Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nayChuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nayChuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nayChuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nayChuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHÍ THỊ HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHÍ THỊ HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ THƠM
PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phí Thị Hằng
Trang 41.2 Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra và
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
2.1 Khái niệm, nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
2.2 Chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
2.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa
phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 58
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
3.1 Thuận lợi và khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
ở tỉnh Thái Bình nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 69 3.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái
Bình từ năm 2001 đến nay và những kết quả đạt được 79 3.3 Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
Chương 4:ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN
Trang 54.1 Định hướng và dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
4.2 Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CCLĐ : Cơ cấu lao động
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CNH : Công nghiệp hóa
CNKT : Công nhân kỹ thuật
HĐH : Hiện đại hóa
KCN, CCN : Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1: Quan hệ giữa GDP bình quân/người và cơ cấu lao động
theo ngành ở các nước đang phát triển
41
Bảng 3.1: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung
của tỉnh Thái Bình 2005 - 2012
72
Bảng 3.2: Dân số trung bình năm phân theo giới tính và khu vực ở
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012
74
Bảng 3.3: Nguồn lực lao động của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012 75
Bảng 3.4: Trình độ học vấn phổ thông và CMKT của lao động
Bảng 3.6: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành
kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012
80
Bảng 3.7: Số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông,
lâm, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
83
Bảng 3.8: Số lao động trong các đơn vị nông, lâm nghiệp, thủy sản
theo loại hình sản xuất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2011
84
Bảng 3.9: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp
- xây dựng của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
86
Bảng 3.10: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ của
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
88
Bảng 3.11: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010
90
Trang 8Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang
Bảng 3.12: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2012 91
Bảng 3.13: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2002 - 2011
92
Bảng 3.14: Trình độ CMKT của lực lượng lao động tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2005 - 2011
93
Bảng 3.15: Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành n ông, lâm
nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
94
Bảng 3.16 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành công
nghiệp - xây dựng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
95
Bảng 3.17 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong nội bộ
ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011
96
Bảng 3.18 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong các khu
công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
97
Bảng 3.19 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế và cơ cấu lao động theo
ngành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
98
Bảng 3.20 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành thương
mại - dịch vụ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động theo ngành
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020
122
Trang 9Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang
Bảng 4.2: Dự báo tổng cung lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn
2013 - 2020
125
Bảng 4.3: Dự báo cầu lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020 126
Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái
Bảng 4.6: Dự báo lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2013 - 2020 theo 3 phương án
128
Bảng 4.7: Dự báo cơ cấu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2013 - 2020
128
Bảng 4.8: Dự báo lao động theo nội bộ các nhóm ngành kinh tế
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020
129
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi đầu vào giữa lao động và kỹ thuật 51
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2001 - 2011
82
Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công
nghiệp - xây dựng của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012
87
Biểu đồ 3.3: Động thái chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành và CCLĐ
theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
100
Biểu đồ 3.4: Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập của tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
101
Biểu đồ 3.5: NSLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình qua các năm 104
Biểu đồ 3.6: Dân số khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2006-2012
112
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyểndịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch CCKT, nó vừa là kết quả,vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần cânđối lại cung - cầu trên thị trường lao động Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuântheo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổnđịnh xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người
Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hìnhtương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong pháttriển kinh tế biển Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực.Năm 2001, ngành N, L, TS đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2012 giảmxuống còn 32,2%; đóng góp của ngành CN - XD có xu hướng tăng, năm 2001ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 đã tăng lên khoảng 34,0%;ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr 41],[13, tr 44] Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theongành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao độngnông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ Năm 2001, tỷ lệ LĐNNchiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%;lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng 16%[11, tr 19], [13, tr 29]
Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậynhanh hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quátrình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngànhkinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để
Trang 122tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấungành kinh tế của địa phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình
là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch
vụ, Công nghiệp - Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngànhcủa Tỉnh phải chuyển dịch như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nềnkinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệthống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp
độ địa phương nói riêng Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịchCCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên
ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trongthời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theongành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàncấp tỉnh
+ Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bìnhtrên cơ sở lý luận đã xây dựng
+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngànhcủa tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế
+ Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngànhphù hợp với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiệnmục tiêu cơ bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ởtỉnh Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộngành ở tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020 Đề tài khôngnghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế
+ Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiêncứu những lao động tự do, lao động theo mùa vụ ở Tỉnh
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta;dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, quản lý nguồn nhân lực, kinh tế laođộng, mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô…
- Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận
án đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩaMác - Lênin
+ Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin cótính pháp lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về NLLĐ,chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúcđẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình
5 Đóng góp mới của luận án
- Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐtheo ngành
Trang 14- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theongành ở địa bàn cấp tỉnh
- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
ở tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theongành ở Tỉnh
- Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnhThái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đượccông bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án Các công trình đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Có thể chia các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài luận án theo ba hướng chính sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung
Các công trình nghiên cứu theo hướng này thường tiếp cận vấn đề CCLĐ,chuyển dịch CCLĐ chủ yếu ở nông thôn vùng ĐBSH và một số tỉnh trong quá trìnhCNH, HĐH Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địaphương, các tác giả của các nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạoviệc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
Tác giả Lê Doãn Khải (2001) đã đưa ra các khái niệm và nội dung củaCCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn; các nội dung về CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn; các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theohướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn nước ta Tác giả phân tích thựctrạng chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thônvùng đồng bằng Bắc bộ và nguyên nhân của thực trạng này [32] Đây là nghiên cứukhá đầy đủ, toàn diện về thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong vùng, tuy nhiên tácgiả cũng chưa chỉ ra được hiệu quả của quá trình chuyển dịch CCLĐ này đã làmthay đổi chất lượng của nguồn lao động trong vùng như thế nào, NSLĐ và thu nhậpcủa người lao động trong vùng tăng lên ra sao?
Các tác giả Võ Xuân Tiến - Đào Hữu Hòa (2003) phân tích thực trạng CCLĐcủa thành phố Đà Nẵng những năm gần đây thông qua các chỉ tiêu về CCLĐ theongành, CCLĐ theo trình độ học vấn, CCLĐ theo thành phần kinh tế, CCLĐ theo
Trang 16khu vực thành thị, nông thôn [59, tr 22-25] Tác giả cho rằng đẩy mạnh phát triểncác KCN là giải pháp hàng đầu để chuyển dịch CCLĐ Tiếp đó là, chuyển dịch laođộng trong ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng lao động ngành TM - DV, Đẩymạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo nghề… Tuy nhiên, tác giảlại không đề cập đến việc đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ phải gắn với công tác quyhoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của thành phố, phát triển các nguồn lực đầuvào và các loại thị trường…
E Wayne Nafziger (1998) đã có những phần nghiên cứu rất quan trọng liênquan đến chuyển dịch CCLĐ và GQVL trong chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nôngthôn như: Sự nghèo đói ở nông thôn và chuyển đổi nông nghiệp; tài nguyên thiênnhiên, đất đai và khí hậu; Dân số và sự phát triển; Việc làm, di cư và ĐTH; Phát triểnnguồn nhân lực [95, tr 237 - 442] Những nghiên cứu này không những chỉ ra cácvấn đề mang tính quy luật của các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đềtài luận án mà có một số nội dung gợi mở những giải pháp giải quyết những vấn đềliên quan đến lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực
Michael P Torado (1998) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về những nguyêntắc, vấn đề và chính sách phát triển Cuốn sách dành thời lượng đáng kể cho vấn
đề nông nghiệp, nông thôn, về lao động và ảnh hưởng của nó đến phát triển KT
-XH, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói và bất công; Di
cư từ nông thôn ra thành thị; Nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng đất; Nôngnghiệp tự cung tự cấp và sự phát triển nông thôn [89, tr 209 - 332] Những vấn đềtrên có thể tạo lập những cơ sở lý thuyết cơ bản cho vấn đề lao động và chuyển dịchCCLĐ nông thôn của nhiều nước trong đó có nước ta
Adam Smith (1993), cuốn sách kinh điển lớn đầu tiên về lý thuyết kinh tế củanhà kinh tế học cũng đã có nhiều quan tâm đến vấn đề lao động khi ông giành thờilượng khá nhiều của cuốn sách cho vấn đề phân công lao động; nguyên tắc chi phốiviệc phân công lao động, mức độ phân công lao động bị hạn chế bởi quy mô của thịtrường; tiền công lao động; tiền công và lợi nhuận trong cách sử dụng lao động vàvốn… Điều hết sức quan trọng là trong nghiên cứu của mình khi tìm nguồn gốc tạo racủa cải của các dân tộc, ông đã nhấn mạnh vai trò của sự phân công lao động và cho
Trang 17rằng người ta chỉ trao đổi hàng hóa khi nhận thức được "chuyên môn hóa có lợi cho tất
cả các bên" Ông đã chứng minh kết quả của việc phân công lao động bằng một thí dụ
mà chính ông đã biết Ông nhận thức rằng, sự phân công lao động không những làmcho công việc của con người dễ chịu hơn, họ làm được nhiều sản phẩm hơn mà nó còntăng cường những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội [83, tr 131-177] Nhữngvấn đề cơ bản trên là nền tảng lý luận về chuyển dịch CCLĐ, coi đó như là tất yếu nếumuốn sản xuất phát triển, tạo thêm của cải cho các dân tộc Đây là cơ sở quan trọngcho sự nghiên cứu về phân công lao động và tác động của nó đến nền kinh tế
Adam Mc Carty (1999) cho rằng để thị trường lao động của Việt Nam hoạtđộng tốt hơn, cần bỏ các quy định về lao động và thị trường lao động đã lỗi thờitrong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung như việc kiểm soát về nhà ở, hộ khẩu và hạnchế di chuyển tới nơi mới để tìm cơ hội việc làm và thu nhập Mặc dầu sau Đổi mới,cùng với sự chuyển đổi CCKT là sự giảm dần về phân mảng trong TTLĐ, việc dichuyển lao động nông thôn-thành thị diễn ra mạnh nhưng vẫn còn nhiều rào cản đểcho TTLĐ của Việt Nam hoạt động hiệu quả Cải cách khu vực doanh nghiệp nhànước tuy tạo ra một tỷ lệ thất nghiệp nhưng bù lại khu vực tư nhân được khuyếnkhích phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn cho người lao động Tuy nhiên,người lao động lại không di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khácđược do khó khăn trong việc chuyển bảo hiểm và các quyền lợi khác [6, tr 19]
Nolwen Henaff (2001) đã khảo sát ở một số địa phương tại Việt Nam và rút
ra kết luận: những vùng có điều kiện tiếp cận tốt hơn với thị trường, phát triển mạnhgiao lưu, buôn bán thì người dân có điều kiện tốt hơn trong tiếp cận nhu cầu việclàm, thu nhập và chuyển dịch CCLĐ Tự do hóa kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việclàm, thu nhập và chuyển dịch lao động cho người dân nói chung và người dânnông thôn nói riêng [90]
TS Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) đã sử dụng phương pháp phântích định lượng kết hợp với các mô tả định tính nhằm làm rõ các yếu tố tác động đếnquá trình chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn Hai nhóm yếu tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn được tác giả chỉ ra là: (i) nhóm yếu tố đẩy bao
gồm những hạn chế về nguồn lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp ví dụ như đất
Trang 18nông nghiệp hạn hẹp, nhu cầu tiêu dùng bằng tiền mặt của hộ gia đình cao, rủi ro
trong sản xuất nông nghiêp; và (ii) nhóm các yếu tố kéo là những tác động tích cực
của các chính sách tạo việc làm, khuyến khích phát triển hoạt động phi nông nghiệp,
sự hấp dẫn của thu nhập phi nông nghiệp cũng như sự cải thiện về khả năng chuyểnđổi nghề nghiệp của người dân thông qua cải thiện trình độ văn hóa, việc hình thành
và phát triển của các doanh nghiệp nông thôn Tuy nhiên, trong từng giai đoạn pháttriển của CNH, HĐH thì tác động của nhóm yếu tố kéo và đẩy cũng khác nhau [3]
Nguyễn Thị Lan Hương (2007) đã khái quát hiện trạng chuyển dịch CCLĐ thời
kỳ 1996-2005 trên các mặt: dân số và LLLĐ nông thôn; việc làm ở nông thôn, đặcđiểm việc làm ở nông thôn… Từ đó, tác giả đánh giá về chất lượng lao động nôngthôn thông qua trình độ học vấn và trình độ CMKT của lao động nông thôn thời kỳnày Tác giả đã chỉ ra rằng, CCLĐ nông thôn theo trình độ CMKT của Việt Nam hiệnnay chưa hợp lý và còn quá thiếu ở các ngành đào tạo có trình độ cao Đồng thời cũngchỉ ra thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn theo 3 nhóm ngành chính, và lý giảitình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn từ 1996-2005 Dự báo chuyển dịchCCLĐ nông thôn từ 2006-2015 thông qua dự báo dân số nông thôn, dự báo cung laođộng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm nông thôn (chuyển dịch CCLĐ nôngthôn theo ngành kinh tế, theo loại hình công việc, chuyển dịch cơ cấu trình độ họcvấn, trình độ CMKT của lao động nông thôn) [25, tr 22-37] Đây là công trình nghiêncứu dày công với nhiều bảng số liệu phong phú, rất có ý nghĩa và làm tiền đề cho việcnghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương cũng như cả nước
PGS.TS Lê Xuân Bá (2008) cho rằng TTKT và tăng trưởng việc làm khôngphải lúc nào cũng cùng chung một tốc độ, quan trọng hơn, việc làm và thu nhập từviệc làm đó thường là mối quan tâm đầu tiên của người dân Những thách thức vềviệc làm nói chung và chuyển đổi CCLĐ nông thôn - thành thị nói riêng thường cóthể thấy rõ hơn ở cấp tỉnh, nơi gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện
kế hoạch phát triển KT - XH địa phương như: Các chiến lược phát triển KT - XH vànhững thách thức của việc thúc đẩy việc làm ở cấp tỉnh; Hoạt động của TTLĐ địaphương và chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa nông thôn và thành thị ở cấp tỉnh Từ
đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị chính sách: Thúc đẩy các hoạt động phi nông
Trang 19nghiệp; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển doanh nghiệp trên cơ sở phát triển sảnxuất và tự tạo việc làm [5, tr 9-12] Đây là những nghiên cứu bước đầu để tác giả tiếptục nghiên cứu, dự báo chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn và các giải phápGQVL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và ĐTH ở Việt Nam
Các tác giả Trần Gia Long, Bùi Hồng Đăng, TS Đinh Hải Chung, TS ĐinhVăn Đãn (2010) đã sử dụng khung phân tích với một số chỉ tiêu đánh giá đất đai, laođộng, việc làm ở nông thôn trên những nội dung tiếp cận thuận lợi, khó khăn, cơ hội,thách thức, xu hướng Qua đó thấy được thực trạng lao động nông thôn khi thu hồiđất là mỗi héc ta đất bị thu hồi có 13 lao động mất việc làm và số người di cư xuấtphát từ nông thôn chiếm 73% tổng số người di cư… và dẫn đến một tất yếu là tỷ lệLĐNN giảm và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng dần trong CCLĐ nông thôn [33,
tr 3-9] Công trình nghiên cứu của tác giả có sử dụng số liệu điều tra một số hộ nôngdân mất đất ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (41 lao động xã Việt Hòa và 30 hộthuộc xã Liên Khê), tuy nhiên, số mẫu này quá nhỏ chưa đủ để minh chứng cho cácnhận định, kết luận ở trên
Phạm Ngọc Toàn (2010) khi phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT
và chuyển dịch CCLĐ ở nước ta giai đoạn 1996-2008, đã sử dụng các chỉ tiêu: (i)tổng số lao động có việc làm trong tỉnh; (ii) tổng số lao động có việc làm trong ngànhnông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; (iii) GDP giá so sánh theo 3 ngành; và (iv) vốnđầu tư, để đánh giá mối quan hệ của chuyển dịch CCKT, tăng trưởng và chuyển dịchCCLĐ ở Việt Nam [60, tr 47 - 53] Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để tính:Tác động chuyển dịch CCKT đến TTKT; Tác động của TTKT đến chuyển dịchCCLĐ trong nông nghiệp Từ kết quả ước lượng mô hình, tác giả đi đến kết luận: (1)Vai trò của chuyển dịch CCKT tới TTKT là hết sức to lớn, các ngành đều có vai tròthúc đẩy TTKT, tuy nhiên mỗi ngành có mức độ đóng góp vào tăng trưởng với tốc độkhác nhau (ngành công nghiệp và dịch vụ tác động đến TTKT cao hơn ngành nôngnghiệp); (2) Trong giai đoạn nghiên cứu, nếu TTKT bình quân trên 4,812% thì tỷtrọng LĐNN có xu hướng giảm, lao động chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ; ngược lai, khi TTKT thấp, dưới 4,812% thì lao động trong cácngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng giảm do suy giảm kinh tế, những lao động
Trang 20bị mất việc làm và quay trở lại khu vực nông nghiệp vốn được coi là lưới an sinh việclàm, do đó tỷ trọng lao động trong nông nghiệp sẽ tăng lên Như vậy, TTKT đã thúcđẩy chuyển dịch CCLĐ theo hướng giảm tỷ trọng LĐNN trong nông nghiệp và tăng
tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ Đây là những phân tích thông qua việc
sử dụng công cụ kinh tế lượng để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục
Nguyễn Thị Hương Hiền (2011) chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịchCCLĐ nông thôn và phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ nông thôn,
đó là: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; Chủ trương hệ thống chính sách; Chuyển dịchCCKT; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; Hội nhập kinh tế; Yếu tố văn hóa
- xã hội; Trình độ của người lao động… Tác giả cho rằng chuyển dịch CCLĐ ở nôngthôn ngoại thành Hà Nội là rất cấp thiết do đây là nơi có tốc độ CNH, HĐH và ĐTHlớn nhất cả nước, tuy nhiên thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc về GQVL vàchuyển dịch CCLĐ của thành phố nói chung, ngoại thành Hà Nội nói riêng Tác giả
đã đề xuất ra một số nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch có hiệu quả CCLĐ nôngthôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2020 là: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạomôi trường cho chuyển dịch CCLĐ nông thôn; Nâng cao chất lượng lao động nôngthôn; Phát triển TTLĐ nông thôn nhằm gắn kết cung - cầu lao động; Phát triển việclàm phi nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCLĐ nông thôn; Tăngcường an ninh việc làm và đảm bảo hệ thống an sinh xã hội; Hỗ trợ phát triển sảnxuất - thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn [30] Tuy nhiên, các giải pháp mà tácgiả đưa ra còn chưa đồng bộ, các yếu tố đầu vào và thị trường nguồn lực vốn, KH -
CN còn mờ nhạt; thiếu giải pháp gắn chuyển dịch CCLĐ với quy hoạch phát triển KT
- XH mà địa phương đặt ra
PGS TS Nguyễn Bá Ngọc (2012), cho rằng những năm qua chuyển dịchCCLĐ nông nghiệp, nông thôn đạt được một số kết quả bước đầu với tỷ trọngLĐNN ngày càng giảm, tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, thách thức
cơ bản là: (i) TTKT nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn nóiriêng không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao động tiếp tục
bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp (chỉ bằng 1/3 khu vực công nghiệp vàdịch vụ); (ii) Chuyển dịch CCKT chưa thúc đẩy và tạo điều kiện để chuyển dịch
Trang 21Luận án dầy đủ ở file: Luận án Full