II. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh
1. Tình hình đầu tư vùng lãnh thổ trong thời gian qua
Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm, là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế
(đơn vị: %)
1996-2000 2001-2004 2005
- Vùng miền núi phía Bắc 7 7,1 9.7
- Đồng bằng Bắc bộ 28,3 27,7 23,1
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
16,4 17,4 21
- Vùng Tây Nguyên 4,1 4 5,1
- Vùng Đông Nam Bộ 31,3 30,6 24,8
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 16,3
Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia,2006.
Qua bảng, ta thấy vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế lớn là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam Bộ. Hai vùng này có tỷ trọng vốn đầu tư chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên.
Ở nước ta thời gian qua, các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm đa phần, song từ năm 1999,tỉ trọng của loại vốn này giảm dần từ 56,9% xuống 50,2% năm 2004. Điều này thể hiện xu hướng phân cấp quản lí đầu tư trong những năm gần đây. Vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên, cộng cả hai vùng cũng chưa bằng vùng kinh tế trọng điểm. Thời kỳ 1996-2000, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước chiếm 53,5% vốn đầu tư phát triển(vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 25,5%,vùng Đông Nam Bộ chiếm 28%), các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 7,6%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 14%,vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 11,6%. Các tỷ lệ này tương ứng với năm 2001 là 52,75%; 7,79%; 14,9%,11,8% và năm 2002 là 51,74%; 8,02%; 15,13%,12,3%. Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư..Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên…
Trong năm 2005 có 41/64 tỉnh thành thu hút được vốn FDI, trong đó năm tỉnh thành dẫn đầu chiếm 70% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước theo thứ tự là: Hà Nội (31,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (17,8%), Đồng Nai (10,7%), thành phố Hồ Chí Minh (10,2%), và Bình Dương (8,6%). Đây là lần đầu tiên, Hà Nội vươn lên thứ nhất trong thu hút FDI.
2. Một số tác động của đầu tư vùng đối với chuyển dịch kinh tế vùng- lãnh thổ.
2.1. Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng.
Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng 9% GDP của cả nước; vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 19%. Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 15%; vùng Tây Nguyên 3%; vùng Đông Nam Bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu long khoảng 19%.
2.2. Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm.
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế Việt Nam đã hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm giữa vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Đó là những vùng có lợi thế về cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động tập trung và có trình độ cao như vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Kinh tế của vùng tăng trưởng khá toàn diện với nhịp độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 12,1% (năm 2006 ước đạt 13%) so với 10% trong giai đoạn 1996 - 2000 và cao gấp 1,61 lần so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó nông nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng 14,8% và dịch vụ tăng 12,6%. GDP của vùng năm 2005 đạt 159,111 ngàn tỷ
70.769,8 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 780 USD, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (640 USD).
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, gồm 8 tỉnh thành (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) chiếm 9,2% diện tích, 17,7% dân số, 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước... Tỷ trọng đóng góp của vùng trong GDP hiện chiếm đến 35-36%. Trong 5 năm (2001-2005), tỷ trọng vốn đầu tư của vùng này so với cả nước đã chiếm 31,4%. Nếu tính riêng nguồn vốn FDI, thì trong suốt thời kỳ 1988-2005, toàn vùng đã thu hút 4.650 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 37 tỉ USD; chiếm 65% tổng số dự án và 56% tổng vốn đăng ký của cả nước; trong đó nổi bật là các địa phương như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 66 khu công nghiệp và khu chế xuất (trong đó có 46 khu đã đi vào hoạt động); chiếm gần 71% tổng diện tích khu công nghiệp của 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây cũng là vùng có tỷ lệ lấp đầy khá cao, đạt khoảng 73% diện tích khu công nghiệp.
Tham gia WTO, cơ hội mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ rất lớn đối với DN Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của địa bàn này trong 15 năm tới có thể đạt mức bình quân từ 12-13%/năm (giai đoạn 2001-2005 đạt mức bình quân 11,76%/năm) và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mức bình quân hàng năm trên 20%.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Năm 2005 tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 5%, giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người 1 năm la 149USD. Kế hoạch sẽ tăng lên tương ứng là 5,5% và 375 USD trong năm 2010.
2.3. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Cơ cấu kinh tế ngành của các vùng đã có sự thay đổi mạnh, ngay cả trong điều kiện cả nước chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế. Trên thực tế, chỉ có vùng Đông Nam bộ về hình thức của cơ ngành đã tương ứng với nền kinh tế của nước công nghiệp, tuy chất lượng của chuyển cơ cấu chưa cao, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp còn chậm phát triển (năm 2000, nông nghiệp chiếm 6,6 GDP; công nghiệp chiếm tới 56,7%GDP và dịch vụ mới đạt 36,7% GDP). Tuy nhiên, công nghiệp phát triển còn dựa nhiều vào công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến với công nghệ cao còn chưa phát triển nhiều, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh dài hạn của vùng.
Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân được nâng lên, khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng 70 - 80%, diện tích rừng được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được khoảng 65-70 vạn ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều).