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng

đầu năm 2008

Theo giá thực tế Theo giá so sánh

1994

Tổng số (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng số (Tỷ đồng)

Tốc độ phát triển

so với 9 tháng năm 2007 (%)

4 Tài chính, ngân hàng, bảo

Trang 20

7 Quản lý nhà nước 27794 2,73 9022 106,50

Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản Đếntháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt10,5 tỷ USD So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trongxuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20% Đến hết tháng10/2007, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉnăm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷUSD) Trong tuần đầu của tháng 11, cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu

1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,55 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuấtkhẩu của cả năm) Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ,

cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD

Ngay chính trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã

có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng CNH,HĐH Tỷ trọnggiá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,345 năm 2001lên 19,3% năm 2007 Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơcấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là đã thúc đẩy nhanh

Trang 21

chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làmcông nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuầntuý thì giảm dần Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp)

đã giảm 9,87%, tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78% Năm 2007, số hộ côngnghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so vớinăm 2000

2 Công nghiệp.

Năm 2006, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 17% Kim ngạchxuất khẩu hàng công nghiệp đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 22%, chiếm tỷtrọng hơn 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Ngành cũng đã đạt

kỷ lục về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 490 dự án và số vốn trên

5 tỷ USD

Năm 2007, toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, là tốc độ tăng khá cao

và là năm thứ 17 liên tục tăng hai con số, tăng liên tục, tăng trong thời giandài hiếm thấy so với các thời kỳ trước đó và cũng hiếm thấy so với các nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đến năm 2008 đã đạt và vượt chỉtiêu Đại hội X đặt ra, như than sạch, quặng apatit, thép cán và sản phẩm kéodây, động cơ diezen, động cơ điện, lắp ráp ti vi, phân lân, phân NPK, bia,giấy… Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển quan trọng, hàng hóaViệt Nam đã xâm nhập, đứng vững tại một số thị trường lớn, thị trường đầytiềm năng như Hoa Kỳ, EU Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 65 tỉUSD, gấp 2 lần năm 2005

Trong các sản phẩm công nghiệp, tăng trưởng cao đạt được ở các sản

phẩm đang có thị trường và giá cả tiêu thụ tốt, như thuỷ sản chế biến tăng34,8%, bia 21,5%, vải lụa thành phẩm 25,2%, quần áo may sẵn 19,6%, phân

Trang 22

hoâ học 20,2%, xi măng 20,6%, thĩp cân 16,5%, mây giặt 21,1%, đặc biệt lẵtô tăng tới 71,3%

Câc sản phẩm khai thâc tăng thấp hoặc giảm, như than tăng 12%, dầuthô khai thâc giảm 4,7%, khí đốt thiín nhiín dạng khí chỉ tăng 0,9% Tuynhiín một số sản phẩm chủ yếu còn tăng thấp, nhất lă điện sản xuất chỉ tăng13,5%- thấp hơn tốc độ tăng của toăn ngănh công nghiệp Tình trạng thanxuất khẩu tăng nhưng điện phải mua với giâ cao đê được đề cập nhiều từ mấynăm nay cũng lă một điểm đâng lưu ý

Bâo câo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trínthế giới đang có xu hướng tập trung văo lĩnh vực dịch vụ Lă một nước tiếpnhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI văo lĩnh vực năy.Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoăi đổ văo Việt Nam ngăy căng nhiều,dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh văo lĩnh vực dịch vụ,chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong

đó tập trung chủ yếu văo kinh doanh bất động sản, bao gồm: xđy dựng căn hộ,văn phòng, phât triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Trang 23

(42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn(24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%)

Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và

Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng sốvốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006

- Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thứckinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, vănminh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tếnăm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006.Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% sovới năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụchiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%

- Xuất nhập khẩu dịch vụ: Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuấtkhẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phívận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong năm

2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006 Trong đó,khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9%

và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng7,1%; riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%

- Giao thông vận tải: Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượtkhách và tăng 8,6% về lượt khách.km Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ

Trang 24

khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so vớinăm 2006.

Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; sovới năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km Bao gồm cácđơn vị do Trung ương quản lý đạt 51,8 triệu tấn và 61,7 tỷ tấn.km, tăng 6,8%

về số tấn và 7,1% về số tấn.km; các đơn vị vận tải do địa phương quản lý đạt326,8 triệu tấn và 33,4 tỷ tấn.km, tăng 8,3% và tăng 7,8%

- Bưu chính viễn thông: Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếptục phát triển mạnh Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm

2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng12/2007 đạt 46 triệu thuê bao Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mớinăm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao Đến nay đã có 18,2 triệu người sửdụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước

4 Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Những kết quả nổi bật trên đây đã cho thấy, cơ cấu kinh tế nước ta chođến nay có những chuyển dịch tích cực, đúng hướng nhưng nếu so với yêucầu phát triển đặt ra vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập

Ở ngành nông nghiệp, nếu lĩnh vực xuất khẩu nông sản đạt được nhiều

thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệplại chưa chứng tỏ được lợi thế Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nôngnghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tưđăng ký) Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu

tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến

từ châu Á Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước cótiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia…

Trang 25

Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Namtrong lĩnh vực này còn hạn chế Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tưvào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu

tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởngcủa thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuậnthấp Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ ViệtNam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng sau khi gia nhập WTO nôngnghiệp – nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như nhữnglĩnh vực khác

Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng giữ tỉ trọng

lớn hơn trong nền kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở một vài lĩnhvực điện tử, viễn thông… cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giatăng tỷ trọng của các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao Tuy nhiên, yếu tốhiện đại hoá trên diện rộng toàn ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúngmức Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao có vị thếkhu vực và toàn cầu chưa được chú trọng đầu tư phát triển, trong khi đa phầnvẫn chỉ là ở trình độ kỹ thuật công nghệ hạng trung trở xuống

Tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần

đây Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao nhưdịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển Tình trạng độcquyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiềungành dịch vụ như điện lực, viễn thông, đường sắt Một số ngành có tính chấtđộng lực như giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xã hội hoácòn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước Cơ cấu đào tạo chưa hợp

lý, vẫn diễn ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu lao động trình độcao; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trìnhchuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Trang 26

Ngoài ra, tuy Việt Nam có tỷ trọng dịch vụ khá cao trong GDP nhưngcác ngành có tỷ trọng lớn nhất lại không phải là dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinhdoanh, viễn thông, tài chính mà là các dịch vụ tay nghề thấp, chủ yếu là đểphục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, cộng đồng và buôn bánnhỏ Đơn cử như năm 2007, khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, tàichính và ngân hàng chỉ chiếm 1,8% GDP Hậu quả là các chi phí trung giannhư vận tải và các yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng khá cao

Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn

bộ nền kinh tế phát triển Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển,vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khuvực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).Mới đây, tháng 9/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đã đưa ra đánh giátổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm qua(2006-2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đạihội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010,trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịchCCKT theo hướng CNH,HĐH ở nước ta Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa racảnh báo, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữatrong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao về sản lượng vàchất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng vớichuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ…thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra Có cảnh báo đó là vì theo ướctính hết năm 2008 này, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP mới chỉ đạt khoảng20,6-20,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 15-16%; giá trị côngnghiệp năm 2008 có thể là 40,6-40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến năm

2010 phải là 43-44%; tỷ trọng thương mại-dịch vụ năm 2008 ước tính có thểđạt 38,7-38,8% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 40-41%

Trang 27

III Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ.

1 Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua.

Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Trên bình diện quốc gia, đã hìnhthành 6 vùng kinh tế: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sôngHồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Tây Nguyên,Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó có 3 vùngkinh tế trọng điểm, là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước

Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xâydựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh chosản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thànhcác vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội củatừng vùng Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, gópphần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọngsản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu

Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 16,3

Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB

Trang 28

Qua bảng, ta thấy vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùngkinh tế lớn là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam Bộ Hai vùng này

có tỷ trọng vốn đầu tư chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Hai vùng

có tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên

Ở nước ta thời gian qua, các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triểnkinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt

là các vùng kinh tế trọng điểm Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp nhànước trung ương chiếm đa phần, song từ năm 1999,tỉ trọng của loại vốn nàygiảm dần từ 56,9% xuống 50,2% năm 2004 Điều này thể hiện xu hướng phâncấp quản lí đầu tư trong những năm gần đây Vốn đầu tư xã hội được phân bốtập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùngĐông Nam bộ Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hộinhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên, cộng cả haivùng cũng chưa bằng vùng kinh tế trọng điểm Thời kỳ 1996-2000, VùngĐồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai vùng kinh tế trọng điểmcủa cả nước chiếm 53,5% vốn đầu tư phát triển(vùng Đồng bằng sông Hồngchiếm 25,5%,vùng Đông Nam Bộ chiếm 28%), các tỉnh miền núi phía Bắcchiếm 7,6%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 14%,vùng Duyên hảiNam Trung Bộ chiếm 11,6% Các tỷ lệ này tương ứng với năm 2001 là52,75%; 7,79%; 14,9%,11,8% và năm 2002 là 51,74%; 8,02%;15,13%,12,3% Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điềuchỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khíchđầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư Để chính sách của nhà nước pháthuy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển

hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành cáctuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhànước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

Trang 29

quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông quaviệc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên…

Trong năm 2005 có 41/64 tỉnh thành thu hút được vốn FDI, trong đónăm tỉnh thành dẫn đầu chiếm 70% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước theothứ tự là: Hà Nội (31,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (17,8%), Đồng Nai (10,7%),thành phố Hồ Chí Minh (10,2%), và Bình Dương (8,6%) Đây là lần đầu tiên,

Hà Nội vươn lên thứ nhất trong thu hút FDI

2 Một số tác động của đầu tư vùng đối với chuyển dịch kinh tế vùng- lãnh thổ.

2.1 Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng.

Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng 9% GDPcủa cả nước; vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 19% Bắc Trung bộ vàDuyên hải miền Trung khoảng 15%; vùng Tây Nguyên 3%; vùng Đông Nam

Bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu long khoảng 19%

2.2 Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm.

Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế Việt Nam đã hình thành nên các vùngkinh tế trọng điểm giữa vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước Đó là nhữngvùng có lợi thế về cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động tập trung và cótrình độ cao như vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Kinh tế của vùng tăng trưởng khátoàn diện với nhịp độ tăng năm sau cao hơn năm trước Tốc độ tăng trưởngGDP bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 12,1% (năm 2006 ước đạt 13%) sovới 10% trong giai đoạn 1996 - 2000 và cao gấp 1,61 lần so với mức bìnhquân chung của cả nước, trong đó nông nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng14,8% và dịch vụ tăng 12,6% GDP của vùng năm 2005 đạt 159,111 ngàn tỷ

Ngày đăng: 19/04/2013, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994 - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng 1 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994 (Trang 18)
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994 - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng 1 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994 (Trang 18)
Bảng 2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2008 - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2 Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2008 (Trang 19)
Bảng 2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2 Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng (Trang 19)
1. Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua. - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua (Trang 27)
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng 3 Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế (Trang 27)
Bảng: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2001-2007 - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
ng Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2001-2007 (Trang 34)
37.39 36.43 II. Kinh tế ngoài Nhà nước 47.8 - Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
37.39 36.43 II. Kinh tế ngoài Nhà nước 47.8 (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w