tóm tắt luận án giải pháp phát triển thị trường cá tra ở đồng bằng sông cửu long

35 474 1
tóm tắt luận án giải pháp phát triển thị trường cá tra ở đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VĂN THUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGs. Ts. VÕ THÀNH DANH Năm 2015 i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH ii Chương 1. GIỚI THIỆU - 1 - 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ - 1 - 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - 1 - 1.2.1. Mục tiêu chung - 1 - 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - 1 - 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - 1 - 1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - 1 - 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu - 1 - 1.4.2. Địa bàn nghiên cứu - 1 - 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc thị trường cá tra, cũng như những hoạt động và hiệu quả thị trường cá tra ở ĐBSCL. - 1 - 1.4.4. Chủ thể nghiên cứu là các hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra - 1 - Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - 2 - Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 3 - 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - 3 - 3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU - 4 - 3.2.1.Số liệu thứ cấp - 4 - 3.2.2.Số liệu sơ cấp - 4 - 3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - 5 - 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả - 5 - 3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá - 5 - 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) - 5 - 3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy bội - 5 - Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 6 - 4.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 6 - 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở ĐBSCL - 6 - 4.2.1. Thực trạng sản xuất - 6 - 4.2.2. Thực trạng chế biến và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL - 7 - 4.2.3. Những khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra - 7 - 4.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CÁ TRA - 7 - 4.3.1. Phân tích cấu trúc thị trường (S) - 7 - 4.3.2. Phân tích thực hiện thị trường (C) - 8 - 4.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường - 8 - 4.3.4. Kết luận kết quả phân tích - 9 - ii 4.4. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ NUÔI CÁ TRA - 10 - 4.4.1. Phân tích cấu trúc thị trường (S) - 10 - 4.4.2. Phân tích thực hiện thị trường (C) - 10 - 4.4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường - 11 - 4.4.4. Kết luận kết quả phân tích - 12 - 4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA - 13 - Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 15 - 5.1. KẾT LUẬN - 15 - 5.2. KIẾN NGHỊ - 15 - DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố mẫu điều tra trên địa bàn 5 tỉnh - 4 - DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Mô hình lý thuyết (Nguồn: Eleni, 2009) - 3 - Hình 4.3.1. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo S (chuẩn hóa) - 8 - Hình 4.3.2. Kết quả CFA (lần 1) của thang đo C (chuẩn hóa) - 8 - Hình 4.3.3. Mô hình SCP của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra - 10 - Hình 4.4.2. Kết quả CFA (lần 4) của thang đo S (chuẩn hóa) - 10 - Hình 4.4.3. Kết quả CFA (lần 3) của thang đo C (chuẩn hóa) - 11 - Hình 4.4.4. Mô hình SCP của các hộ nuôi cá tra - 13 - - 1 - Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành hàng cá tra được xem là một những ngành hàng thủy sản chủ lực của cả nước nói chung, và của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, do kim ngạch xuất khẩu của nó chiếm đến 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản [1]. Chính vì vậy, nghề nuôi cá tra cũng đã phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi năm 2013 đạt 5.950 ha, tăng hơn gấp đôi so với năm 2003 (2700 ha) [2]. EU và Bắc Mỹ là hai thị trường nhập khẩu cá tra phi lê lớn nhất, gần 50% về lượng và 50% về kim ngạch xuất khẩu [3]. Tuy nhiên, ngành hàng cá tra đang đối mặt với những khó khăn về vốn, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, cùng với những quy định ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu. Mặc dù các nhà chế biến và xuất khẩu cá tra đã có rất nhiều nỗ lực để mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau trên thế giới nhưng dường như họ vẫn đang vất vả và bị động trong việc đối phó với các rào cản thương mại. Nhìn chung, những thách thức nêu trên đã ít nhiều làm thay đổi cấu trúc và hoạt động thị trường của ngành, cũng như những thay đổi trong kết quả hoạt động của ngành là điều không thể tránh khỏi. Từ những bất cập như đã được nêu ở trên, nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” trở nên hết sức cần thiết nhằm để thúc đẩy cho ngành hàng này phát triển một cách ổn định và bền vững trong những năm sắp tới. Để đạt được những mong đợi này, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu dưới đây. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động của thị trường cá tra, nhằm thúc đẩy ngành hàng cá tra hoạt động có hiệu quả hơn ở ĐBSCL. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, những mục tiêu cụ thể sau đây được đặt ra: (i) phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của ngành nuôi cá tra ở ĐBSCL, (ii) phân tích cấu trúc thị trường cá tra ở ĐBSCL, (iii) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường của ngành hàng cá tra và (iv) đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả ngành hàng cá tra. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Cụ thể hóa các mục tiêu cụ thể trên, có 3 câu hỏi nghiên cứu sau cần được trả lời: 1) thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra của Việt Nam có được những thuận lợi và gặp phải những khó khăn gì?, (2) các chiến lược cạnh tranh trong thị trường cá tra là gì? và 3) những yếu tố tác động nào có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường ? 1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thị trường xuất khẩu cá tra phi lê của Việt Nam ở ĐBSCL, do cá tra ở ĐBSCL được tiêu thụ qua kênh xuất khẩu (trên 97%) [4]. Chỉ phân tích hai thị trường EU và Bắc Mỹ vì chiếm khoảng 50% trong tổng số. 1.4.2. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tại 5 tỉnh, thành phố đang có quy mô sản xuất cá tra lớn nhất của ĐBSCL là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long. Trong đó, diện tích chiếm khoảng 91%, sản lượng chiếm 92% tổng sản lượng cá tra của toàn vùng [4]. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc thị trường cá tra, cũng như những hoạt động và hiệu quả thị trường cá tra ở ĐBSCL. 1.4.4. Chủ thể nghiên cứu là các hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra - 2 - Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Mô hình cấu trúc, thực hiện và kết quả thực hiện thị trường SCP (Structure – Conduct – Performance) đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Mô hình SCP là một trong những khung tiếp cận chuẩn mực đã được áp dụng bởi nhiều Nhà nghiên cứu ở Nước ngoài trong nhiều lĩnh vực như: Gronhaug, 1984 [5], Craene, 1995 [6], Jasjko, 1999 [7] , Egdell, 2000 [8], Delome, 2002 [9] và Cabral, 2003 [10]. Những tác giả này đã đề cập đến những yếu tố cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến thực hiện và hiệu quả thị. Bên cạnh đó, những tác giả này cũng đề cập đến cấu tố thực hiện thị trường có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường. Cũng có nhiều Nhà nghiên cứu trong nước liên quan đến ngành hàng thủy sản nói chung và của sản phẩm cá tra nói riêng, sử dụng mô hình SCP. Điển hình như Lưu Tiến Thuận, 2005 [11], Nguyễn Phú Son, 2007 [12], Lê Xuân Sinh, 2007 [13], Võ Thị Thanh Lộc, 2009 [14], Nguyễn Tri Khiêm, 2010 [15], Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011 [16], Lê Văn Gia Nhỏ & Nguyễn Phú Son, 2011 [4], Lê Xuân Sinh, 2011 [17]. Mặc dù có những kết quả nghiên cứu khác nhau về tác động của cấu trúc thị trường đến thực hiện và hiệu quả thị trường, cũng như của các cấu tố thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trường, hoạt động thị trường và hiệu quả thị trường. Ngoài ra, có nhiều trục trặc thị trường trong quá trình hoạt động của các tác nhân trong chuỗi ngành hàng cá tra như: cạnh tranh, rào cản thương mại, chất lượng con giống thấp, giá cả đầu ra không ổn định, bội tín xảy ra trong quá trình thương mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ của các tác nhân cùng chức năng, nguy cơ ô nhiễm môi trường gia tăng cả trong khâu nuôi và chế biến, khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp và người nuôi còn nhiều hạn chế, hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm còn lỏng lẽo. Những vấn đề trên sẽ được xem xét trong nghiên cứu này. Qua lược khảo các tài liệu, từ phương pháp, mô hình, các nghiên cứu có liên quan đến thị trường thủy sản của Việt Nam, tác giả quyết định sử dụng mô hình SCP để thực hiện đề tài nghiên cứu này do (1) Mô hình SCP đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam; (2) Mô hình này phù hợp với điều kiện thị trường cá tra ở Việt Nam hiện nay; và (3) Mô hình này tương đối đơn giản để áp dụng so với các mô hình khác. Nghiên cứu cũng sẽ kết hợp với một số phân tích các chỉ tiêu tài chính để làm rõ về thị trường cá tra ở ĐBSCL. Do vậy, phương pháp tiếp cận chung của đề tài và các công cụ được sử dụng để phân tích sẽ được trình bày trong Chương 3 tiếp theo. - 3 - Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này sẽ áp dụng mô hình Cấu trúc – Thực hiện - Kết quả thị trường (SCP). Khung tiếp cận của nghiên cứu này dựa vào khung lý thuyết của Eleni (2009), được trình bày trong hình 3.1. Mô hình SCP có 9 nhân tố độc lập trong mô hình, mỗi nhân tố được đo lường bằng một số chỉ tiêu. Những nhân tố cơ bản gồm: hiệu quả sản phẩm (tạo ra được sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường-P 1 ); hiệu quả giá (người sản xuất và doanh nghiệp nhận được giá cả tốt hơn-P 2 ); cạnh tranh quốc tế (S 1 ); chính sách ngành thủy sản (S 2 ); chi phí (S 3 ); lợi thế cạnh tranh (S 4 ); Hình 3.1. Mô hình lý thuyết (Nguồn: Eleni, 2009) chiến lược kinh doanh (C 1 ); bảo đảm chất lượng (C 2 ) và chính sách nguyên liệu (C 3 ). Trong đó, hai nhân tố (P 1 và P 2 ) phản ảnh những cấu tố kết quả thực hiện thị trường, bốn nhân tố (S 1 -S 4 ) và ba nhân tố (C 1 -C 3 ) phản ảnh cấu trúc ngành và thực hiện thị trường. Các biến thành phần trong từng nhân tố được thể hiện trong phụ lục 3.4 và 3.5. Trong khung tiếp cận này, các nhân tố cấu trúc thị trường được giả định là đều có ảnh hưởng đến các nhân tố thực hiện thị trường. Trong đó, cạnh tranh quốc tế (S 1 ) được kỳ vọng là có ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp hoặc là trực tiếp đến hiệu quả sản phẩm (P 1 ). Ngoài ra, cạnh tranh quốc tế cũng kỳ vọng có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố thực hiện thị trường (C) như: chiến lược kinh doanh của người nuôi và doanh nghiệp (C 1 ); cạnh tranh quốc tế cũng có khả năng ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến hành vi sản xuất theo hướng bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra (C 2 ). Chính vì vậy, người sản xuất và doanh nghiệp phải quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, kể cả việc đảm bảo môi trường nuôi và chế biến tốt hơn; cạnh tranh quốc tế cũng có khả năng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nhà cung cấp và sử dụng nguyên liệu đầu vào có uy tín và có chất lượng hơn (C 3 ). Chính sách của Nhà nước liên quan đến việc khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp trang bị cơ sở hạ tầng để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, áp dụng quy trình sản Cấu trúc ngành Thực hiện thị trường Kết quả thị trường Cạnh tranh quốc tế (S 1 ) Chính sách ngành thủy sản (S 2 ) Chi phí (S 3 ) Lợi thế cạnh tranh (S 4 ) Chiến lược kinh doanh (C 1 ) Bảo đảm chất lượng sản phẩm (C 2 ) Sử dụng nguyên liệu đầu vào (C 3 ) Hiệu quả sản phẩm (P 1 ) Hiệu quả giá (P 2 ) - 4 - xuất, chế biến theo những tiêu chuẩn chất lượng, khuyến khích liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp, khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp sử dụng con giống sạch bệnh, cũng được giả định là có ảnh hưởng đến 3 biến thành phần (C) trên. Chi phí sản xuất và chế biến trong mô hình này (S 3 ) cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến các biến thành phần (C), do mỗi khi giá cả thức ăn thủy sản gia tăng, chất lượng con giống và cá tra nguyên liệu thấp, dịch bệnh trên cá gia tăng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và chế biến của người nuôi và doanh nghiệp. Ngoài ra, thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh, cũng như đầu tư cho việc chứng nhận, tái chứng nhận sản phẩm cũng được xem là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến các hoạt động thị trường của người nuôi và doanh nghiệp (C). Cuối cùng, những lợi thế cạnh tranh (S 4 ) như nhu cầu tiêu dùng cá tra phi lê Việt Nam gia tăng được giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động thị trường của người nuôi và doanh nghiệp. Ngoài ra, những rào cản thuế quan và phi thuế quan, tình trạng gia nhập ngành gia tăng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng được giả định là có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường của doanh nghiệp, và có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thị trường của người nuôi. Trong mô hình được đưa ra ở đây cũng kỳ vọng rằng: những hoạt động thị trường của người nuôi và doanh nghiệp (C) đều có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường về giá (P 2 ) và chất lượng sản phẩm (P 1 ). Tất cả các biến số này được đo lường thông qua việc sử dụng thang đo Likert. 3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.2.1.Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra; các niên giám thống kê; các báo cáo chính thức trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu ngành hàng cá tra; báo cáo chuyên ngành thủy sản, các văn kiện nghị định, thông tư… 3.2.2.Số liệu sơ cấp 3.2.2.1. Xác định cỡ mẫu điều tra Do hộ nuôi cá tra tại thời điểm nghiên cứu biến động rất lớn, cộng với việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên cỡ mẫu được chọn chỉ lấy được khoảng gần 9% tổng số hộ nuôi (3.033 hộ), tương ứng với 262 hộ, với mức sai số khoảng 6%. Cỡ mẫu được tính toán bằng công thức Slovin’s: n = N/(1+Ne 2 ) = 3.033(/1+3.033x0,06 2 ) = 262 hộ 3.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu - Bước 1: Chọn mẫu theo cụm (Cluster Sampling): xác định địa bàn xã và huyện trong 5 tỉnh lựa chọn có diện tích nuôi cá tra lớn trong tỉnh. Kế đó, lập danh sách các hộ nuôi ở các xã được lựa chọn. Trong mỗi tỉnh sẽ chọn ra các huyện đại diện (có diện tích nuôi lớn). Cơ cấu mẫu được thể hiện trongbảng 3.1. Bảng 3.1. Phân bố mẫu điều tra trên địa bàn 5 tỉnh Tỉnh Số quan sát Tỷ lệ (%) An Giang 70 27 Bến Tre 14 05 Cần Thơ 64 24 Vĩnh Long 59 23 Đồng Tháp 55 21 Tổng 262 100 - Bước 2: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, dùng hàm Random trên Excell, dựa vào danh sách hộ đã được lập chọn ra kích thước mẫu đã được xác định trong bước 1. Danh sách hộ được chọn phụ lục 3.3. 3.2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin * Phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất Hình thức lấy thông tin dựa vào phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi, sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc đã được chuẩn bị sẵn. - 5 - * Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu được lựa chọn dựa vào phương pháp liên kết chuỗi – xuất phát từ thông tin bán sản phẩm của các hộ nuôi. * Phỏng vấn sâu các tác nhân trong chuỗi sản xuất tiêu thụ cá tra Phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu các tác nhân tham gia trong chuỗi thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc đã soạn sẵn. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm cơ sở cung cấp cá giống, cửa hàng cung cấp vật tư, thức ăn và thuốc thủy sản, cán bộ quản lý thủy sản tại địa bàn nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy sản, thương lái thu mua. 3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích mục tiêu 1 và 2. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu thô, lập bảng phân phối tần số, phân tích tần số, số tương đối và chỉ số phát triển, số trung bình, trị số lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. 3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá - Thang đo SERVPERF là một biến thể của thang đo SERVQUAL được Cronin & Taylor (1992) giới thiệu, xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng. cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận (perception model). - Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha kiểm định này được sử dụng để loại bỏ các biến rác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy của các biến trong thang đo liên quan đến cấu trúc, thực hiện và hiệu quả thị trường của 2 tác nhân: người nuôi và doanh nghiệp, như đã được nêu trong Phụ lục 3.1 và 3.2, dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi biến đo lường. Các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Theo nhiều nhà nghiên cứu, một thang đo được xem là tốt khi hệ số này có giá trị trong khoảng 0,7-0,8. Theo Nulnally và Bernstein (1994) thì độ tin cậy của thang đo có thể chấp nhận được khi hệ số này lớn hơn hay bằng 0,6. - Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá cấu trúc, thực hiện và hiệu quả thị trường của 2 tác nhân: người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) Nếu như EFA được sử dụng để cấu thành các nhân tố có ý nghĩa hơn so với tập hợp các biến quan sát ban đầu, thì phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) được sử dụng ở đây để kiểm định các biến quan sát (measured variables) đại diện cho các nhân tố (constructs) tốt đến mức nào. Chính vì vậy CFA là bước tiếp theo của EFA. Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá hiệu quả thị trường của các hộ sản xuất cá tra và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu ở ĐBSCL. 3.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy bội Áp dụng phương pháp hồi quy bội nhằm để thỏa mãn mục tiêu 4. Phương pháp này được sử dụng gồm 3 bước: Bước 1: hồi quy tất cả các biến cấu trúc thị trường (S 1 đến S 4 ) có tác động gián tiếp lên biến kết quả thị trường (P 1 và P 2 ) và tất cả các biến thực hiện thị trường (C 5 đến C 7 ) có tác động trực tiếp - 6 - đến biến P 1 và P 2 . Phương trình hồi quy được sử dụng trong bước (sử dụng tiêu chuẩn bình phương tối thiểu- OLS) này có dạng: P h = a 0 + Sb i i i ∑ = 4 1 + Cc j j j ∑ = 3 1 + e (1) Trong đó: b i (i= 1,2,3,4) và c j (j=1,2,3) là những hệ số bêta được chuẩn hóa và e là sai số đo lường. P h là các chỉ tiêu hiệu quả thực hiện thị trường, S i là biến số cấu trúc thị trường thứ I, C j : biến số thực hiện thị trường thứ j, h = 1,2 (1: hiệu quả đa dạng sản phẩm; 2 hiệu quả giá). Theo sau đó, một loạt phương trình hồi quy bội được thực hiện dựa vào phương trình 1. Bước 2: Một số sự nối kết giữa các biến trong phương trình 1 có thể là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thông qua việc cải thiện mô hình, những nối kết này sẽ bị loại bỏ và hình thành một chuỗi phương trình hồi quy bội mới. Những phương trình hồi quy này được thể hiện dưới đây. Những phương trình này thể hiện những ảnh hưởng trực tiếp của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. C m = d 0 + S f i i i ∑ = 4 1 + C g j j j ∑ = 3 1 + e (m ≠j) (2) Trong đó, m = 1,2,3 và j = 1,2,3; C m và C j : Biến thực hiện thị trường thứ m S i : Biến cấu trúc thị trường thứ i f i và g j là hệ số bêta của các biến độc lập và e là sai số Bước 3: Thay thế kết quả đạt được ở phương trình (2) vào phương trình (1), chúng ta có kết quả cuối cùng. Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng cá tra. Về địa hình và thổ nhưỡng, ĐBSCL có được đất bãi bồi, cù lao ven sông Tiền, sông Hậu, cạnh sông hoặc nhánh sông lớn, có khả năng cấp thoát nước ngọt một cách thuận lợi; đất thịt, đất phù sa có khả năng giữ nước tốt và không có phèn tiềm tàng trong đất. Ngoài ra, nơi đây còn có điều kiện trao đổi nước tốt (dựa vào thủy triều); không bị ngập vào mùa mưa và thiếu nước cung cấp vào mùa khô; chất lượng nước tốt, ổn định, độ mặn trung bình trong năm dưới 4‰. Những địa phương phù hợp để phát triển ngành hàng này bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở ĐBSCL 4.2.1. Thực trạng sản xuất Năm 2008, do phát triển “nóng”, diện tích nuôi cá tra đạt cao nhất là 6.012 ha, sau đó liên tục giảm dần đến năm 2011 còn 4.951 ha. Năm 2012, thị trường xuất khẩu khôi phục, giá thu mua nguyên liệu tăng trở lại làm tăng diện tích nuôi đạt 5.469 ha. Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi ở ĐBSCL đạt 5.477 ha. Trong đó, 5 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bến Tre chiếm khoảng 5.000 ha (Phụ lục 1.1). Tính đến năm 2012, cá tra được tổ chức sản xuất theo 3 loại hình chính: nông hộ/trang trại là 48,7%; doanh nghiệp là 49,1%; và hợp tác xã (HTX) là 2,2% (Kết quả điều tra phương thức NTTS năm 2012). Đến năm 2013, hộ gia đình/trang trại giảm còn 36,2%; HTX chiếm 4,1% và doanh nghiệp tăng lên 59,7% (SNN&PTNT các tỉnh/thành, 2013). Điều đó cho thấy, sản xuất cá tra đòi hỏi vốn lớn, khi giá cả biến động bất lợi, các hộ nông dân và HTX khó duy trì được sản xuất và chuyển sang nuôi gia công hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp và những nhà đầu tư. Tổng sản lượng cá tra nuôi năm 2013 của ĐBSCL đạt trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng của 5 tỉnh trong vùng nghiên cứu chiếm khoảng 90%. - 7 - Qua kết quả khảo sát 262 hộ nuôi ở 5 tỉnh trong vùng nghiên cứu cho thấy lao động thuê mướn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong các hộ nuôi. Nguồn lực về đất đai và vốn sản xuất của các hộ nuôi còn nhiều hạn chế và do vậy, đặc trưng của ngành sản xuất này vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Đối với mùa vụ sản xuất cá tra diễn ra khá phức tạp. Những hộ nhỏ lẻ, không có sự thống nhất trong thời gian thả cũng như thời gian thu hoạch; còn đối với doanh nghiệp với quy mô lớn thì khi không tìm được đơn hàng thực sự lớn, vẫn phải thả xen kẽ giữa các ao với nhau. Hiện tại trên vùng nuôi ĐBSCL vẫn chưa có nhiều địa điểm cung cấp giống chính thức, người nuôi chưa thể phân biệt được con giống sạch hay không sạch bệnh. Phần lớn các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp (79%). Số hộ nuôi còn lại hoặc là sử dụng thức ăn tự chế hoặc sử dụng cả hai. Giá cả trung bình thức ăn tự chế chỉ bằng khoảng 3/4 giá thức ăn công nghiệp (8.500 đồng/kg so với 11.710 đồng/kg). Mức đầu tư bình quân cho nuôi cá tra là 450 triệu đồng/ha. Hiện tại xu hướng tiêu dùng trên thế giới đòi hỏi sản phẩm cá tra phải đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát chỉ có 19,8% số hộ đang nuôi theo một hoặc nhiều tiêu chuẩn nuôi khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn VietGap được áp dụng nhiều nhất. Kế đó là các tiêu chuẩn BMP, GlobalGap, ASC và BAP. 4.2.2. Thực trạng chế biến và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL Trong năm 2012 sản lượng cá tra phi lê xuất khẩu giảm 2,3% tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản của ngành so với năm 2011[18]. Tính đến hết tháng 11 năm 2012 mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm xuất khẩu chính của ngành là tôm và cá tra lần lượt giảm 5,2% và 5,4%. Kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm này chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Đối với ngành hàng cá tra, trong năm 2013 có 3 công ty đứng đầu xuất khẩu chiếm 33,6% thị phần của 20 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra hàng đầu của cả nước. Điều này cho thấy, ngành hàng cá tra có mức độ cạnh tranh trung bình. 4.2.3. Những khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra Trong quá trình sản xuất cá tra nguyên liệu các doanh nghiệp/hộ nuôi đã trải qua nhiều khó khăn như: giá cả đầu ra không ổn định, giá cả thức ăn cho cá gia tăng, chất lượng con giống thấp, dịch bệnh trên cá, cũng như thiếu vốn cho sản xuất. Trong quá trình chế biến và xuất khẩu, các doanh nghiệp gặp phải khó khăn lớn nhất là biến động giá cá tra nguyên liệu nội địa. Tóm lại, tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2012 có chiều hướng sụt giảm từ đầu năm 2012 về kim ngạch xuất khẩu, từ mức 2,8 USD/kg vào đầu tháng 01 còn 2,4 USD/kg, cũng như so với năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do cuộc khủng hoảng kinh tế tại hai thị trường lớn Bắc Mỹ và EU trong năm 2012. 4.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CÁ TRA 4.3.1. Phân tích cấu trúc thị trường (S) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố thành phần của S được đưa vào mô hình bao gồm: (1) Cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước; (2) Những chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việc người nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng và liên kết với doanh nghiệp; (3) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và (4) Rào cản kỹ thuật. Trong đó, nhóm 1 có 4 biến; Nhóm 2 có 3 biến; Nhóm 3 có 3 biến và nhóm 4 có 2 biến. Các nhóm nhân tố này được thể hiện trong hình 4.3.1. [...]... 4.3.3 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường 4.3.3.1 Hồi quy biến kết quả thực hiện thị trường (P) lên biến cấu trúc thị trường (S) và thực hiện thị trường (C) Thang đo các biến kết quả thực hiện thị trường của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra (P1 và P2) đối với các biến cấu trúc thị trường (S) và thực hiện thị trường (C) được xác... 4.4.3 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường 4.4.3.1 Hồi quy biến kết quả thực hiện thị trường (P) lên biến cấu trúc thị trường (S) và thực hiện thị trường (C) Thang đo các biến kết quả thực hiện thị trường của các hộ nuôi cá tra (P1 và P2) đối với các biến S và C được xác định lại gồm 5 biến thành phần S: (S1) Cạnh tranh quốc tế, (S2)... ngành hàng cá tra có vị trí nhất định so với các áp lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh 4.5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Như đã được phân tích trong mục 4.3 và 4.4, cả doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người nuôi cá tra đều không đạt được hiệu quả thị trường về mặt giá cả, do người mua nước ngoài là người quyết định giá hoàn toàn Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên được đề xuất ở đây là cần... Phát triển Nông thôn, 2013 PHỤ LỤC 3.4 CÁC BIẾN THÀNH PHẦN TRONG TỪNG NHÂN TỐ ĐỐI VỚI HỘ NUÔI Cạnh tranh quốc tế 1.Sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến chính sách thủy sản chung đối với người nuôi 2.Sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất sản phẩm đối với người nuôi 3.Sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu cá tra. .. uy tín Điều đáng ngạc nhiên ở đây là, việc tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm không có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thị trường về sản phẩm Nó chỉ có ảnh hưởng đến hiệu quả này một cách gián tiếp đến hiệu quả thị trường về sản phẩm thông qua thay đổi nhận thức kinh doanh và việc bảo vệ môi trường Giống như các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, với những nỗ lực hoạt động thị trường của... trúc thị trường cá tra, cũng như từ những nỗ lực thực thị trường của người nuôi cá tra Nguyên nhân do giá cả thị trường phần lớn do các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra quyết định Những doanh nghiệp này cũng lệ thuộc hoàn toàn việc quyết định giá của người mua nước ngoài Các doanh nghiệp chỉ có thể định giá trên từng đơn hàng có được từ những hợp đồng mua bán với người mua nhập khẩu - Mô hình ở. .. 26, tháng 5+ 6/2009, trang 32-42 [15] Khiem.N.T 2010 Upgrading small-holders in the Vietnamese Pangasius Value Chain [16] Khoi.L.N.D and Son.N.P 2011 Relationship quality in fish value chain: Buyer-Supplier management in the pangasius industry, Vietnam [17] Sinh 2011 Chuỗi giá trị cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số tháng 07/2011 Bộ Nông nghiệp & Phát triển. .. ngang giữa các hộ nuôi không chỉ dừng lại ở phạm vi một tổ chức kinh tế hợp tác, mà còn mở rộng sự liên kết giữa các tỉnh có nuôi cá tra với nhau – liên kết vùng Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ của Hiệp hội Cá tra và Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn các tỉnh trong việc thành lập các tổ chức kinh tế hợp tác và xây dựng kế hoạch sản xuất chung cho vùng, trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu của các doanh... hưởng đến việc sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng đối với người nuôi 4.Sự cạnh tranh về quảng bá sản phẩm từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến chính sách thủy sản chung đối với người nuôi 5.Sự cạnh tranh về quảng bá sản phẩm từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất sản phẩm đối với người nuôi 6.Sự cạnh tranh về quản bá sản phẩm từ các nước xuất khẩu cá tra. .. chuẩn dư lượng kháng sinh/vi khuẩn Giá bán sản phẩm 1 Mức độ giá bán đạt được 2 Mức độ chênh lệch với giá thành PHỤ LỤC 3.5 CÁC BIẾN THÀNH PHẦN TRONG NHÂN TỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Cạnh tranh quốc tế 1.Sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến chính sách thủy sản chung đối với người nuôi 2.Sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu cá tra khác có ảnh hưởng đến việc bảo đảm . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VĂN THUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH. ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường đến hiệu quả thị trường - 11 - 4.4.4. Kết luận kết quả phân tích - 12 - 4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁ TRA -. của ngành là điều không thể tránh khỏi. Từ những bất cập như đã được nêu ở trên, nghiên cứu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long trở nên hết sức cần thiết nhằm

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan