1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở thái bình trong giai đoạn hiện nay

27 714 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 395,36 KB

Nội dung

H ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QU ỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍ TH Ị HẰNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI B ÌNH TRONG GIAI ĐO ẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh t ế phát triển Mã s ố : 62 31 05 01 TÓM T ẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ N ỘI - 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI H ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Ngư ời hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguy ễn T h ị Thơm PGS. TS Nguy ễn Thị Hường Ph ản biện 1 : …………………………………. …………………………………. Ph ản biện 2: …………………………………. …………………………………. Ph ản biện 3 : …………………………………. …………………………………. Lu ận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, h ọp tại ……………………………………………………………. Vào h ồi … giờ… , ng ày …… tháng… năm 2014 Có th ể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện H ọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính c ấp thiết của đề tài Chuy ển dịch c ơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ c ấu kinh tế . Chuy ển dịch c ơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những nhi ệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ c ấu kinh tế (CCKT), nó v ừa là k ết quả, vừa l à y ếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa (CNH, HĐH) v à góp phần cân đối lại cung - c ầu tr ên TTLĐ Chuy ển dịch CCLĐ không ch ỉ tuân theo các quy luật kinh tế, m à còn nhằm vào các mục tiêu phát tri ển bền vững, ổn định x ã hội , c ải thiện môi tr ường và phát triển con người. Thái Bình - m ột tỉnh ven biển v ùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đối b ằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nh ất l à trong phát tri ển kinh tế bi ển. Th ời gian qua, CCKT ở Tỉnh đ ã chuyển dịch th eo hư ớng tích cực. N ăm 2001, ngành Nông, lâm, thu ỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP to àn tỉnh , thì đ ến năm 2012 gi ảm xuống c òn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây d ựng (CN - XD) có xu hư ớng tăng, năm 2001 , ngành này ch ỉ chiếm 15,2% GDP to àn tỉnh, năm 2012 tăng lên kho ảng 34,0%; ng ành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đ ồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộng nông nghi ệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. N ăm 2001, t ỷ lệ lao động nông nghi ệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh , thì đ ến năm 2012 gi ảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD t ừ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chi ếm khoảng 25%; lao đ ộng dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên kho ảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29]. V ấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanh hay ch ậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuy ển d ịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh chuy ển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp gi ữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương? M ặt khác, đ ể đạt được m ục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bản tr ở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - D ịch vụ, Công nghiệp - Xây d ựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịch như th ế nào? Hơn nữa, để đ ẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái B ình thì đòi h ỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào? 2 Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ th ống, bài bản v ề cơ s ở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấ p đ ộ địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái B ình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này. Xu ất phát từ những lý do n êu trên, việc chọn đề tài: “ Chuy ển dịch c ơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm lu ận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. M ục tiêu nghiên cứu Đánh giá th ực trạng c huy ển dịch CCLĐ theo ng ành ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua và đ ề xuất một số định h ướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tại đ ịa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện. 2.2. Nhi ệm vụ nghiên cứu - Xây d ựng cơ sở lý luận về chuyển dịch C CLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý lu ận đ ã xây dựng. - Làm rõ nh ững th ành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình và nguyên nhân c ủa những hạn chế. - Đ ề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợp v ới chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện mục tiêu cơ b ản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp. 3. Đ ối t ượng và phạm vi nghi ên c ứu 3.1. Đ ối t ượng nghiên cứu của luận án Lu ận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình. 3.2. Ph ạm vi nghiên cứu của lu ận án - Lu ận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và n ội bộ ngành ở t ỉnh Thái Bình t ừ năm 2001 đến nay v à định hướng đến 2020. Đề tài không nghiên cứu chuy ển dịch CCLĐ theo th ành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế. - Lu ận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên c ứu nh ững lao động tự do, lao động theo mùa vụ . ở Tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Đ ể phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận án đặt ra, tác gi ả sẽ sử dụng các phương pháp sau: 3 - Phương pháp lu ận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có tính pháp lý làm c ơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá v ề nguồn lực lao động (NLLĐ), chuy ển dịch CCLĐ theo ng ành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúc đ ẩy chuyển dịch CC LĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình. 5. Đóng góp m ới về mặt khoa học của luận án - B ổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành. - Xác đ ịnh v à làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở đ ịa bàn cấp tỉnh . - Đưa ra nh ững đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở t ỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh. - Đ ề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình và m ột số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó. 6. K ết cấu của luận án Ngoài ph ần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung c ủa luận án gồm 4 chương, 10 tiết. N ỘI DUNG C Ơ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chương 1 T ỔNG QUA N TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN ĐẾN Đ Ề TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN C ỨU TRONG V À NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN Đ ẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Lu ận án đ ã khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nư ớc b ao g ồm các công trình sách, bài nghiên cứu, đề tài khoa học được sắp xếp theo trình t ự thời gian. Khái quát lại, có ba hướng nghiên cứu chính: 1.1.1. Các công trình nghiên c ứu về chuyển dịch c ơ cấu lao động nói chung Theo hư ớng n ày , các nghiên c ứu chủ yếu ti ếp cận vấn đề CCLĐ, chuy ển dịch CCLĐ ở nông thôn vùng Đ ồng bằng sông Hồng ( ĐBSH) và m ột số tỉnh trong quá trình 4 CNH, HĐH. D ựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địa phương, các tác gi ả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và s ử dụng hợp lý ngu ồn lao động đáp ứng y êu cầu CNH, HĐH. 1.1.2. Các công trình nghiên c ứu về chuyển dịch c ơ cấu lao động theo ngành ở phạm vi quốc gia, v ùng lãnh th ổ Nghiên c ứu của các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở ph ạm vi vùng ĐBSH ho ặc c ả n ước ; d ự báo số lao động cần chuyển ra kh ỏi khu vực nông nghiệp Đồng thời, các tác gi ả cũng đ ề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình chuy ển dịch CCLĐ theo ng ành ở nư ớc ta , chuy ển LĐNN sang phi nông nghi ệp , lao đ ộng t ừ khu v ực có thu nh ập thấp sang khu vực có thu nhập cao h ơn 1.1.3. Các công trình nghiên c ứu về chuyển dịch c ơ cấu lao động theo ngành ở phạm vi cấp tỉnh Đ ến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong và ngoài nước, nghiên c ứu một cách bài bản, c ó h ệ thống về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở c ấp độ đ ịa phương. M ột số công trình (nếu có) m ới chỉ dừng ở việc nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành xét v ề quy mô, còn xét về chất lượng vẫn còn thiếu vắng. 1.2. NH ỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI , V ẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯ ỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Nh ững kết quả nghi ên cứu liên quan đến đề tài luận án Th ứ nhất , xác đ ịnh đ ược những vấn đề cơ bản về chuyển dịch CCLĐ theo ngành như: khái ni ệm CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ theo ngành, chỉ tiêu và các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH nông nghi ệp, nông thôn, vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCLĐ nông nghi ệp, nông thôn… Th ứ hai , khái quát đ ặc điểm, tình hình chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở các qu ốc gia trên th ế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để chuyển dịch CCLĐ nông thôn gắn với quá trình CNH, H ĐH, với xu hướng chuyển dịch CCKT và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa h ọc - công ngh ệ v ào sản xuất, nâng cao năng su ất lao động ( NSLĐ). Th ứ ba , phân tích ch ất lượng chuyển dịch CCLĐ ở nước ta dựa trên chỉ tiêu NSLĐ và h ệ số co giãn việc làm. Đồng thời chỉ ra những thách thức đang cản trở quá trình chuy ển dịch CCLĐ, trong đó có chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Th ứ t ư , phân tích, làm rõ th ực trạng chuyển dịch C CLĐ theo ngành ở một số t ỉnh của nư ớc ta như B ắc Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ… Từ đó, chỉ 5 ra nh ững thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã cản trở quá trình chuy ển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương này. Th ứ năm , m ột số giải pháp đư ợc đ ưa ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số tỉnh của nư ớc ta bao g ồm: hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến chuy ển dịch CCLĐ, CCKT gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề và công nghệ sử dụng nhiều lao đ ộng kết hợp với với nâng cao NSLĐ ở nông thôn; tăng c ường xuất khẩu lao động; th ực hiện tốt công tác dân số và di dân. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu - V ề mặt lý luận: Đ ến nay vẫn ch ưa có m ột công tr ình nào nghiên cứu một cách toàn di ện, đầy đủ về chuyển dịch CCLĐ theo ng ành và nội bộ ngành xét trên cả hai phương di ện quy mô và chất lượng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng m ột cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cả về quy mô và ch ất lượng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành. - V ề mặt thực tiễn: Có th ể thấy, ch ưa có công trình nghiên cứu và phân tích, đánh giá th ực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành trên cả góc độ quy mô/t ỷ trọng và chất lượng ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Riêng ở t ỉnh Thái Bình, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng chuy ển dịch CCLĐ theo ng ành và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp thực hi ện chuyển dịch CCLĐ theo ngành của T ỉnh đến năm 2015 và 2020. Chính vì vậy, tác giả luận án mới lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế. 1.2.3. Hư ớng nghiên cứu của luận án - Về cách tiếp cận: lu ận án nghi ên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong mối quan h ệ với cơ cấu ngành kinh t ế ở tỉnh Thái Bình dư ới hai góc độ: (i) chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô; (ii) chuyển dịch CCLĐ theo ngành và n ội bộ ngành xét về chất lượng. - V ề mặt lý luận: Lu ận án xây dựng c ơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể , lu ận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành và các xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Nội dung của chuy ển dịch CCLĐ theo ngành và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (iii) Phân tích, làm rõ các nhân t ố ảnh h ưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. 6 - V ề mặt thực tiễn: (i) Lu ận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành c ủa ba địa phương có hoàn cảnh tương đồng với tỉnh Thái Bình để từ đó rút ra các bài h ọc cho chuyển dịch CCLĐ theo ng ành ở tỉnh Thái Bình; (ii) Luận án sẽ phân tích, đánh giá th ực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét cả về quy mô và ch ất lượng ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2; (iii) Lu ận án sẽ d ự báo nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, nhu cầu lao động các ngành kinh t ế tỉnh Thái B ình giai đoạn từ nay đến năm 2020; (iv) Trên cơ sở phân tích, đánh giá th ực trạng và dự báo nhu cầu lao động các ngành kinh tế của Tỉnh đến năm 2020, luận án sẽ đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở t ỉnh Thái Bình đến năm 2020. Chương 2 CƠ S Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUY ỂN D ỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NI ỆM, NỘI DUNG V À XU HƯỚ NG CHUY ỂN DỊCH C Ơ CẤU LAO Đ ỘNG THEO NG ÀNH 2.1.1. Khái ni ệm và nội dung c huy ển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2.1.1.1. Khái ni ệm chuyển dịch c ơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành T ừ quan niệm chung về CCLĐ, chuy ển dịch CCLĐ, tác gi ả lu ận án đưa ra khái ni ệm chuy ển dịch CCLĐ theo ng ành như sau: Chuy ển dịch cơ c ấu lao động theo ngành là quá trình thay đ ổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, di ễn ra trong một khoảng không gian, thời gian v à theo một xu hướng nhất địn h. Th ực chất, chuyển dịch CCLĐ l à quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo hư ớng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn b ộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao đ ộng trong nội bộ ng ành đó. 2.1.1.2. N ội dung chuyển dịch cơ c ấu lao động theo ngành Th ứ nhất, Chuy ển dịch cơ c ấu lao động theo ngành và n ội bộ ngành xét về quy mô hay t ỷ trọng trong các ngành . Theo đó, quá trình này là s ự thay đổi quy mô, tỷ tr ọng lao động trong các ngành kinh tế để đảm bảo CCLĐ phù hợp với CCKT trong 7 t ừng thời kỳ phát triển, xoá bỏ khoảng cách giữa CCLĐ còn lạc hậu với CCKT đang phát tri ển theo hướng CNH, HĐH. Quá trình chuy ển dịch CCLĐ theo ngành hiện nay là quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành N, L, TS sang ngành CN - XD và thương mại - dịch vụ (TM - DV). Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lư ợng . Theo đó, quá trình này đòi hỏi xem xét trên các mặt: (i) Chuy ển dịch CCLĐ theo ngành có làm cho trình độ chuyên môn k ỹ thuật ( CMKT) c ủa người lao động tăng lên hay không; (ii) Chuy ển dịch CCLĐ theo ngành có đưa đến một CCLĐ theo ngành ngày càng phù h ợp với cơ cấu ngành kinh t ế ; (iii) Chuy ển dịch CCLĐ theo ngành có mang đ ến NSLĐ các ngành ngày một tăng lên ; (iv) Chuy ển dịch CCLĐ theo ngành có đem l ại thu nhập cao hơn cho người lao động. 2.1.2. Xu hư ớng chuyển dịch cơ c ấu lao động theo ngành M ột là, Xu hư ớng chuyển dịch C CLĐ theo ngành g ắn với xu hướng chuyển dịch CCKT ngành. Đây là xu hư ớng chuyển dịch CCLĐ quan trọng nhất, là tất yếu khách quan c ủa hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong quá trình CNH, HĐH, được chia thành hai giai đo ạn: (i) Giai đo ạn đầu , LĐNN t ừ ch ỗ chỉ tập trung v ào việc độc canh cây lúa là chính, chuy ển sang sản xuất thâm canh, tăng vụ; (ii) Giai đo ạn tiếp theo , khi lao đ ộng trong nông nghiệp đã có sự dư thừa thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghi ệp, ti ểu thủ công nghiệp và d ịch vụ … s ẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu hút LĐNN, t ạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ cơ cấu thuần nông sang CCLĐ nông, công nghi ệp, dịch vụ. Hai là, Xu hư ớng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với sự thay đổi cơ cấu CMKT. Đây là xu hư ớng chuyển dịch ph ản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao động. Căn c ứ vào mức độ lành nghề của người lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ này di ễn ra theo hai giai đoạn: (i) Ở giai đoạn thấp, s ự chuyển dịch chủ yếu theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng; (ii) Ở giai đoạn cao, tăng tỷ trọng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, nghệ nhân, lao đ ộng có tr ình độ trung c ấp chuy ên nghiệp , cao đ ẳng, đại học… v à giảm tỷ tr ọng lao động có tr ình độ thấp. Ba là, Xu hư ớng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ng ành từ khu vực có thu nhập th ấp đến khu vực có thu nhập cao hơn. C ụ thể: (i) Trong công nghiệp: từ khu vực công nghi ệp truyền thống, chế biến sang khu vực công nghiệp công nghệ cao; CCLĐ thay đ ổi theo h ướng chuy ển từ ng ành s ản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang ngành s ản xuất sản phẩm chứa h àm lượng cao về vốn và khoa h ọc - công ngh ệ ( KH - 8 CN). (ii) Trong nông nghi ệp: lao động từ ngành trồng trọt giảm xuống, chuyển sang các ngành chăn nuôi, d ịch vụ nôn g nghi ệp và làm tỷ trọng các ngành này tăng lên; lao đ ộng từ ng ành nông nghiệp chuyển sang ngành nuôi trồng thủy sản… (iii) Trong dịch v ụ: lao động trong các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp giảm và lao đ ộng dịch chuyển sang các ngành dịch v ụ có hàm lượng tri thức, công nghệ, chất lư ợng cao, làm tỷ trọng lao động của các ngành này tăng lên… 2.2. CÁC CH Ỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN D ỊCH C Ơ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH 2.2.1. Các ch ỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Trên cơ s ở phân tích nội dung và xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở trên, tác gi ả luận án đề xuất hai nhóm chỉ ti êu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành như sau: Th ứ nhất, Nhóm ch ỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngà nh xét v ề quy mô, g ồm 2 chỉ tiêu : (1) T ốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (2) T ỷ lệ chuy ển dịch CCLĐ theo ngành. Th ứ hai, Nhóm ch ỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét v ề chất lượng, g ồm 5 chỉ tiêu : (1) Chuy ển dịch CCLĐ theo ngà nh và n ội bộ ngành xét về trình độ (học vấn phổ thông và CMKT); (2) Tương quan gi ữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuy ển dịch CCKT ngành; (3) H ệ số co giãn cung lao động theo thu nhập hay s ự chênh lệch thu nhập giữa các ngành, các khu vực; (4) Tương quan gi ữa GDP bình quân/ ngư ời và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (5) S ự di chuyển lao động trong các ngành g ắn với sự thay đổi NSLĐ c ủa ngành. 2.2.2. Các nhân t ố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét ở địa bàn cấp tỉnh Chuy ển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh ch ịu ảnh hưởng của 4 nhân t ố chính: M ột là, Chính sách c ủa nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành , g ồm: chi ến lư ợc, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính sách thúc đ ẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành . Hai là, T ốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của địa phương . Ba là, Các ngu ồn lực đầu vào như: n gu ồn lực khoa học - công ngh ệ ; ngu ồn lực v ốn đầu tư; nguồn lực lao động; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. [...]... tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 3.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1 Thuận lợi đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Luận án đã lựa chọn, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn... và chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chưa hợp lý, chuyển dịch CCLĐ theo ngành còn chậm, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ còn quá thấp trong khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao 3.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 3.3.1 Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Thứ nhất, Tốc độ chuyển. .. (PTKT) ở Tỉnh 3.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình xét về quy mô 3.2.1.1 Động thái thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình Năm 2005, tổng số lao động của tỉnh là 945,9 nghìn người, tăng 0,66% so với năm 2001(939,7 nghìn người) Trong. .. ứng lao động KẾT LUẬN Với đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay , tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành, dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của luận án: 1 Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong. .. ển lao động trong nước và quốc tế; tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu ra… 2.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH Luận án nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số địa phương có điều kiện tương đồng với Thái Bình: 2.3.1 Kinh nghiệm chuyển dịch. .. như ngành Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác 3.2.1.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Sử dụng phương pháp Vector, tính hệ số Cos , ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 như sau: Bảng 3 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: % Năm n 01- 02... tương ứng, lao độn g đào tạo nghề là gần 462 nghìn người và 626 nghìn người Luận án dự báo cơ cấu CCLĐ theo 3 nhóm ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình năm 2015 là: lao động ngành N, L, TS 47,8%; lao động ngành CN - XD 33,4% và lao động ngành TM - DV 18,8%; tương tự năm 2020 cơ cấu này là 38,5%; 40,3% và 21,2% 4.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN... 44,9 nghìn lao động ) Tuy vậy, xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012, lao động giữa các ngành luôn có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành N, L, TS sang các ngành CN - XD, TM - DV 3.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình xét về chất lượng 3.2.2.1 Động thái biến đổi về trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình - Trình... cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Từ việc phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến công tác dự báo chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình Luận án dự báo nhu cầu phát triển nhân lực của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, đó là: dự báo về cung - cầu lao động tỉnh Thái Bình đến năm 2020; dự báo về n hu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình; và dự báo chuyển dịch. .. sách có liên quan đ ến lao động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành ; (v) Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành 5 Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình cho thấy: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ng ành của Tỉnh còn chậm, ở chỗ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm và tốc độ chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng . CHUYỂN D ỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 3.3.1. Nh ững hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Th ứ nhất, Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo. MINH PHÍ TH Ị HẰNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI B ÌNH TRONG GIAI ĐO ẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh t ế phát triển Mã s ố : 62 31 05 01 TÓM T ẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ N ỘI - 2014 CÔNG. CẤU LAO Đ ỘNG THEO NG ÀNH 2.1.1. Khái ni ệm và nội dung c huy ển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2.1.1.1. Khái ni ệm chuyển dịch c ơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành T ừ quan

Ngày đăng: 14/07/2014, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w