1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tư DUY mới của ĐẢNG về QUỐC PHÒNG, AN NINH bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA TRONG sự NGHIỆP đổi mới

22 2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Thường xuyên chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh và yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, thể hiện sự trung thành vá quán triệt sâu sắc lý luận. Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng và vai trò vị trí công tác quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc. Vừa kế thừa, phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc.

Trang 1

TƯ DUY MỚI CỦA ĐẢNG VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH , BẢO VỆ TỔ QUỐC

TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

Thường xuyên chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh và yêu cầu kháchquan trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, thể hiện sự trung thành vá quántriệt sâu sắc lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mốiquan hệ giữa xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng và vai trò vị trí côngtác quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc Vừa kế thừa, phát huy truyền thốngdựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng giai đoạn hiện nay cần phảităng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa là một vấn đề mang tính tất yếu, là đòi hỏi khách quan

Tính khách quan của yêu cầu tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệvững chắc Tổ quốc, trước hết nó đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển phức tạp củatình hình thế giới và diễn biến mới của tình hình trong nước có liên quan đếnquốc phòng và an ninh quốc gia

Trên thế giới, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủnghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, so sánh tương quan lực lượnghiện nay có lợi cho chủ nghĩa đế quốc Nhân cơ hội này, chủ nghĩa đế quốc cócàng điên cuồng chống phá cách mạng thế giới Đế quốc Mỹ âm mưu thiết lậpmột trật tự “thế giới một cực” do Mỹ đứng đầu, khẳng định ưu thế tuyệt đối của

Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế, đe doạ độc lập chủ quyền các quốc gia Vớiviệc triển khai chiến lược an ninh mới, Mỹ càng tăng cường can thiệp vào cácnước hòng áp đặt tiêu chuẩn, giá trị Mỹ cho toàn thế giới, coi thường và bỏ quavai trò của Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và phản ứng của dư luận thế giới

Mỹ tự cho phép mình quyền lãnh đạo thế giới, ngang nhiên can thiệp thô bạovào công việc nội bộ các nước, kích động chủ nghĩa ly khai, tình hình xung độttôn giáo, sắc tộc, dân tộc, lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào bất cứ đâu

Trang 2

và tiến hành chiến tranh ở nhiều nơi, tạo ra tiền lệ hết sức nguy hiểm đe doạ anninh, hoà bình toàn bộ thế giới.

Quan hệ giữa các nước lớn diễn ra rất phức tạp theo chiều hướng vừa đấutranh, vừa thoả hiệp

Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua

vũ trang, chống áp đặt và can thiệp, chống mặt trái của toàn cầu hoá, vì hoàbình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội có bước phát triển mới vàdiễn ra dưới nhiều hình thức mới Song, các lực lượng đó chưa hình thànhđược liên minh có sức mạnh về tổ chức và vật chất để đủ sức ngăn chặn,đối phó với tình hình

Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh

mẽ, xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, thúc đẩy cuộc chạy đua và cạnhtranh gay gắt về kinh tế và khoa học công nghệ, thông tin, văn hoá, vừa tạo ra cơhội, vừa đặt ra những thách thức lớn với các nước, nhất là các nước đang pháttriển như nước ta

Đặc biệt, từ sau sự kiện ngày 11/09/2001 diễn ra ở Mỹ, các hoạt độngkhủng bố và chống khủng bố thực sự trở thành vấn đề quốc tế lớn Các quốc giađều phải cảnh giác đề phòng các hoạt động khủng bố phá hoại an ninh của nướcmình; đồng thời, phải cảnh giác đề phòng các thế lực hiếu chiến lợi dụng chiêubài “chống khủng bố” để can thiệp vào công việc nội bộ, thậm chí xâm hại chủquyền quốc gia, dân tộc, bất chấp luật pháp quốc tế

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nóiriêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm

ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyềnlực, về biên giới lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; cùng những bất

ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước càng tạo ra nhiều nhân tố tiềm

ẩn gây mất ổn định cho khu vực này

Trang 3

Nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam với một vị trí địa chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng là điều kiện thuận lợi để chúng ta mởrộng quan hệ với các nước; mặt khác, các thế lực thù địch cũng tìm mọi thủđoạn chống phá nước ta Với mục tiêu “chiến thắng không cần chiến tranh”,thực hiện “triệt để kẻ thù cũ”, Mỹ và các thế lực thù địch đang thực hiện chiếnlược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chống cách mạng nước ta bằng thủđoạn thâm hiểm Bởi vậy, Đảng ta xác định: “Diễn biến hoà bình” là mộttrong bốn nguy cơ lớn đối với cách mạng Việt Nam.

-Về tình hình trong nước, thành tựu cơ bản và bao trùm qua gần 20 năm đổimới là: giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phát triển kinh

tế luôn đặt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện; giữvững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vàcông cuộc đổi mới; tạo lập được môi trường quốc tế thuận lợi, mở rộng đượcquan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực cho đất nước Tuy nhiên, vẫn cònnhững biểu hiện cần quan tâm như: còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí chiến đấu, thamnhũng, quan liêu, mơ hồ mất cảnh giác Công tác quản lý cán bộ, đảng viên, bảo

vệ nội bộ còn có sơ hở; mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xảy ra ở nhiều địaphương làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và ổn định xã hội, việc tranh chấpkhiếu kiện, mất đoàn kết nội bộ ở một số địa phương dễ bị kẻ thù lợi dụng; Bọnphản động gây rối, chống Đảng và Nhà nước; nền kinh tế của ta phát triển chưavững chắc, hiệu quả sức cạnh tranh thấp do trình độ thấp

Về mặt xã hội, tình trạng không có việc làm tăng, phân hoá giàu nghèongày càng lớn; công bằng xã hội chưa đảm bảo; các hiện tượng cơ hội, bấtmãn, tình trạng tội phạm xuất hiện nhiều, tệ nạn xã hội phát triển Đó là

Trang 4

những nhân tố có thể gây khó khăn không nhỏ cho sự nghiệp ổn định và pháttriển đất nước.

Mặt khác, yêu cầu tăng cường quốc phòng và an ninh còn là do đòi hỏi củathực trạng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân đặt ra.Theo đánh giá của Đảng ta, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trongnhững năm qua đã đặt những ưu điểm, kết quả là: Tình hình chính trị - xãhội cơ bản ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; các lực lượng

vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ, an ninh quốc gia Sức mạnh tổng hợp, thế trận của nền quốcphòng toàn dân gắn với thế trận được củng cố, phát huy; quân đội và công

an được điều chỉnh theo yêu cầu mới; kết hợp quốc phòng và an ninh vớikinh tế và đối ngoại có tiến bộ

Song, theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ toàn quân lần thứ VIInhận định: Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới Sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng quân độicòn bộ lộ những yếu kém và khuyết điểm cần khắc phục là: Nền quốc phòngtoàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, tuy được củng cố nhưng chưa toàndiện và chưa thật vững chắc Chậm hình thành thống nhất chiến lược gắnquốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội

Khả năng, sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức cơ động chưa cao.Công tác nghiên cứu và dự báo tình hình, tham mưu chiến lược chưa đáp ứngyêu cầu; có lúc, có nơi còn để bất ngờ, bị động, mất cảnh giác; công tác huấnluyện, nghiên cứu khoa học quân sự ở một số trường, đơn vị hiệu quả thấp;Trong xây dựng quân đội về chính trị tuy có nhiều cố gắng, song trình độ lýluận, tính nhạy bén, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống ở không ít cán bộ,đảng viên chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội, công tác tư tưởng ởmột số đơn vị còn giản đơn hiệu quả thấp; trình độ chính quy của quân đội

Trang 5

chưa đáp ứng yêu cầu; chưa xác định chiến lược tổng thể về trang bị quân đội

và về công nghiệp quốc phòng , nhận thức về nhiệm vụ sản xuất làm kinh tếchưa sâu sắc

Nắm chắc thực tiễn tình hình thế giới và trong nước, Đại hội IX củaĐảng tiếp tục chỉ rõ 4 nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam là: tụt hậu vềkinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng, quan liêu; “Diễn biếnhoà bình” do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn tồn tại và diễn biếnphức tạp, đan xen tác động nhau, làm cho tình hình trở nên phức tạp

Tình hình đặt ra yêu cầu với Đảng ta là, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xãhội chủ nghĩa, nếu chỉ củng cố quốc phòng - an ninh chưa đủ, mà phải tăngcường quốc phòng, an ninh Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi khách quan trong tình hìnhmới

Tư duy mới của Đảng ta về quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc đượchình thành và bổ sung phát triển qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và Đạihội X vừa qua của Đảng; thể hiện tập trung vào những vấn đề cơ bản là: Độclập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ Tổ quốc gắn với bảo vệ chế độ, bảo

vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền văn hoá, bảo vệ an ninh chính trị, anninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá; trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cốquốc phòng và an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh đáp ứng với

sự phát triển của thực tế tình hình

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã chủ trương thực hiện đổi mới đồng

bộ, toàn diện, triệt để nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng để

đi lên Trong đó, vấn đề quốc phòng và an ninh cũng được Đại hội VI rấtquan tâm Quán triệt tinh thần cảnh giác cách mạng mà Đại hội V đã chỉrõ: không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong khi đặt lên hàng

Trang 6

đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VI của Đảng chủ trương

“tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước; phát huy sứcmạnh của cả hệ thống chuyên chính vô sản, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốcphòng, quốc phòng với kinh tế; đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốcphòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và hậu phương ngàycàng vững mạnh ”1 Nhằm mục tiêu “tăng cường tổ chức bảo vệ chủ quyền

và giữ vững các tuyến, biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo”2 Để thựchiện mục tiêu đó, Đảng ta đã xác định: “công cuộc bảo vệ an ninh chính trị,giữ gìn trật tự an toàn xã hội cần đươc tiến hành bằng sức mạnh của mọi lựclượng, bằng mọi phương tiện cần thiết, trong từng địa bàn, ở tất cả mọi đơnvị”3 phải chú trọng tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,phát huy vai trò hiệu lực lãnh đạo của Đảng, thể chế hoá đường lối, chínhsách của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh Các cấp các ngànhphải quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quốc phòng và anninh, coi đó là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của mình

Kế thừa, phát triển quan điểm của Đại hội VI, quan điểm về quốc phòng,

an ninh của Đảng ta đến Đại hội VII có bước phát triển mới đáp ứng tình hìnhthế giới và trong nước Trước thực tế Liên Xô và Đông Âu, Tổ quốc, đất nướckhông bị xâm lược mà chủ nghĩa xã hội ở đó bị mất, bởi những thủ đoạn tiếncông mới xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với chủnghĩa xã hội Nhận thức rõ tình hình cách mạng và âm mưu của kẻ thù, Đạihội VII chỉ rõ: “nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng lần VI, Nxb Sự thật, H 1987, tr 221

2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng lần VI, Nxb Sự thật, H 1987, tr 223

3 ,4 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật, H 1991, tr 224.

Trang 7

dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phảnđộng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”4.

Xác định nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là

“nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước” Do đó,phải không ngừng nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân, xâydựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận

an ninh nhân dân trong điều kiện mới Khẳng định sự ổn định và phát triểnmọi mặt đời sống xã hội là nền tảng của quốc phòng - an ninh Phải “kết hợpchặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tếtrong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”1 Đại hội VII chủ trương xâydựng lực lượng vũ trang nhân dân với quân số thích hợp theo hướng cáchmạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ, với lực lượng dự bị độngviên, đầu quân tự vệ hùng hậu, có sức chiến đấu cao; phát triển đường lối,nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân trong hoàn cảnh mới Xây dựng lựclượng công an nhân dân thực sự là một lực lượng vũ trang chính quy từngbước hiện đại, tinh nhuệ

Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, quân sự, vănhoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ cho các lực lượng vũ trang; bảo đảm đờisống vật chất, tinh thần cho cán bộ chiến sỹ trong Quân đội nhân dân và Công

an nhân dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công annhân dân

Cùng với sự phát triển, hoàn thiện, bổ sung của đường lối đổi mới; tưduy của Đảng về quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc không ngừng đượckhẳng định, bổ xung đáp ứng tình hình mới Qua 10 năm thực hiện đường lốiđổi mới, Đại hội VIII của Đảng (6/1996), tiếp tục khẳng định nhiệm vụ quốcphòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc là: “phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn

1 ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ , Nxb Sự thật, H, 1991, tr.16

Trang 8

dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và

an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trậnquốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhândân Bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củađất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ”2

Thực hiện ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hònggây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gâytổn hại cho công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đại hội VIII còn xác định

tư tưởng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hìnhmới là:

Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam làxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kết hợp quốcphòng và an ninh với kinh tế, gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ anninh, khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hai mặt đó trong nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp chặt chẽ hoạt độngquốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại Củng cố quốc phòng, giữvững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhànước và của toàn quân, toàn dân Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thốngchính trị để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng quân dội vàcông an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xâydựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận anninh nhân dân Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thể chế hoácác chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và anninh nhân dân Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với quân đội và công an và sự nghiệp củng cố quốc phòng và anninh

2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội VIII, Nxb CTQG, H 1996, tr 118.

Trang 9

Kế thừa tư duy mới và quan điểm về xây dựng, củng cố quốc phòng, anninh của các đại hội trước và yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng Việt Namtrong những năm đầu của thế kỷ XXI, Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001), tiếptục khẳng định vai trò vị trí quan trọng của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.Chủ trương tăng cường quốc phòng, an ninh, khẳng định tăng cường quốcphòng, an ninh là đòi hỏi khách quan trong tình hình mới Đại hội IX đã nêuthành các quan điểm cơ bản chỉ đạo quốc phòng an ninh sau:

Về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợiích quốc gia dân tộc”1

Theo quan điểm của Đảng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nội dungrất rộng: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội chính là bảo vệ thành quả to lớn củamấy thập kỷ đấu tranh hy sinh xương máu, gian khổ của nhân dân ta dưới sựlãnh đạo của Đảng Có bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững anninh quốc gia thì mới tạo sự ổn định hoà bình để phát triển Phải bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vì chỉ có Đảng, Nhà nước,mới đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, mới có chủ nghĩa xã hội Phảibảo vệ nhân dân vì Tổ quốc là Tổ quốc của nhân dân, không bảo vệ nhân dânthì không còn Tổ quốc Mặt khác, phải bảo vệ sự nghiệp đổi mới do Đảngkhởi xướng và những thành tựu quan trọng 15 năm đổi mới đã giành được.Một nội dung mới về mục tiêu bảo vệ được Đại hội IX bổ sung là “bảo

vệ lợi ích quốc gia dân tộc”, đấu tranh với mọi hành động đe doạ đến an ninh

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, H.2001, tr 39.

Trang 10

và lợi ích quốc gia dân tộc Không được hy sinh hoặc để tổn hại lợi ích quốcgia.

Về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Sứcmạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của

cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân vớisức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân”2, phát huy sức mạnh tổnghợp bảo vệ Tổ quốc, chính là tuân thủ quy luật được hình thành từ trong lịch sửdựng nước và giữ nước của ông cha ta trong thời đại mới Sức mạnh tổng hợpđược tạo thành bởi nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá trong đóđộng lực chính, sức mạnh giữ vai trò quyết định và được biểu hiện tập trung nhất

là sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Do vậy, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiếnlược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó sứcmạnh dân tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc Đồng thời, phải hết sức coi trọng khai thác phát huy sức mạnh thờiđại, kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc

Về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, Đại hội XIkhẳng định phải: “kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốcphòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội”1

Sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế là một yêu cầu kháchquan, đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống dựng và giữ nước của tổ tiên

2 ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr 117.

1,2, ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H 2001, tr 117.

Trang 11

ta, đúng với quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và thực tiễn tìnhhình cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay Mối quan hệ tất yếu đó khôngchỉ được khẳng định bằng quan điểm của Đảng, mà phải được biểu hiện trongcác chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể Hiệuquả của mọi hoạt động kinh tế phải được đánh giá bằng kết quả tổng hợp vềkinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh Mọi hoạt độngquốc phòng an ninh phải được đánh giá bằng hiệu quả răn đe, ngăn chặn, đậptan mọi âm mưu hành động chống phá của kẻ thù, giữ vững hoà bình ổn địnhtạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại,Đại hội IX khẳng định phải: “phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh vớihoạt động đối ngoại”2 Bởi phối hợp hài hoà giữa đối ngoại và an ninh, quốcphòng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi, một bài học thànhcông của cách mạng Việt Nam Việc phối hợp hoạt động đối ngoại và quốcphòng an ninh phải thực hiện trong mối liên hệ giữa hội nhập quốc tế và giữvững độc lập tự chủ, bản sắc dân tộc Đảng ta khẳng định: Thực hiện nhấtquán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạnghoá các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cácnước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển.Đồng thời, Đảng cũng khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là: tiếp tục giữ vữngmôi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh pháttriển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập, chủquyền quốc gia

Về tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnhthổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dântrong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt

Ngày đăng: 13/10/2016, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w