1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG ô NHIỄM đất ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG và các BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

24 1,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 574,34 KB

Nội dung

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập phèn đặc sắc rộng khoảng 360.996ha, là nơi còn lưu giữ và bảo tồn nguồn động, thực vật quý hiếm của rừngngập mặn nhiệt đới;

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC BIỆN

Các nhà khoa học của thế giới cũng như của Việt Nam đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất cũng đang là 1 vấn đề đáng báo động ô nhiễm đất gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản rồi thông qua các sản phẩm nông nghiệp như lương thực, rau quả…mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Ngày nay khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ, mức độ sử dụng đất tăng lên rất cao, trong khi đó các biện pháp bảo vệ đất chưa được chú ý dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất ở 1 số địa phương, 1 số vùng xảy ra vô cùng nghiêm trọng trong đó phải kể đến Đồng Bằng sông Cửu Long

II Ý nghĩa.

Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm đất, thực trạng ô nhiễm đất ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, xem xét các biện pháp được đưa ra để giải quyết tình trạng ô nhiễm của chính quyền các địa phương thuộc khu vực này và đưa

ra được các biện pháp của mình để cải thiện tình hình ô nhiễm đất tại đây

B NỘI DUNG.

I Đặc điểm khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.

Trang 2

1 Điều kiện tự nhiên

 Điều kiện tự nhiên

Trang 3

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập phèn đặc sắc rộng khoảng 360.996ha, là nơi còn lưu giữ và bảo tồn nguồn động, thực vật quý hiếm của rừngngập mặn nhiệt đới; đồng thời tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, môi trường độc đáo phục vụ cho nghiên cứu khoa học và du lịch.

Với bờ biển dài trên 700km, ôm một vùng lãnh hải rộng khoảng 360.000km2, gần 50 đảolớn nhỏ (Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Hòn Khoai…) và các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu, Mã Lai… giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, chứa hàng tỉ tấn dầu khí cùng những đặc quyền kinh tế khác rất thuận lợi cho kinh tế biển và giao thương kinh tế quốc tế Đồng thời, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng có biên giới đất liền giáp Campuchia dài khoảng 339,82km qua 4 tỉnh của Việt Nam (Long An, Đồng Tháp,

An Giang, Kiên Giang) và 5 tỉnh của Campuchia, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh

Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa, bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông, biển đã hình thành những khu đất phù sa phì nhiêu dọc ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm ngập mặn trũng thấp, như: vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên –

Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau

Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 ( ) cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh vào khoảng 3m đến 4m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979) ( ), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc

đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp) và cây mắm

Trang 4

(Avicennia sp) Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệulắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, rồi những đầm lầy biển được hình thành Tại vùng này, khoảng 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).

Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng hầu như không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L J và những người khác, 1982) ( ) Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những dãy cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông CửuLong Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988) ( )

Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường vùng đầm lầy biển, thựcvật chịu mặn mọc dầy đặc (Rhizophora sp, Avicinnia sp) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp) và những loài thực thựcvật hoang dại khác (Fimbristylis sp, Cyperus sp) Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L J

và những người khác, 1989)

Sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ, lượng nước cung cấp trung bình hàng năm khoảng 4.000 tỷ m³ và khoảng 100 triệu tấn phù sa (Morgan F R., 1961); những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985) Những vật liệu sông được lắng

tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3m đến 4m, một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất và không gian vùng (Pons L J và csv, 1982) Các con sông được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961) Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởimột tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp, châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong Kết quả

là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng (Moormann và Pons, 1974)

2 Điều kiện kinh tế xã hội.

Trang 5

ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương

(Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, BếnTre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.Dân số: đến năm 2004 dân số toàn vùng đạt trên 17,076 triệu người, mật độ dân

số: tỷ lệ nữ giới chiếm 51,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 18,17% Theothống kê về lao động việc làm, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên năm 2004 trong khu vực I chiếm 60,13%, KV II chiếm 13,11% và KV III

chiếm 26,76%

Kinh tế các tỉnh vùng ĐBSCL phát triển nhanh và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tổ chức huy động tốt các nguồn lực đầu tư; môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét

Nông, lâm, nghiệp phát triển khá ổn định và toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, thủy sản, trái cây), thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủysản cả nước

Công nghiệp được chú trọng phát triển, đi dần vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản, bước đầu tập trung đầu tư phát huy lợi thế về công

nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí Các địa phương có lợi thế phát triển công nghiệp trong vùng được Trung ương tập trung đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp then chốt như: khí, điện, đạm, hóa chất Nhiều tỉnh, thành đã tập trung quy hoạch

và xây dựng các khu, cụm công nghiệp Ngành công nghiệp chế biến thủy sản, điện, khí

là ngành có giá trị sản xuất lớn của vùng với việc đầu tư phát triển các nhà máy phát điện

từ khí, chế biến sau khí như Trung tâm khí – điện – đạm Cà Mau, Trung tâm nhiệt điện ÔMôn (Cần Thơ), đã khởi công xây dựng nhà máy điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), Nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), cơ sở hạ tầng Trung tâm nhiệt điện Sông Hậu (Hậu Giang), đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn (TP Cần Thơ)

Thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và đời sống nhân dân Hoạt động xúc tiến thương mại giữa các tỉnh của ta và các nước ngày càng pháttriển Về du lịch, các địa phương đã chú ý phát huy tiềm năng, thế mạnh, liên kết chặt chẽvới thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc khai thác, phát huy lợi thế vị trí địa lý vùng sông nước, phát triển ngày càng đa dạng và phong phú các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn; đầu tư tạo ra nhiều điểm du lịch mới Các điểm du lịch tại đất mũi Cà Mau, du lịch biển ở Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, du lịch sinh thái Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang; du lich di tích văn hóa ở An Giang và du lịch biển đảo Phú Quốc…

Kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư, hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến mạnh

mẽ, gắn kết với thủy lợi; toàn vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân

cư và nhà ở vùng ngập lũ, các đô thị được đầu tư, nâng cấp Hệ thống giao thông rộng

Trang 6

khắp, toàn vùng có trên 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài hơn 2.500 km, gần 70 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa, hệ thống giao thông nông thôn đã được cải thiện đáng kể, các địa phương đã mở mới 9.117 km, nâng cấp 23.218 km đường các loại, xây dựng 11.453 cầu (trong đó có cầu Cần Thơ, Rạch Miễu, Hàm Luông), khánh thành sân bay Cần Thơ, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.

=>Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội

II Thực trạng ô nhiễm đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

1 Một số khái niệm liên quan.

Nếu theo nguồn gốc phát sinh thì có:

 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạtÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệpÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp

Nếu theo nhân gây ô nhiễm thì có :tác

 Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạtthải sinh hoạt và công nghiệp

 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ônhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làmsạch của đất

1.2 Khả năng tự làm sạch của đất.

Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số

cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ cácchất độc hại cho đất Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:

 Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khảnăng tự làm sạch cao

 Đất nhiều mùn, nhiều acid humicÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thìÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạtkhả năng tự làm sạch tốt hơn

 Sự thoát nước và giữ ẩmÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Cấu trúc đất tốt.Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

Trang 7

 Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chấtÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạtđộc chất ô nhiễm nhanh chóng.

 Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phènÔ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trường

nước và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệdiện tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trườngkhác không có Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môi

trường đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khírất nhanh

 Tính chất hóa học: độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hàm lượng muối

 Tính chất vật lý: độ rỗng giữa các hạt đất, hạt kết bền trong đất, khả năng giữ ẩm

 Tính chất sinh học: lượng và loại chất hữu cơ, số lượng và loại hình, chức năng của các vi sinh vật; hoạt tính sinh học trong đất và hoạt động của enzym

 Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ

 Nước: chất lượng nước mặt và nước ngầm

Đặc tính một số loại đất xấu

Khảo sát các hộ nông dân nhiều năm canh tác trên một diện tích đất nhất định, họ

đã mô tả về chất lượng đất tốt nếu đất có tầng đất mặt sâu và màu sẫm, đất tơi xốp, dễlàm đất, đất ẩm và phơi nhanh khô, chứa nhiều mùn (chất hữu cơ), ít bị xói mòn và cóthể có nhiều động vật như giun Trong đất, giun chiếm tỉ lệ trọng lượng lớn và số

lượng nhiều nhất Trong quá trình sống giun đào đất và lấy xác bã lá mục, cây mục

Trang 8

làm thức ăn để bài tiết ra lượng mùn tới 50-380 tấn/ha/năm Quá trình này biến các

chất hữu cơ phức tạp thành mùn, trong chất thải của giun có chứa N, K, P làm giàu cho đất

2 Thực trạng ô nhiễm đất.

Hiện nay môi trường đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng đáng

lo ngại, đó là:

Chế độ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp,

An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long kéo dài từ tháng 7 đến

tháng 12 hàng năm Ngập lũ ở sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và

đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư

Chế độ ngập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều trên biển

Đông và chế độ nhật triều biển Tây vịnh Thái Lan, tập trung ở các tỉnh Kiên Giang,

Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang với tổng diện tích

khoảng 1,4-1,5 triệu ha Những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu canh tácnông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn đã làm cho diễn biến

xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, tạo nên các áp lực mới đối với hệ canh tác

nước ngọt ở khu vực ĐBSCL

Đặc biệt ĐBSCL còn có vùng đất phèn khá lớn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ

giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau với diện tích khoảng 1,5 triệu ha Tác động củacác hoạt động canh tác nông-lâm-ngư đã diễn ra quá trình lan truyền phèn có tác

động đến môi trường đất và nước

Trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư chiếm 48%,

khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; khu vực dịch vụ chiếm 30% Điều đócho thấy kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, trong đó trạngthái và chất lượng môi trường nước, môi trường đất và các hệ sinh thái có tính chất

quyết định đến các chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông- lâm- ngư Là vùngsản xuất nông nghiệp lớn nhất toàn quốc, thế nhưng, ĐBSCL lại đang phải đối mặt

với một số vấn đề môi trường cần giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững

trong khu vực

Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công

nghiệp, đô thị hóa làm biến đổi đất, suy thoái đất gây ô nhiễm môi trường Diện

tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006

đã là 699.200 ha, với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.171.001 tấn, chiếm trên

70% sản lượng nuôi trồng và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả

nước Diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: Năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm

2006 là 3.773.200 ha (trồng lúa mùa, lúa đông xuân và lúa hè thu)

Các hệ sinh thái đất ngập nước bị tác động cả về quy mô và chất lượng các hệ

sinh thái trong khu vực Sự cố cá chết hàng loạt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,tôm chết kéo dài ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng gây thiệt hại kinh tếlớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở đây Tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồngthủy sản ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m3/năm Đặc biệt, trong nông nghiệp hàng năm

Trang 9

sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật vàcác chế phẩm nuôi trồng thủy sản gây tác động nhiều mặt tới môi trường và sức

khỏe con người

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã bị suy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi

trồng thủy sản Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ còn khoảng

356.200 ha - trong đó, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừngtrồng tái sinh Tại vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất

nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinh sống Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây đã bị suygiảm nghiêm trọng

Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%) Trong

đó, khoảng 886.000 ha đất thuần phèn và 658.000 ha đất phèn mặn Đất phèn

tiềm tàng có diện tích 613.000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợinên thích hợp với lúa nước Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụngcho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang Đất phèn hoạt động tập

trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tíchđược sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang Đất phènmặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm vàphần còn lại chưa được sử dụng Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ýđối với nước mặt ĐBSCL

ĐBSCL có khoảng 790.000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự

nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM Trong

đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100.000 ha (đều đã được sử dụng cho nông

nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520.000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng

và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170.000 ha (34% cho

rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang) Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa pháttriển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha Nếu tính với độ mặn0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộnghơn Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nêndiện tích bị ảnh 1,5 triệu ha Tuy nhiên ranh giới hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ cònkhoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại

có xu thế gia tăng

 Vấn đề sử dụng đất ở ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của cácnhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tácđộng đó (đồng bằng phù sa ở rìa)

Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước

biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũngrộng lớn Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là nhữngvũng nước tù đứt đoạn Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác

nhiều

Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng

biển Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm

Trang 10

dần vào trong đất Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải,

trên bề mặt đồng bằng cao 1 – 2m còn có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa

và các bãi bồi trên sông

 Thực trạng đất trồng lúa

Năng suất lúa trên đất phèn ở đồng bằng cao, ngang bằng các nước có trình độ

thâm canh nông nghiệp cao (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) Sản lượng thóc trong

12 năm tăng từ 9,5 triệu tấn lên 17,5 triệu tấn Bên cạnh đó, để phù hợp với điều kiệnsinh thái, tăng khả năng thâm canh và cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh

Nhiều diện tích trước đây trồng lúa không đạt hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủysản đạt hiệu quả cao hơn với mô hình như: lúa và cá, lúa và tôm nước ngọt, cây

ăn quả…

Ở vùng ngập sâu, không thích hợp với cây lúa, đã được thế chỗ bằng cây tràm, kết

hợp với nuôi trồng thủy sản tự nhiên và dự trữ điều tiết nước Ở vùng đất ngập nôngthích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, đem lại hiệu quả kinh tếcao hơn trồng lúa

Với diện tích đất trồng lúa mỗi năm bị mất lên đến hơn 50.000 ha, trong khi đó về

lâu dài nguy cơ giảm tích đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùngven biển rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng do ảnh hưởng của sựbiến đổi khí hậu toàn cầu, làm diện tích đất trồng lúa bị ngập mặn tới 70-80% nếu

mực nước biển dâng cao thêm 1m Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp ởđồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị thu hẹp dần, thay vào đó là các khu công

nghiệp, khu đô thị và dân cư mới Một ví dụ cụ thể đối với tỉnh Cà Mau, năm 2000

toàn tỉnh có hơn 200.000 ha đất trồng lúa nhưng hiện tại chỉ còn trên 80.000 ha do

chuyển đổi sang đất xây dựng và các mục đích khác

Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao

hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam.

1 Nguyên nhân ô nhiễm.

Trang 11

1.1 Ô nhiễm tự nhiên.

1.1.1 Nhiễm phèn và nhiễm mặn.

Diện tích 1.600.263 ha, là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phức tạp nhất ở

đồng bằng sông Cửu Long Đất phèn phân bố ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giácLong Xuyên và bán đảo Cà Mau Vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hìnhthành từ trầm tích sét nặng có độ thấm cao, khi bị oxy hóa dễ dàng xuất hiện khoángJarosite ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc hình thành

và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực Đất phèn vùng bán đảo

Cà Mau hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầmtích sông mỏng bên trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặnvào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch

1.1.1.1 Nhiễm phèn.

Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ đểtạo thành acid H2SO4, chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-; hay cũng có thề do nướcphèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho MTST đất Quá trình thứ nhất gọi là quá trìnhphèn hóa (sulphate acidification) và quá trình thứ hai là quá trình nhễm phèn

(contamination of acid sulphate) Dù nguyên nhân nào thì trong dung dịch đất, lượngđộc chất Al3+, Fe2+, SO42-rất cao và pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi vàđiệm của môi trường đất bị phá vỡ, không thể tự làm sạch được nửa, nên cả môi

trường bị ô nhiễm nặng

Môi trường đất chỉ được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường pH<5

trong đó Al3+ >130 ppm, Fe2+ >300 ppm và SO42->0.1% Cây trồng và vật nuôi cũngnhư con người bị ảnh hưởng trầm trọng

1.1.1.2 Đất mặn.

Ô nhiễm mặn chỉ có thể do mặn muối hoặc mặn kiềm mặn do kiềm ít xảy ra màchủ yếu do mặn muối từ nước biển trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2,CaSO4,MgCl2, NaHCO3; vùng trũng nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu làNaCl

Môi trường đất được xem là ô nhiểm mặn khi nồng độ tổng số muối tan >0,3%,

trong đó muối Cl- >0,15% và Na+ có hàm lượng trên 10 mEq/100gr, sau 24 giờ bịngập nước mặn và bị bốc mặn lên mặt

Các yếu tố tự nhiên gây nhiễm phèn và nhiễm mặn ở ĐBSCL:

Lịch sử hình thành đất ở ĐBSCL (tiềm năng sẵn có)

Khí hậu:

Sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô

trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long

Điều đáng chú ý là ở ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh thứ nhất, vào các tháng 6 - 7 vàđỉnh thứ hai vào các tháng 9 - 10 Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảytràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chấttrong đất gây ô nhiễm Ở các vùng đất có sự hiện diện của phèn tiềm tàng (lớp pyrite),

do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi chophèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite) Nước mưa đầu mưa hòa tan

Trang 12

phèn làm độ pH của nước kinh rạch hạ thấp Giữa hai đỉnh mưa, có một thời kỳ khô hạn ngắn, trong dân gian gọi là Hạn Bà Chằn, kéo dài khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7

đến đầu tháng 8, nguyên nhân là do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao.Vào cuối mùa mưa là thời kỳ lũ lụt tràn về hằng năm, mưa lớn vào tháng 9, tháng 10

Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạtGió:

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp

nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10) Mùa nắng gió mùaĐông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri -Mông Cổ di chuyển xuống Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 - 3,3m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 - 2 m/s Khoảng tháng 12 là giai đoạnchuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chảy sông Cửu long (hướng Tây Bắc - ĐôngNam) đẩy nước mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăntrong sản xuất nông nghiệp

Chế độ thủy văn:

Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy

văn vùng ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và cácyếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối

Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa Thủy triều ở

biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng

Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá lớn,

về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống

sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển

Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm

dần khi truyền sâu vào đất liền Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệthống sông rất lớn So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sôngCửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km Nguyên nhân chính do sự tiết giảm biên độtruyền triều là do ảnh hưởng của lực ma sát dòng chảy với địa hình tự nhiên của dòngsông, các chướng ngại vật trên đường đi và cả ảnh hưởng của áp lực gió trên bề mặtdòng sông

1.1.2 Gley hóa

Quá trình gley hóa trong môi trường đất là quá trình phân giả chất hữu cơ trong điềukiện ngập nước, yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác bã sinh vật, sản sinh ra nhiều chất độcdưới dạng CH4, H2S, N2O, CO2, FeS…đó là những chất gây độc cho sinh thái môi

trường nói chung

1.2 Ô nhiễm nhân tạo

1.2.1 Tàn tích chiến tranh

Từ năm 1961-1972 quân đội Mỹ đã tiến hành rãi trên 76,9 triệu lít chất diệt cỏ và

phát quang xuống một diện tích bằng 24-27% tổng diện tích lãnh thổ Nam ViệtNam

mà trong đó chủ yếu là Chất độc màu da cam là các chất có chứ thành phần Dioxin.Hệsinh thái rùng ngập nước ở khu vực Tây Nam Bộ (rừng Tràm và rừng ngập mặn) đã bịtàn phá rất nặng nề trong những năm chiến tranh Diện tich rừng ngập mặn đã bị tànphá với trên 13.520 ha.Hậu quả của chiến tranh hóa học ngoài việc gây thiệt hại trựctiêp cho con người và tài nguyên môi trường, còn gây hậu quả cho nhiều thế hệ nối

Ngày đăng: 25/04/2016, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w