1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG CÔNG tác PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN là NGƯỜI dân tộc KHƠ ME ở các ĐẢNG bộ xã TỈNH bạc LIÊU HIỆN NAY

99 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 845,5 KB

Nội dung

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi trọng CTPTĐV, chăm lo xây dựng ĐNĐV, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, là vấn đề có tính quy luật trong công tác XDĐ, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự thành bại của cách mạng. Chỉ thị 52CTTW, ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị chỉ rõ: Kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác XDĐ nhằm tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, CTPTĐV là đòi hỏi tự nhiên, là quy luật tất yếu nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng ĐNĐV

Trang 1

Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG

VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN

ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

13

1.1 Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển

đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ

xã ở tỉnh Bạc Liêu

13

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất

lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộcKhmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

32

Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI

PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ

XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY

50

2.1 Những yếu tố tác động và phương hướng yêu cầu

nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên làngười dân tộc Khmer của các đảng bộ xã hiện nay

51

2.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công

tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer củacác đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

61

Trang 2

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐHCông tác phát triển đảng viên CTPTĐV

Trang 3

số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêmnhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng ĐNĐV

Để có ĐNĐV đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, từng đảng viên có chất lượngtốt, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,trong các tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong cácthành phần dân tộc, giai cấp, tầng lớp, các nhóm dân cư, lứa tuổi phải đặc biệtcoi trọng kết nạp đảng viên, nhất là những nơi có ít và chưa có đảng viên Đây làphương hướng phát triển đảng viên được Đảng ta chỉ ra và nhất quán thực hiệntrong suốt quá trình XDĐ và lãnh đạo cách mạng

TCCSĐ nói chung, các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng có vị trí, vai tròrất quan trọng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng Đảng bộ xã là nơitrực tiếp gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, là hạt nhân chính trịlãnh đạo ở xã, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước vào cuộc sống; đồng thời là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt độngxây dựng nội bộ Đảng, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tiếnhành công tác phát triển đảng, sàng lọc đảng viên

Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đó, những năm qua cấp

ủy, tổ chức đảng các cấp ở tỉnh Bạc Liêu luôn coi trọng và quan tâm CTPTĐV,

Trang 4

nhất là CTPTĐV là người dân tộc Khmer Do đó CTPTĐV đã đạt được nhữngkết quả quan trọng, số lượng đảng viên là người dân tộc Khmer ngày càng tăng,tuyệt đại đa số đảng viên là người dân tộc Khmer đã phát huy tốt vai trò tiềnphong gương mẫu, góp phần cải thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng ĐNĐV củacác đảng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các đảng bộ xã lãnh đạo thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hoàn thànhmục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở địa phương.

Tuy nhiên, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnhBạc Liêu còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhận thức, tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng; nội dung, hình thức, biện pháp chưa thậtsát hợp, có lúc, có nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp chấtlượng, tiêu chuẩn đảng viên hoặc xem nhẹ CTPTĐV là người dân tộc Khmer;hẹp hòi, định kiến, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn đảng viên

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có những diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, khó lường Các thế lực đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ hòng phá hoại Đảng, phá hoại công cuộc đổi mới trên đấtnước ta, trong đó các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện

âm mưu đó Trước yêu cầu xây dựng các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu thực sự trongsạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đang đặt ra những yêu cầu mới đối với CTPTĐV làngười dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

Vì vậy, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và đề xuấtnhững giải pháp để nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer củacác đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và mangtính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

CTPTĐV là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung thenchốt của công tác XDĐ Trong những năm qua Đảng ta đã có nhiều nghị quyết,

Trang 5

chỉ thị và có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiêncứu về CTPTĐV với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu:

* Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng TCCSĐ cấp xã.

“Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử của Hoàng Mạnh Điền, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2001) Luận án đã phân tíchthực trạng công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ,chỉ ra những đặc điểm đặc thù và xác định yêu cầu đề xuất những giải pháp cơbản tăng cường công tác vận động giáo dân của các TCCSĐ (cấp xã) ở đồngbằng Bắc Bộ hiện nay

“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” (2002), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành XDĐ Cộng sản

Việt Nam của Nguyễn Văn Bé Tư Theo tác giả chất lượng của TCCSĐ cấp xã

là chất lượng lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở vững mạnh, chống quan liêu,tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, lãnh đạo hoàn thành cácnhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thực hiện có hiệuquả xây dựng đảng bộ theo nghị quyết, Điều lệ Đảng Trên cơ sở phân tích thựctrạng, nguyên nhân của thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng caochất lượng các đảng bộ cấp xã hiện nay

“Chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay” (2004), Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng

sản Việt Nam của Lê Xuân Thành Tác giả luận văn đã đưa ra quan niệm về chấtlượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng, đánh giá thực trạng chất lượng cácđảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những giải pháp chủ yếunhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa hiệnnay

“Chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị của Phạm Thanh

Kiều, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008) Luận án

Trang 6

đã luận giải làm rõ vai trò, chức năng, đặc điểm của các xã có đồng bào theo đạothiên chúa, phân tích những vấn đề cơ bản về chất lượng các đảng bộ xã có đồngbào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ Trên cơ sở đánh giá thực trạng,nguyên nhân, luận án đã xác định mục tiêu, phương hướng, đề xuất những giảipháp chủ yếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiênchúa ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2020.

Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, H, 2012.

Tác giả đã luận giải làm rõ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với các đảng bộ xã trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thực trạng chất lượngcác đảng bộ xã và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cácđảng bộ xã giai đoạn hiện nay

* Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng CTPTĐV.

Lê Văn Lượng (2002), Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản

Việt Nam Luận văn đã phân tích đặc điểm của CTPTĐV và đối tượng đoànviên, thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn; luận giải nhữngvấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng CTPTĐV trong thanh niên các dân tộcthiểu số; đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định phương hướng,yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV trongthanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay

Nguyễn Chí Tính (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học

chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đã đi sâuphân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ đảng viên hoạt động ở các đảng bộ xãtỉnh An Giang hiện nay, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên

và chỉ ra những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ đảng viên Xác định phương

Trang 7

hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ đảngviên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Văn Chất (2005), Nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận văn

thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam Tác giảluận văn đã đi sâu phân tích đặc điểm của đảng viên là học viên người dân tộcthiểu số với những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán, cá tính, tâm

lý Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên làhọc viên, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượnggiáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán

bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị hiện nay

Lê Văn Cương (2005), Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản

Việt Nam Luận văn đã phân tích vai trò của xã và đảng bộ xã miền núi tỉnhThanh Hóa, đặc điểm, vai trò của nữ thanh niên dân tộc thiểu số Luận giảinhững vấn đề cơ bản về lý luận CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số;trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định phương hướng,yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường CTPTĐV trong nữ thanhniên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiệnnay

Nguyễn Thị Ngọc Loan (2006), Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc

sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Trong

đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vaitrò chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ phường thành phố Hà Nội giaiđoạn hiện nay Từ đó, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ

Trang 8

yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách củacác phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Văn Hào (2013), Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam Tác giả

đã phân tích làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ của các đảng bộ và CTPTĐV của cácđảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh CTPTĐVtrong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng

Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còn có một số công trình khoa học, luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách, các bài báo viết nghiên cứu về nâng cao chất

lượng đảng viên, xây dựng ĐNĐV như: Nguyễn Văn Giang, Nâng cao chất lượng đảng viên là người theo đạo ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng

sản Việt Nam, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, 2003 Ban Tổ chức Trung ương

- Tạp chí XDĐ, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 2004, T1 Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ

sở đảng và đảng viên - 2005 - T2 Hà Sơn Long (2006), Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã tỉnh Cao Bằng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt

Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ,

Phát triển đảng viên ở “Thủ đô gió ngàn” - 2013 – T33 Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Xây dựng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số - 2014

- T21 Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người Khmer các tỉnh Tây Nam Bộ - 2014 – T35 Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Bắc Ninh nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên - 2014 – T14.

Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các cơ quan,các tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng

Trang 9

đảng viên và xây dựng ĐNĐV, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng ĐNĐV nói chung hoặc một đối tượng đảng viên cụ thể.

Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một sốcán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học đề cập đến CTPTĐV và xây dựng,giáo dục rèn luyện ĐNĐV

Nhìn tổng quát, trong những năm qua các công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài luận văn đã công bố Những công trình đó đã dựa chắc vào họcthuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, tư tưởng

Hồ Chí Minh về Đảng và XDĐ, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xâydựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và CTPTĐV nói riêng, để luận giải những vấn

đề cơ bản về lý luận, thực tiễn CTPTĐV, đưa ra quan niệm về chất lượng, phântích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV

Tuy nhiên, do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi, phươngpháp nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau Do đó, cho đến nay chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống, toàn diện, cụ thể vềchất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh BạcLiêu hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích:

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmercủa các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

Trang 10

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượngCTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu:

Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnhBạc Liêu

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài

* Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng vềXDĐ; Điều lệ Đảng và văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; cácnghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương; các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫncủa tỉnh ủy và ban tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu về CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV.Luận văn có kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoahọc có liên quan

* Cơ sở thực tiễn:

Hiện thực CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnhBạc Liêu; tham khảo các tài liệu, số liệu trong các báo cáo tổng kết về công tácXDĐ, CTPTĐV của huyện ủy và ban tổ chức các huyện ủy, của tỉnh ủy và ban

tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu từ năm 2005 đến nay và các số liệu điều tra, khảo sátcủa tác giả

* Phương pháp nghiên cứu:

Trang 11

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổnghợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành,trong đó chú trọng các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp xin ý kiếnchuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp chocác cấp ủy, đảng bộ, chi bộ của các xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu tronglãnh đạo, chỉ đạo CTPTĐV là người dân tộc Khmer hiện nay

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,học tập môn XDĐ ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN

LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ

Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

1.1.1 Các đảng bộ xã và công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

* Khái quát về tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của Tổ quốc.Cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km về phía Bắc vàcách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam Phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang vàKiên Giang, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh

Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp biển Đông Bạc Liêu có diện tích tự nhiên2.570 km2, bằng 1/16 diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long Có bờ biển dài

56 km, với các cửa biển quan trọng như: Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, là nơitrung chuyển hàng hóa của nhiều cơ sở kinh tế trong và ngoài tỉnh

Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2010 là 867.750 người,bằng 5,02% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần bằng 1% dân số cảnước Mật độ dân số trung bình là 338 người/km2 Về giới tính, dân số namchiếm 49,85%, nữ chiếm 50,15% Dân số khu vực thành thị là 26,53%, khu vựcnông thôn là 73,47% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22% Trong các dân tộcsinh sống ở Bạc Liêu, người kinh có 779.910 người, chiếm 89,87%; ngườiKhmer có 67.625 người, chiếm 7,79%; người Hoa 20.215 người, chiếm 2,34%,còn lại là các dân tộc khác

Bạc Liêu hiện có 06 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh gồm: huyện VĩnhLợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Đông Hải, Giá Rai và thành phố Bạc

Trang 13

Liêu; có 64 đơn vị cấp xã (xã, phường, thị trấn) Trong đó, có 07 phường, 07 thịtrấn và 50 xã.

Kinh tế, xã hội ở Bạc Liêu những năm gần đây có sự phát triển Tốc độtăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,57%/năm Cơ cấu kinh

tế có sự chuyển dịch đúng hướng, các ngành phi nông nghiệp phát triển nhanhtheo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng caomức sống nhân dân Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hạ tầng cơ sở điện, đường giao thông,trường học, trạm y tế đã được đầu tư xây dựng đồng bộ

Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phần lớn sống đan xen trong cộngđồng, chung sống thuận hòa, cùng nhau lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xãhội, nâng cao đời sống Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình

độ phát triển không đồng đều nên người dân tộc Khmer phần đông có đời sống khókhăn hơn các dân tộc khác Người Hoa tập trung nhiều ở các đô thị, hoạt động sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán có mức thu nhập khá hơn.Trong khi đó người Khmer sinh sống tập trung ở các phum, sóc, ở vùng sâu, vùng

xa, đời sống gặp nhiều khó khăn Những năm gần đây, nhờ chương trình 134,chương trình 135 đã được đầu tư nhiều công trình phục vụ sản xuất và dân sinh nêncuộc sống của đồng bào Khmer đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo người dântộc Khmer năm 2000 là 72% đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, cơ bản được giảiquyết về nhà ở, đất sản xuất và việc làm

Tuy nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều khókhăn, chậm phát triển so với các tỉnh bạn trong khu vực Đời sống một bộ phậnnhân dân cũng còn nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ,vùng đồng bào dân tộc Khmer Khoảng cách giàu nghèo ở vùng nông thôn sovới thành thị ngày càng tăng; số lao động không có việc làm và việc làm không

ổn định, nhất là một tỉnh thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng trướctình hình sản xuất nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay là

Trang 14

những vấn đề nan giải đang đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền cần phải giảiquyết.

Mặt khác, HTCT ở cơ sở tuy đã được thường xuyên củng cố, xây dựng,nhưng chưa thật hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới Chấtlượng TCCSĐ và đảng viên còn nhiều hạn chế, là một tỉnh có đông đồng bàodân tộc Khmer sinh sống nhưng tổ chức đảng và đảng viên là người Khmer ít,chất lượng thấp Bên cạnh đó, tình hình trong dân tộc Khmer nổi lên một số vấn

đề nhạy cảm, phức tạp, một số đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phảnđộng, chống phá Đảng và nhà nước ta, chúng mốc nối, cài cắm lực lượng ngầm,lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ đồng bào trong dân tộc Khmer khiếu kiện, vượt biênqua biên giới Campuchia trái phép, kích động đấu tranh đòi lại cái gọi là “Nhànước Khmer Krôm”, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địaphương

Những đặc điểm trên đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định đúngnội dung, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượngCTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

* Đặc điểm tình hình dân tộc Khmer các xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu có 66.954 người, chiếm gần7,66% dân số toàn tỉnh, đa số đồng bào sinh sống tại các xã, ấp vùng sâu, vùng

xa, có đời sống kinh tế khó khăn Đồng bào dân tộc Khmer có phong tục, tậpquán và đặc trưng văn hóa riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng ở BạcLiêu

Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như: xã Hưng Hội củahuyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh Bình của huyện Hòa Bình; xã Lộc Ninh của huyệnHồng Dân

Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời Trong quá trình pháttriển, văn hóa dân tộc Khmer đã định hình và phản ánh thực tế văn hóa phongphú và đa dạng của nhiều thế hệ người Khmer Đó là việc hình thành và phát

Trang 15

triển hệ thống chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng và lễnghi của dân tộc mình

Đặc trưng nổi bật trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer là hình thức tổchức cư trú theo phum, sóc Phum, sóc là những đơn vị cư trú trong tổ chức xã hội

cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, ràng buộc nhau bởi các quan hệ về phongtục, tập quán, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm điều khiển Theo truyền thống,việc quản lý phum, sóc thuộc về một Ban quản trị mà người đứng đầu được gọi là

“Mê phum”, “Mê sóc” Những thành viên trong Ban quản trị được nhân dân tuyểnchọn trong số những người đàn ông lớn tuổi, có uy tín, có trình độ học vấn, hiểubiết phong tục, tập quán của cộng đồng và có tinh thần trách nhiệm cao đối vớingười dân Trách nhiệm của Ban quản trị, Mê phum, Mê sóc là thay mặt nhân dântrong phum, sóc điều hành các công việc chung của phum, sóc, quan hệ với cáccộng đồng bên ngoài; đặc biệt là quan hệ với nhà chùa Chùa Khmer là ngôi nhàchung của đồng bào dân tộc Khmer, nơi họ gửi gắm hầu như trọn vẹn niềm tin, sựkính trọng vào Đức Phật, mà hiện thân trực tiếp là các vị Hòa thượng, Thượng tọa,Đại đức, nhà sư… Đối với mỗi người dân Khmer, những sinh hoạt nghi lễ trongnhà chùa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tâm linh Mỗi người có thể ít nhiều hoặckhông tham gia các công việc của xã, ấp, nhưng không thể không tham gia côngviệc của nhà chùa, vì lợi ích tinh thần của họ hầu như gắn bó với chùa nhiều hơn làgắn bó với xã, ấp Mặc dù đang sống trong một xã hội hiện đại với nhiều nét đổithay do công cuộc đổi mới đất nước đem lại, song các thiết chế văn hóa, xã hội cổtruyền vẫn đang ảnh hưởng và chi phối cuộc sống hằng ngày của người dânKhmer

Trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer nổi bật là tính cộng đồng, tinhthần đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; đồng bào luôncần cù trong lao động sản xuất, chịu thương, chịu khó

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng đồngbào dân tộc Khmer, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, các

Trang 16

chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135… nên đời sống mọi mặt trong đồngbào dân tộc Khmer có sự thay đổi rõ rệt, trình độ dân trí được nâng cao đáng kể,đẩy lùi các hủ tục lạc lậu Trong đó, đi đầu là lực lượng thanh niên trẻ họ khôngnhững hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế mà còn tích cực trongcác phong trào của Đoàn, của Hội Từ những chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, ngày nay đồng bào dân tộc Khmer luôn mởrộng giao lưu về văn hóa - xã hội, làm ăn kinh tế và đồng bào đang tiếp cận dầnvới nền kinh tế thị trường Nhiều tấm gương, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi

là người dân tộc Khmer xuất hiện Điều đó chứng tỏ đồng bào dân tộc Khmer ởtỉnh Bạc Liêu đã và đang phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mìnhtrong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước

Đời sống vật chất được nâng lên, góp phần làm cho đời sống tinh thầntrong đồng bào dân tộc Khmer thêm phong phú Họ rất phấn khởi, tin tưởng vàoĐảng và chính quyền, do vậy đồng bào đã tham gia tích cực vào các tổ chứcchính trị - xã hội, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…, các đoànviên, hội viên ngày càng có xu hướng tích cực phấn đấu vào Đảng

* Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu - Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ.

Đặc điểm:

Với dân số thuộc vào loại thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu

là đảng bộ có số đảng viên tương đối ít Số đảng bộ xã cũng chiếm tỷ lệ thấp sovới TCCSĐ toàn tỉnh (18,6%) Tuy nhiên, số lượng đảng viên nông thôn lạichiếm tỷ lệ khá cao Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêucuối năm 2013, toàn tỉnh có 344 TCCSĐ với 20.254 đảng viên Trong đó, chỉ có

50 đảng bộ xã, với 8.391 đảng viên, chiếm tới 41,42% tổng số đảng viên toàntỉnh

Tất cả 50 xã ở tỉnh Bạc Liêu đều thành lập đảng bộ theo quy định và có sốlượng đảng viên trên 30 đồng chí, trực thuộc đảng bộ xã đa số là các chi bộ ấp,cách sắp xếp các chi bộ tương đối hợp lý theo địa bàn ấp, liên ấp, khu dân cư,

Trang 17

một số chi bộ đông đảng viên có chia tổ đảng, không có thành lập đảng bộ bộphận dưới các đảng bộ xã.

Ở các đảng bộ xã, số lượng đảng viên cũng không đồng đều và do đó sốchi bộ trực thuộc cũng rất khác nhau Đa số đảng viên ở các đảng bộ xã có tuổiđời trẻ (bình quân là 32,7 tuổi), hăng hái trong lao động sản xuất và nhiệt tìnhtrong công tác, tuổi đời đảng viên mới kết nạp cũng ngày càng trẻ hóa Đây lànhững điều kiện thuận lợi để đảng viên ở các đảng bộ xã đi đầu trong tiếp nhậntiến bộ khoa học, kỹ thuật và hướng dẫn nông dân áp dụng vào phát triển sảnxuất

Trình độ học vấn của các đảng viên ở các đảng bộ xã thấp hơn so vớitrình độ học vấn của đảng viên ở các loại hình TCCSĐ khác Tuy nhiên, đặcđiểm nổi bật của ĐNĐV ở các xã là không có đảng viên mù chữ Dù trình độ khimới kết nạp của đảng viên ngày càng nâng cao và tuổi đời ngày càng trẻ hóa,nhưng nhìn chung trình độ, năng lực của ĐNĐV ở xã còn hụt hẫng so với nhucầu phát triển của xã hội, một bộ phận đảng viên, đặc biệt là đảng viên Khmercòn có khó khăn về đời sống

ĐNĐV và các tổ chức đảng trực thuộc của các đảng bộ xã là tương đối

thuần nhất: phần lớn đảng viên là nông dân và cán bộ tham gia trực tiếp hoặcgián tiếp công tác đảng, nhà nước, đoàn thể ở xã và cán bộ ấp Số đảng bộ cóđảng viên là người dân tộc Khmer không nhiều (3,12%) Một số lượng rất nhỏđảng viên là cán bộ nghỉ hưu, mất sức (0,2%), gốc tôn giáo (0,51%) Trong số

551 chi bộ thuộc 50 đảng bộ xã thì có tới 489 (89%) chi bộ ấp và liên ấp, số cònlại là chi bộ cơ quan và trường học, một số chi bộ khu dân cư nằm ở địa bàn venquốc lộ có đặc thù tương đối khác tạo nên sự đa dạng trong hoạt động lãnh đạocủa các đảng bộ xã Các đảng bộ xã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh

tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế phong phú, đa dạng, kinh tế nôngnghiệp giữ vai trò chủ yếu Kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên cácđịa bàn xã còn nhỏ bé

Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã:

Trang 18

Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là loại hình TCCSĐ ở xã, có chức năng,nhiệm vụ theo Quy định số 95-QĐ/TW, ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư Trungương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã Theo quy địnhnày, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã được cụ thể hóa thành những điểmchủ yếu sau:

Chức năng: Đảng bộ cơ sở xã ở tỉnh Bạc Liêu là hạt nhân chính trị, lãnh đạo

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT ở xã vững mạnh, nông thôngiàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước

để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước; xây dựngnông thôn mới giàu đẹp, văn minh Lãnh đạo chính quyền thực hiện đúng chứcnăng quản lý nhà nước, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệmôi trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậuphương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn

và đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng.

Các đảng bộ xã tiến hành công tác tư tưởng trong đảng bộ và lãnh đạocông tác tư tưởng trong nhân dân; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ởkhu dân cư, xóm ấp và trong từng gia đình, tuyên truyền và nhân rộng các nhân

tố tích cực trên mọi lĩnh vực Tuyên truyền và vận động cho nhân dân hiểu và

Trang 19

chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọngcủa các tầng lớp nhân dân để giải quyết hoặc báo cáo lên cấp trên giải quyết.Lãnh đạo đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làmtrái đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống

tư tưởng cơ hội, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu; chống các biểu hiện suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Thứ ba, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong HTCT,các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; tiến hành các khâu của côngtác cán bộ, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ Xây dựng quy chế về công tác tổ chức,cán bộ; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ cơ sở; đềxuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia các cơ quan củaĐảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trênquản lý

Thứ tư, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

ở xã vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật vàđiều lệ của mỗi đoàn thể Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, về công tácdân tộc, tôn giáo Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xâydựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàcác nhiệm vụ của địa phương

Thứ năm, xây dựng tổ chức đảng.

Các đảng bộ xã tiến hành các hoạt động XDĐ; đề ra nhiệm vụ, giải phápxây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn liền với việc xây dựng,củng cố HTCT ở cơ sở, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ; thực hiện đúngnguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng Giáo dục, rèn luyện ĐNĐV; xây dựng kế

Trang 20

hoạch và biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viênhoàn thành nhiệm vụ, làm tốt nhiệm vụ động viên, khen thưởng, kỷ luật đảngviên và công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên Xây dựng cấp ủy và bí thư cấp

ủy đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết,hoạt động có hiệu quả Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viênchấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Chínhtrị về những điều đảng viên không được làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển luận điểm nêu trên phù hợp vớinước ta, Người viết: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh Đảng mạnh là

do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [31, tr 113] Đồng thời,khẳng định vai trò TCCSĐ, đặc biệt là chi bộ đối với sự vững mạnh của Đảng vàthắng lợi của cách mạng, là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện đảng viên

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn quan tâmđặc biệt đến các TCCSĐ Bởi vậy, các TCCSĐ luôn giữ vai trò là nền tảng và làhạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được

cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI)chỉ rõ: “TCCSĐ (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhânchính trị ở cơ sở” [21, tr 35]

Trang 21

Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh vai trò đặc biệt quan trọngcủa TCCSĐ, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay thì vai trò của TCCSĐ,trong đó có các đảng bộ xã trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riênglại càng quan trọng.

Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là nền tảng của Đảng ở nông thôn, là loạihình tổ chức chiếm phần lớn tổ chức đảng và đảng viên của đảng bộ tỉnh, là nơi

trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện và phát triển ĐNĐV ở nông thôn Các

đảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở xã, trực tiếp lãnh đạo giai cấp nông dân thựchiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nhất là đường lối phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; có vai tròquan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thế trận an ninh nhân dân,quốc phòng toàn dân, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng chính đáng của nông dân để phản ánh với Đảng Nơi nhân dân cung cấp choĐảng nguồn lực, tố chất mới để tăng cường số lượng và chất lượng ĐNĐV choĐảng, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu

* Quan niệm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã.

Trong hoạt động thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lêninđồng thời với việc khẳng định sức mạnh của tổ chức đã chỉ rõ cốt lõi của việctạo dựng tổ chức chính là phát triển đảng viên và xây dựng ĐNĐV

Quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về XDĐ, đặc biệtkhi bàn về CTPTĐV, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng “cũng ở trong xã hội”, Đảng

là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, có hấp thu, cóđào thải Đảng phải có một số lượng đảng viên nhất định mới hình thành nên tổchức đảng, sự nghiệp cách mạng của Đảng là sự nghiệp vĩ đại, lâu dài phải donhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản tham gia gánh vác Đảng phải liên hệ mật thiết vớiquần chúng, phải không ngừng nâng cao chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu tươngxứng với đòi hỏi khách quan của tình hình nhiệm vụ NLLĐ và SCĐ chỉ có thểtrên cơ sở số lượng, chất lượng ĐNĐV tương ứng Do đó, Đảng phải thường xuyênlàm tốt CTPTĐV

Trang 22

Tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triểnđảng viên là coi trọng chất lượng cùng với việc xác định đúng tiêu chuẩn đảngviên, có phương hướng lựa chọn và những quy định chặt chẽ về điều kiện, thủtục kết nạp quần chúng vào Đảng, Người cho rằng: Đảng mạnh không chỉ do sốlượng đảng viên quyết định, số lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh khi nóđạt được những yêu cầu về chất lượng, sức mạnh của Đảng không chỉ phụ thuộcvào số lượng, thành phần giai cấp của đảng viên mà chính là ở chất lượng đảngviên.

Từ phân tích trên, có thể hiểu: CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức của HTCT ở địa phương, bao gồm quá trình giới thiệu, lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách, kết nạp những quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng; được tiến hành theo những nguyên tắc, quy trình nhất định nhằm xây dựng, phát triển ĐNĐV có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng bộ xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Quan niệm đã chỉ rõ:

Mục đích của CTPTĐV là người dân tộc Khmer để bổ sung số lượng đảng

viên trẻ, đảng viên là người dân tộc Khmer, tăng tỷ lệ lãnh đạo cho các chi bộ,đảng bộ, góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh

Chủ thể tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer là hệ thống cấp ủy,

tổ chức đảng, từ Tỉnh ủy, Huyện ủy, đến đảng ủy xã, chi bộ ấp, trong đó các cấp

ủy, TCCSĐ trực tiếp tiến hành theo chức năng, phạm vi, nội dung quy định theoĐiều lệ Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, quy định hướng dẫn của Đảng vềCTPTĐV

Lực lượng tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã

bao gồm các tổ chức trong HTCT ở xã, tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ,đảng viên ở cơ sở

Trang 23

Đối tượng của CTPTĐV là những quần chúng ưu tú là người dân tộc

Khmer đang sinh sống tại địa bàn các xã ở tỉnh Bạc Liêu

Phương châm, phương hướng: tích cực, thận trọng, coi trọng chất lượng,

không chạy theo số lượng đơn thuần, phát triển đảng phải đi đôi với củng cố tổchức đảng; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, chăm lo bồi dưỡng kết nạpnhững quần chúng ưu tú đủ điều kiện kết nạp vào Đảng, tập trung vào đối tượngngười dân tộc Khmer là cán bộ xã, ấp, giáo viên các trường học, đội ngũ y bác sĩ vànhân viên các trạm y tế xã, đoàn viên, hội viên tiêu biểu của các đoàn thể, người có

uy tín và lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc Khmer, các chức sắc, chức việc

và ban quản trị các chùa khmer thể hiện sự mẫu mực, có nhận thức tốt về Đảng, cóđộng cơ phấn đấu trong sáng, liên tục

Nội dung quy trình phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các

đảng bộ xã theo các bước: Xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới là ngườidân tộc Khmer; tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn, tổ chức bồi dưỡng kiếnthức về Đảng cho quần chúng ưu tú; giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng; thựchiện nghiêm các thủ tục, lập hoàn chỉnh hồ sơ phát triển đảng viên; xác minh thẩmtra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng, lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức đoàn thể; chi

bộ, đảng bộ xét đề nghị kết nạp đảng viên; cấp ủy cấp trên chuẩn y kết nạp quầnchúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng; đồng thời tiếp tục theo dõi, giáodục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị và xét công nhận đảng viên chínhthức Các nội dung quy trình phát triển đảng viên được tiến hành thường xuyên,liên tục, mỗi nội dung có vị trí, vai trò nhất định, song giữa chúng có mối quan

hệ biện chứng tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động ảnh hưởng đếnchất lượng, hiệu quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ởtỉnh Bạc Liêu Vì vậy, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ởtỉnh Bạc Liêu phải chú ý thực hiện đầy đủ, có chất lượng các bước, các khâu cụthể, phù hợp

Hình thức, biện pháp: Tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp như:

Thông qua hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, các lực lượng,

Trang 24

nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mở các lớp bồi dưỡng đốitượng đảng, quản lý, giáo dục rèn luyện nguồn kết nạp thông qua hoạt động thựctiễn, phân công đảng viên theo dõi, kèm cặp giúp đỡ quần chúng, kết hợp chặtchẽ tuyên truyền giáo dục của đảng viên, tổ chức đảng với quá trình tự tu dưỡngrèn luyện phấn đấu của quần chúng.

* Vai trò CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Một là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần tăng cường số lượng, không ngừng nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu Phát

triển đảng viên là một nội dung trong xây dựng ĐNĐV, là khâu then chốt trongXDĐ; phát triển đảng viên là xây dựng đội ngũ của những người lãnh đạo, lựclượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Đây là nhân tố quan trọnglàm tăng số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý ĐNĐV của các đảng bộ xã, gópphần nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ, chi bộ ở các xã nhằm đảm bảo

đủ sức lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới

Hai là, công tác phát triển ĐNĐV là người dân tộc Khmer của các đảng

bộ xã góp phần tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho từng địa phương, tạo ra hạt nhân

cho phong trào quần chúng ở xã, ấp, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở và xây dựngđội ngũ cán bộ của các đảng bộ xã có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchính trị của địa phương

Ba là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần quan trọng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào Khmer, xây dựng nền tảng của Đảng ở địa bàn nông thôn Đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở các đảng

bộ xã là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng trung gian đưa đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân;đồng thời cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cáchmạng của Đảng, của dân tộc Không chỉ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, độingũ cán bộ là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã còn có vai trò trung tâmđoàn kết, khai thác, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của đảng viên và quần chúng,

Trang 25

tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên mọi người ra sức thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị.

Bốn là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các xã của tỉnh Bạc Liêu góp phần quan trọng nâng cao chất lượng ĐNĐV của các đảng bộ xã Làm tốt

CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần bổ sung số lượng đảng viên trẻ,những người có trình độ, kiến thức, những người năng động, nhạy bén, sáng tạodám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, từ đó khắc phục tình trạng “lão hóađảng” ở các đảng bộ, chi bộ Đẩy lùi những quan niệm bảo thủ, trì trệ, duy ý chí,lối làm việc theo tập quán và tâm lý tộc người trong một bộ phận cán bộ, đảngviên người dân tộc Khmer, góp phần nâng cao tầm trí tuệ của Đảng bộ, làm choĐảng bộ các xã phát triển theo kịp sự phát triển chung trong toàn tỉnh

* Đặc điểm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Thứ nhất, đối tượng công tác phát triển đảng của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu khá đa dạng và không đồng đều Đối tượng công tác phát triển đảng

viên là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là cán bộ, đoàn viên,hội viên các đoàn thể và người dân Khmer đang sinh sống, lao động, công tác

ở các xã Do đặc thù về tập quán và điều kiện sinh sống của người dân Khmernên đối tượng thành phần rất đa dạng tùy thuộc vào địa bàn cư trú, trình độ họcvấn, hoạt động nghề nghiệp, vị thế xã hội trong cộng đồng, người dân tộcKhmer có thể có vị trí, chỗ đứng khác nhau trong cộng đồng xã hội của mình:

có những người là chức sắc tôn giáo, có những người là trưởng tộc, đứng đầumột dòng họ, có những người là cán bộ ấp, xã, đa số còn lại là những ngườidân bình thường Những người có vị thế xã hội cao trong cộng đồng dân tộcKhmer thường được đồng bào rất kính trọng và có uy tín cao

Thứ hai, công tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn, phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ quần chúng phấn đấu trở thành đảng viên của các chi bộ, đảng bộ gặp nhiều khó khăn Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc Khmer còn

thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập thuận lợi để nâng cao

Trang 26

trình độ mọi mặt; họ thường gặp nhiều khó khăn trong công tác và cuộc sốngđời thường, một bộ phận cán bộ người dân tộc Khmer còn bàng quan, tư tưởng

tự ty ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, thờ ơ trước cuộc sống và công tác đãkìm hãm tính năng động trong suy nghĩ và hành động, tác động ảnh hưởng lớnđến nguồn cán bộ, đảng viên cho Đảng

Thứ ba, môi trường công tác, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên của quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer của miền Tây Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng có nét đặc thù riêng Quần chúng ưu tú là người

dân tộc Khmer sinh sống, hoạt động trên địa bàn rộng lớn ở nhiều ấp, xã vàtrong môi trường xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp; họ không những mangtrong mình những nét chung của con người Việt Nam truyền thống và hiện đại,

mà cuộc sống cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh sống đã cóảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của họ Trong lịch sửmỗi dân tộc đều có hình thức tổ chức xã hội riêng, những phong tục tập quán,nếp nghĩ, cách làm đều in đậm những bản sắc riêng biệt

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác phát triển đảng viên

là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

* Quan niệm về chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng

bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Chất lượng là một khái niệm phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vựckhác nhau Tùy đối tượng sử dụng và góc độ tiếp cận, khái niệm chất lượng có ýnghĩa khác nhau

Khi nói tới chất lượng của một tổ chức, một hoạt động phải nói tới haimặt: thứ nhất, là tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những đặc tính tạonên bản chất của tổ chức, của hoạt động đó; thứ hai, những phẩm chất, nhữnggiá trị, những đặc tính đó đáp ứng yêu cầu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

tổ chức đó, mục tiêu, phương hướng của hoạt động đó

Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng bộ xã là tổng hợp những giá trị của các yếu tố, các nội

Trang 27

dung, hình thức biện pháp, các khâu, các bước của CTPTĐV; quy định và phản ánh mức độ đáp ứng về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNĐV của đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu trong từng giai đoạn cách mạng.

* Phương châm chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng

bộ xã.

Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã là vấn

đề cơ bản, quan trọng phải tiến hành một cách tích cực, thận trọng, chú trọngthành, cơ cấu ĐNĐV mới được kết nạp, thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tụckết nạp đảng viên Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy theo sốlượng đơn thuần Cần nhận thức sâu sắc vai trò của số lượng và chất lượngĐNĐV, quan hệ biện chứng giữa số lượng và chất lượng Có số lượng đảng viênhợp lý, các đảng bộ xã mới đảm bảo trong từng lĩnh vực, từng mặt hoạt độngđều có đảng viên trực tiếp lãnh đạo, phụ trách Song, chất lượng đảng viên đượckết nạp là nhân tố rất quan trọng đảm bảo chất lượng lãnh đạo của đảng bộ vàlàm tăng chất lượng ĐNĐV

Phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải luôngắn chặt chẽ với việc xây dựng, củng cố đảng bộ, chi bộ và làm trong sạchĐNĐV Đây là hai mặt của vấn đề XDĐ, có quan hệ hữu cơ, thống nhất, tổ chứcđảng vững mạnh, đảng viên tốt thì quần chúng sẽ tin tưởng, hăng hái gia nhậpvào hàng ngũ của Đảng và CTPTĐV đạt chất lượng, hiệu quả cao Mặt khác,phát triển đảng viên có chất lượng sẽ làm cho tổ chức đảng có nguồn sinh lực vàSCĐ cao, công tác XDĐ đạt kết quả cao hơn Do đó, phải xem xét công tác củng

cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên đều quan trọng như nhau và là công việcthường xuyên của Đảng

CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải được tiến hànhmột cách tích cực, chủ động, bám sát các phong trào thi đua của quần chúng Đểphát hiện những quần chúng ưu tú, các đảng bộ, chi bộ phải chủ động đi vàophong trào hành động cách mạng của quần chúng mà điều tra, lựa chọn, giáodục, giác ngộ họ, tạo nguồn phát triển đảng viên Đây là công việc rất công phu,

Trang 28

lâu dài, phải làm tích cực, thường xuyên và thận trọng CTPTĐV là người dântộc Khmer của các đảng bộ xã phải cảnh giác, đề phòng những phần tử xấu, cơhội, phản động chui vào hàng ngũ của Đảng Để các đảng bộ, chi bộ thực sựtrong sạch, vững mạnh, có NLLĐ và SCĐ cao, bên cạnh việc tăng cường kếtnạp đảng viên mới có chất lượng, phải thường xuyên sàng lọc ĐNĐV, kịp thờiđưa những người không đủ tiêu chuẩn, tư cách đảng viên ra khỏi Đảng Đồngthời, cảnh giác, đề phòng những phần tử cơ hội, phản động tìm cách lôi kéođồng bào dân tộc, xúi dục quần chúng vào Đảng để chống phá Đảng, phá hoạitruyền thống đoàn kết các dân tộc anh em Vì vậy, trong xem xét, lựa chọn đốitượng kết nạp vào Đảng phải nắm vững tiêu chuẩn đảng viên, thực hiện đúngcác nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên mà Điều lệ Đảng đã quy định, đảmbảo sự trong sạch của Đảng.

* Các yếu tố tạo thành chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của

đảng bộ xã.

Một là, chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và sự tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng ở địa phương.

Các cấp ủy, tổ chức đảng mà trực tiếp là thường vụ, đảng ủy, các chi bộtrực tiếp thuộc đảng bộ xã là chủ thể trực tiếp quyết định chất lượng CTPTĐV làngười dân tộc Khmer Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng có quán triệt sâu sắcđường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy; nắmchắc địa bàn, đặc điểm nguồn phát triển đảng là người dân tộc Khmer thì mới đề

ra chủ trương, biện pháp kế hoạch CTPTĐV là người dân tộc Khmer đúng đắn,

có chất lượng; đồng thời có thực hiện nghiêm nguyên tắc, phương châm, quátrình thủ tục phát triển đảng viên mới, quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên dự

bị trở thành đảng viên chính thức

Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng bộ xã còn đượctạo nên bởi chất lượng hoạt động tham gia CTPTĐV của các tổ chức, các lựclượng ở địa phương như: sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấphuyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần chúng ở xã

Trang 29

và quần chúng nhân dân nơi đối tượng nguồn phát triển đảng viên là người dântộc Khmer sinh sống, sản xuất, học tập, công tác

Hai là, chất lượng thực hiện các khâu, các bước, nội dung, hình thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer.

Chất lượng xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung, quy trình, hìnhthức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer là yếu tố trực tiếp quyết địnhđến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh BạcLiêu Nếu việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung, hình thức, biện phápcàng khoa học, chính xác, sát thực tế bao nhiêu, thì việc thực hiện càng bảo đảmchất lượng, hiệu quả cao Ngược lại, việc xây dựng kế hoạch không sát, nộidung, quy trình, biện pháp không đầy đủ và khâu tổ chức thực hiện thiếu nghiêmtúc, tùy tiện thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmercủa các đảng bộ xã

Ba là, chất lượng nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer.

Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng nguồn phát triển đảng viên Chất lượng nguồn phát triển đảng được biểuhiện ở số lượng, cơ cấu nguồn, đặc biệt là chất lượng nguồn được thể hiện ởphẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, năng lực, nhất là động cơ phấnđấu học tập, công tác, lao động sản xuất, phấn đấu vào đảng của đối tượng Nếu

ở địa bàn xã mà số lượng nguồn phát triển đảng dồi dào, cơ cấu hợp lý, có chấtlượng cao thì chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã

sẽ cao Ngược lại nguồn khan, hiếm, cơ cấu bất hợp lý, chất lượng thấp thì sẽảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộxã

* Tiêu chí đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

Thứ nhất, tiêu chí đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ

xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Trang 30

Đây là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng CTPTĐV

là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã Chất lượng CTPTĐV phụ thuộc rấtlớn vào nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng tiến hànhCTPTĐV Vì vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộcKhmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu, cần đi sâu xem xét đánh giá nhậnthức, trách nhiệm, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng

và ý thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia CTPTĐV

là người dân tộc Khmer Phải đánh giá rõ được mức độ nghiên cứu, quán triệtquan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, vai trò tầmquan trọng của CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lựclượng Đánh giá vai trò trách nhiệm và năng lực của các cấp ủy, tổ chức đảngtrong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng kế hoạch CTPTĐV,đánh giá vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong xácđịnh nội dung, lựa chọn hình thức, biện pháp; chất lượng thực hiện phươngchâm, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer Đánh giá sự quan tâm, chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ của cấp ủy, các cơ quan chức năng của huyệnđối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các xã

Thứ hai, tiêu chí đánh giá về chất lượng thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng

bộ xã.

Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đánh giá chấtlượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, bởi chất lượngCTPTĐV phụ thuộc chủ yếu trực tiếp vào kế hoạch, nội dung, hình thức, biệnpháp, quy trình CTPTĐV Theo tiêu chí này cần tập trung đánh giá tính khoahọc, đúng đắn, phù hợp của kế hoạch, nội dung, sự phong phú, đa dạng của cáchình thức, biện pháp và chất lượng thực hiện phương châm, quy trình CTPTĐV

là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng, cần đi sâu vào đánh giáchất lượng, hiệu quả việc quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, nghịquyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy vào cụ thể hóa xác định chủ trương, biện

Trang 31

pháp, xây dựng kế hoạch CTPTĐV hàng năm và từng nhiệm kỳ của các đảng bộ

xã Đánh giá chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp củacác tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong thực hiện nội dung, quy trình, hìnhthức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer

Thứ ba, chất lượng, kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.

Đây là tiêu chí phản ánh tổng hợp chất lượng CTPTĐV là người dân tộcKhmer của các đảng bộ xã Nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể,các lực lượng; chất lượng kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp CTPTĐVđược thể hiện tập trung ở chất lượng, kết quả CTPTĐV của các đảng bộ xã Vìvậy, đánh giá phải đi sâu vào đánh giá chất lượng nguồn phát triển đảng viên làngười dân tộc Khmer, số lượng đảng viên là người dân tộc Khmer, cơ cấu về độtuổi, giới tính, ngành nghề, địa bàn đã hợp lý chưa, chất lượng từng người và cảđội ngũ đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu.Cần phải đánh giá chất lượng của các đảng bộ xã, các chi bộ trực thuộc đảng bộ

xã, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên là người dân tộc trongthực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Các tiêu chí trên đây, có quan hệ mật thiết với nhau, quá trình đánh giáchất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phải đặt vàvận dụng các tiêu chí trong một chỉnh thể thống nhất, cụ thể để xem xét, đánhgiá một cách khách quan, toàn diện, gắn với điều kiện đặc điểm tình hình cụ thểcủa từng địa phương

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

1.2.1 Thực trạng chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã

* Những ưu điểm cơ bản:

Trang 32

Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thườngxuyên, sâu sát của tỉnh ủy và các huyện ủy, cùng với sự tích cực, chủ động củacác đảng bộ xã, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh BạcLiêu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi Chất lượng đảng viên mớiđược kết nạp ngày càng nâng lên; CTPTĐV được tiến hành thường xuyên, đúng

kế hoạch, có nền nếp, đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục, góp phần xây dựngcác đảng bộ xã ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm

vụ được giao Đây là cơ sở rất quan trọng để bổ sung thêm những nhân tố mới,sinh lực mới cho Đảng, bảo đảm cơ cấu, tính liên tục, kế thừa, phát triển, đápứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Những ưu điểm cơ bản của CTPTĐV là ngườidân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu được thể hiện ở những vấn

đề cơ bản sau:

Một là, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTPTĐV là người dân tộc Khmer.

Các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu đều xác định CTPTĐV trong đồng bàodân tộc Khmer là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng bộ Các đảng

bộ xã đã thường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủtrương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị,nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạolàm tốt CTPTĐV trong đồng bào dân tộc Khmer và coi đây là một trong nhữngnội dung biện pháp góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh.Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đãxác định: “Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên theo hướng trẻ hóa vàcoi trọng chất lượng; chú ý phát triển đảng viên là những người tiêu biểu, ưu tú

và những người có uy tín, tầng lớp dân cư, trong đồng bào dân tộc Khmer, tôngiáo; tăng cường công tác quản lý đảng viên, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêmnhững đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷluật Đảng và pháp luật Nhà nước”[37, tr 57]

Trang 33

CTPTĐV là người dân tộc Khmer được các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêuquan tâm thực hiện thường xuyên gắn liền với công tác xây dựng các đảng bộ,chi bộ trong sạch, vững mạnh Kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer đượccoi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu, đánh giá trách nhiệm và phân loại các tổ chức có liên quan đếnCTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu

Qua kết quả khảo sát điều tra xã hội học về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer có93% ý kiến cho rằng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên quan tâmđến CTPTĐV là người dân tộc Khmer (phụ lục 8) Những năm qua tuyệt đại đa

số cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý,giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu biểu là người dântộc Khmer để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng Đồng thời, thông qua trao đổi,tọa đàm cũng cho thấy hoạt động các chủ thể, các lực lượng tham gia CTPTĐV

đã có sự chuyển biến tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành động lựcthúc đẩy CTPTĐV của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu ngày càng đi vào nềnnếp Đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc đảng ủy xã đã nhận thức rõ vai trò,trách nhiệm của mình đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer, trước hết là đểxây dựng những hạt nhân nòng cốt ở ấp, xã nhằm nâng cao NLLĐ, SCĐ củatừng đảng bộ, chi bộ thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao Vềlâu dài, ĐNĐV là người dân tộc Khmer sẽ được chọn lọc là những cán bộ cốtcán ở cơ sở, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, là nguồn bổsung cán bộ người dân tộc thiểu số cho các cấp, các ngành trong tỉnh

Để tạo nguồn phát triển đảng ở vùng đồng bào Khmer, nâng cao nhậnthức chính trị cho quần chúng là người dân tộc Khmer, Tỉnh ủy đã tập trung chỉđạo các đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp pháttriển đảng viên là người dân tộc Khmer và khắc phục tình trạng ấp “trắng” đảngviên, chưa thành lập được chi bộ Theo số liệu thời điểm năm 2005 toàn tỉnh còn

Trang 34

12 ấp “trắng” đảng viên và 04 ấp chưa có chi bộ, đến nay 100% ấp đều có đảngviên và có chi bộ.

Đảng ủy các xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ CTPTĐV, từng chi bộ trựcthuộc đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer trên cơ

sở kế hoạch chung của đảng bộ các xã Các chi bộ trực thuộc đã xây dựng kếhoạch phát triển đảng viên từng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từngđảng viên Một số xã đã xác định những định hướng về tạo nguồn kết nạp đảngviên là người dân tộc Khmer, nhiều chi bộ đã duy trì khá đều đặn việc rà soát lạiđội ngũ cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu biểu là người dân tộc Khmer

để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng, báo cáo danh sách nguồn lên đảng ủy xã

để cử đoàn viên là nguồn phát triển đảng viên đi học các lớp bồi dưỡng nhậnthức về Đảng

Các huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện xây dựng

kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức cho đối tượng đảng Hằngnăm, đều tổ chức đều đặn các lớp tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện, mỗihuyện tổ chức từ 2 đến 3 lớp mỗi năm Khi có yêu cầu của các đảng bộ xã, cáclớp học này được Trung tâm tổ chức theo cụm xã Các đảng ủy xã đã cử đốitượng đi học các lớp nhận thức về Đảng tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trịhuyện nhìn chung đủ số lượng, có chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi chonhững người là đối tượng của Đảng đi học các lớp bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ Nhiều nơi đã coi trọng sắp xếp công việc cho họ, giao cho họ nhữngcông việc, những cương vị phù hợp ở ấp, xã để thử thách, rèn luyện

Các xã đề cao, coi trọng lãnh đạo chặt chẽ các tổ chức trong HTCT vềCTPTĐV là người dân tộc Khmer Hiệu quả lãnh đạo hoạt động của các tổ chứctrong HTCT ở cấp xã được nâng lên, các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hộiphụ nữ, Hội nông dân đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát động tốt cácphong trào như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Trang 35

gia đình, phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước đó chính là tiền

đề để theo dõi, bồi dưỡng người dân tộc Khmer phấn đấu trở thành đảng viên

Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, thông qua phong trào hành động cáchmạng, phát huy và thực hiện tốt vai trò xung kích, thực hiện chức năng đoàntham gia XDĐ Đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đoàn viênthanh niên, bồi dưỡng giúp đỡ những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho cấp ủyxem xét kết nạp vào Đảng Sau khi đã được kết nạp vào Đảng, tất cả đảng viêntrẻ còn đang ở tuổi sinh hoạt đoàn vẫn tiếp tục tham gia trong các tổ chức đoàn

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các xã không chỉ là nơi tậphợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng giúp đỡ những đoànviên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên mà còn là nơi để đảng viên trẻ phát huyvai trò tiên phong gương mẫu, rèn luyện trưởng thành trong phong trào hoạtđộng thực tiễn Tổ chức đoàn cũng đã làm tốt việc nhận xét, góp ý kiến đề nghịchuyển đảng chính thức cho đảng viên trẻ theo đúng chức năng, nhiệm vụ củamình

Ở những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, cấp ủy những nơi này đãchỉ đạo giao cho đảng viên là người Khmer theo dõi, giúp đỡ quần chúng làngười Khmer Theo đó, các địa phương đã cử đảng viên là người dân tộc Khmercông tác tại các xã về ấp chưa có đảng viên tại chỗ để tham gia sinh hoạt, gâydựng phong trào, phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng; mở rộng đốitượng tạo nguồn là các vị sư sãi trong các Chùa, người có uy tín trong vùngđồng bào dân tộc Khmer Thông qua hoạt động các phong trào ở cơ sở, các tổchức đoàn thể đã lựa chọn, giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú để tổ chức đảngbồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Ðảng Đặc biệt, với sự tham gia tích cực củaĐoàn thanh niên, công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, pháttriển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, hội viên thanh niên là người dân tộcKhmer được thực hiện có hiệu quả

Điển hình trong công tác tập hợp, vận động, phát triển đảng viên thôngqua Đoàn thanh niên có hiệu quả là Chi đoàn Chùa Ghositaram, xã Hưng Hội

Trang 36

Được sự hướng dẫn hoạt động tích cực của đoàn cơ sở, sự ủng hộ của Ban quảntrị và trụ trì chùa, Chi đoàn Chùa Ghositaram được thành lập và hoạt động cóhiệu quả Qua các phong trào, các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn được nhiều đoànviên, hội viên ưu tú người dân tộc Khmer để giới thiệu cho tổ chức đảng chămbồi, phát triển Đảng, đặc biệt đã kết nạp được 02 chức sắc tôn giáo vào Đảng(01 Phó đại đức và 01 A Cha).

Hai là, chất lượng thực hiện nội dung, quy trình, nguyên tắc thủ tục, phương châm, phương hướng, nội dung hình thức biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer ngày càng cao

Nội dung, quy trình CTPTĐV nói chung và CTPTĐV là người dân tộcKhmer nói riêng là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm cho công việc tiến hànhmột cách khoa học, đúng trình tự, có chất lượng và hiệu quả cao Quán triệt sâusắc vấn đề này, các đảng ủy xã và chi bộ trực thuộc đã thực hiện nghiêm túc việcxây dựng kế hoạch phát triển đảng viên phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm

vụ của từng địa bàn ấp, xã đảm bảo sát đúng và có tính khả thi cao

Trong công tác bồi dưỡng nguồn phát triển đảng, đảng ủy và các chi bộ đãchú trọng tập trung vào đối tượng là đoàn viên thanh niên và hội viên nòng cốtcác đoàn thể là người dân tộc Khmer để tạo nguồn phát triển đảng Thực hiện tốtquan điểm chỉ đạo của các cấp ủy là đẩy mạnh CTPTĐV trong đồng bào dân tộcKhmer, theo phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, điềunày được thể hiện ở số lượng đảng viên được kết nạp hằng năm nhìn chung đềutăng, chất lượng được nâng lên, nhất là chất lượng chính trị và hoạt động thựctiễn tại địa phương

Việc thực hiện phương châm, nguyên tắc, thủ tục, quy trình tiến hànhCTPTĐV được các chi bộ, đảng ủy các xã thực hiện nghiêm túc; các thủ tục xétduyệt, chuẩn y kết nạp đảng viên đã được các cấp ủy cơ sở và cấp ủy có thẩmquyền quan tâm cải tiến, đổi mới Việc rèn luyện, thử thách đối tượng kết nạp vàoĐảng được thực hiện chặt chẽ, có chất lượng, các đảng ủy xã đều xác định đây làkhâu rất quan trọng, tuy nhiên trên thực tế cần đề phòng hai khuynh hướng sau:

Trang 37

khuynh hướng thứ nhất, nhiều đối tượng ưu tú dám đấu tranh bảo vệ sự thật, song

vì lợi ích nhất thời, tư tưởng níu kéo, cục bộ nên không được nhất trí giới thiệusang tổ chức đảng, nên không được tổ chức đảng chú ý giáo dục, rèn luyện để kếtnạp vào Đảng; khuynh hướng thứ hai, quá nể nang, giới thiệu cho xong việc, chỉnêu ưu điểm mà không vạch rõ khuyết điểm để tổ chức đảng có phương hướng tiếptục bồi dưỡng, giáo dục, khoán trắng việc này cho tổ chức đảng Hai khuynh hướngnày, ở những mức độ khác nhau, hầu như ở nơi nào cũng có Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây các huyện ủy trong tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ, từng bước khắcphục cả hai khuynh hướng này đạt kết quả

Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng đảng viênmới kết nạp, từ năm 2005 đến nay, 100% đảng viên mới được kết nạp là ngườidân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu được chuyển đảng chính thứcđúng quy định, tuyệt đại đa số đảng viên sau kết nạp đều phát huy tốt vị trí, vaitrò của mình, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể, các tổ chức, các lựclượng có liên quan ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu cơ bản đã thực hiện đượctrách nhiệm của mình, xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể chotừng năm, từng quý, từng tháng, cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,các tổ chức, các lực lượng luôn cố gắng tiến hành các khâu, các bước, quy trình,phương pháp CTPTĐV, hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu phát triển đảng viên hằng

Trang 38

năm đề ra Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên được triển khaimột cách tích cực, chủ động, kết hợp bồi dưỡng thông qua thực hiện nhiệm vụchính trị được giao và các phong trào thi đua hành động cách mạng ở cơ sở.

Ba là, ĐNĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu tăng về số lượng, cơ cấu cơ bản hợp lý, chất lượng ngày càng được nâng cao.

ĐNĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu luônphát huy tốt vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong cáchoạt động phong trào ở cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên, hằng năm được tiến hành nền nếp.Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp

ngày càng tăng lên (Phụ lục 5,6,7).

Đảng bộ các xã thường xuyên làm tốt công tác phát hiện bồi dưỡng, rènluyện và lựa chọn chặt chẽ đối tượng Đảng ngay từ khi những cá nhân là ngườidân tộc Khmer tham gia vào các tổ chức hội đoàn thể, tham gia công tác, cácphong trào ở địa phương nên chất lượng đảng viên là người dân tộc Khmer đượckết nạp luôn bảo đảm chất lượng tốt, có cơ cấu hợp lý, đảng viên mới được kếtnạp công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực ở từng địa phương đơn vị, tập trung nhiềunhất đảng viên mới được kết nạp là ở các ấp, các ban ngành xã và giáo viên cáctrường học trên địa bàn các xã

Trong những năm qua các cấp ủy Đảng đã đặc biệt quan tâm đến công tácphát triển đảng trong đồng bào dân tộc Toàn tỉnh hiện có 510 đảng viên làngười dân tộc Khmer, chiếm 2,55% tổng số đảng viên Công tác xây dựng quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Khmer được chútrọng; hiện toàn tỉnh có 1.223 cán bộ, công chức là người dân tộc Khmer

Qua thực tiễn công tác hoặc tham gia các phong trào ở địa phương, cácđảng viên trẻ đã ý thức được trách nhiệm và vinh dự của mình, tích cực rènluyện, phấn đấu cả về nâng cao nhận thức, trình độ học vấn, cũng như phẩmchất, năng lực và đạo đức, lối sống; 100% đảng viên trẻ tuyệt đối tin tưởng vàođường lối, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của

Trang 39

đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chấtđạo đức tốt, luôn ý thức trách nhiệm cao trong học tập, công tác và rèn luyện,xây dựng các tổ chức trong HTCT ở cơ sở ngày càng trong sạch vững mạnh,chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, kỷ cương kỷ luật của Đảng, cácchỉ thị, nghị quyết của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, chủ động khắc phục khókhăn, gương mẫu tiêu biểu, có ý chí phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.Tổng hợp kết quả bình xét phân tích đánh giá chất lượng đảng viên là người dântộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu hằng năm có 100% đảng viên đủ

tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ

Việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó có phát triển đảngviên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã chưa được coi trọng, còn chungchung, thiếu kế hoạch căn bản và dài hạn, định kỳ chưa xem xét điều chỉnh, bổsung kế hoạch cho phù hợp; một số chi bộ trực thuộc đảng ủy xã chưa xây dựng

Trang 40

được kế hoạch dài hạn về phát triển đảng viên, có nơi xây dựng được kế hoạchhằng năm, song nhìn chung còn chắp vá, chưa cụ thể hóa thành kế hoạch từngquý, từng tháng Một số đảng bộ xã chưa gắn CTPTĐV với việc xây dựng cácphong trào hành động cách mạng của các đoàn thể nhân dân, nhất là tổ chứcđoàn thanh niên, chưa thường xuyên coi trọng lãnh đạo nâng cao chất lượnghoạt động của các tổ chức đoàn, hội, nhiều quần chúng ưu tú muốn được tựkhẳng định và thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu nhưng các phong trào củađoàn, hội còn yếu kém.

Việc phối hợp hoạt động và xác định trách nhiệm của từng cá nhân, tậpthể trong quá trình tiến hành CTPTĐV chưa được phát huy đầy đủ, vai trò của tổchức đoàn thanh niên trong tham gia XDĐ, đóng góp cho công tác bồi dưỡng,giáo dục, giới thiệu quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét phát triển đảng viên cólúc chưa quan tâm đúng mức

Hai là, chất lượng thực hiện nội dung quy trình, nguyên tắc thủ tục, phương châm, phương hướng, nội dung hình thức biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn có mặt hạn chế, bất cập.

Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, trình độ, năng lực, phương pháp công táccủa một số cấp ủy cơ sở chưa theo kịp sự phát triển chung, nhất là thiếu kiếnthức tổng hợp, khả năng hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nghiệp

vụ, trong đó có CTPTĐV, dẫn đến tình trạng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trongthực hiện quy trình, thủ tục, nội dung biện pháp tiến hành CTPTĐV còn hạnchế Một số đảng viên còn cho rằng, CTPTĐV là công việc của ban tổ chức,trách nhiệm của các cấp ủy, chi bộ một số nơi về công việc này còn mờ nhạt.Các chi bộ ở ấp phần lớn đảng viên là người nghỉ hưu không trực tiếp công tác

và các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nên việc tham gia rènluyện, thử thách đối tượng kết nạp vào Đảng chưa sâu sắc, hình thức chungchung, kém thuyết phục

Một số chi bộ và đảng viên là người hướng dẫn cho người xin vào Đảngnắm thủ tục, nguyên tắc có nội dung chưa chắc, như hướng dẫn cho người xin

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Hoàng Bằng (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chứccơ sở đảng ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòngtrong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Hoàng Bằng
Năm: 2004
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ chín BanChấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộtừ nay đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG - Sự thật, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG - Sự thật
Năm: 2011
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2011
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, BanChấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2012
24. Hoàng Mạnh Đoàn (2001), Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sởđảng (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Mạnh Đoàn
Năm: 2001
25.Hoàng Văn Hành (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2003
26.Nguyễn Văn Hòa (2003), Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên các đảng bộ ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trongthanh niên các đảng bộ ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Hòa
Năm: 2003
32.Nguyễn Công Quyền (2004), Nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh đạo của chi bộ học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng đảng, Học viện Chính trị Quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh đạo củachi bộ học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội ở Trường Sĩ quan Lụcquân 1 giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Công Quyền
Năm: 2004
33.Phạm Minh Sơn (2013), Nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng ở các cơ quan thuộc Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo của tổ chứcđảng ở các cơ quan thuộc Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn
Năm: 2013
34. Chu Văn Thành (2005), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Bộ Nội vụ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một sốgiải pháp đổi mới
Tác giả: Chu Văn Thành
Năm: 2005
35.Lê Xuân Thành (2004), Chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh ThanhHóa giai đoạn hiện nay
Tác giả: Lê Xuân Thành
Năm: 2004
38. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
39.Trần Đức Tuệ (chủ nhiệm) (1998), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài cấp Tổng cục Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trongsạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diệntrong giai đoạn cách mạng mới
Tác giả: Trần Đức Tuệ (chủ nhiệm)
Năm: 1998
40.Nguyễn Văn Bé Tư (2002), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấpxã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Bé Tư
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w