Trong đường lối phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó xuất phát từ thực tiễn đất nước, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh phải coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trang 1Giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm của đảng ta về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
Trong đường lối phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong đó xuất phát từ thực tiễn đất nước, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh phải coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Hiện nay và trong
những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công
Quán triệt và triển khai thực hiện quan điểm nêu trên của Đảng, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở nước ta nhờ chính sách đổi mới đã có những khởi sắc rất rõ nét, bộ mặt nông thôn đang từng ngày đổi thay theo hướng tiến bộ, bước đầu ở nông thôn nước ta đã chuyển sang sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kết quả thể hiện rõ nét nhất là mức tăng tổng sản phẩm hàng năm, đời sống của đa số nông dân đã nâng cao hơn rất nhiều lần so với trước đổi mới,
cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại Tổng kết những
thành tựu đạt được 5 năm, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đánh giá: “
Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
1 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H2006, tr 191
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H2006, tr 142
Trang 2chỉ bảo đảm thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu hàng năm với sản lượng lớn ra thị trường thế giới (đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo), một số sản phẩm khác như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều cũng chiếm vị trí đáng kể so với các nước trong khu vực và trên thế giới Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp cũng đã phát triển một bước quan trọng, sự hiểu biết về sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh
tế hàng hoá trong dân cư nông thôn cũng được nâng lên, trong nông nghiệp đã áp dụng khá nhanh những tiến bộ khoa học- công nghệ tiên tiến, vì vậy năng suất, chất lượng đã được nâng cao rõ rệt
Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, cách xa so với nhiều nước láng giềng và đặc biệt so với các nước tiên tiến Gần 80% dân cư cả nước sống ở địa bàn nông thôn, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn lớn (76%) , cuộc sống của người nông dân còn thiếu thốn nhiều mặt, đây là địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội
Để đưa nông nghiệp và nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đói nghèo từng bước tiến lên có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, trong những năm trước mắt, Đảng ta xác định phải đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Đây là một trong những biện pháp cơ bản để rút ngắn khoảng cách, trình độ phát triển kinh tế giữa nông thôn với thành thị và giữa nước ta với các nước trong khu vực
Trang 3Nhận thức đúng vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước NQTW5 (khoá IX) của Đảng ta đã đưa ra nội dung tổng quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn như sau:
“CNH,HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thi trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường
“CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm
và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nông dân ở nông thôn”3
Trong văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, phần nói về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
3 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
CTQG, H, 2002
Trang 4cũng nhấn mạnh: “Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng cần tập trung giải quyết
Trên thực tế hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh rằng đây là một quan điểm đúng đắn của Đảng, hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đất nước ta- Một nước nông nghiệp, nông dân và nông thôn chiếm
đa số trong nền kinh tế Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng ta
về vấn đề này để thống nhất nhận thức và hành động có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ đây là vấn đề có tính chất đột phá trong nhận thức, tư duy của Đảng ta Trước kia, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được Đảng ta xác định, tuy nhiên để xác định đầu tư cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì chưa được triển khai thực hiện hiệu quả Trên thực tế, các chủ trương, chính sách còn thiếu tính đồng bộ và khả thi Nhận thức về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn rất hạn chế,
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu to n qu àn qu ốc lần thứ X, Nxb CTQG, H2006, tr 88
Trang 5đặc biệt là tư duy chuyển đổi từ chỗ làm ăn mang tính tập thể, theo cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế khoán sản phẩm cho hộ gia đình và từng xã viên; đa dạng hoá các loại hình hợp tác xã nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá…có thể nói, quan điểm của Đảng ta về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn là sự thể hiện trung thành và phát triển sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân Điều này đã được V.I.Lênin trình bày rõ trong tác phẩm: “
Bàn về thuế lương thực”
Giải quyết vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và nông dân, chứng tỏ Đảng ta đã tìm đúng chỗ khâu cơ bản nhất cần giải quyết trong nền kinh tế để ổn định tình hình đất nước trên mọi phương diện, điều đó lý giải vì sao Đảng ta lại đề ra chiến lược an ninh lương thực quốc gia, và gần đây nhất chính phủ đã thực hiện xoá bỏ khoản đóng thuỷ lợi phí, đồng thời đang chỉ đạo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát lại các khoản thu đối với nông nghiệp để thực hiện giảm thuế tạo cho ra động lực mới cho người nông dân phấn khởi sản xuất Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước
ta thời gian qua đã chứng minh rằng quan điểm và chủ trương của Đảng
là hoàn toàn đúng đắn Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cùng những thành tựu đã đạt được những năm qua, theo tác giả trong những năm tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần tập trung hơn vào một số nội dung sau đây:
Trang 6Một là: Phát triển khoa học- công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn.
Theo đó, phải từng bước thực hiện cơ khí hoá, tự động hoá, hoá
học hoá, tin học hoá trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản Đưa điện vào nông nghiệp nông thôn ở những nơi có điều kiện, ưu tiên phục vụ thuỷ lợi hoá và chế biến nông, lâm hải sản Tận dụng các điều kiện tự nhiên như sức nước
để đầu tư, phát triển thuỷ điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn đặc biệt là vùng sâu và vùng xa, biên giới hải đảo Đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu gieo trồng chăm sóc, thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu Cơ giới hoá và đa dạng hoá phương tiện vận tải và các thành phần kinh tế tham gia khâu vận tải để chuyên chở hàng hoá và hành khách nhằm mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội ở các vùng nông thôn Tận dụng phân hữu
cơ từ nhiều nguồn, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh với quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại cây trồng để đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất Đây là nội dung có ý nghĩa chiến lược của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong những năm trước mắt Phát triển theo hướng hiện đại hệ thống thuỷ lợi và trị thuỷ là hướng đi đúng đắn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi bao gồm cả hệ thống
đê điều một cách đông bộ để bảo đảm giải quyết nhu cầu tưới tiêu khoa học đáp ứng yêu cầu khác nhau của từng loại cây trồng, vật nuôi trong
Trang 7các thời kỳ sinh trưởng của quá trình sản xuất nông, lâm và thuỷ sản Phát triển thuỷ lợi tốt đảm bảo được yêu cầu nước cho trồng trọt và chăn nuôi sẽ đưa năng suất nông nghiệp lên cao, tăng khả năng phòng chống
lũ lụt, ổn định và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần mạnh dạn trong việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học vào sản xuất Từng bước mở rộng việc sản xuất nông phẩm sạch, trước hết là rau quả Đi đôi với việc ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nông thôn cần gắn liền với sự phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ Thực tế ở nước ta cho thấy nơi nào, địa phương nào sớm tìm hướng đi toàn diện cho nông nghiệp và lợi dụng được thế mạnh của mình để phá dần thế độc canh cây lúa, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến; gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm… thì nơi đó nông nghiệp và kinh
tế nông thôn phát triển, đưa lại thu nhập cao và đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi Ngược lại, nơi nào, địa phương nào vẫn ở tình trạng độc canh và thủ công thì không thể phát triển được Nông nghiệp không thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ để tăng trưởng mạnh Vì vậy, muốn phát triển nhanh nông nghiệp phải có tác động mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ Công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ, hải sản
Trang 8có năng suất, chất lượng cao và phát triển mạnh để phá vỡ trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu vốn có của nền nông nghiệp nhỏ ở nước ta, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển Đó cũng là giải pháp có ý nghĩa chiến lược nhằm thực hiện xoá đói, giảm nghèo tiến tới xoá nghèo cho nông dân nông thôn nước ta; đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa Nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ tạo điều kiện cung cấp nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ cho công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ phát triển Đất nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển toàn diện do có những lợi thế, đặc biệt là về sản xuất các loại cây lương thực có năng suất cao, chất lượng tốt Đó là những điều kiện, tiền đề và cũng là những khả năng tự nhiên để chúng ta có thể phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thương mại dịch vụ phát triển
Sản xuất nông nghiệp một khi đã thoát khỏi thế độc canh thuần nông đi vào sản xuất hàng hoá, hướng ra thị trường, hướng mạnh vào xuất khẩu thì đồng thời cũng cần phải có một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, chịu sự tác động của các ngành: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục tương ứng Trước hết, giao thông vận tải cần đi trước một bước, vì nó đảm bảo cho vận chuyển các loại hàng hoá, vật tư và sự lưu thông đi lại của nhân dân được thông suốt, thuận tiện, khỏi bị ắch tắc; tạo điều kiện cho nông nghiệp, công nghiệp phát triển
Trang 9Thực tế cho thấy ở đâu giao thông vận tải kém phát triển thì ở đó khó phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá Để phát triển giao thông vận tải, ngoài việc phát triển hệ thống cầu, đường, các bến cảng, sân bay cần chú
ý trang bị những phương tiện vận chuyển thích hợp với từng vùng, từng miền và trên phạm vi cả nước
Trong hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài giao thông vận tải thì thông tin, một nhân tố giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng vì vậy cần phát triển rộng khắp mạng lưới bưu chính viễn thông, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế thị trường, củng cố quốc phòng Song song với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến lĩnh vực văn hoá, xã hội hiện nay là tăng cường đầu tư xây dựng trường học, bênh xá, bênh viện, các cơ sở văn hoá, thể dục thể thao, các cơ sở vui chơi giải trí, theo đó sẽ tăng cường thêm đội ngũ cán bộ, giáo viên, y bác sỹ ở nông thôn
Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại.
Cơ cấu kinh tế nông thôn là một bộ phận cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân; là tổng thể các bộ phận kinh tế hợp thành kinh tế nông thôn, các bộ phận đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và gắn
bó với nhau về mặt chất lượng trong những không gian và thời gian
Trang 10nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một hệ thông kinh tế nông thôn, nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế - xã hội cao Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của một nền kinh tế theo một chủ đích nhất định và một phương hướng nhất định Nó không phải là kết quả
mà là điều kiện và nguyên nhân để đạt tới một cơ cấu kinh tế nhất định Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đại là một nội dung cơ bản tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải nhằm làm cho nông nghiệp và các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế trong mỗi vùng, mỗi tiểu vùng ở nông thôn dựa vào thế mạnh của mình để từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá trong những năm tới, vừa khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng để tăng trưởng kinh tế nhanh Đồng thời việc lựa chọn cơ cấu, quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp,nông thôn phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thi trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hoá, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội
và môi trường sinh thái Do vậy, Đảng ta xác định hướng đi trong những năm trước mắt của cả nước và từng vùng là:
- Tiếp tục phát triển sản xuất lương thực – chủ yếu là lúa nước và
đi vào chuyên canh, thâm canh để ngày càng có nhiều sản phẩm hàng