1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN GIÁ TRỊ lý LUẬN và THỰC TIỄN của tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc, sự vận DỤNG của ĐẢNG TA TRONG xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA

28 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân ta. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng là một hiện tượng hợp quy luật. Giá trị đích thực của quá khứ luôn luôn là bài học kinh nghiệm soi sáng nhận thức và hành động cho chúng ta hôm nay nhằm thực hiện một xã hội trong tương lai hợp với lôgíc phát triển của lịch sử

Trang 1

DÂN TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BỔ SUNG VÀ LÀM PHONG PHÚ THÊM

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Sự phát triển lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân

ta Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng

Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng là một hiện tượnghợp quy luật Giá trị đích thực của quá khứ luôn luôn là bài học kinh nghiệmsoi sáng nhận thức và hành động cho chúng ta hôm nay nhằm thực hiện một

xã hội trong tương lai hợp với lôgíc phát triển của lịch sử Do đó, việc nhậnthức sâu sắc ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cáchmạng giải phóng dân tộc chính là sự trân trọng, bảo vệ, học tập, không ngừng

bổ sung và phát triển di sản đó, làm cho tư tưởng của Người luôn luôn có sứcsống mãnh liệt trong thực tiễn sinh động của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.Điểm sáng tạo trước tiên của Hồ Chí Minh là nghiên cứu, tìm hiểu, nắmvững bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù Hồ Chí Minh đã khảo sát thựctiễn kết hợp nghiên cứu sách báo, để nhận dạng kẻ thù trực tiếp của dân tộcViệt Nam là chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, từ đó đi đếnnhững nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa thực dân

Hồ Chí Minh nghiên cứu chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc với tưcách một người dân mất nước, là nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa thực dânPháp, để tìm hiểu “kẻ thù” của dân tộc mình, đất nước mình, để tìm conđường “chống chủ nghĩa thực dân”, và cứu dân, cứu nước

Những bài viết, bài nói của Người trong thời kỳ từ 1916 – 1925 đều tậptrung vào mục đích

Trang 2

- Tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị

áp bức, bóc lột, nhận rõ kẻ thù, khắc phục tình trạng mơ hồ về “chính sáchkhai hoá” của chủ nghĩa thực dân, và tình trạng an phận, cam chịu trước sứcmạnh bạo lực của kẻ xâm lược thống trị v.v

Nêu rõ vai trò, vị trí của thuộc địa đối với chính quốc và chính sách đếquốc chủ nghĩa đối với các thuộc địa phụ thuộc, khắc phục tình trạng thờ ơcủa giai cấp vô sản chính quốc đối với các thuộc địa Đặt rõ trách nhiệm củaĐảng Cộng sản chính quốc và Quốc tế Cộng sản đối với vấn đề thuộc địa.Những vấn đề Hồ Chí Minh đề cập đến hết sức phong phú và có tínhthuyết phục cao Đó chính là sự đóng góp lớn vào nhận thức chủ nghĩa thựcdân mà có lẽ cho đến lúc bấy giờ chưa ai đề cập đến

Trước tiên Người vạch rõ tính chất dã man, tàn bạo của chủ nghĩa thựcdân: Lịch sử bất cứ cuộc xâm chiếm thuộc địa nào, thì từ đầu đến cuối đềuđược viết bằng máu của người bản xứ Đồng thời là ăn cướp, là hiếp dâm, làgiết người Công cuộc khai hoá của chủ nghĩa thực dân rút cục lại là sưu thế,lao dịch, bóc lột nặng nề Sau những cuộc tàn sát thẳng tay thì chính nhữngchế độ lao dịch, khuân vác, lao động khổ sai, rượu cồn, bệnh giang mai tiếptục hoàn thành nốt công cuộc tàn phá của sự khai hoá, “lòng nhân đạo” củachủ nghĩa thực dân không nằm ngoài mục đích thị trường, cạnh tranh lợi tức,đặc quyền”1 Hồ Chí Minh còn vạch rõ những thủ đoạn bóc lột, đàn áp củachủ nghĩa thực dân: chiếm đất, cướp đất, lấn đất; độc quyền rượu cồn, thuốcphiện; đủ mọi thứ sưu cao, thuế nặng: thuế chợ, thuế thân (thứ thuế được làmdân thuộc địa, buộc mọi người từ 18 tuổi trở lên phải đóng) và nhất là: thuếmáu”; chính sách ngu dân: nhà tù, đại lý rượu, thuốc phiện nhiều hơn trườnghọc; chính sách phân biệt chủng tộc, công lý của giai cấp thống trị, chính sáchchia để trị Trừ những tội ác, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp tàn bạo Ngườikhái quát: “Cái chủ nghĩa thực dân này đã lạm dụng danh tiến tốt của nướcPháp để bắt chúng tôi chịu những tai hoạ lớn như thế nào: phu sai, tạp dịch,

1 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, T.1, tr.46 – 138.

Trang 3

thuế má nặng nề, không một phút tự do, khủng bố không ngớt, khổ cực tinhthần và vật chất, bóc lột tàn nhẫn ”1.

Điều cực kỳ quan trọng là Hồ Chí Minh đã thấy rõ mối quan hệ giữachính quốc và thuộc địa, cả về phía những kẻ bóc lột, thống trị, cả về phíanhân dân lao động Đối với chủ nghĩa tư bản người quốc tế đều lấy ở các xứthuộc địa Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó,nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của

nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phảncách mạng của nó”2 và “Ngày nay chủ nghĩa đế quốc đã tiến tới một trình độhoàn bị gần như là khoa học Nó dùng những người vô sản da trắng để chinhphục những người vô sản các thuộc địa Sau đó nó lại tung những người vôsản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác.Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị nhữngngười vô sản da trắng”3.

Về phía giai cấp công nhân Pháp, Hồ Chí Minh nhận định: Điều mà giaicấp công nhân Pháp không thể biết đến là chủ nghĩa tư bản dựa vào thuộc địa

để chống lại tất cả mọi phong trào giải phóng mà giai cấp công nhân phápđịnh mưu đồ Do đó, Người muốn tất cả công nhân ở chính quốc cần phải biết

rõ thuộc địa là gì? Phải biết những gì đã xảy ra ở các thuộc địa, phải biết rõnỗi đau khổ mà những người anh em vô sản ở thuộc địa đang chịu đựng đaukhổ gấp ngàn lần nỗi đau khổ của họ Người lấy là tiếc, vì “một số đông chiến

sĩ vẫn còn tưởng rằng, một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát vàtrên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thế Và họhoàn toàn không để ý gì đến”4

Từ những chứng cứ trên Người đi đến kết luận nổi tiếng về quan hệ gắn

bó giữa chính quốc và thuộc địa, phong trào cách mạng ở chính quốc vàphong trào cách mạng ở thuộc địa: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có mộtcái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.T4, tr.65.

2, 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, T1, tr.243, 246.

4 Sđd, tr.63.

Trang 4

giai cấp vô sản ở các thuộc địa Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người taphải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kiavẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi

bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”1 Điều đó, Người muốn chỉ cho chúng ta một cáchsâu sắc rằng, chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại phải dựa vào hai nơi để bóc lột.Thiếu một trong hai nơi đó nó không tồn tại được Và như vậy, cách mạnggiải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc phải cùngtiến công ở hai đầu: “một đầu ở chính quốc, một đầu ở thuộc địa, thì cáchmạng mới sẽ giành thắng lợi Cách mạng vô sản ở chính quốc có tác dụngcông phá ngay tận sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, còn cách mạng giảiphóng dân tộc ở thuộc địa lại có tác dụng đánh vào các hậu cứ của nó”2 Đó làmối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại giữa cách mạng của giai cấp vô sản

ở các nước đế quốc với cách mạng của các dân tộc thuộc địa, hình thành mộtmặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng giai cấp vô sản và cácdân tộc bị áp bức

Đến nay, rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị - xã hộiđánh giá cao sự đóng góp của Hồ Chí Minh về vấn đề thuộc địa và vấn đềchống chủ nghĩa thực dân Giáo sư Nhật Bản Singô Sibata, đánh giá rằng,

cống hiến to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là đã góp phần đào sâu và

phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với các vấn đề dân tộc

và thuộc địa Ông đã thừa nhận ở Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này, điều

đặc biệt cần phải nói là những lời tố cáo sự tàn ác của bọn thực dân đã

đưa lên đỉnh cao mới, với những bằng chứng cụ thể, hơn bất cứ tài liệu

nào trước đây về những vấn đề đó Và những cống hiến của Hồ Chí

Minh đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong hệ thống lý luận về vấn

đề dân tộc và thuộc địa Cuối cùng Giáo sư Singô Sibata công nhận: “Đọc

các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tôi thấy các tác phẩm ấy đã phát triển lý

1 Sđd, tr.298.

2 Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992,

tr.177.

Trang 5

luận không theo một cách uyên bác xa xôi, viết bằng những lời lẽ giản đơn và những câu ngắn gọn” 1.

Ginbe Hađátsơ đã viết: “Hồ Chí Minh nhà lý luận xuất sắc về chủ nghĩa

thực dân và phong trào giải phóng dân tộc Những điều mà Chủ tịch Hồ Chí

Minh nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân là một công trình đồ sộ Những suy

nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề thuộc địa cấu thành một công

trình độc nhất vô song; sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ

Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả những gì mà những nhà lý luận mácxít

đề cập đến”2

Cố Tổng Bí thư Trường Chính, người học trò trung thành và người kếtục xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Suốt đời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chiến đấu không mệt mỏi để giành chính quyền độc lập, tự do chodân tộc mình và quyền độc lập, tự do cho các dân tộc khác trên thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành nhiều tâm sức nghiên cứu vấn đề cách mạng thuộc địa, vấn đề sống còn của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác trong thế kỷ XX Người đã vận dụng một cách sáng tạo, làm phong phú thêm và phát triền học thuyết của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” 3

Những luận điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa thực dânquan hệ giữa các thuộc địa và chính quốc chứa đựng nhiều phát hiện mới mẻlàm cơ sở cho việc xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạnggiải phóng dân tộc

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp

Vấn đề quan hệ giữa dân tộc và giai cấp là vấn đề rất lớn, rất phức tạp, tếnhị và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định chiến lược và sách lượccách mạng Nó còn liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trongphong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, và

là vấn đề thời sự nóng hổi hiện nay

1 ,2 Xem: Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb Lao động và Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr.58,63

3 Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr.174

Trang 6

Giải quyết vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết phụ thuộcvào thế giới quan, phương pháp luận, đồng thời còn chịu sự chi phối của điềukiện thực tế và xu hướng vận động của lịch sử.

Mác - Ăngghen hoạt động trong thời đại chủ nghĩa tư bản đang lên, mâuthuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Do đó, Mác - Ăngghen đặt vấn đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp Haiông đã bác bỏ luận điệu buộc tội những người cộng sản là xoá bỏ Tổ quốc,

xoá bỏ dân tộc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản viết: “ Giai cấp vô sản mỗi

nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấpdân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cáinghĩa như giai cấp tư sản hiểu”1 và khi “xoá bỏ tình trạng người bóc lột ngườithì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”2

Như vậy, Mác – Ăngghen nghiên cứu sự hình thành và phát triển của cácdân tộc tư sản phương Tây gắn với luận điểm về sứ mệnh lịch sử của giai cấp

vô sản trong việc thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội chủ nghĩa, vàcộng sản chủ nghĩa Do đó, hai ông đã gắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp,đặt vấn đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp

V.I.Lênin sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, việc chiếm thuộc địa vàphân chia lại thuộc địa của các cường quốc tư bản chủ nghĩa trở nên gay gắt,Lênin nhận định rằng thời đại mà ông đang sống là thời đại đang bùng lênnhững cơn bão táp, mà những cơn bão táp ấy dội ngược trở lại Châu Âu Vìvậy, ông đã nêu vấn đề dân tộc thành một vấn đề có tính quốc tế và ra sức ủng

hộ phong trào giải phóng dân tộc Nhưng do hạn chế của điều kiện lịch sử,Lênin chỉ mới đề cập chủ nghĩa yếu đến tình hình các dân tộc ở Trung Á vốn

là thuộc địa của Sa Hoàng, chưa có điều kiện đề cập sâu toàn bộ vấn đề thuộcđịa Người cũng chưa có điều kiện thâm nhập thực tiễn các nước phươngĐông, chưa thấy hết đặc điểm các nước phương Đông, do đó chưa đánh giáhết sức mạnh, tiềm năng cách mạng của các dân tộc thuộc địa phương Đông

Từ đó, tuy nhấn mạnh quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, cách mạng vô sản

1 ,2 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.624

Trang 7

chính quốc với cách mạng giải phóng thuộc địa, nhưng vẫn trên cơ sở đặt vấn

đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp Cách mạng giải phóng dân tộc phụthuộc vào cách mạng vô sản chính quốc và chỉ có thể thắng lợi sau khi cáchmạng chính quốc thắng lợi, chỉ có giải phóng giai cấp thì mới giải phóngđược dân tộc

Những người kế tục Lênin trong phong trào cộng sản quốc tế đã không

kế thừa những yếu tố tích cực, đúng đắn trong luận điểm của Người Ngượclại, họ đã nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản, duynhất của sự phát triển xã hội Nhấn mạnh sự thống nhất của Quốc tế Cộngsản, coi nhẹ những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc Nghị quyết Đại hội VIQuốc tế Cộng sản (1928) coi yếu tố giai cấp có ảnh hưởng quyết định đối vớiquá trình cách mạng của tất cả các nước thuộc địa và nửa thuộc địa Điều đó

có ảnh hưởng đến chính sách mở rộng Mặt trận thống nhất đoàn kết dân tộc

và dẫn đến khuynh hướng “tả” trong một số vấn đề chiến lược và sách lượccủa cách mạng giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh đã tiếp thu sâu sắc quan điểm của Mác - Lênin về vấn đềdân tộc và thuộc địa, đồng thời vận dụng thế giới quan và phương pháp luậnbiện chứng mácxít phân tích tình hình cụ thể của Việt Nam Người nêu lênnhững đặc điểm cơ bản của Việt Nam mà nổi bật là lực lượng sản xuất lạchậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, sự phân hoá giai cấp trong nội bộ dântộc chưa sâu sắc như ở các nước phương Tây, mâu thuẫn cơ bản của xã hộikhông phải là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, mà là mâuthuẫn giữa một bên là nhân dân Việt Nam mà tuyệt đại bộ phận là nông dânvới một bên là đế quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến tay sai Từ đó Hồ Chí

Minh khẳng định đối với Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc

lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là nhiệm vụ cơ bản, trước mắt, là giai đoạn xuất phát của toàn bộ sự nghiệp giải phóng xã hội, con người.

Vì vậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên cơ sở kết hợpchặt chẽ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ

nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh luôn

Trang 8

luôn nhấn mạnh yếu tố dân tộc, nhiệm vụ giải phóng dân tộc Người đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, trước hết và yếu tố dân tộc là quan trọng, xuyên suốt mọi giai đoạn của quá trình cách mạng Việt Nam.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX những bài viết của Hồ Chí Minh

đã đề cập đến tình hình các nước thuộc địa và phụ thuộc, ra sức tố cáo tội áccủa chủ nghĩa thực dân đế quốc, hết sức quan tâm đến khát vọng và tiềm năngcủa nhân dân thuộc địa, đồng thời phân tích những khả năng, triển vọng củacuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa

Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản

năm 1924, Người đã viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ởphương Tây ”1 và “Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua bagiai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn

ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộcViễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họchẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người châu Âukhinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm v.v )”2 Về vai trò của chủnghĩa dân tộc ở Việt Nam, Người cho nó là một “động lực lớn của đất nước.Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho nhữngngười culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầmtrước thuế tạp dịch và thuế muối Cùng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúcđẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc;

nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sangNhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”3

Sau khi phân tích chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc; Hồ ChíMinh nêu lên phương hướng, cương lĩnh chung: Phát động chủ nghĩa dân tộcbản xứ, nhân dân Quốc tế Cộng sản một chính sách hiện thực tuyệt vời, giờđây, người ta chẳng có thể làm gì được cho người Việt Nam mà không dựatrên những động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ

1 ,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, T.1, tr.464, 465.

3 Sđd, tr.446.

Trang 9

Không phải không có cơ sở, tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản

ở Việt Nam (2-1930), Hồ Chí Minh đề nghị lấy tên là Đảng Cộng sản ViệtNam Người trình bày dự thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Hội nghị nhất trí thôngqua Lần đầu tiên, Đảng ta có một Cương lĩnh đúng đắn thể hiện nhữngnguyện vọng thiết tha của dân tộc, phản ánh khách quan quy luật vận độngcủa xã hội Việt Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp.Tuy nhiên, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội VIQuốc tế Cộng sản có khoảng cách nhất định trong giải quyết quan hệ dân tộc

và giai cấp của cách mạng Việt Nam Do đó, không phải ngay từ đầu mọingười đều đã hiểu và quán triệt đúng tư tưởng này của Người, nên đã có lúc,

có người cho rằng Hồ Chí Minh coi nhẹ vấn đề giai cấp mà nặng về vấn đềdân tộc, rơi vào khuynh hướng hữu khuynh, dân tộc, cải lương

Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 – 1931 cho đến sau này, có lúc,

có nơi đã quá nhấn mạnh giai cấp, đấu tranh giai cấp, chưa nhận thức đầy đủyếu tố dân tộc (sức mạnh của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và sứcmạnh của khối đoàn kết dân tộc) nên đã có ảnh hưởng đến sự phát triển củanhiệm vụ giải phóng dân tộc và của phong trào cách mạng Đồng chí Lê duẩn,

cố Tổng Bí thư của Đảng ta đã có nhận xét: Trong phong trào 1930 – 1931,nội dung Mặt trận phản đế nặng về giai cấp hơn dân tộc, ta đã phạm sai lầm

“tả” khuynh làm cho phong trào có phần cô độc: trong phong trào 1936 –

1939, Mặt trận có tính chất dân chủ chung hơn là dân tộc; Chiến tranh thế giớilần thứ hai bùng nổ, đường lối Mặt trận của Đảng mới có nội dung giai cấp,dân chủ, dân tộc thực tế, đầy đủ; đến năm 1941, hình thức Mặt trận lại có ýnghĩa dân tộc rõ ràng hơn, đó là Mặt trận Việt Minh

Sự khẳng định mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, thể hiện ở mối quan

hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở thuộc địa, là sự

xác định tính tất yếu của phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại chúng

ta, nó không phải là một công thức để vận dụng một cách máy móc, rập khuôn, giáo điều mà phải hết sức linh hoạt, sáng tạo Về chiến lược, Hồ Chí

Trang 10

Minh đặt công cuộc giải phóng dân tộc trong cách mạng vô sản, nhưng trongchỉ đạo cụ thể lại không bao giờ coi nhẹ nhiệm vụ dân tộc và đề cao một cáchkhông thực tế nhiệm vụ giai cấp Tuy nhiên, khi đặt nhiệm vụ giải phóng dântộc lên hàng đầu Người nhắc nhở không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợigiai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác Hơn nữa, tậptrung giải quyết việc giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích góp phần giảiquyết nhiệm vụ giai cấp.

Phải nói rằng, thắng lợi của Cách mạng Thắng tám (1945) và toàn bộcách mạng Việt Nam sau này, chứng minh Đảng ta, nhân dân ta đã thực hiệnnhững tt và đường lối có ý nghĩa quyết định đó của Hồ Chí Minh

Nội dung cơ bản trong tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh

Tư tưởng cơ bản nhất quán của Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội Là người yêu nước vĩ đại và là chiến sĩ cộng sản kiêncường, Hồ Chí Minh đã thể hiện trong tư tưởng và hành động cách mạng củamình quan điểm bất di bất dịch là thực hiện độc lập dân tộc trọn vẹn và tiếnlên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Đặt độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, Hồ Chí Minh

đã nâng tư tưởng độc lập dân tộc lên một tầm cao mới với những nội dungmới Nó xa lạ với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, quan điểm độc lập khép kín Tưtưởng xuyên suốt đó của Người mãi mãi soi sáng cho sự nghiệp cách mạngcủa nhân dân ta

Trong lịch sử, đối với các dân tộc bị lệ thuộc, nô dịch giành độc lập dântộc là một khát vọng mang tính phổ biến Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc đó đã xuất hiện những anh hùng dân tộc với những tư tưởng dân tộc, giảiphóng dân tộc khá phong phú và luôn mang dấu ấn của giai cấp, của thời đại.Riêng thời cận đại và hiện đại, những nhà yêu nước nổi tiếng như: MahatmaGăngđi, Joan Háclan Nêru (Ấn Độ), Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), MutstaphaKêman (Thổ Nhĩ Kỳ) v.v đã từng được các dân tộc bị áp bức trên thế giới tokín, ngưỡng mộ và họ đã để lại những dấu son trong lịch sử giải phóng cácdân tộc đó, đồng thời có những đóng góp nhất định vào lý luận và thực tiễnphong trào giải phóng dân tộc thế giới

Trang 11

Đặc biệt đối với Việt Nam, một nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn, trênđường giao thông quốc tế quan trọng, luôn luôn bị suy hiếp bởi nạn ngoạixâm Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử xây dựngđất nước và đấu tranh giải phóng đất nước, giữ và giành độc lập dân tộc.Chính điều kiện đó đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, lòng tự hào và tinhthần cộng đồng dân tộc.

Vì vậy, mỗi lần đất nước bị xâm lăng, quyền lợi của những người lãnhđạo với quyền lợi của nhân dân, dân tộc là thống nhất; toàn dân đã đoàn kếtđứng lên chống giặc và đã lập nên những kỳ tích vẻ vang Sau ngày chiếnthắng, các triều đại phong kiến tiến bộ đều chú ý “Khoan thư sức dân”, tiếnhành một số cải cách, khen thưởng tỷ lệ đã là khen thưởng rồi? những người

có công trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc Tuy nhiên, những cải cách đó,đều nằm trong phạm vi “ơn vua, lộc nước”, nhằm củng cố chính quyền phongkiến Đến lúc suy vi thường bị lôi cuốn vào tranh giành quyền lực, ngôi báu,sống xa hoa, trụy lạc nên mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến vớitoàn thể nhân dân lao động mà đại bộ phận là nông dân không mất đi mà ngàycàng sâu sắc

Với lòng yêu nước, thương dân, với quyết tâm tìm đường cứu nước, giảiphóng dân tộc, giành độc lập cho nước nhà, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phântích, so sánh cả về lý luận và thực tiễn những phong trào yêu nước giải phóngdân tộc của Việt Nam và thế giới Sự đóng góp của Người về tư tưởng độc lậpdân tộc chẳng những đã nâng cao và làm phong phú thêm truyền thống đấutranh cho độc lập dân tộc của nhân dân ta mà còn mang lại cho tư tưởng đónhững nội dung mới mẻ Những nội dung đó càng có sức sống mãnh liệt khiđược cuộc sống chứng minh tính đúng đắn của nó Bước đầu, có thể tìm hiểu

tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh trên những khía cạnh sau đây:

Độc lập gắn liền với thực hành dân chủ

Đất nước ta vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến; mâu thuẫn cơ bảncủa nước ta lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc

và tay sai, mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến Ngay từ

Trang 12

Chánh cương, Sách lược vắn tắt (2-1930), Nguyễn Ái Quốc đã xác định cáchmạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng; tiến lên

xã hội cộng sản nhằm mục tiêu độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày,dân chủ cho nhân dân Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh

đã đề nghị lấy tên nước là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Người xác định:

“Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” 1

Trên ý nghĩa ấy một khi đã giành được độc lập cho Tổ quốc, thực hiệngiải phóng dân tộc, thì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đó phải đưa nhândân lên vị trí làm chủ đất nước, thực hiện giải phóng triệt để con người khỏithân phận nô lệ, làm thuê Tính triệt để cách mạng đó trong tư tưởng Hồ ChíMinh đã phân biệt rõ tính chất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc kiểu mới

do giai cấp công nhân lãnh đạo với tất cả các phong trào cách mạng trước đây

đã từng diễn ra ở Việt Nam

Độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập, tự do, rút cục lại phải đem đếnhạnh phúc cho nhân dân Người chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân khônghưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”2 và “Dân chỉbiết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”3.

Khi nắm chính quyền, làm Chủ tịch nước, Người luôn quan tâm đến mọimặt đời sống của nhân dân: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành quan tâm đến mọilớp người từ cụ già đến em bé, từ phụ nữ đến thanh niên, từ công nhân đếnnông dân, trí thức, những nhà du hành Người nhấn mạnh: “Chính sách của

Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.5, tr.698.

2 , 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, T.4, tr.56, 152.

Trang 13

Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ cólỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chínhphủ có lỗi.

Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức

quan tâm đến đời sống của nhân dân” 1

- Độc lập phải gắn với thống nhất Tổ quốc

Kẻ thù ra sức chia cắt đất nước Việt Nam Dưới sự thống trị của thực dânPháp, chúng chia nước Việt Nam thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ

có chế độ cai trị riêng, kết hợp với Cao Miên (Cambodge) và Lào (Laos)thành Liên bang Đông Dương (Indochine) Sau thắng lợi Cách mạng ThángTám của Việt Nam, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa,chúng đưa con bài Nam Kỳ tự trị, Tây nguyên tự trị, chia rẽ dân tộc ta, làmsuy yếu sức mạnh của dân tộc để dễ dàng thực hiện âm mưu thâm hiểm củachúng là cướp nước ta một lần nữa Sau thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ, đếquốc Mỹ lại muốn biến giới tuyến tạm thời thành biên giới chia cắt vĩnh viễnhai miền Nam - Bắc

Vì vậy, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập bao giờ cũng gắn liềnvới thống nhất đất nước; Nam Bắc một nhà, Người khẳng định chân lý:

“Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam

Sông có thể cạn, núi có thể mồn, song chân lý đó không bao giờ thayđổi”2

Trong Di chúc, Người mong muốn cả nước đẩy mạnh công cuộc “xâydựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh”3 Rõ ràng, lúc đó Hồ Chí Minh đặt yêu cầu thống nhất lên trước độclập và dân chủ vì lúc bấy giờ âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai là chia cắtlâu dài đất nước ta

- Độc lập là “độc lập thực sự”, không phải là “độc lập giả hiệu” Đấu

tranh cho độc lập tự do đi đôi với quyết tâm giữ vững độc lập tự do.

1 Sđd, t.7, tr.572.

2 Sđd, t.4, tr.246.

3 Sđd, t.12, tr.512.

Trang 14

Kẻ thù thường xuyên dùng mọi thủ đoạn gieo rắc ảo tưởng về độc lập tự

do, nêu lên những khẩu hiệu “độc lập tự do, dân chủ, dân quyền và thiện chí”giả hiệu Chính quyền chúng dựng nên chỉ là chính quyền tay sai cho chủnghĩa thực dân đế quốc Nền kinh tế chúng xây dựng chỉ là nền kinh tế thựcdân, làm cho nền kinh tế dân tộc bị phụ thuộc, què quặt Nền giáo dục mangtính thực dụng, cắt xén nhằm phục vụ cho việc đào tạo nên một đội ngũnhững viên chức làm việc cho bộ máy thống trị Nền văn hoá lại càng mất dầntính chất dân tộc, ca ngợi chế độ thực dân và bọn xâm lược, hạ thấp truyềnthống đạo đức của dân tộc

Chính vì vậy, Người nhấn mạnh: Phải đấu tranh giành cho được độc lậpthực sự, phải chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới đểgiành độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất cho đất nước Khi đã giành đượcđộc lập, tự do, “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải

để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”1 Trong dịp thăm đền Hùng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phảicùng nhau giữ lấy nước”2 Câu nói này của Người biểu hiện một chân lý, mộtquy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta, xác định nghĩa vụ thiêng liêng củamỗi người Việt Nam là xây dựng đất nước gắn với bảo vệ đất nước Trên tinhthần ấy, Đảng ta đã coi xây dựng kết hợp với bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụchiến lược cơ bản của nhân dân ta

Suy ngẫm về những cống hiến trong nội dung tư tưởng độc lập dân tộccủa Hồ Chí Minh, càng thấy sáng tỏ bản chất cách mạng và khoa học trong tưtưởng giải phóng dân tộc của Người Đó là tư tưởng cách mạng triệt để nhằmgiải phóng đất nước, giải phóng xã hội, giải phóng con người Chân lý đó trởthành phương châm hành động của mọi người cách mạng , nó như hòn đá thửvàng kiểm chứng mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta hôm nay và ngàymai, về hạnh phúc của cả dân tộc cả xã hội, của từng con người

1 Sđd, t.4, tr.4.

2 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí

Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.533.

Ngày đăng: 02/12/2016, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w