1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG CÔNG tác KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN, tổ CHỨC ĐẢNG có dấu HIỆU VI PHẠM của ủy BAN KIỂM TRA các cấp ở ĐẢNG bộ THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn HIỆN NAY

105 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 661,5 KB

Nội dung

Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng của công tác XDĐ, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được xác định đúng và chấp hành triệt để, đồng thời là biện pháp hữu hiệu khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, giữ nghiêm kỷ luật Đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCĐ. Kiểm tra TCĐ cấp dưới, đảng viên khi có DHVP nhằm kết luận rõ đúng sai, xác định rõ vi phạm (nếu có) cuả TCĐ, đảng viên để xem xét, xử lý kịp thời, giữa nghiêm kỷ luật của đảng, giúp TCĐ, đảng viên được kiểm tra thấy rõ ưu điểm để phát huy, khuyết điểm vi phạm để có biện pháp khắc phục, sửa chữa; giúp TCĐ quản lý đảng viên được kiểm tra thấy rõ trách nhiệm của mình, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục và KT, GS đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng TCĐ TSVM, xây dựng đơn vị VMTD.

Trang 1

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu NLLĐ, SCĐ

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN, TỔ CHỨC ĐẢNG

CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH

1.1 Công tác KTĐV, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm và

những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác KTĐV, tổchức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra cáccấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng 131.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm tiến

hành công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấuhiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN, TỔ CHỨC ĐẢNG CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng

cường nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đảng viên,

tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tracác cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong giai

2.2 Những giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng công

tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu viphạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ thànhphố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay 58

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quantrọng của công tác XDĐ, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng được xác định đúng và chấp hành triệt để, đồng thời là biện pháp hữuhiệu khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, giữ nghiêm kỷ luật Đảng; nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐcủa TCĐ Kiểm tra TCĐ cấp dưới, đảng viên khi có DHVP nhằm kết luận rõđúng sai, xác định rõ vi phạm (nếu có) cuả TCĐ, đảng viên để xem xét, xử lýkịp thời, giữa nghiêm kỷ luật của đảng, giúp TCĐ, đảng viên được kiểm trathấy rõ ưu điểm để phát huy, khuyết điểm vi phạm để có biện pháp khắc phục,sửa chữa; giúp TCĐ quản lý đảng viên được kiểm tra thấy rõ trách nhiệm củamình, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục và KT, GS đảngviên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng TCĐTSVM, xây dựng đơn vị VMTD

Thực tiễn hơn 80 năm xây dựng và hoạt động của Đảng ta đã khẳngđịnh: Công tác KT, GS có vai trò hết sức quan trọng trong công tác XDĐ.Thông qua việc thường xuyên KT, GS khâu tổ chức thực hiện các nghị quyết,quyết định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát huy ưuđiểm, phòng ngừa khắc phục sai lầm, khuyết điểm; KT, GS công tác, năng lực

và phẩm chất của cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng TCĐ, cơ quan Nhà nước

và đội ngũ cán bộ ngày càng TSVM Tại Hội nghị lần thứ 3 (khoá XI), BCHTrung ương tiếp tục nhấn mạnh: KT, GS là những chức năng lãnh đạo củaĐảng, lãnh đạo mà không KT, GS coi như không lãnh đạo và chuyển thẩmquyền ban hành hướng dẫn về công tác KT GS do BCH Trung ương quyếtđịnh (trước đây Bộ Chính trị quyết định)

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác KTĐV, TCĐ có DHVP đốivới việc nâng cao NLLĐ, SCĐ của cấp ủy, TCĐ Những năm qua cấp uỷ,BTV các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạocác đảng uỷ, UBKT các cấp quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm

Trang 4

các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng về công tác KT, GS nói chung vàKTĐV, TCĐ có DHVP nói riêng Dưới sự, lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ,UBKT các cấp, công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của các đảng uỷ trực thuộcThành ủy Hải Phòng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, tiến bộtích cực, ngày càng đi vào nền nếp, trực tiếp góp phần xây dựng TCĐ TSVM,đơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trước yêucầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác XDĐ,trên thực tế công tác KTĐV, TCĐ có DHVP là một vấn đề hết sức khó khăn,nhạy cảm nên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã bộc lộkhông ít hạn chế, bất cập cả về mặt nhận thức, trách nhiệm và nội dung, hìnhthức, cách thức tiến hành NLLĐ, SCĐ của một số đảng uỷ, UBKT còn cónhững hạn chế; chất lượng, hiệu quả công tác KTĐV, TCĐ có DHVP củaUBKT các cấp chưa cao; vẫn còn không ít đảng viên, TCĐ vi phạm kỷ luậtĐảng, pháp luật Nhà nước…

Ủy ban kiểm tra các cấp đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùngcấp; chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấptham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, tổ chức thực hiện công táckiểm tra, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật và giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luậtđảng theo Điều 32, Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ kết luậncác cuộc kiểm tra, đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công táckiểm tra, giám sát; hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùngcấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc cấp ủy, hướng dẫn cấp ủy, tổ chứcđảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toàn ủy ban kiểmtra, tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra

Để xây dựng cấp ủy, TCĐ các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải PhòngTSVM, có NLLĐ, SCĐ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng, an ninh … và khắc phục những hạn chế, khuyết điểmtrong công tác xây Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, vấn

Trang 5

đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay là nghiên cứu tìm ra giải phápnâng cao chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp Vì

vậy, đề tài: “Chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu

vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp ở Đảng bộ Thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sĩ là vấn đề cơ bản, có ý

nghĩa cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu của nhiềunhà khoa học, cán bộ giảng dạy trong các học viện, nhà trường về công táckiểm tra, giám sát nói chung và CTKT đảng viên, TCĐ có DHVP nói riêng

* Nhóm công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm.

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong đảng

bộ khối các cơ quan Trung ương”, Trương Tấn Sang, Tạp chí Kiểm tra, số 5

năm 2009 Tác giả chỉ rõ: để làm tốt công tác KT, GS, trong chương trình, kếhoạch KT, GS của cấp uỷ, UBKT các cấp phải có trọng tâm, trọng điểm, sátvới đặc điểm tình hình của các cơ quan, cần tập trung vào các lĩnh vực, địabàn dễ phát sinh vi phạm Qua KT, GS kịp thời phát huy ưu điểm, uốn nắn,khắc phục thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên từ khi mới manh nha

để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra vi phạm kéo dài ảnhhưởng đến tình hình nội bộ trong các cơ quan, đơn vị

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra,

giám sát ở đảng bộ cơ sở trong quân đội hiện nay”, Bùi Quang Cường, Tạp

chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5 (117), năm 2009 Tác giả đãluận giải khái quát vị trí, tầm quan trọng của công tác KT, GS ở đảng bộ cơ

sở trong quân đội, những ưu điểm và khuyết điểm, hạn chế của công tác

KT, GS ở đảng bộ cơ sở trong quân đội theo tinh thần Nghị quyết 147- NQ/

ĐU và chỉ thị 316/CT của Đảng uỷ Quân sự Trung ương Chỉ rõ nguyênnhân chủ yếu của những hạn chế, khuyết điểm và đưa ra năm giải pháp cơ

Trang 6

bản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS ở cácđảng bộ cơ sở trong quân đội hiện nay.

“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các TCCSĐ Trường sĩ quan

chỉ huy kỹ thuật Thông tin”, Lê Văn Cơ, Luận văn Thạc sĩ XDĐ, Học viện

Chính trị quân sự, năm 2003 Sau khi phân tích vai trò ý nghĩa tác dụng củacông tác kiểm tra của đảng; vai trò công tác kiểm tra và trách nhiệm của đảng

uỷ cùng UBKT các cấp đối với công tác kiểm tra; tác giả khái quát những ưu,khuyết điểm và những nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm của công táckiểm tra ở các TCCSĐ Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin; chỉ ra nămyêu cầu và bốn giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ởcác TCCSĐ Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin

“Nâng cao năng lực công tác kiểm tra, giám sát của chi uỷ các chi bộ

đại đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” Nguyễn Văn

Doanh, Luận văn Thạc sĩ XDĐ, Học viện Chính trị quân sự, năm 2008 Tácgiả luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực KT, GS của chi uỷ cácchi bộ đại đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 Đánh giá những

ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh; đề xuất bốn giảipháp nâng cao năng lực tiến hành công tác KT, GS của các chi uỷ đại độiđược tiến hành chủ động có hiện quả

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS góp phần thực hiện

thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”, Nguyễn Văn Chi, Tạp chí Kiểm tra,

số 5, năm 2006, tác giả đã đề cập một số vấn đề quan trọng đối với việc nângcao hiệu quả công tác KT, GS của cấp uỷ các cấp hiện nay Khái quát nhữngđóng góp quan trọng của cấp uỷ và UBKT các cấp trong công tác XDĐ Đểnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS, tác giả khẳng định: “Cấp uỷcác cấp phải tích cực, chủ động và đích thân trực tiếp chỉ đạo các cuộc kiểm tracủa mình theo kế hoạch đề ra Qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá, rút kinhnghiệm để phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ”

“Công tác kiểm tra của đảng uỷ các hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu

cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân giai đoạn hiện nay”, Nguyễn

Nguyện, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm

Trang 7

2005 Tác giả đã làm rõ những đặc điểm nổi bật mang tính chất đặc thù củaĐảng uỷ các Hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ởHọc viện Lục quân, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra của đảng uỷ các hệ đào tạo cán bộ Chỉhuy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân Trên cơ sở phântích những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểmtra của đảng uỷ các hệ, tác giả đã rút ra năm kinh nghiệm và đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của đảng uỷ các Hệ đào tạo cán bộchỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân

“Công tác kiểm tra, giám sát của đảng uỷ các hệ, tiểu đoàn quản lý học

viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”, Phạm Quang Thanh, Luận văn

thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, năm 2010 Tác giả đã phân tíchlàm rõ tình hình, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của các đảng uỷ hệ, nhiệm vụcông tác KT, GS của các đảng uỷ hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩquan Chính trị Phân tích làm rõ nội hàm quan niệm về công tác KT, GS, chỉ

rõ mục đích, chủ thể, lực lượng tiến hành, đối tượng và nội dung, hình thứcthực hiện công tác KT, GS của các đảng uỷ hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị Xác định những vấn đề có tính nguyên tắc, đánhgiá những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm trong tiếnhành công tác KT, GS; dự báo các yếu tố tác động, xây dựng tiêu chí đánh giá

và đề xuất các giải pháp trong tiến hành công tác KT, GS của các đảng uỷ hệ,tiểu đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Ngoài ra còn có một số công trình tiêu biểu như: “Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra huyện

ủy ở các tỉnh duyên hải miền trung hiện nay”, Nguyễn Thế Tư, Luận án tiến

sỹ khoa học chính trị, Chuyên ngành Xây dựng đảng, năm 2004 “Công tác

kiểm tra của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Lê Tiến Hào, Luận

án tiến sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng đảng năm 2004.“Công

tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Hoàng Minh, Luận văn Thạc sỹ khoa

học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học năm 2011

Trang 8

Từ các góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận, các công trình, đề tài khoa họctrên đã tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất các giải phápchủ yếu về công tác KT, GS của các TCCSĐ nói chung, công tác KTĐV, TCĐkhi có DHVP nói riêng, đây là tư liệu, tài liệu quý để tác giả nghiên cứu kế thừa

có chọn lọc trong thực hiện đề tài Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu, luận giải một cách có hệ thống, sâu sắc về vấn đề nâng cao chất lượngcông tác KTĐV, TCĐ khi có DHVP của UBKT Thành uỷ Hải Phòng Vì vậy đềtài mà tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lắp với bất kỳ công trình khoa học,các đề tài luận văn, luận án đã được công bố

*Nhóm công trình nghiên cứu về công tác của ủy ban kiểm tra và công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm.

"Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong Đảng bộ Quân đội", Lê Hữu

Đức, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11 (64), năm 2012 Tác giả đã luận giải

vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát trên cơ sở đã được quán triệt sâusức Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), và những nguyên nhân ưu, khuyếtđiểm, hạn chế của các TCĐ, đảng viên trong quân đội, đưa ra năm giải pháp cơbản để nâng cao chất lượng công tác KT, GS trong Đảng bộ Quân đội

“Bàn về chất lượng công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng” Phạm Thị

Ngạn, Tạp chí Kiểm tra, số 7, năm 2006, tác giả đã đưa ra khái niệm về chấtlượng công tác KT, GS Sau khi phân tích kỹ hơn về nội hàm khái niệm, tácgiả đã đưa ra sáu tiêu chí đánh giá chất lượng công tác KT, GS Tác giả chorằng: chất lượng của sáu tiêu chí trên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủquan và khách quan; trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định Đặcbiệt, tác giả đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của từng tiêuchí và đó là cách thức nhanh nhất để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra

“Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và khắc phục khuyết

điểm khi mới manh nha”, Tô Quang Thu, Tạp chí Kiểm tra, số 11 năm 2006,

bài viết đã đề cập 5 biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát Trong

đó, tác giả nhấn mạnh cấp uỷ đảng các cấp phải nhận thức sâu sắc, trực tiếpxây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và trực tiếp

Trang 9

đôn đốc thực hiện; thường xuyên bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, nắm chắccác nguồn thông tin để có đủ dữ liệu cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, dựbáo hành vi sai phạm và ngăn ngừa ngay từ khi mới manh nha; chú trọng xâydựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu,kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

"Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng uỷ trung,

lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay", Ngô Xuân Cầm, Luận văn Thạc sĩ khoa học

chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2011 Tác giả đã luận giải những vấnđề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng công tác KT, GS; đánh giá thựctrạng chất lượng và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác KT,

GS của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 Đồng thời, tác giả đã xácđịnh các yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp nâng cao chất lượng công tác KT, GScủa các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay

“Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảngbviên và tổ chức đảng cấp

dưới khi có dấu hiệu vi phạm của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các trung, lữ đoàn

đủ quân ở Quân khu 1 giai đoạn hiện nay”, Bùi Thế Đăng, Luận văn Thạc sĩ

khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2005 Tác giả làm rõ về tổchức hoạt động của UBKT đảng uỷ các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1;phân tích hiện tượng DHVP của đảng viên và TCĐ, đưa ra quan niệm và tiêuchí đánh giá hiệu quả công tác KTĐV, TCĐ cấp dưới khi có DHVP Từ phântích thuận lợi, khó khăn tác động, tác giả đã đưa ra một trong những yêu cầunâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đối với UBKT đảng uỷ các trung, lữ đoàn

đủ quân ở Quân khu 1 khi KTĐV và TCĐ cấp dưới khi có DHVP là: Nâng caotính giáo dục, phòng ngừa trong tiến hành công tác KTĐV, TCĐ khi có DHVP.Tác giả đề xuất năm giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tácKTĐV, TCĐ có DHVP kỷ luật ở các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1

"Hoạt động của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các trung đoàn đủ quân ở Binh đoàn Hương Giang trong giai đoạn hiện nay", Nguyễn Công Dân, Luận văn

Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2006

“Hoạt động của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở thuộc Binh chủng Đặc

công hiện nay”, Trần Tất Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện

Trang 10

Chính trị quân sự, năm 2006 Tác giả đã phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế,khuyết điểm, chỉ rõ những nguyên nhân ưu, khuyết điểm và những kinhnghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện nhiệm vụ KT, GS của UBKT đảng

uỷ cơ sở thuộc Binh chủng Đặc công Đề xuất 05 giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động của UBKT đảng uỷ cơ sở thuộc Binh chủng Đặc công hiện nay

"Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các cấp ở Đảng bộ Học viện Hậu cần giai đoạn hiện nay", Nguyễn Văn Bắc,

Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2012.Tác giả đề cập tới chất lượng, vị trí, vai trò của ủy ban kiểm tra các cấp ởĐảng bộ Học viện Hậu cần, khái quát những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân,đưa ra năm yêu cầu, sáu giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác kiểmtra, giám sát của UBKT các cấp ở Học viện Hậu cần giai đoạn hiện nay

Các công trình khoa học trên đây nghiên cứu về công tác KT, GS củaĐảng, của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong và ngoài quân đội dưới nhiềugóc độ với đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu khác nhau Đây là nguồntài liệu quý giá để tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc trong quá trình xâydựng luận văn tốt nghiệp của mình Tuy nhiên, đến nay chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về: chất lượng công tác KTĐV,TCĐ có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng Đềtài tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình, đề tài, luận văn, luận

án đã được nghiệm thu công bố, bảo vệ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

* Mục đích nghiên cứu: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận,

thực tiễn và đề xuất giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng công tác KTĐV,TCĐ có DHVP của của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng giaiđoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác KTĐV,

TCĐ có DHVP và chất lượng KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấpthuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng

Trang 11

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế,khuyết điểm và rút ra một số kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các nộidung công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộthành phố Hải Phòng.

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường nâng caochất lượng KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ thànhphố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của

UBKT các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động lãnh đạo,

chỉ đạo và tổ chức tiến hành công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT cáccấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng Các tư liệu, số liệu, điều tra, khảo sátchủ yếu từ tháng 11/2010 đến tháng 11/2014

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận, thực tiễn

- Cơ sở lý luận của đề tài: Là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy địnhcủa BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Thành ủy Hải Phòng;hướng dẫn của UBKT Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,công tác KT, GS và kỷ luật Đảng và về KTĐV, TCĐ có DHVP nói riêng

- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công

tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ Thành phố HảiPhòng Các báo cáo tổng kết công tác XDĐ, công tác KT, GS, các số liệuđiều tra, khảo sát của tác giả tại UBKT các cấp tại Đảng bộ thành phố HảiPhòng

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú trọng các phương pháp:Lôgíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; nghiên cứu lý luận,

Trang 12

-tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học; trao đổi, tọa đàm vớicán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ UBKT và xin ý kiến chuyên gia.

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễnnâng cao chất lượng công tác KT, GS, cung cấp cơ sở khoa học để Thành uỷ,UBKT Thành ủy và đảng uỷ, UBKT các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnhđạo, chỉ đạo, tiến hành và nâng cao chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứuhọc tập môn CTĐ,CTCT ở các học viện, nhà trường; nhất là các Trườngchính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm: Phần Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN, TỔ CHỨC ĐẢNG

CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1.1 Công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm

và những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng

bộ thành phố Hải Phòng

1.1.1 Ủy ban kiểm tra các cấp và công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng

* Khái quát về thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông TháiBình thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phíaĐông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là BạchĐằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình Diện tích tự nhiên là1.507,57 km2, Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người,trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, làthành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấpquốc gia gồm 7 quận, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 223 xã,phường và thị trấn Hải Phòng có cảng biển lớn nhất ở Miền Bắc, một đầumối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàngkhông trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và cáctỉnh phía Bắc; trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam -Trung Quốc Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sôngHồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tếđộng lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế -khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong

Trang 14

những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước(Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu của Chiến lược là đếnnăm 2020 đưa Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững, để cơ bản trở thành thànhphố công nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu này, định hướngtrong thời gian tới là tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh

tế, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế mộtcách hợp lý, hợp tác chặt chẽ với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước

Tuy nhiên, với đà suy giảm của nền kinh tế hiện nay nhất là sự “đóngbăng” của thị trường bất động sản liên quan đến thị trường vốn (đặc biệt thịtrường tín dụng đen) gây ra những bất ổn cho đời sống xã hội, đang làm nảy sinh(lộ diện) những vi phạm của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên có chứcquyền, trong lĩnh vực quản lý dự án, đất đai, tài chính… Kịp thời nắm bắt, đánhgiá vấn đề này, sau hội nghị kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) của thành phố, BTV Thành ủy yêu cầu cấp ủy các cấp tăng cường hơnnữa việc KT, GS nhất là KT, GS việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tậptrung kiểm tra những nơi làm chưa tốt để uốn nắn, chỉ đạo, với những đơn vị làmtốt thì nhân rộng điển hình; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địaphương, đơn vị, chủ đề năm của cấp ủy Cấp ủy các cấp chỉ đạo UBKT các cấpnghiêm túc, khẩn trương triển khai các cuộc KT, GS đối với những đảng viên,TCĐ đã có kết luận sau hội nghị kiểm điểm, làm rõ các DHVP và có những hìnhthức xử lý kỷ luật thích đáng, đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật đảng

Ngay sau Đại hội Đảng các cấp, Đại hội XIV Đảng bộ thành phố, Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X, Thành ủy, cấp uỷ các cấp đã kịp thời xây dựng, banhành chương trình công tác KT, GS toàn khoá của cấp uỷ, ban hành quy chế làmviệc của UBKT cấp mình, kiện toàn nhân sự UBKT, đồng thời chỉ đạo và tổchức thực hiện nhiệm vụ, chương trình KT, GS theo hướng đảm bảo thiết thực

và hiệu quả, xác định nhiệm vụ KT, GS theo Điều 30, Điều lệ Đảng là nhiệm vụtrung tâm, thường xuyên trong công tác lãnh đạo của cấp ủy; nội dung KT, GStập trung việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV…

Trang 15

* Ủy ban kiểm tra các cấp ở Đảng bộ Thành phố Hải Phòng.

Đảng bộ Hải Phòng hiện có 111.785 đảng viên (tính đến tháng 4 năm2015) sinh hoạt tại 35 đảng bộ trực thuộc Thành uỷ gồm 15 đảng bộ quận, huyện;

02 đảng bộ khối; 11 đảng bộ cấp trên cơ sở; 7 đảng bộ cơ sở (trong đó có 04 đảng

bộ được giao quyền cấp trên cơ sở); 1442 TCCSĐ (đảng bộ cơ sở là 585, chi bộ

cơ sở là 857); 6254 TCĐ trực thuộc đảng bộ cơ sở Tổng số uỷ viên Thành uỷ là

55 đồng chí, cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý có 420 đồng chí

UBKT các cấp được tổ chức từ đảng ủy cơ sở trở lên theo hệ thống dọc

từ trên xuống gồm: UBKT Thành ủy (gồm 11 thành viên), UBKT quận(huyện) ủy, đảng ủy khối, đảng ủy cấp trên cơ sở (gồm 35 UBKT với 175thành viên) và 585 UBKT đảng ủy cơ sở với 1775 thành viên; Đồng chí chủnhiệm UBKT là Thường vụ cấp ủy cùng cấp, đồng chí phó chủ nhiệm thườngtrực là cấp ủy viên cùng cấp (Phụ lục số 1)

Chức năng của UBKT các cấp theo Điều lệ Đảng gồm:

Nghiên cứu đề xuất với cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác KT, GS đốivới các tổ chức đảng trực thuộc; Giúp cấp ủy cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫncấp ủy, UBKT cấp dưới về công tác KT, GS; Thực hiện KT, GS đảng viên,TCĐ theo điều 32 Điều lệ Đảng

Nhiệm vụ của UBKT các cấp được xác định theo điều 32 Điều lệ Đảng:

KTĐV, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có DHVP tiêu chuẩn đảng viên,tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên

Kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP trong việc chấp hành Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức củaĐảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng

Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý vàTCĐ cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghịquyết của các cấp ủy và đạo đức lối sống theo quy định của BCH Trung ương

Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặcđề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật

Giải quyết tố cáo đối với TCĐ và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng

Trang 16

Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

Quyền hạn của UBKT các cấp.

Uỷ ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, BTVcấp uỷ cùng cấp Trường hợp giữa UBKT và BTV cấp uỷ, cấp uỷ cùng cấp có

ý kiến khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT theo quyđịnh của Điều lệ Đảng thì phải chấp hành kết luận, quyết định của BTV cấp

uỷ, cấp uỷ, đồng thời báo cáo UBKT cấp trên Trường hợp UBKT cấp trên có

ý kiến khác với ý kiến của cấp uỷ, BTV cấp uỷ cấp dưới thì báo cáo cấp uỷcùng cấp xem xét, quyết định Trường hợp UBKT Trung ương có ý kiến khácvới tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thì báo cáo Ban Bí thư,

Bộ Chính trị xem xét, quyết định

Uỷ ban kiểm tra cấp trên hướng dẫn cấp uỷ và các TCĐ cấp dưới vềcông tác KT, GS, kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, KT, GS UBKT cấp dướivề công tác KT, GS, kỷ luật đảng

Kết luận số 72-KL/TW ngày 17/5/2010 của Bộ Chính trị về Chiến lượccông tác KT,GS của Đảng đến năm 2020 đã quyết định mở rộng quyền hạncủa UBKT các cấp theo hướng: UBKT cấp trên được quyền chỉ đạo, hướngdẫn cấp ủy, TCĐ cấp dưới về công tác KT,GS Quyết định đình chỉ các chức

vụ trong Đảng, đình chỉ sinh hoạt Đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với cấp

ủy viên cấp dưới theo thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng Quyết định thu hồi,hủy bỏ các quyết định của cấp ủy, TCĐ cấp dưới trái với quy định của Đảng

và quy định của cấp ủy cấp trên về công tác KT,GS Khi phát hiện đảng viên,TCĐ vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, UBKT yêu cầu cơ quanpháp luật xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật

Mối quan hệ của UBKT các cấp.

Với cấp ủy (BTV) cùng cấp: Ủy ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo

của cấp ủy (BTV) cùng cấp; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều

lệ Đảng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBKT; định kỳ báo cáovới cấp ủy chương trình, kế hoạch, kết quả thực hiện nhiệm vụ KT, GS, kỷluật đảng và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của cấp ủy

Trang 17

về công tác KT, GS, kỷ luật đảng, về quy chế làm việc của UBKT và cácnhiệm vụ do cấp ủy (BTV) giao; chịu sự KT, GS của cấp ủy (BTV)

Với ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp: Ủy ban kiểm tra làm việc dưới

sự chỉ đạo, hướng dẫn, KT, GS của UBKT cấp trên về phương hướng, nhiệm

vụ, nghiệp vụ công tác KT, GS và thi hành kỷ luật trong Đảng Chịu sự đônđốc, KT, GS của UBKT cấp trên về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBKTtheo quy định của Điều lệ Đảng Khi cần thiết, UBKT cấp trên trực tiếp chỉ đạogiải quyết một số vấn đề cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác KT, GS

và thi hành kỷ luật trong Đảng của UBKT cấp dưới Phối hợp với ban tổ chứccủa cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới chuẩn bị nhân sự UBKT theo hướngdẫn của UBKT cấp trên; giúp cấp ủy ban hành quy chế làm việc của UBKT;kiện toàn cơ quan UBKT

* Công tác KTĐV, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm kỷ luật.

xử lý kịp thời nếu có vi phạm đến mức phải xử lý

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủtịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác KT, GS và quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo công tác KTĐV, TCĐ có DHVP Ngày 06-3-1956, Bộ Chính trị có

Nghị quyết 04 -NQ/TW, trong đó có xác định về nhiệm vụ và quyền hạn BanKiểm tra Trung ương là: thường xuyên kiểm tra các đảng bộ, các cơ quan trựcthuộc Trung ương Đảng, các cơ quan chính quyền, trong các đoàn thể nhândân và các cấp bộ đảng ở địa phương về những việc mà cấp uỷ đảng và đảngviên thuộc những tổ chức đó chống lại hoặc làm sai Điều lệ và kỷ luật củaĐảng Điều lệ Đảng từ Đại hội III đến Đại hội V của Đảng chỉ quy địnhKTĐV làm trái hoặc vi phạm, không quy định kiểm tra TCĐ có vi phạm hoặc

Trang 18

làm trái Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xuất phát từ yêu cầu củatình hình xây dựng và phát triển của Đảng trong thời kỳ đổi mới; trước tácđộng tiêu cực của xã hội, tình trạng vi phạm trong Đảng ngày càng gia tăng,với tính chất ngày càng nghiêm trọng, Điều lệ Đảng đã quy định UBKT các

cấp có nhiệm vụ: "Kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP trong việc chấp hành

Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng" Từ đó đến nay, kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP là

một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp và thường xuyên của UBKT các cấp [30,tr.14]

Thực tiễn công tác kiểm tra từ nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVIII đến nay đã khẳng định, việc quy định và giao nhiệm vụ cho UBKT cáccấp kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP là phù hợp với yêu cầu của việc thựchiện nhiệm vụ chính trị và công tác XDĐ trong thời kỳ đổi mới

Ngày 16-10-1948, BTV Trung ương Đảng ra quyết định thành lập BanKiểm tra Trung ương, tuy chưa quy định cụ thể về KTĐV, nhưng đã quy địnhBan Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ điều tra và báo cáo cho Trung ươngnhững việc như: Đường lối chỉ đạo của Trung ương có đúng và sát không? việcthi hành nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trong toàn Đảng như thế nào?những việc bất thường xảy ra ở các cấp, các ngành; tình hình cán bộ ở các cấpthế nào? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quy định nhiệm vụ của

Ban Kiểm tra là: "Xem xét tư cách và cách làm việc của các đảng viên, chống

nạn quan liêu, hủ hoá, lạm dụng chức vụ " [57, tr.16] Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ III của Đảng (ban kiểm tra được gọi là UBKT) quy định nhiệm vụ

của UBKT là: "Kiểm tra những vụ đảng viên làm trái Điều lệ, kỷ luật của

Đảng, trái với đạo đức cách mạng và pháp luật của Nhà nước " [25, tr.19] Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng quy định: "Kiểm tra đảng viên (kể

cả cấp uỷ viên cùng cấp) chấp hành Điều lệ Đảng, nhằm vào việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, tư cách đảng viên " [28, tr.27].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng quy định: "Kiểm tra

những vụ đảng viên (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) vi phạm Điều lệ Đảng, nhằm

Trang 19

vào những vụ vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, tư cách đảng viên "[28, tr.24] Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng quy định: "KTĐV (kể cả cấp uỷ viên cùng

cấp) chấp hành Điều lệ Đảng, nhằm vào việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, tư cách đảng viên" [28, tr.24] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng quy

định: "KTĐV (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) chấp hành nguyên tắc tổ chức và

sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên" [29,

tr.15] Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đến Đại hội lần thứ XI của

Đảng quy định: "KTĐV, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có DHVP tiêu chuẩn

đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên"

[30, tr.15]

Như vậy, từ khi Ban Kiểm tra Trung ương (sau này là UBKT) đượcthành lập đến nay, đều có nhiệm vụ điều tra, xem xét hoặc KTĐV Nhiệm vụcủa UBKT các cấp về KTĐV luôn được Đảng ta bổ sung, sửa đổi để đáp ứngvới yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng Từ Đại hội VIII của Đảng đếnnay, Đảng ta sửa đổi nhiệm vụ của UBKT các cấp là KTĐV khi có DHVP.KTĐV khi có DHVP là nhiệm vụ của UBKT các cấp nhằm xem xét, kết luậnđảng viên có hoặc không có vi phạm; luôn được xác định là một nhiệm vụtrọng tâm của UBKT các cấp Quy định này có ý nghĩa quan trọng và phù hợpvới yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác XDĐ trong tình hình mới

Quyết định kiểm tra khi có DHVP đối với TCĐ cấp dưới hoặc đảngviên là việc TCĐ có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cácquy định của Đảng, đề nghị của cán bộ kiểm tra hoặc đơn vị thuộc cơ quanUBKT để ban hành quyết định kiểm tra khi có DHVP

Từ sự phân tích trên có thể quan niệm: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới

khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi tổ chức đảng có biểu hiện không tuân theo, không làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay không có vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trang 20

Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi đảng viên có biểu hiện không tuân theo, không làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá, kết luận có hay không có vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Khi chưa được cấp có thẩm quyền kiểm tra, kết luận thì các hành vi cóbiểu hiện sai trái của tổ chức đảng, đảng viên chỉ được coi là "có dấu hiệu viphạm" Sự khác nhau giữa kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi códấu hiệu vi phạm và kiểm tra chấp hành: Kiểm tra chấp hành được tiến hànhthường xuyên hoặc theo định kỳ nhằm làm rõ ưu điểm để phát huy, thiếu sót,khuyết điểm để uốn nắn, sửa chữa, khắc phục; điều chỉnh những hạn chế, bấtcập, yếu kém trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện của tổ chức đảng cấp dưới vàđảng viên hoặc nhằm phân tích chất lượng của tổ chức đảng, đảng viên Kiểmtra khi có dấu hiệu vi phạm chỉ được tiến hành kiểm tra khi đã phát hiện, có

cơ sở xác định có dấu hiệu vi phạm, nội dung kiểm tra theo nội dung pháthiện dấu hiệu vi phạm, cụ thể hơn nội dung kiểm tra chấp hành; qua kiểm tra,kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm hay không có vi phạm, vi phạmđến mức phải xử lý hay không đến mức phải xử lý

Mục đích KTĐV, TCĐ có DHVP nhằm ngăn chặn kịp thời, không để

khuyết điểm trở thành vi phạm lớn, vi phạm ít nghiêm trọng trở thành nghiêmtrọng, vi phạm của một người trở thành vi phạm của nhiều người

Chủ thể kiểm tra ĐV, TCĐ cấp dưới khi có DHVP là UBKT các cấp ở

Đảng bộ Thành phố Hải Phòng; khi cần thiết, cấp ủy kiểm tra

Đối tượng kiểm tra ĐV dưới khi có DHVP: Đảng viên khi có dấu hiệu vi

phạm, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷcùng cấp quản lý; khi cần thiết kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dướiquản lý

Đối tượng kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP: Tổ chức đảng cấp dưới

là đối tượng kiểm tra của uỷ ban kiểm tra gồm tổ chức đảng do cấp uỷ, banthường vụ cấp uỷ cùng cấp lập ra và cấp uỷ, tổ chức đảng thuộc phạm vi lãnhđạo, quản lý của cấp uỷ cùng cấp; trước hết là cấp dưới trực tiếp, khi cần thiết thì

Trang 21

kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới cách nhiều cấp Khi kiểm tra tổ chức đảng cấpdưới khi có dấu hiệu vi phạm có thể kết hợp kiểm tra đảng viên là thành viên của

tổ chức đảng đó

Lực lượng tham gia: cấp ủy TCĐ các cấp, cán bộ, đảng viên, các cơ quan

ban ngành của cấp ủy, UBND các cấp và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội

Nội dung kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP:

Đối với đảng viên có biểu hiện không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng quy định về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (quy định tại Điều 2 của Điều

lệ Đảng); tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên (quy định tại Điều 12của Điều lệ Đảng);

Đối với TCĐ có biểu hiện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị

quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình; pháp luậtcủa Nhà nước; Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làmviệc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ;Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Việc quản lý,giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên Việctuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ…

Công tác kiểm tra TCĐ cấp dưới và đảng viên khi có DHVP có ý nghĩa, tác dụng: Kết luận rõ đúng, sai, xác định rõ vi phạm (nếu có) của

TCĐ, đảng viên để xem xét, xử lý kịp thời, giữ nghiêm kỷ luật đảng; bảo đảmcho Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các nguyên tắc tổ chức củaĐảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh

Giúp cho TCĐ, đảng viên được kiểm tra thấy được ưu điểm để pháthuy; thiếu sót, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để khắcphục, sửa chữa Giúp TCĐ quản lý đảng viên thấy rõ trách nhiệm của mình,rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục và KT, GS đảng viên,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng TCĐ TSVM

Giúp cho công tác KT, GS có chất lượng, hiệu quả cao, tiết kiệm côngsức và tiền của, góp phần cải cách hành chính trong hoạt động của Đảng; đấutranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Trang 22

Giúp TCĐ, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xãhội thấy được những hạn chế, bất cập trong trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điềuhành và trong hoạt động của mình; thấy được những quy định không còn phù hợphoặc còn thiếu để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định cho chặt chẽ, đầy đủ, phù hợpvới tình hình thực tế.

Căn cứ, phương pháp phát hiện dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên

Căn cứ phát hiện dấu hiệu vi phạm:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy, tổ chức đảng, uỷ bankiểm tra, chi bộ; chương trình, kế hoạch công tác năm của cấp ủy, tổ chứcđảng, ủy ban kiểm tra và các đơn vị trong cơ quan uỷ ban kiểm tra (đối vớicấp Trung ương và cấp tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) Chứctrách, nhiệm vụ của cấp ủy viên, thành viên của tổ chức đảng, thành viên uỷban kiểm tra được phân công phụ trách, của cán bộ kiểm tra được phân côngtheo dõi lĩnh vực, địa bàn

Quy định của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp về phân cấp quản lý cán bộ.Các thông tin, tài liệu, báo cáo, phản ánh về dấu hiệu vi phạm của tổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên được thu thập, phát hiện từ các nguồn sau: Báocáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, kiểm toán, kiểmđiểm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể chính trị - xã hội Báo cáo tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng

và đảng viên; báo cáo kết quả bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổchức đảng.Báo cáo, kiến nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới; tố cáo,khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh, góp ý của đảng viên và quần chúng Kết quảkhảo sát, thăm dò, thống kê, phân tích, tổng hợp dấu hiệu vi phạm đối với cấp

ủy, tổ chức đảng và đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp Phản ánh của cácphương tiện thông tin đại chúng đã qua khảo sát, nắm tình hình bước đầu vàcác nguồn thông tin khác

Trang 23

Phương pháp phát hiện dấu hiệu vi phạm: Cấp ủy viên, thành viên tổ

chức đảng, thành viên uỷ ban kiểm tra được phân công phụ trách, cán bộ kiểmtra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn phát hiện dấu hiệu vi phạmthông qua:

Nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạmcủa tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thông qua các nguồn thông tin nêu

tại căn cứ phát hiện dấu hiệu vi phạm Thực hiện việc giám sát thường xuyên

đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; dự các cuộc họp, hội nghịcủa cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới

Nghiên cứu thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập qua các cuộc kiểm tra

và do tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp Tham gia các đoàn kiểm tra,giám sát, đoàn công tác của cấp uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp

uỷ cùng cấp hoặc cấp dưới; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát,của các tổ chức nhà nước; trao đổi trực tiếp đối với tổ chức đảng hoặc đảngviên; kết quả thực hiện chất vấn tại các kỳ họp của cấp ủy, Quốc hội, hội đồngnhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Kết quả giám sát chuyên đề;báo cáo kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra đối với tổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên

- Điều kiện, phương pháp xác định dấu hiệu vi phạm

Điều kiện để xác định dấu hiệu vi phạm: Tổ chức đảng cấp dưới hoặc

đảng viên được xác định là có dấu hiệu vi phạm khi nội dung thông tin, tàiliệu, hiện vật phản ánh về dấu hiệu vi phạm đã có căn cứ, cơ sở thể hiện rõ:

Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảngcấp dưới hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của đảngviên Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấpdưới có liên quan hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạmcủa đảng viên có liên quan Trường hợp nội dung dấu hiệu vi phạm đã có cơ

Trang 24

sở nhưng đối tượng vi phạm chưa rõ thì căn cứ vào các quy định hiện hànhcủa Đảng và Nhà nước để xác định, làm rõ đối tượng có dấu hiệu vi phạm

Phương pháp xác định dấu hiệu vi phạm: Cán bộ kiểm tra được phân

công theo dõi lĩnh vực, địa bàn căn cứ các thông tin, tài liệu, hiện vật vềDHVP của TCĐ cấp dưới và đảng viên đã phát hiện và nhận được để tiếnhành phân tích, sàng lọc, phân loại, tổng hợp những thông tin có đủ căn cứ, cơ

sở, điều kiện xác định DHVP Đối chiếu nội dung thông tin, tài liệu, hiện vậtvề DHVP đã phát hiện với các quy định cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp đến đối tượng

và nội dung DHVP Xây dựng và báo cáo đề xuất việc kiểm tra khi có DHVPtrình thường trực UBKT hoặc UBKT xem xét, quyết định kiểm tra hay khôngkiểm tra (đối với cấp huyện và tương đương trở xuống)

- Điều kiện quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Báo cáo đề xuất quyết định kiểm tra của cán bộ kiểm tra (đối với cấphuyện và tương đương trở xuống), của vụ (thuộc Cơ quan UBKT Trungương) hoặc phòng (thuộc cơ quan UBKT cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trựcthuộc Trung ương) hoặc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ, thườngtrực cấp ủy giao UBKT cùng cấp có đủ cơ sở để xác định cấp ủy, TCĐ cấp dưới,đảng viên có DHVP và các tài liệu liên quan

Việc phát hiện, xác định DHVP của TCĐ cấp dưới hoặc đảng viên bảođảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng

Các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội, quy định của cơ quan, đơn vị còn hiệu lực thi hành tại thờiđiểm TCĐ cấp dưới hoặc đảng viên thực hiện hành vi vi phạm quy định đó

Tình hình cụ thể về hoạt động, sinh hoạt của TCĐ, đảng viên dự kiến đượckiểm tra và tình hình, điều kiện thực tế của UBKT, năng lực cán bộ kiểm tra

- Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có DHVP của UBKT các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải phòng

Trang 25

TCĐ có thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có DHVP đối với TCĐcấp dưới hoặc đảng viên là thường trực UBKT hoặc UBKT (nơi không cóthường trực UBKT).

UBKT cấp ủy cấp tỉnh, huyện và tương đương quyết định kiểm tra: Cấp

ủy viên cùng cấp (trừ các đồng chí là cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý) vàđảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương quản lýtheo quy định của cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương về phân cấp quản lý cán

bộ Các TCĐ cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp

UBKT Đảng ủy cơ sở quyết định kiểm tra: Đảng viên, trước hết là cấp

ủy viên cùng cấp (nhưng không phải là cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý);đảng viên là cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý theo quy định về phâncấp quản lý cán bộ của cấp ủy huyện, quận và tương đương Các TCĐ cấpdưới trực thuộc đảng ủy cơ sở

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng

* Quan niệm và yếu tố cấu thành chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp ở Đảng

bộ thành phố Hải Phòng

- Quan niệm chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP là kết tinh giá trị của các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ KTĐV và TCĐ khi có DHVP của cấp ủy các cấp và được thực hiện bằng các nội dung, hình thức, quy trình, cách tổ chức kiểm tra của UBKT các cấp; được biểu hiện ở năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, TCĐ, UBKT,

ở phẩm chất, năng lực và vai trò tiền phong gương mẫu, ý thức tự giác của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ở kết quả lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, đảng bộ trong sạch, vững mạnh,

có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao

Trang 26

- Yếu tố cấu thành chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT Chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp được

cấu thành từ những yếu tố cơ bản sau:

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy các cấp và vai trò trách nhiệm của bí thư, cấp ủy, bí thư chi bộ Đây là yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên

quyết tạo nên chất lượng của công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp

Sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của cấp ủy các cấp đối với công tác KTĐV,TCĐ có DHVP, là nhân tố có ý nghĩa quyết định chất lượng của hoạt động này

Trên cơ sở chủ trương lãnh đạo công tác KTĐV, TCĐ có DHVP trongnhiệm kỳ và từng năm, cấp ủy các cấp trực tiếp lãnh đạo công tác KT, GS bằngcác nghị quyết, chỉ thị, quy định; xác định rõ nhiệm vụ, nội dung, đối tượng vàcác chỉ tiêu trong từng giai đoạn Các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộcThành ủy là hạt nhân lãnh đạo quán triệt, triển khai và kiểm tra tổ chức thực hiệncác nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên và cấp mình về công tác KT, GS

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, UBKT là cơ sở bảo đảmcho công tác KT, GS được duy trì có nền nếp, thực hiện đúng nguyên tắc, đạtchất lượng hiệu quả Trên thực tế nếu cấp ủy, TCĐ chủ quan, xem nhẹ, hạthấp, buông lỏng sự lãnh đạo; UBKT cấp trên quan liêu, thiếu sự chỉ đạo,hướng dẫn sát sao sẽ làm cho công tác KT, GS nói chung, công tác KTĐV,TCĐ có DHVP nói riêng mang tính hình thức, chiếu lệ, chất lượng thấp, thậmchí vi phạm nguyên tắc

Phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực và vai trò tiền phong gương mẫu, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên Chất lượng công tác

KTĐV, TCĐ có DHVP không chỉ phụ thuộc vào NLLĐ, SCĐ của cấp ủy,TCĐ, mà còn phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,kiến thức, năng lực và vai trò tiền phong gương mẫu ý thức tự giác của cán

bộ, đảng viên Kết quả công tác KTĐV, TCĐ có DHVP phụ thuộc vào tự phêbình và phê bình trong sinh hoạt của TCĐ và đảng viên Thực tiễn cho thấy:Công tác KTĐV, TCĐ có DHVP không thể đạt chất lượng, hiệu quả cao, làmhình thức, chiếu lệ, không có tác dụng giáo dục, rèn luyện đảng viên, nếu độingũ đảng viên thiếu tự giác tu dưỡng, rèn luyện chấp hành kỷ luật Đảng, pháp

Trang 27

luật Nhà nước hoặc thiếu tự giác trong tự phê bình và phê bình, cố tình baoche, dấu diếm khuyết điểm “dĩ hòa, vi quý”, thiếu kiên quyết đấu tranh làm rõđúng sai trong KT, GS đảng viên, TCĐ.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Thành ủy, cấp ủy các cấp và UBKT Thành ủy Công tác KT, GS của cấp ủy các cấp ở Đảng bộ Thành phố

Hải Phòng đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo KT, GS của Thành ủy và sự chỉ đạo,hướng dẫn của UBKT Thành ủy Thực tiễn cho thấy những ưu, khuyết điểmtrong công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của cấp ủy các cấp những năm qua đềugắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, cấp ủy các cấp và UBKTThành ủy Đây vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp nângcao chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của cấp ủy các cấp Đây cũng

là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong xây dựng các TCĐ TSVM Nâng caochất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của cấp ủy các cấp nhất thiết phải

có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và sự chỉ đạo, hướng dẫn củaUBKT Thành ủy Và phải thường xuyên chỉ đạo xây dựng chương trình, kếhoạch, tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên…

Những yếu tố cơ bản trên cấu thành chất lượng công tác KTĐV, TCĐ cóDHVP của cấp ủy các cấp ở Đảng bộ Thành phố Hải Phòng có vị trí khôngngang bằng nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việckhu biệt, tách rời, tuyệt đối hóa hay xem nhẹ, hạ thấp bất cứ vai trò của yếu tốnào trong quá trình đánh giá, xác định chất lượng công tác KT, GS của cấp ủycác cấp đều là phiến diện, chủ quan, đưa lại kết quả thiếu sát thực Vì vậy xácđịnh tiêu chí đánh giá chất lượng công tác KTĐV, TCĐ có DHVP cũng nhưxác định các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác KTĐV, TCĐ cóDHVP của cấp ủy các cấp ở Đảng bộ Thành phố Hải Phòng hiện nay, phải chútrọng đến từng yếu tố trong hệ thống, đảm bảo thống nhất, đồng bộ

Chất lượng các khâu, các bước phương pháp KTĐV, TCĐ có DHVP.

Trình tự các khâu, các bước phương pháp triển khai cần được thực hiện nghiêmtúc, chặt chẽ và đồng bộ theo quy định cho từng cấp về KTĐV, TCĐ khi cóDHVP mà quy định mới nhất được ban hành là Quyết định

Trang 28

1319-QĐ/UBKTTW, ngày 10/6/2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hànhQuy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chứcđảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng

Nhận thức, trách nhiệm và năng lực của cấp ủy, UBKT các cấp Đây là

tiêu chí quan trọng hàng đầu đánh giá chất lượng công tác KTĐV, TCĐ cóDHVP của UBKT các cấp ở Đảng bộ TPHP Cấp ủy, UBKT các cấp chủ thểlãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác KTĐV, TCĐ có DHVP Theo tiêu chínày, khi đánh giá công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp ở Đảng

bộ TPHP cần tập trung xem xét, đánh giá: nhận thức của các đảng ủy, UBKTcác cấp về mục đích, ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của CTKT, GS nóichung và KTĐV, TCĐ có DHVP nói riêng Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp ủy, BTV và UBKT các cấp; năng lực tham mưu, đề xuất với cấp ủy,BTV, thái độ trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, tính chiến đấu của UBKTtrong tổ chức KTĐV, TCĐ có DHVP Trình độ, kiến thức, năng lực chỉ đạo,hướng dẫn của ủy viên UBKT và ý thức tự giác, vai trò tiền phong gươngmẫu của cán bộ, đảng viên Việc xác định chủ trương, chương trình, kế hoạch,nội dung, hình thức, đối tượng KTĐV, TCĐ có DHVP; cách thức tổ chức,tiến hành công tác KTĐV, TCĐ có DHVP

Kết quả thực hiện chương trình kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp và các khâu, các bước trong công tác KTĐV, TCĐ có DHVP Công tác

KTĐV, TCĐ có DHVP là hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều lựclượng … với mục đích nhằm xây dựng TCĐ TSVM Chất lượng công tácKTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp phụ thuộc vào kết quả thực hiệnchương trình, kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp và các khâu, các bướctrong triển khai tổ chức thực hiện các thủ tục, nguyên tắc, quy trình, biện phápnghiệp vụ phát hiện, KTĐV, TCĐ có DHVP Nâng cao chất lượng thực hiệnchương trình, kế hoạch, nội dung, biện pháp và các khâu, các bước từ lãnh

Trang 29

đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đảm bảo cho công tác KTĐV,TCĐ có DHVP của UBKT các cấp được tiến hành chặt chẽ, chính xác, kịpthời, khách quan, tránh những sai sót.

Kết quả phát hiện, xử lý qua KTĐV, TCĐ khi có DHVP Đây là tiêu chí trực tiếp phản ánh chất lượng cuộc kiểm tra Mục đích của kiểm tra là để giúp

cấp ủy nắm bắt kịp thời, sâu sắc những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, hạnchế để có hướng giải quyết Do đó, KTĐV, TCĐ khi có DHVP có chất lượngkhi phát hiện trúng và xử lý đúng đắn, kịp thời những khó khăn, hạn chế, saiphạm đó KTĐV, TCĐ khi có DHVP giúp cấp ủy theo dõi, phát hiện, điềuchỉnh ngay những biểu hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong chấp hành Cươnglĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng Vì vậy, đảng viên,TCĐ khi có DHVP có chất lượng khi kịp thời phát hiện, hướng dẫn, điều chỉnhnhững biểu hiện chấp hành chưa đúng, chưa đầy đủ của đảng viên, TCĐ

Ngoài ra, chất lượng, hiệu quả KTĐV, TCĐ khi có DHVP được thể hiệnsinh động ở tác động của nó đến thái độ của đối tượng kiểm tra, của quầnchúng và đặc biệt là ở tác dụng của KTĐV, TCĐ khi có DHVP đối với tổ chức

và hoạt động của đối tượng KTĐV, TCĐ khi có DHVP Do đó, cần xem xétnhững tác động và tác dụng của KTĐV, TCĐ khi có DHVP về những mặt sauđây: Thái độ của đối tượng kiểm tra về sự đồng tình, ủng hộ, mức độ tham giacủa đảng viên, TCĐ và quần chúng ở đơn vị được kiểm tra Tình hình nội bộTCĐ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của TCĐ, đảng viên sau kiểm tra DHVP

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội

và các tổ chức, đoàn thể quần chúng Đánh giá sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo

của cấp ủy, tổ chức đảng đối với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; kếtquả xây dựng các tổ chức vững mạnh và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của các tổ chức, đoàn thể theo các quy định; việc phát huy vai trò, tráchnhiệm của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tácxây dựng đảng, tham gia góp ý phê bình tổ chức đảng, đảng viên

Tính tự giác, tinh thần phê bình và tự phê bình, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên Qua bình xét, phân loại chất lượng đảng viên và tổ

Trang 30

chức đảng hàng năm thể hiện được vai trò trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của

tổ chức đảng, năng lực tham mưu đề xuất của UBKT, vai trò tích cực chủđộng sáng tạo của các cấp ủy, vai trò tiền phong gương mẫu, ý thức tự giáccủa cán bộ, đảng viên

1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của

ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng

1.2.1 Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng

* Những ưu điểm

- Cấp ủy, UBKT các cấp đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ KT,GS nói chung và công tác KTĐV, TCĐ có DHVP nói riêng

Ngay sau Đại hội Đảng các cấp, Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố, Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X, Thành ủy, cấp uỷ, UBKT các cấp đã kịp thời xâydựng chương trình công tác KT, GS toàn khoá, kiện toàn nhân sự, đồng thời chỉđạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chương trình KT, GS theo hướng đảm bảothiết thực và hiệu quả, xác định nhiệm vụ KT, GS theo Điều lệ Đảng là nhiệm vụtrung tâm, thường xuyên trong công tác lãnh đạo của cấp ủy; …

Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố quán triệt, triển khai hướngdẫn của Trung ương về thực hiện Điều lệ Đảng khóa XI, Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về ban hànhHướng dẫn thực hiện các quy định về công tác KT, GS và kỷ luật của Đảngtrong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI và Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điềuđảng viên không được làm; Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21/3/2012 của

Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 06-HD/UBKTTW, ngày 20/6/2012 của UBKTTrung ương về thực hiện Quy chế giám sát trong Đảng

Cấp uỷ các cấp trực thuộc Thành uỷ đã kịp thời tổ chức quán triệt, triểnkhai thực hiện nghiêm túc các văn bản của BCH Trung ương, Bộ Chính trị,

Trang 31

UBKT Trung ương về thực hiện công tác KT, GS đến toàn thể cán bộ đảngviên của đơn vị mình bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng (563 hội nghị).

Một số cấp ủy đã ban hành các quy trình KT, GS, mẫu hóa các văn bản;ban hành các quy chế phối hợp giữa UBKT với các đơn vị liên quan trongcông tác KT, GS (với ban tổ chức, phòng nội vụ, thanh tra, công an, tòa ánnhân dân, viện kiểm sát, quân sự…)

Thành ủy, cấp ủy các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết xử

lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, đơn thư tố cáo, khiếu nại của đảng viên vàcông dân liên quan đến quản lý sử dụng đất đai từ những khóa trước, đã đượcchỉ đạo xử lý dứt điểm như vụ: Quán Nam (Lê Chân), Đằng Hải (Hải An), TúSơn (Kiến Thụy), Vinh Quang (Vĩnh Bảo), sông Giá (Thủy Nguyên)…

Thành ủy, cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm kiện toàn nhân sựUBKT các cấp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay Thành uỷ đã chuẩn y 43 trường hợp

là uỷ viên, phó chủ nhiệm, chủ nhiệm UBKT các cấp quận, huyện uỷ vàtương đương; cấp uỷ các cấp đã mở 60 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác KT,

GS cho 8.879 lượt cán bộ đang làm công tác kiểm tra; tăng cường cơ sở vậtchất làm việc, trang thiết bị tin học…

Hàng năm, căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, các văn bản hướngdẫn của Trung ương về công tác KT, GS, các chương trình, kế hoạch kiểm tracủa cấp trên, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình, Thành ủy, cấp

ủy các cấp đều xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình KT, GS Hàngtháng, quý, cấp ủy giao ban với lãnh đạo UBKT để nắm bắt kịp thời tình hìnhthực hiện nhiệm vụ, đưa ra các giải pháp chỉ đạo trong công tác KT, GS Đếncuối năm trực tiếp chủ trì tổng kết công tác KT, GS nhằm rút ra những bàihọc thực tiễn và đánh giá kết quả thực hiện công tác KT, GS ở cấp mình

Triển khai KT, GS việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội, giáo dục

và chăm lo sức khỏe cho nhân dân, an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình KT, GS của Thành ủy, BTV Thành ủy đã thànhlập, tổ chức các đoàn KT, GS: kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày07/7/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan bảo vệpháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng tại 03

Trang 32

đơn vị; Giám sát việc thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tụchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại 07 đơn vị; Kiểm trathực hiện chủ đề năm của thành phố năm Đô thị và An toàn giao thông thànhphố, tại 03 đơn vị; thành lập 01 đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật.

- Thực hiện tốt nội dung, hình thức KTĐV, TCĐ khi có DHVP của UBKT các cấp

Triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV khóa XI vềmột số vấn đề cấp bách trong XDĐ hiện nay, Thành ủy và cấp ủy các cấp đãtập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung nghịquyết Nghiêm túc mở hội nghị kiểm điểm và chỉ đạo các TCĐ trực thuộc mởhội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hộinghị Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay”gắn với việc thực hiện 19 điều đảng viên không được làm

BTV Thành ủy đã thành lập 03 đoàn kiểm tra do các đồng chí Uỷ viênBTV Thành ủy làm Trưởng đoàn, tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị tiếnhành kiểm điểm tập thể và cá nhân BTV cấp ủy trực thuộc Thành ủy theo tinhthần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) tại 12 đơn vị, qua kiểm tra,Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn

bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến tổ chức kiểm điểm

Thực hiện chương trình hành động sau hội nghị kiểm điểm của BTV Thành

uỷ BTV Thành uỷ đã chủ trì và chỉ đạo các ban ngành, cơ quan chức năng thànhphố tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị(khoáVIII), Chỉ thị số 15-CT/TU của BTV Thành uỷ (khoá XI) về thực hiện nếpsống văn hoá, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mêtín dị đoan; đồng chí Bí thư Thành uỷ trực tiếp làm trưởng đoàn kiểm tra 03 đơn

vị, địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng đoàn kiểm tra 01đơn vị, địa phương sau đó phân công các đồng chí Uỷ viên BTV Thành uỷ làmtrưởng các đoàn đi kiểm tra trên diện rộng toàn thành phố

Kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của BộChính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá

Trang 33

XI) “ Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay” tại 20 đơn vị Sau kiểm tra đánhgiá còn nhiều đơn vị thực hiện có tính hình thức, hiệu quả không cao.

Thành lập 04 đoàn kiểm tra việc thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tạihạn chế sau 01 năm kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóaXI) tại 15 đơn vị Sau kiểm tra, đã kết luận cơ bản các đơn vị đã triển khai cácgiải pháp, bước đầu khắc phục tồn tại hạn chế và có chuyển biến tích cực…

Kiểm tra việc thực hiện Thông báo số 130-TB/TW, ngày 10/01/2008của Bộ Chính trị về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại 07 đơn vị; kiểmtra việc triển khai Quyết định số 84-QĐ/TU, ngày 04/3/2011 của BTV Thành

ủy ban hành “ Qui chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ở thành phốHải Phòng” tại 08 đơn vị; KT, GS việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hộiquan tâm trên địa bàn tại 06 đơn vị; kiểm tra 10 năm thực hiện Nghị quyết 32của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳCNH, HĐH tại 10 đơn vị; kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 28 của Thành

ủy về “xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các loạihình doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài cônglập” tại 06 đơn vị; giải quyết 02 vụ khiếu nại kỷ luật

Trang 34

- Kết quả công tác KTĐV, TCĐ khi có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (tổng hợp số liệu từ báo cáo các năm 2011,

2012, 2013, 2014 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng: Báo cáo số BC/UBKTTU, ngày 29/11/2011 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Báo cáo số 97-BC/UBKTTU, ngày 14/11/2012 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Báo cáo

52-số 155-BC/CQUBKTTU, ngày 13/12/2013 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Báo cáo số 211a-BC/CQUBKTTU, ngày 27/12/2013 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015)

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBKT Thành ủy Hải Phòng và UBKT các cấp

đã tiến hành kiểm tra 347 đảng viên (trong đó có 179 là cấp uỷ viên các cấp);Kiểm tra 87 TCĐ cấp dưới khi có DHVP theo đúng trình tự, thủ tục các bước[Phụ lục 2] Qua KTĐV, TCĐ có DHVP, UBKT các cấp thuộc Đảng bộ Thànhphố Hải Phòng đã xác minh, làm rõ các vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật,

đã tiến hành quy trình kỷ luật 146 đảng viên, 5 TCĐ có vi phạm đến mức phảithi hành kỷ luật đảm bảo công tâm, kịp thời, có sức răn đe, giáo dục cao, tạo dưluận tốt trong quần chúng nhân dân và xã hội, góp phần lớn trong việc xây dựng

và giữ vững sự ổn định tình hình chung của đơn vị được KTĐV, TCĐ có DHVPcũng như của toàn đảng bộ [Phụ lục 3]

Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đã quan tâm, thường xuyên chỉđạo việc thực hiện nhiệm vụ KT, GS Công tác KT, GS gắn liền với cuộc vậnđộng "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Cấp ủy vàUBKT các cấp trong Đảng bộ thành phố đã triển khai thực hiện khá toàn diện,đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định vànhiệm vụ cấp ủy giao; quán triệt sâu sắc, triển khai đầy đủ, tổ chức thực hiện

có hiệu quả các nghị quyết, quy chế, hướng dẫn của BCH Trung ương, BộChính trị và UBKT Trung ương về công tác KT, GS trong Đảng

Trang 35

Công tác KTĐV, TCĐ khi có DHVP của UBKT Thành ủy Hải Phòng

và UBKT các cấp đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thành phố,nhất là công tác KT, GS liên quan đến việc triển khai thực hiện kiểm điểmtheo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI)

Ủy ban kiểm tra các cấp đã triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ doĐiều lệ Đảng quy định, thực hiện nghiêm túc chương trình kiểm tra của cấp uỷcấp trên; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nghị quyết, chỉ thị củaĐảng Đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm, thường xuyêntranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan

để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra Công tác giám sát đã được chủ động thực hiện,bên cạnh việc giám sát thường xuyên, đã tổ chức các cuộc giám sát theo chuyênđề kịp thời phát hiện những tổ chức, đảng viên có DHVP để kiểm tra, xử lý

Số lượng đảng viên, TCĐ, đối tượng là cấp uỷ viên các cấp được kiểmtra khi có DHVP giảm so với cùng kỳ năm trước, kết luận kiểm tra đúng có viphạm chiếm 42% số đảng viên được kiểm tra thể hiện công tác KTĐV, TCĐkhi có DHVP được tiến hành, thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng khi lựa chọnnội dung, việc xử lý sau kiểm tra thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình có tácdụng tích cực trong việc giáo dục và phòng ngừa có hiệu quả các vi phạm củacán bộ, đảng viên và TCĐ

Về nhận thức: Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP,UBKT Thành uỷ và cơ sở trực thuộc Thành uỷ đã đạt được một số kết quảnhất định Nhận thức của các cấp uỷ đảng và cán bộ làm công tác kiểm tra từthành phố đến cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, thấy rõ hơn mục đích

ý nghĩa của việc kiểm tra khi có DHVP, có tác dụng không chỉ làm rõ đúngsai, xử lý cán bộ, giáo dục đảng viên khi có vi phạm mà còn có tính giáo dụcchung, ngăn chặn từ những biểu hiện vi phạm của đảng viên và TCĐ, giúpđảng viên và TCĐ, có ý thức tự điều chỉnh, thực hiện nghiêm túc nghị quyết,chỉ thị, chế độ, chính sách để không xảy ra vi phạm, khắc phục vi phạm

KTĐV và TCĐ cấp dưới khi có DHVP về nguyên tắc, thủ tục và quytrình cơ bản như nhau UBKT các cấp khi tiến hành kiểm tra đã vận dụng cácphương pháp kiểm tra, bám sát và thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra

Trang 36

theo hướng dẫn của UBKT Trung ương mà gần đây nhất là quyết định số1319-QĐ/UBKTTW, ngày 10/6/2013 của UBKT Trung ương.

Trong quá trình kiểm tra, UBKT các cấp trong đảng bộ thành phố đãcoi trọng và làm tốt công tác TTXM, đây là việc làm có tính quyết định vì nếuxác minh không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, không thận trọng dẫn đến kết luậnkhông chính xác, khách quan và không có tính thuyết phục, ảnh hưởng đến tưtưởng và lòng tin của cán bộ đảng viên tại đơn vị Cho đến nay, các cuộckiểm tra khi có DHVP của UBKT các cấp từ Thành uỷ đến cơ sở đều đã thựchiện tốt công tác TTXM, nhiều vụ kiểm tra còn thu thập ý kiến đóng góp củaquần chúng đối với TCĐ và đảng viên được kiểm tra

Xác định nguồn DHVP, nội dung DHVP là quan trọng nhất của quátrình kiểm tra Qua nắm tình hình địa bàn, đơn vị, qua phân tích chất lượngTCĐ và đảng viên hàng năm, thông qua đơn thư tố cáo dấu tên, mạo tên, phảnánh dư luận của quần chúng, đảng viên, thông qua các phương tiện thông tinđại chúng, qua các kết luận của cơ quan chức năng của chính quyền, kiểm tracủa các đoàn thể, giám sát của HĐND các cấp UBKT các cấp trong đảng bộthành phố đã tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng dễ phát sinh viphạm, để từ đó xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng tiến hành kiểm tra đượcsâu sát và phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị; có vụ việc DHVP có liênquan đến quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản, thuế Qua thống kê toàn Đảng bộ thành phố cho thấy có 20,4 % số nguồn được pháthiện qua sinh hoạt nội bộ; 28,2 % qua dư luận, phản ánh của đảng viên, quầnchúng nhân dân; 12,5% qua kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của chínhquyền và 38,8% DHVP từ nội dung đơn dấu tên, mạo tên chuyển sang

Để đối tượng được kiểm tra không mặc cảm, căn cứ vào nội dung, đốitượng kiểm tra UBKT các cấp đã chú ý làm tốt công tác tư tưởng, giúp chođối tượng được kiểm tra nhận thức được đầy đủ mục đích của việc kiểm trakhi có DHVP, khắc phục tâm ký mặc cảm, khó chấp nhận, tự giác và hợp tácvới đoàn kiểm tra, hướng dẫn đảng viên hoặc TCĐ được kiểm tra viết báo cáo

tự kiểm tra (giải trình) theo nội dung thông báo kiểm tra, động viên giúp đỡtạo điều kiện để đảng viên được kiểm tra thực hiện nghiêm túc

Trang 37

Đối với chủ thể kiểm tra, thời gian qua UBKT các cấp thường xuyên đượccấp uỷ các cấp quan tâm tạo điều kiện tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, đã thực sựchủ động, thận trọng từ khâu phân tích, chọn nội dung, đối tượng kiểm tra cho sátđúng, đến việc xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, kết quả kiểm tra có tác dụngnhất định trong việc chỉ rõ đúng, sai, vi phạm góp phần ổn định tình hình địaphương đơn vị nên dần dần đã khắc phục tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Sau kiểm tra, UBKT các cấp trong đảng bộ đã đánh giá, kết luận đúng

ưu, khuyết điểm, nội dung tính chất, mức độ tác hại, nguyên nhân vi phạm(nếu có) của TCĐ và đảng viên được kiểm tra, việc xử lý sau kiểm tra cũngđược tiến hành khá đồng bộ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP đốivới TCĐ và đảng viên của UBKT các cấp đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả rõrệt, các kết luận được các TCĐ và cá nhân nghiêm túc thực hiện, góp phầnnâng cao vị thế công tác kiểm tra của Đảng Với những kết quả trên, công tácKTĐV, TCĐ khi có DHVP đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị vàcông tác XDĐ của đơn vị, thành phố

GS, phòng ngừa, chỉ khi vụ việc xẩy ra mới kiểm tra, thi hành kỷ luật; nhiềukhuyết điểm, vi phạm của đảng viên và TCĐ chậm được phát hiện và khắcphục, đặc biệt là các vi phạm trong quản lý đất đai, dự án ngày càng tinh vi,phức tạp Một số UBKT chưa chủ động trong việc phát hiện, xác định DHVP

để xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với đảng viên và TCĐ khi có DHVP; việcphát hiện sai phạm mới nảy sinh, phát hiện tham nhũng, phát hiện những đơn

vị mất đoàn kết nội bộ còn ít so với thực tế

Trang 38

Nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác KTĐV, TCĐ khi có DHVP ở một số cấp ủy, TCĐ còn đơn điệu, hiệu quả thấp; một số cuộc KTĐV, TCĐ khi có DHVP còn hình thức, chưa bảo đảm quy trình, thủ tục, chất lượng còn hạn chế Còn biểu hiện chạy theo thành tích, chưa chú trọng

về chất lượng Đặc biệt, việc tham mưu cho cấp ủy quyết định và chỉ đạo KT,

GS về công tác tổ chức, cán bộ còn ít, chưa chủ động

Việc chủ động phát hiện DHVP, nắm bắt tình hình dư luận của UBKT các cấp chưa cao, phần lớn khi tiến hành kiểm tra DHVP đối với TCĐ và đảng viên đều do cán bộ đảng viên, quần chúng phát hiện thông qua đơn thư

tố cáo, kiến nghị hoặc do báo chí nêu ra Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm trachưa phản ánh đúng thực tế tình hình vi phạm của TCĐ và đảng viên; đốitượng kiểm tra là cán bộ diện cấp quận, huyện uỷ và tương đương quản lý,cán bộ diện Thành uỷ quản lý chưa nhiều Một số cuộc kiểm tra còn để kéodài gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân

Việc kiểm tra DHVP đối với cấp ủy viên cùng cấp còn ít, tâm lý nểnang, ngại khó vẫn tồn tại đối với cán bộ làm công tác kiểm tra; việc chủđộng phát hiện DHVP, nắm bắt tình hình, dư luận của UBKT các cấp chưacao, phần lớn khi tiến hành kiểm tra DHVP đối với TCĐ và đảng viên đều docán bộ đảng viên, quần chúng phát hiện thông qua đơn thư tố cáo, kiến nghịhoặc do báo chí nêu ra

Kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ KTĐV và TCĐ khi cóDHVP trong hơn 3 năm qua của đảng bộ Thành phố vẫn còn hạn chế cả sốlượng và chất lượng, kiểm tra cấp uỷ viên cùng cấp còn ít, chưa tương xứngvới yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm tra; chưa có vụ kiểm traDHVP do quá trình giám sát phát hiện ra DHVP để chuyển sang kiểm tra Sốđảng viên, TCĐ được kiểm tra chưa phản ánh đúng thực chất vi phạm củaTCĐ và đảng viên, trong khi dư luận và trong thực tế số đảng viên là cấp uỷ,cán bộ chủ chốt, thuộc diện Thành uỷ, Quận, Huyện uỷ quản lý còn nhiềuDHVP chưa được phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không được kiểm tra,hoặc kiểm tra không kịp thời, nhất là trong các lĩnh vực về công tác cán bộ,

Trang 39

tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, nhà đất Vì vậy số lượng cấp uỷ viên cáccấp, cán bộ do cấp uỷ quản lý được kiểm tra chưa nhiều.

Trong quá thực hiện nhiệm vụ XDĐ còn có nơi chưa quán triệt đầy đủ

ý nghĩa, tác dụng và quy trình tiến hành kiểm tra nói chung, kiểm tra khi cóDHVP nói riêng trong cấp uỷ, TCĐ và cán bộ đảng viên nhất là ở một sốUBKT các đảng uỷ trực thuộc Do đó còn nhiều vướng mắc, lúng túng về quytrình, xác định nội dung, chọn đối tượng kiểm tra, còn giản đơn về quy trình,nguyên tắc nhất là khâu TTXM và thiết lập hồ sơ Sau kiểm tra kết luận cònchung chung, có vụ chỉ có báo cáo của tổ kiểm tra không có kết luận củaUBKT, từ khi thông báo kiểm tra đến kết luận còn để kéo dài Việc xử lýđảng viên vi phạm sau kiểm tra DHVP còn chưa đồng bộ giữa kỷ luật về đảng

và kỷ luật chính quyền, có nơi còn chậm trễ Cho đến nay, vẫn còn 14/38UBKT đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ chưa tiến hành KTĐV, 18 UBKT đảng

uỷ trực thuộc chưa kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có DHVP mặc dù TCĐ vàđảng viên ở đơn vị đó có DHVP cần được kiểm tra Một số nơi còn chạy theothành tích, số liệu thống kê không chính xác, cao hơn thực tế

Việc thực hiện quy trình kiểm tra: trong quá trình thực hiện 3 bước, 15việc khi kiểm tra DHVP; đối với việc thứ 3 trong bước tiến hành, quá trìnhthực hiện có nhiều khó khăn, trong khi chưa có kết luận rõ từng nội dungkiểm tra, TCĐ, đảng viên thường phản ứng lại đối với trường hợp lấy biểuquyết hình thức kỷ luật Một số vụ trong quá trình kiểm tra xác định đúng có

vi phạm xong tổ kiểm tra không kết hợp làm quy trình biểu quyết thi hành kỷluật lại kết luận xong mới làm quy trình xử lý; có vụ trước khi xét thi hành kỷluật không có việc đại diện TCĐ gặp đảng viên hoặc TCĐ có vi phạm

Một số chủ thể kiểm tra có tâm lý nể nang, né tránh ngại va chạm, vẫncòn có nơi lúng túng chọn nội dung, đối tượng kiểm tra, chưa chủ động pháthiện và tiến hành kiểm tra khi có DHVP Mặt khác quy trình tiến hành kiểmtra một vụ khi có DHVP đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, lực lượng để kiểmtra, nên nhiều UBKT thường ngại xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra.Đối tượng được kiểm tra một số vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý cònmặc cảm, khó chấp nhận, cho rằng TCĐ không tin mình nên còn một bộ phận

Trang 40

đảng viên do tính tự giác chưa cao, phê và tự phê bình còn hạn chế, tìm cáchche dấu, đối phó, gây khó khăn cho TCĐ khi tiến hành kiểm tra

Công tác TTXM ở một số cuộc kiểm tra còn sơ sài, biên bản thiếu chặtchẽ, thiếu tính thuyết phục, có việc phải thẩm tra lại nhiều lần

Qua khảo sát vẫn còn một số cuộc kiểm tra không bảo đảm quy trình vàtính chất của một cuộc kiểm tra khi có DHVP Cụ thể: không có kế hoạchkiểm tra, tài liệu TTXM, không có hồ sơ kiểm tra, lấy số liệu kết quả kết luậncủa các cuộc kiểm tra khác như: xem xét, xử lý đảng viên vi phạm, bỏ sinhhoạt đảng, không đóng đảng phí kéo dài ; có nơi lấy kết quả KTĐV và TCĐchấp hành làm số liệu kiểm tra DHVP; có UBKT lấy kết quả thanh tra củachính quyền đối với cán bộ đảng viên, có vi phạm phải xử lý kỷ luật đảng;thống kê kết quả giải quyết đơn thư tố cáo của đảng viên, đúng có vi phạmvào kiểm tra DHVP do đó hoàn toàn không có hồ sơ kiểm tra

Bên cạnh đó, qua kiểm tra vẫn còn một số UBKT chưa coi trọng việclập và lưu trữ hồ sơ kiểm tra DHVP Có 76,5 % tổng số vụ KTĐV và 73,7 %tổng số vụ kiểm tra TCĐ khi có DHVP có đủ hồ sơ còn lại chưa hoàn chỉnh,không có kế hoạch kiểm tra, thiếu giải trình của đảng viên được kiểm tra thiếubiên bản họp tổ chức đảng để đảng viên hoặc TCĐ trình bày báo cáo giải trìnhcủa mình, thiếu báo cáo kiểm tra của Tổ kiểm tra (Đoàn kiểm tra), thiếu tàiliệu TTXM vẫn còn những đảng viên, TCĐ được kiểm tra kết luận đúng có

vi phạm, đã xử lý kỷ luật không lưu quyết định kỷ luật (lưu ở hồ sơ thi hành

kỷ luật) Vẫn còn đảng viên, TCĐ vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhànước đến mức phải xử lý [Xem phụ lục 3]

1.2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm tiến hành công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ thành phố Hải Phòng

* Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế

- Nguyên nhân của ưu điểm

Thành tựu trong công cuộc đổi mới, kết quả của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng đã tạo ra động lực mạnh mẽ và điều kiện thuận lợi cho

công tác KTĐV, TCĐ có DHVP của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ Thành

Ngày đăng: 14/12/2016, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng Khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng Khóa XI
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
2. Ban Chấp hành Trung ương (2010), Kết luận số 72- KL/TW của Bộ chính trị về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 72- KL/TW của Bộ chính trị về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2010
3. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết chuyên đề Hội nghị lần thứ 5 (Khóa X), "Về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
4. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay
5. Nguyễn Văn Bắc (2012), Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các cấp ở Đảng bộ Học viện Hậu cần giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các cấp ở Đảng bộ Học viện Hậu cần giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Bắc
Năm: 2012
6. Bộ Chính trị (2008), Quyết định số 158-QĐ/TW ngày 12 tháng 5 năm 2008 Quyết định ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 158-QĐ/TW ngày 12 tháng 5 năm 2008 Quyết định ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2008
7. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 6/3/1956 về việc tăng cường công tác kiểm tra và thành lập ban kiểm tra các cấp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 6/3/1956 về việc tăng cườngcông tác kiểm tra và thành lập ban kiểm tra các cấp
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1999
9. Ngô Xuân Cầm (2011), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng uỷ trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng uỷ trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay
Tác giả: Ngô Xuân Cầm
Năm: 2011
10. Nguyễn Văn Chi (2009), "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng", Tạp chí Kiểm tra, số (10), tr.6-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Tác giả: Nguyễn Văn Chi
Năm: 2009
11. Lê Văn Cơ (2003), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các TCCSĐ Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin, Luận văn Thạc sĩ XDĐ, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các TCCSĐ Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin
Tác giả: Lê Văn Cơ
Năm: 2003
12. Bùi Quang Cường (2009), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở đảng bộ cơ sở trong quân đội hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5 (117), tr.29-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở đảng bộ cơ sở trong quân đội hiện nay
Tác giả: Bùi Quang Cường
Năm: 2009
13. Nguyễn Thị Doan (2006), "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới", Tạp chí Kiểm tra, số (11), tr.3-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Thị Doan
Năm: 2006
14. Nguyễn Văn Doanh (2008), Nâng cao năng lực công tác kiểm tra, giám sát của chi uỷ các chi bộ đại đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ XDĐ, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực công tác kiểm tra, giám sát của chi uỷ các chi bộ đại đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Doanh
Năm: 2008
15. Nguyễn Công Dân (2006), Hoạt động của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các trung đoàn đủ quân ở Binh đoàn Hương Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các trung đoàn đủ quân ở Binh đoàn Hương Giang trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Công Dân
Năm: 2006
16. Lê Văn Dũng (2009), "Công tác kiểm tra, giám sát thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội", Tạp chí Kiểm tra, số (12), tr. 3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kiểm tra, giám sát thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội
Tác giả: Lê Văn Dũng
Năm: 2009
17. Nguyễn Ngọc Đán (2010), "Chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm trong công tác kiểm tra", Tạp chí Kiểm tra, số (4), t.35-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm trong công tác kiểm tra
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đán
Năm: 2010
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), “Quy định hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng”, Tạp chí XDĐ, Hà Nội, tr.22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng”, "Tạp chí XDĐ
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2012
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
21. Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy ban Kiểm tra (2008), Công tác kiểm tra, giám sát của TCCSĐ trong Đảng bộ Quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kiểm tra, giám sát của TCCSĐ trong Đảng bộ Quân đội
Tác giả: Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy ban Kiểm tra
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w