1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG CÔNG tác TUYÊN TRUYỀN của BAN TUYÊN GIÁO các HUYỆN ủy THÀNH ủy THUỘC ĐẢNG bộ TỈNH lào CAI HIỆN NAY

118 2,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng của công tác tuyên giáo, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; thông tin và định hướng các vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề nhạy cảm mà dư luận quan tâm; đấu tranh chống những quan điểm sai trái, âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, góp phần tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng tổ chức trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Gross Domestic Product GDP

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA

BAN TUYÊN GIÁO CÁC HUYỆN ỦY, THÀNH ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI - NHỮNG VẤN

1.1 Công tác tuyên truyền và chất lượng công tác tuyên

truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất

lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo cáchuyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai 34

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC HUYỆN

ỦY, THÀNH ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng

cao chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyêngiáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào

2.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác

tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủythuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai hiện nay 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng của công táctuyên giáo, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân; thông tin và định hướng các vấn đề thời sựtrong nước, quốc tế, các vấn đề nhạy cảm mà dư luận quan tâm; đấu tranhchống những quan điểm sai trái, âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” củacác thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, góp phần tạo sự thống nhất về chínhtrị, tư tưởng tổ chức trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội để thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ

Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình lãnh đạo, đấu tranh cách mạng,các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai luôn đặt nhiệm vụ côngtác tuyên truyền, nội dung công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo nói riênglên hàng đầu, coi trọng cả mặt chỉ đạo nội dung tuyên truyền và xây dựng tổchức bộ máy làm công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền của ban tuyêngiáo đã phát huy được vai trò trong việc tham mưu cho cấp ủy về công tácxây dựng đảng trên lĩnh vực tư tưởng, giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểmtra các tổ chức, các lực lượng tiến hành công tác tư tưởng văn hoá, tuyêntruyền, khoa giáo, báo chí, xuất bản, công tác lý luận - nghiên cứu, sưu tầm,biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chínhtrị, xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu đẹp, văn minh

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai nóiriêng có lúc, có nơi chưa thực sự được quan tâm đúng mức, công tác tuyêntruyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thiếu tính sắc bén, sứcthuyết phục, tính chiến đấu chưa cao Nội dung, phương pháp công tác tuyêntruyền nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn; năng lực tổng hợp nhận định tư tưởng,

Trang 4

tâm trạng, dư luận xã hội, khả năng dự báo về tư tưởng còn hạn chế; trình độđội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa theo kịp, chưa đáp ứng yêu cầucủa công tác tuyên truyền trong tình hình mới

Hiện nay, trước sự phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm

vụ chính trị của các huyện, thành phố ở tỉnh Lào Cai, sự tác động mặt trái của

cơ chế thị trường và âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

"Tăng cường tuyên truyền làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp côngnhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống vănhóa dân tộc, những tin hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đờisống tinh thần xã hội" [33, tr 41 - 42] trở thành cấp thiết

Với những lý do như trên, tôi lựa chọn vấn đề “Chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành xây dựng

Đảng và Chính quyền Nhà nước

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề công tác tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền của Đảng

và Nhà nước nói riêng đã được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và cácnhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong số các bài viết, các công trình khoahọc, các luận văn, luận án đã công bố liên quan đến công tác tuyên truyền thờigian gần đây, gồm những công trình tiêu biểu sau:

- Nhóm các công trình bàn về công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước: Hà Ngọc Hợi (Chủ biên) (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách đề cập một số

vấn đề lý luận về chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng và một số giải pháp

để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng trong

thời kỳ mới Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách đề cập đến một

số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng, khái niệm, chủ thể, đối tượng,

Trang 5

nguyên tắc, phương pháp và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chấtlượng công tác tư tưởng của Đảng hiện nay Lương Ngọc Vĩnh (2013), "Tiêu

chí đánh giá chất lượng công tác tư tưởng ở cơ sở", Tạp chí Tuyên giáo, (8).

Tác giả khẳng định nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ở cơ sở đảng làmột đòi hỏi bức thiết hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác

tư tưởng ở cơ sở Phạm Văn Linh (2014), “Công tác tư tưởng lý luận củaĐảng trong công cuộc đổi mới: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm”,

Tạp chí Tuyên giáo, số 9/2014 Bài báo đã nêu bật vai trò và chỉ ra một số

hạn chế, yếu kém của công tác tư tưởng lý luận trong thời gian qua, rút rabài học kinh nghiệm cho việc đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong thời

gian tới Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Minh Tân, Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay

năm 2003 Luận văn khẳng định hoạt động tuyên truyền miệng là hình thứcquan trọng trong công tác tư tưởng, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng công tác tư tưởng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Đề tài

luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay năm 2004 Đề tài

xác định công tác tuyên truyền là một bộ phận của công tác tư tưởng nhằmtruyền bá cho đảng viên và quần chúng nhân dân lý luận Mác - Lênin, đườnglối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Luận văn

thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần, Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, năm

2006 Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng; đánhgiá thực trạng chất lượng công tác tư tưởng (2000 - 2005), đề xuất phươnghướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ quận

Ba Đình trong giai đoạn 2005 - 2010 Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn

Tiến Cường, Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, năm 2011 Luận văn đã làm rõ cơ sở lý

Trang 6

luận về chất lượng công tác tư tưởng; đánh giá thực trạng chất lượng côngtác tư tưởng của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra phươnghướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng côngtác tư tưởng của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2010 - 2015

và tầm nhìn đến năm 2020 Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Minh Tuấn,

Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, năm 2012 Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tư tưởng và

công tác tư tưởng ở Tây Nguyên hiện nay; thực trạng tư tưởng của cán bộ,đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đề xuất nhữnggiải pháp đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên trong giai đoạn

hiện nay Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hằng, Chất lượng công tác

tư tưởng ở Đảng bộ Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, năm 2013 Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng

công tác tư tưởng của Đảng, thực trạng chất lượng công tác tư tưởng củaĐảng bộ Thành phố Hải Dương từ 2005 - 2012; phương hướng và một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ở Đảng bộ thành phốHải Dương trong giai đoạn hiện nay Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả

Trần Hoàng Diệu, Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo của Đảng bộ xã phường, thị trấn ở Tiền Giang giai đoạn 2005- 2010 Đề tài đã đề cập đến quan điểm về công tác tư tưởng, văn hóa,

khoa giáo của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánhgiá thực trạng công tác tư tưởng, văn hóa, xây dựng bộ máy tuyên giáo cơ sở

và đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ về

công tác này Hà Ngọc Hợi và Ngô Văn Thạo, Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 Cuốn sách đã

đề cập những vấn đề cơ bản của công tác tư tưởng, nội dung, những giảipháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tư tưởng Trần Thị Anh

Đào (2014), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư

Trang 7

tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách đã đề cấp đến các khái niệm về tư

tưởng, công tác tư tưởng, tính khoa học, tính cách mạng; nội dung, phươngthức hoạt động và một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác tư tưởng Đồng thời cuốn sách đề cập đến vấn đề phẩm chất vànăng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng

Các công trình trên bàn về công tác tư tưởng của các chủ thể với đốitượng, nội dung, phương pháp, góc độ tiếp cận, phạm vi tác động khác nhau.Song đều khẳng định: tuyên truyền là một nội dung cơ bản, quan trọng trongcông tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước, trực tiếp góp phần nâng cao nhậnthức, định hướng hành động tạo sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng, tổchức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu,nhiệm vụ các mạng trong từng thời kỳ Hiện nay, để thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tuyên truyền cả về nội dung, hình thức, biện pháp

tổ chức bộ máy tuyên truyền

- Nhóm các công trình bàn về công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước: Đề tài khoa học cấp bộ của Lương Khắc Hiếu, Tư tưởng, phong cách

Hồ Chí Minh và một vài suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay", năm 2006.

Đề tài đã đề cập đến một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyên truyền,làm rõ phong cách sử dụng ngôn ngữ văn bản của Hồ Chí Minh và nêu một sốgiải pháp nhằm đổi mới công tác tuyên truyền Ban Tuyên giáo Trung ương,

Công tác tuyên truyền miệng báo cáo viên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,

2008 Cuốn sách đã đề cập những vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyềnmiệng, phương pháp, nguyên tắc, nội dung, đối tượng, mục đích tuyên truyền,đồng thời đề cập đến một số kỹ năng trong việc thực hiện tuyên truyền miệng

Hà Đăng (2012), "Làm gì để đổi mới công tác Tuyên giáo?", Tạp chí Tuyên giáo điện tử, (25/10/2012) Bài viết đã đề cập đến một số giải pháp cần phải

thực hiện để đối mới công tác Tuyên giáo đáp ứng với điều kiện phát triển hiện

Trang 8

nay Nguyễn Chí Mỳ (2009), "Suy nghĩ về đổi mới phương pháp tuyên truyền

miệng", Tạp chí báo cáo viên (2/2009) Bài viết đã đưa ra một số phương pháp

cơ bản trong công tác tuyên truyền miệng của người làm công tác này Hà KếSan (2010), "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tronggiai đoạn hiện nay", tham luận tại Hội thảo khoa học “80 năm công tác tuyên

giáo của Đảng - Kinh nghiệm và đổi mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, (7/2010) Bài viết đã đưa ra được một số kinh nghiệm thực tiễn trong qúa

trình thực hiện công tác tuyên truyên miệng ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú

Thọ Đề tài luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Hoàng Lân, Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam,

Nxb QĐND, Hà Nội, 2008 Đề tài đã đưa ra được một số kỹ năng cơ bản vàgiải pháp thực hiện công tác tuyên truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sởtrong Quân đội nhân dân Việt Nam Cao Đức Hải (2011), "Xây dựng đội ngũ

cán bộ tuyên giáo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020", Tạp chí Cộng sản, (12/2011) Bài viết đã đề cập đến thực trạng công tác tuyên giáo ở

Đảng bộ tỉnh Lào Cai và một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng công táctuyên giáo của đảng bộ giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 VũNgọc Hoàng (2015), "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức

công tác tuyên giáo", Tạp Chí Tuyên giáo, (1/2015) Bài viết đã đề cập đến một

số giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo đáp ứng tình hình

hiện nay Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Phan Phong Vũ, Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

trong giai đoạn hiện nay, năm 2012 Đề tài đề cập đến chất lượng đội ngũ báo

cáo viên, tuyên truyền viên và hoạt động tuyên truyền miệng, đồng thời đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở thị xã

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hiện nay Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thị

Hoàng Oanh, Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới,

năm 2011 Đề tài khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền

Trang 9

miệng, đội ngũ báo cáo viên trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩncủa người báo cáo viên cấp huyện, cụ thể là huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Những công trình trên ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã đề cập khásâu sắc và vai trò công tác tuyên truyền và nâng cao chất lượng công táctuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Đó là những tàiliệu có giá trị để tác giả nghiên cứu kế thừa trong việc giải quyết các vấn đềnghiên cứu của đề tài Song do mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vinghiên cứu của mỗi công trình khác nhau, nên những công trình trên chưa đềcập đến việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáocác huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai hiện nay một cách cơ bản,

có hệ thống với tính chất của một đề tài khoa học độc lập

Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu "Chất lượng công tác tuyêntruyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh LàoCai" không trùng lặp với các công trình khoa học đã nghiệm thu và công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giảipháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáocác huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác tuyên truyền củaban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo cáchuyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Trang 10

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chấtlượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộcĐảng bộ tỉnh Lào Cai hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy,thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai là đối tượng nghiên cứu của đề tài

* Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng công tác tuyên truyền của bantuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai; các tư liệu, sốliệu điều tra, khảo sát chủ yếu từ năm 2010 đến nay Những yêu cầu và giảipháp ứng dụng có giá trị đến năm 2025

- Phạm vi khảo sát ở ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, tỉnh ủy;các ban đảng của huyện ủy, thành ủy, tỉnh ủy; đảng ủy các xã, phường, thịtrấn và các cơ quan thông tin tuyên truyền thuộc tỉnh Lào Cai

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về công táctuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo nói riêng.Đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của cácchuyên gia đầu ngành, các công trình khoa học có liên quan

-* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn tiến hành công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện

ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ năm 2010 đến nay; các báo cáotổng kết công tác tuyên giáo, công tác tuyên truyền hằng năm của ban tuyêngiáo tỉnh ủy, huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai; kết quả nghiên

Trang 11

cứu điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về chất lượng công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụngtổng hợp phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, liên ngành,trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, lô gích, lịch sử, quansát, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoahọc giúp cho các huyện ủy, thành ủy, ban tuyên giáo tỉnh ủy nghiên cứu vậndụng để đề ra chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyêntruyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

- Đồng thời đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứugiảng dạy bộ môn xây dựng Đảng trong các nhà trường

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, 2 chương (4 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN

GIÁO CÁC HUYỆN ỦY, THÀNH ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Công tác tuyên truyền và chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

1.1.1 Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy và công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

* Một số nét khái quát về tỉnh Lào Cai

Lào Cai được tái lập tháng 10/1991, là tỉnh miền núi, vùng cao, phía Bắccủa Tổ quốc; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phíaNam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 185,7

km đường biên giới Có hai cửa khẩu: cửa khẩu Quốc tế (Lào Cai - Hà Khẩu) vàcửa khẩu Quốc gia (Mường Khương) Diện tích tự nhiên là 6.383,88 km2, có 8huyện, một thành phố (thành phố Lào Cai) và 164 xã, phường, thị trấn

Địa hình tỉnh Lào Cai khá phong phú, đa dạng, có thung lũng, vùng núi thấp

và vùng núi cao, trong đó 80% diện tích là đồi núi đá; khí hậu nhiệt đới gió mùa,nhưng do nằm sâu trong lục địa, lại bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nênthời tiết có sự thay đổi và khác biệt, tạo thành nhiều vùng khí hậu, trong đó có haivùng đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới, với hai mùa tương đối rõ rệt Tài nguyênthiên nhiên phong phú: với 278.907 ha rừng, chiếm 43,9% tổng diện tích tự nhiên;

35 loại khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng cao và đất đai màu mỡ, hệ thốngsông suối dày đặc; nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện thuận lợi để Lào Caiphát triển kinh tế lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch Với vị trí là địa đầu của Tổquốc, Lào Cai có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh

Nhân dân Lào Cai có truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm kiêncường trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động có khả năng thích ứng vớithiên nhiên khắc nghiệt, vượt khó vươn lên để phát triển Là tỉnh miền núi, địa

Trang 13

hình tỉnh Lào Cai bị chia cắt lớn, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt,mật độ dân số trung bình năm 2013 là 103,7 người/km2 Lào Cai có 25 dân tộccùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 65,4% dân số Mỗi dân tộc

có những nét văn hóa riêng, song đều mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam

Lào Cai là địa phương có nhiều tiềm năng, đồng thời sau gần 30 năm đổimới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạtđược nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế phát triển nhanh, toàn diện Tốc độtăng trưởng kinh tế cao, bình quân trong hơn 20 năm đạt 11%/năm GDP bìnhquân đầu người hăng năm đều tăng, năm 2013 đạt 29,7 triệu đồng, gấp 59,4 lần sonăm 1991 Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,3%, đạt kế hoạch giao Từnăm 2011-2015, số hộ nghèo của Lào Cai giảm từ 43% năm 2010 (61.042 hộnghèo) xuống còn 17,6% (26.735 hộ nghèo) Tính trung bình, giai đoạn 2010 -

2015 tỉ lệ hộ nghèo ước giảm 5,6% Cơ sở hạ tầng được cải thiện Đến nay, đã có100% xã có đường ô tô tới trung tâm được rải nhựa hoặc rải cấp phối, 87% sốthôn, bản có đường giao thông liên thôn; 100% số xã, phường, thị trấn có điệnlưới quốc gia, 83% số hộ dân được sử dụng điện; 100% số xã có trạm y tế xã.Mạng lưới cấp thoát nước được đầu tư xây dựng và mở rộng trên phạm vi toàn

tỉnh, cơ bản bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, trên 70% dân số được sử

dụng nước hợp vệ sinh Bưu chính viễn thông ngày càng được nâng cấp, hiện đại,

có nhiều dịch vụ đa dạng, tiện lợi

Tuy nhiên, đến nay Lào Cai vẫn là một trong những tỉnh khó khăn của cảnước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm so với mặt bằng chung cả nước,nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Vẫn còn tình trạng di dịch cư tự do,

du canh, du cư; đốt, phá rừng bữa bãi làm cho nguồn tài nguyên rừng bị kiệt quệ.Tình trạng buôn bán, nghiện hút ma túy; truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan, dịchbệnh, mù chữ diễn biến phức tạp Đặc biệt, trước sự tác động bởi mặt trái cơ chếthị trường, giao lưu mở cửa và sự phá hoại của các thế lực thù địch làm cho tìnhhình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có lúc, có nơi không ổn

Trang 14

định, tiềm ẩn những tình huống khó lường Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu

số còn gặp nhiều khó khăn

* Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Căn cứ Quy định số 220 - QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư (khóa

XI) “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ”; bộ

máy ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai có chứcnăng, nhiệm vụ, biên chế và các mối quan hệ như sau:

1 Chức năng

Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ, thành ủy mà trực tiếp và thườngxuyên là ban thường vụ, thường trực huyện uỷ, thành ủy về công tác xây dựngđảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí,xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương

Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của huyện uỷ,thành ủy

2 Nhiệm vụ

Nghiên cứu theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công

chức, viên chức, đảng viên và nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương,những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa ở địa bàn huyện, thành phố;

dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo,tham mưu và kiến nghị với ban thường vụ huyện uỷ, thành ủy, huyện ủy,thành về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết

Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội; xây dựng các đề

án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của huyện uỷ, thành ủy,ban thường vụ huyện uỷ, thành ủy về công tác tuyên giáo

Sơ kết công tác tuyên giáo gồm các lĩnh vực; tư tưởng, văn hóa, vănnghệ, khoa giáo, tuyên truyền, lý luận chính trị, sưu tầm lịch sử đảng bộhuyện, thành phố…

Tổ chức nghiên cứu, học tập; hướng dẫn triển khai thực hiện; kiểm tra,giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, ngành, MTTQ Việt Nam và đoànthể chính trị - xã hội huyện, thành phố trong việc thực hiện các nghị quyết của

Trang 15

đảng, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp ủy cấp trên và của huyện

ủy, thành ủy trong lĩnh vực tuyên giáo

Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp ủy, cán bộ tuyên giáo cấpdưới Hướng dẫn cấp ủy xã, phường, thị trấn, tổ chức cơ quan, đơn vị trựcthuộc huyện, thành phố sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ

Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn,các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, truyền thống cách mạng củađảng, của dân tộc và địa phương

Thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước,

MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện, thành phố cóliên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo, lịch sử đảng bộ huyện,thành phố, cơ quan, đơn vị trước khi trình ban chấp hành, ban thường vụ,thường trực huyện uỷ, thành ủy

Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về chính

trị, tổ chức, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên giáo ở cácchi bộ, đảng bộ trực thuộc huyện ủy, thành ủy; tham gia ý kiến về công tác cán bộđối với đội ngũ cán bộ trong khối theo phân cấp quản lý; phối hợp với ban tổ chứchuyện ủy, thành ủy và trung tâm bồi dưỡng chính trị, các cơ quan quân sự cáchuyện, thành phố xây dựng kế hoạch nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính trị, hànhchính, nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị -

xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở

Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ, thành ủy giao Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với báo

cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên từ huyện, thành phố đến cơ sở Tổchức thông tin, thời sự, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch,chương trình của ban tuyên giáo tỉnh ủy, cấp ủy cấp trên và của huyện ủy,thành ủy Tổ chức sưu tầm, quản lý tư liệu và biên soạn lịch sử đảng bộ

Chủ trì, chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị,

tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hóa, cơ quan thông tin đạichúng ở địa phương, bảo đảm hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước

Trang 16

Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với trung tâmbồi dưỡng chính trị huyện, thành phố.

3 Tổ chức, biên chế bộ máy

Lãnh đạo: gồm trưởng ban, không quá 2 phó trưởng ban

Biên chế: có từ 4 đến 6 người

4 Mối quan hệ công tác

Quan hệ với huyện ủy, thành ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy Ban tuyên giáo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, thành ủy, trực

tiếp là ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy; thực hiện chế độ báo cáo,xin ý kiến và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm lĩnh vực được phân công vớiban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy; về chương trình công tác đượcphân công

Quan hệ với các ban xây dựng Đảng của tỉnh ủy Ban tuyên giáo các huyện

ủy, thành ủy định kỳ báo cáo công tác với ban tuyên giáo tỉnh ủy, chịu sự hướngdẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của ban tuyên giáo tỉnh ủy theo quy định

Quan hệ với các cơ quan tham mưu giúp việc của huyện

ủy, thành ủy và MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, thành phố Là quan hệ phối hợp công tác, trong phạm vi

lĩnh vực công tác, chủ trỉ phối hợp với cơ quan tham mưu giúp việc huyện ủy,thành ủy, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, thànhphố triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế củacấp trên và cấp mình Phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn triển khai nghị quyết, chỉthị, quy định, quyết định, quy chế và kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụđược huyện ủy, thành ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy giao

Quan hệ với Thường trực HĐND và UBND huyện, thành phố Là quan hệ phối hợp công tác khi triển khai thực hiện nhiệm vụ tham

mưu có gắn với công tác quản lý nhà nước, ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủyphối hợp với Thường trực HĐND, UBND; các cơ quan đảng, nhà nước tạođiều kiện hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tại kỳ họp HĐND và UBND huyện, thành phố bàn về chương trình,quyết định, chính sách, chế độ… có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của

Trang 17

cơ quan thì đại diện lãnh đạo cơ quan được mời tham dự, tham gia ý kiến.Những nội dung cần thiết, lãnh đạo cơ quan làm việc trực tiếp với thường trựcHĐND và UBND để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Quan hệ với cấp ủy cơ sở và bộ phận tham mưu giúp việc của cấp ủy cơ sở Là quan hệ phối hợp, hướng dẫn, trao đổi trong

thực hiện công tác chuyên môn và công tác cán bộ theo phân cấp Quan hệgiữa ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủy và các bộ phận tham mưu giúp việccấp ủy cơ sở là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công

* Những vấn đề cơ bản công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Quan niệm về công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo:

Trong tiếng La tinh, “tuyên truyền” (Propaganda) là truyền bá, truyền

đạt một quan điểm nào đó Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, đăng trên Báo sự thật, số 79, từ ngày 26/6 – 9/7/1947, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên truyềnthất bại” [48, tr.162]

Trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hainghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bánhững quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụthể của quần chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quanđiểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định phùhợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực

tế phù hợp với thế giới quan ấy [43, tr.16]

Như vậy, có thể hiểu tuyên truyền là việc truyền bá những kiến thức, những giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm làm chuyển biến, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin; thúc đẩy đối tượng hành động một cách tự giác theo những định hướng, mục tiêu đã xác định.

Trang 18

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, công tác tuyêntruyền được Đảng ta đặc biệt quan tâm, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, BanTuyên giáo TW đã ban hành nhiều chỉ thị, quy định và xây dựng một hệ thống bộmáy tuyên truyền rộng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại làm chochúng giữ vai trò chủ đạo, trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinhthần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộcĐảng bộ tỉnh Lào Cai là chức năng nhiệm vụ cơ bản của ban, là một khâu quantrọng trong hoạt động lãnh đạo của huyện ủy, thành ủy nhằm xây dựng các cấp

ủy, tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, không ngừng nâng cao trình

độ giác ngộ chính trị, khơi dậy, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh

Công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy do nhiềuyếu tố cấu thành, giữa chúng có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau Đó làtổng thể các chủ trương, biện pháp cách thức đề xuất để ban thường vụ, thườngtrực huyện ủy, thành ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác tuyêntruyền; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng tiến hành công tác tuyêntruyền theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai là một bộ phận công tác tư tưởng của ban tuyên giáo, gồm tổng thể các hoạt động đề xuất, tham mưu để huyện ủy, thành ủy quyết định nội dung, hình thức, biện pháp công tác tuyên truyền ở địa phương Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, trực tiếp tiến hành

và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng thực hiện, nhằm làm chuyển biến, nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, thúc đẩy hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân hành động một cách tự giác theo định hướng, mục tiêu đã xác định.

Quan niệm trên chỉ rõ:

Trang 19

Mục đích công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủynhằm bảo đảm các quyết định của cấp trên, cấp mình về công tác tuyên truyềnđược thực hiện nghiêm túc; góp phần xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh về

tư tưởng, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng niềm tin,thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân hành động một cách tự giác, thực hiện thắng lợimục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời kỳ

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo cáchuyện ủy, thành ủy là ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy, ban tuyêngiáo tỉnh ủy, chi ủy, chi bộ ban tuyên giáo

Chủ thể quản lý tham mưu trực tiếp tổ chức thực hiện là các thành viêntrong ban tuyên giáo

Lực lượng tham gia công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo huyện ủy,thành ủy là các thành viên trong ban tuyên giáo Các tổ chức, các lực lượng trong

hệ thống chính trị huyện, thành phố và cơ sở

Đối tượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành

ủy là toàn bộ các tổ chức đảng trong đảng bộ, hệ thống chính trị huyện, thành phố,các tầng lớp nhân dân và các lực lượng đứng chân trên địa bàn

Nội dung công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủygồm: Tham mưu, đề xuất để huyện ủy, thành ủy quyết định nội dung, biện phápcông tác tuyên truyền ở địa phương theo từng thời kỳ và từng nhiệm vụ Theo dõi,tổng hợp tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, dự báo xuhướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với ban chấp hành, banthường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy về chủ trương, phương hướng, nhiệm

vụ, nội dung biện pháp công tác tuyên truyền

Chuẩn bị và tham gia chuẩn bị nghị quyết, đề án, quy chế, quy định, sơ kết,tổng kết của huyện ủy, thành ủy có liên quan đến công tác tuyên truyền

Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng tiến hành công tác tuyêntruyền theo chức trách, nhiệm vụ quyền hạn được giao

Tổ chức tuyên truyền việc quán triệt hướng dẫn triển khai và thực hiện cácvăn bản của đảng Kiểm tra, giám sát các cấp ủy đảng, các ban, ngành, MTTQViệt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện, thành phố trong việc thực

Trang 20

hiện các nghị quyết, quy định, chỉ thị, quy chế của cấp ủy cấp trên, của huyện ủy,thành ủy.

Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên truyền cho cấp ủy, cán

bộ tuyên giáo cấp dưới Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra công tác tuyêntruyền các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm, các phong trào thi đua, tuyên truyềncách mạng của dân tộc, địa phương

Thẩm định, thẩm tra các đề án, văn bản của các cấp ủy đảng, chínhquyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan quân sự huyện,thành phố có liên quan đến lĩnh vực tuyên truyền, trước khi trình Ban Thường

vụ, Thường trực huyện ủy, thành ủy

Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về chínhtrị tư tưởng và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức làm công táctuyên truyền của hệ thống chính trị cơ sở và các chi bộ, đảng bộ cơ sở trựcthuộc huyện ủy, thành ủy

Phối hợp với ban tổ chức huyện ủy, thành ủy, phòng nội vụ, trung tâmbồi dưỡng chính trị, cơ quan quân sự huyện, thành phố xây dựng kế hoạch,nội dung hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộtuyên truyền trong hệ thống chính trị cơ sở

Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hình thức, phương pháp hoạt độngđối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, công tác viên từ huyện, thành phốđến cơ sở Tổ chức thông tin tình hình thời sự, kiến thức quốc phòng, an ninh, vănhóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch,chương trình của cấp ủy cấp trên và của huyên ủy, thành ủy

Chủ trì, chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa các cơ quan văn hóa, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương bảo đảmtuyên truyền theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước

Hướng dẫn các cơ quan chức năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,cảnh giác và kiến quyết đấu tranh trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, vănhóa, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của đảng ở cơ sở

Trang 21

Hình thức, phương pháp tiến hành công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy

Đối với nhiệm vụ tham mưu: Có thể tiến hành bằng hình thức tham mưu

trực tiếp hoặc gián tiếp, định kỳ và đột xuất

Tham mưu trực tiếp: là các thành viên hoặc đại diện ban tuyên giáo trực

tiếp báo cáo với ban thường vụ, văn phòng huyện ủy, các ban xây dựng đảnghuyện ủy, thành ủy tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân, dư luận xã hội, dựbáo diễn biến tư tưởng và đề xuất các chủ trương, biện pháp tuyên truyền Hìnhthức này được áp dụng thông qua quy chế công tác sinh hoạt của huyện ủy, thành

ủy với các ban xây dựng đảng và chức năng, nhiệm vụ Chế độ công tác của bantuyên giáo đã xác định

Tham mưu gián tiếp: là hình thức ban tuyên giáo đề xuất chủ trương, kế

hoạch, biện pháp tuyên truyền bằng văn bản cho ban chấp hành, ban thường vụ,thường trực huyện ủy, thành ủy Hoặc thông qua cơ chế phối hợp giữa các banxây dựng đảng cùng phối hợp tham mưu cho ban chấp hành, ban thường vụ,thường trực huyện ủy, thành ủy về các đề án, chương trình, kế hoạch, trong đó cóhoạt động tuyên truyền

Tham mưu theo định kỳ: là hình thức ban tuyên giáo sử dụng để tham mưu

cho huyện ủy, thành ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy tổ chức

sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng hằng năm

và nhiệm kỳ hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng

Tham mưu đột xuất: là hình thức ban tuyên giáo sử dụng để tham mưu

khi địa phương xuất hiện những hiện tượng bất thường như thiên tai, địchhọa, điểm nóng… hoặc khi có yêu cầu kiểm tra đột xuất của cấp trên về côngtác tuyên truyền

Đối với việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền

Trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và quy chế làmviệc của ban ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, công tác tuyên truyềntiến hành bằng hình thức, phương pháp cơ bản sau:

Trang 22

Nghiên cứu để nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nghị quyết, chỉ thị,

kế hoạch của cấp trên, của ban thường vụ huyện ủy, thành ủy và kế hoạch vàhướng dẫn của ban tuyên giáo cấp trên Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch côngtác để tổ chức thực hiện ở cấp mình và chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấpdưới thực hiện

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu nắm bắt thông tin dư luận xã hội để nắmchắc tình hình mọi mặt của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là diễnbiến tình hình tư tưởng của nhân dân, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lựcthù địch Dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng các tầng lớp nhân dân cóthể xảy ra, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cấp ủy, cấp trên có biện pháp giải quyết

Xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền trong từng giai đoạn, khoảngthời gian, từng nhiệm vụ, địa bàn Đồng thời, phổ biến, quán triệt cho các lựclượng thực hiện

Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, báo cáo, thống kê theo quyđịnh Định kỳ cử cán bộ đi cơ sở, bám sát các khu dân cư để nắm chắc diễn biếntình hình và giúp đỡ cấp dưới một cách thiết thực

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, thường xuyên dựavào tổ chức đảng, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, mở rộng và phát huy dânchủ trong cơ quan Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Giữ vữngnguyên tắc và ý thức tổ chức kỷ luật, để cao tự phê bình và phê bình

Chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan đảng, cấp ủy,ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương và các cơ quan, đơn

vị liên quan trên địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền

Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, sơ kết, tổng kết việc thực hiện

kế hoạch công tác tuyên truyền hàng quý, sáu tháng, tổng kết cuối năm vềviệc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ đột xuất

Thường xuyên động viên, tạo điều kiện nâng cao trình độ, năng lực côngtác cho cán bộ, chuyên viên trong ban tuyên giáo và hệ thống cán bộ, công chức,viên chức làm công tác tuyên truyền ở địa phương

Trang 23

* Vai trò công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành

ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Thứ nhất, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo trực tiếp góp phần bảo đảm công tác tuyên truyền của các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

Các huyện ủy, thành ủy thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với mọi mặt ởđịa phương không chỉ thông qua hệ thống các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,các đoàn thể chính trị - xã hội, mà còn thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên và các

cơ quan chức năng giúp việc Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng

bộ tỉnh Lào Cai là cơ quan giúp huyện ủy, thành ủy lãnh đạo công tác tư tưởngnói chung và công tác tuyên truyền nói riêng ở địa phương, là lực lượng nòng cốt,trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn,

dự báo xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với ban chấphành, ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy về chủ trương, phươnghướng, nhiệm vụ, nội dung biện pháp công tác tuyên truyền Đồng thời, còn là lựclượng trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng trên địa bàn thực hiện thắng lợicác chủ trương, chỉ thị của huyện ủy, thành ủy về công tác tuyên truyền Với ýnghĩa ấy, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy giữavai trò trực tiếp, hàng đầu bảo đảm cho công tác tuyên truyền của các huyện ủy,thành ủy phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao

Thứ hai, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy trực tiếp góp phần xây dựng các cấp ủy,

tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên.

Đối tượng hàng đầu công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện

ủy, thành ủy là các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên Thực hiệnchức năng nhiệm vụ của mình, trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối xây dựngđảng trong thời kỳ mới, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựngđảng của đảng bộ địa phương, đặc điểm các tổ chức đảng Ban tuyên giáo phối

Trang 24

hợp với các ban xây dựng Đảng trực tiếp tham mưu để ban chấp hành, banthường vụ huyện ủy, thành ủy quyết định nội dung, hình thức, biện pháp xâydựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, đồng thời hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra cáccấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chủ trương của huyện ủy, thành ủy xây dựng đảngtrong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức Trực tiếp phối hợp vớiphòng nội vụ, trung tâm bồi dưỡng chính trị xây dựng, cải tiến chương trình, nộidung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầunhiệm vụ chính trị địa phương, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chất lượng hiệu quả đổi mới, chỉnh đốn Đảng và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, đảng viên phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trình độ, năng lực của bantuyên giáo các huyện ủy, thành ủy Với ý nghĩa đó, công tác tuyên truyền của bantuyên giáo các huyện ủy, thành ủy trực tiếp góp phần xây dựng các cấp ủy, tổchức đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị,củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên

Thứ ba, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của đảng, chính sách pháp

luật của nhà nước

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, công tác tuyên truyền luôn là mũinhọn xung kích, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng của Đảng Trực tiếp truyền

bá, phổ biến tư tưởng cách mạng trong xã hội, giáo dục, động viên và tổ chứcquần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, chuẩn bị tiền đề về tưtưởng, lý luận, con người và tổ chức cho các nhiệm vụ cách mạng Chính nhờ cócông tác tuyên truyền mà chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thâmnhập, sau rộng vào quảng đại quần chúng, giúp cho họ nâng cao giác ngộ cáchmạng, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, tự nguyện đi theo Đảng; độingũ cán bộ, đảng viên của đảng ngày càng được tôi luyện vững vàng về chính trị,

tư tưởng, trong sạch về phẩm chất đạo đức, lối sống C.Mác đã viết: Vũ khí của

sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượngvật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng vũ khí lý luận cũng

Trang 25

sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng để qua đó

“trở thành lực lượng vật chất”; “làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp côngnhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóadân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinhthần xã hội” [33, tr,41 - 42]

Ở cơ sở địa phương công tác tuyên truyền có sức mạnh to lớn trong việctruyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng

tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; tậphợp tổ chức, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địaphương Song toàn bộ sức mạnh, ý nghĩa to lớn của công tác tuyền tuyền của địaphương đều phụ thuộc một cách trực tiếp vào việc tham mưu, chỉ đạo, định hướngthông tin tuyên truyền của ban tuyên giáo trong thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương Với ý nghĩa đó, côngtác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnhLào Cai trực tiếp góp phần nâng cao nhận hức của các tầng lớp nhân dân trongthực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vàthiết lập, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với toàn thể giai cấp công nhân vànhân dân lao động

Thứ tư, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy góp phần đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng ở địa phương.

Quá trình hình thành và phát triển của hệ tư tưởng luôn gắn liền với cuộcđấu tranh chống lại các tư tưởng thù địch Đây là cuộc đấu tranh gay go quyết liệt,với những đặc trưng và yêu cầu riêng Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcthù địch đang tập trung chống phá đất nước ta với những âm mưu, thủ đoạn cực

kỳ thâm độc, xảo quyệt Công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy,thành ủy với tính định hướng chính trị đúng đắn, tính chiến đấu cao Với thế trậnchặt chẽ, phương pháp nhạy bén, sắc sảo… đã thực sự góp phần bảo vệ vữngchắc và không ngừng hoàn thiện, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối của Đảng, góp phần giữ cho hệ tư tưởng của Đảng thực sựgiữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội Thông qua quá trình bám sát cuộc sống,

Trang 26

kịp thời phát hiện và đấu tranh kiên quyết với những quan điểm, tư tưởng sai trái,phê phán, khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, cơ hội, chạy theo lợi ích

cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, vạch trần bản chất, âm mưu “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch, công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo cáchuyện ủy, thành ủy trực tiếp góp phần đấu tranh trên mặt trận tư tưởng của Đảng

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa giao lưu vớinước ngoài Hiện nay, Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc thuhút mạnh mẽ nhân lực, nguồn lực của cả nước Theo đó, đối tượng công táctuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy không chỉ có hệthống chính trị, nhân dân địa phương mà còn có cả lực lượng của trung ương,địa phương khác và người lao động, dân tự do ở khắp các tỉnh trong và ngoàinước Trình độ giác ngộ chính trị, ý thức chấp hành luật pháp của các thànhphần cư dân rất đa dạng, phức tạp

Trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên các huyện, thành phố trên địabàn để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra hiện nay vẫn cònnhiều bất cập, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cơ sở Đến nay, vẫn còn một sốcán bộ cơ sở chưa được đào tạo cả về chuyên môn, lý luận chính trị và quản

Trang 27

xã hội khác như rượu chè, cờ bạc, trộm cắp… làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hộiphức tạp, cũng là điểm yếu để các thế lực thù địch lợi dụng

Thứ hai, địa bàn công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác không ổn định, xa

sự chỉ đạo của cấp trên, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá quyết liệt.

Lào Cai là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 638.389 ha, trong đó80% diện tích là đồi núi đá, phân bố đa dạng, địa hình chia cắt; dân cư sống rảirác, phân tán, quy mô dân cư nhỏ; mật độ dân số trung bình năm 2013 là 103,7người/km2 Giao thông đi lại ở các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, địa hình

có độ dốc cao trên 25% chiếm tỉ lệ cao; hệ thống sông suối chảy qua địa bàn các

xã có bề rộng nhỏ và dốc Do địa hình phức tạp, có vùng sâu, vùng cao, vùng biêngiới (23 xã biên giới) từ khoảng cách trung tâm các xã đến huyện, thành phố xanên sự chỉ đạo của huyện ủy, thành ủy cũng gặp những khó khăn nhất định; cùngvới điều kiện dân trí thấp nên các thế lực thù địch thường lợi dụng để tuyêntruyền, vận động, kích động, khuyến khích lối sống thực dụng chạy theo đồngtiền, dần dần làm suy thoái đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, bản sắc vănhóa dân tộc làm cho nhân dân hoang mang, xa rời lý tưởng, gây rối loạn chínhtrị, xã hội

Thứ ba, lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy vừa yếu, vừa thiếu; kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền nghèo nàn, lạc hậu.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai có tổng số cán bộ làm công tác tuyên giáo trong cácban tuyên giáo, hệ thống các trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị (bao gồm cảchuyên trách và kiêm nhiệm) của tỉnh là trên 3.000 người, cơ bản đáp ứng nhiệm

vụ được giao, trong đó có 1.665 báo cáo viên, tuyên truyền viên, cụ thể là: báoviên cấp trung ương 5 người, cấp tỉnh 50 người, cấp huyện, thành phố và tươngđương 234 người và tuyên truyền viên 1376 người Đội ngũ giảng viên chuyêntrách của trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố còn thiếu, một sốnơi chưa có giảng viên chuyên trách Đến nay, cấp xã chưa có cán bộ tuyên giáo

Trang 28

chuyên trách; hầu hết trưởng ban tuyên giáo cấp xã là các đồng chí trong thườngtrực cấp ủy kiêm nhiệm Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ công tác chính trị, tưtưởng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đối với địabàn tỉnh Lào Cai, số lượng cán bộ tuyên giáo nói chung và công tác tuyên truyềnnói riêng còn hạn chế, để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.

Chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên bước đầu, cơ bản đápứng nhiệm, song nhìn chung chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyềncòn nhiều bất cập, yếu kém Trong tổng số trên 3.000 cán bộ trực tiếp làm côngtác tuyên giáo toàn tỉnh, trong đó, chỉ có trên 700 người có trình độ đại học (hơn23,3%), 10 người có trình độ trên đại học (trên 0,3%), gần 500 người có trình độ

cử nhân và cao cấp lý luận chính trị (trên 16,6%) Cụ thể: Đội ngũ báo cáo viêncấp tỉnh, có tuổi đời bình quân từ 30- 40 chiếm 10%, từ 41 - 50 chiếm 16%, từ 51

- 60 chiếm 29%; tham gia báo cáo viên dưới 5 năm là 40%, từ 5 - 10 năm, là 28%,

từ 11 - 20 năm là 32% [xem phụ lục 1]; trình độ lý luận chính trị, vẫn còn 6%chưa được bồi dưỡng cao cấp chính trị; về chuyên môn nghiệp vụ, số báo cáo viên

có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ rất thấp, chiếm 6,4% [xem phụ lục 2] Đối với cấphuyện, thành phố, có 209 báo cáo viên: về văn hóa: số báo cáo viên chưa có trình

độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân còn cao, chiếm 53,3%; chuyên môn, nghiệp

vụ còn hạn chế, số lượng báo cáo viên trình độ trung cấp, cao đẳng còn cao, chiếm

60,3%, số báo cáo viên có trình độ đại học thấp, chiếm 38,8% [xem phụ lục 3]

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, số lượng; trình độ, năng lực của đội ngũbáo cáo viên cấp tỉnh, huyện cơ bản đáp ứng nhiệm vụ, tuy nhiên với yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi ngày càng cao thì đội ngũ báo cáo viên tiếptục phải được tăng cường về số lượng, bồi dưỡng, đào tạo về lý luận chính trị vàchuyên môn, nghiệp vụ

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công táctuyên truyền chưa được chú trọng, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tuyêntruyền vẫn thiếu và lạc hậu, một số thiết bị như: máy tính, máy chiếu, máy ảnh,ghi âm, hệ thống loa truyền thanh, máy quay đã cũ nên không đáp ứng được

Trang 29

yêu cầu về kỹ thuật Các chính sách thu hút, động viên cán bộ, kinh phí phục vụcác hoạt động tuyên truyền còn nhiều bất cập.

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

* Quan niệm chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng” được hiểu là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho

sự vật này khác với sự vật kia” [71, tr.331] Như vậy, chất lượng chính là cái tạo

nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thểnhững thuộc tính, những mối quan hệ cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật,

sự việc và là tiêu chí cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, sự việcdiễn ra trong thực tiễn

Chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy

là phạm trù cơ bản của công tác xây dựng Đảng Làm sáng tỏ phạm trù này, có ýnghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho người ta nhận thức đầy đủ,đúng đắn về công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo Xác lập những tiêu chí đểđánh giá thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo; cung cấp

cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp giúp cho huyện ủy, thành ủy, các ban tuyêngiáo lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền

Giá trị công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủyđược tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, đó là kết quả của sự tác động biệnchứng giữa chủ thể và đối tượng; là tổng hợp giá trị các khâu, các bước trong côngtác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các khâu, các bước công tác tuyêntruyền của ban tuyên giáo

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai là kết tinh giá trị hoạt động tham mưu cho huyện ủy, thành ủy và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng thực hiện nội dung, biện pháp công tác tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ; được tạo nên bởi nhận thức trách nhiệm, năng lực, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, ban tuyên giáo và được biểu

Trang 30

hiện tập trung ở kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của ban tuyên giáo so với mục tiêu đã được xác định.

* Những yếu tố cơ bản quy định chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của tổ chức đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền ở ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai Cấp ủy, chi bộ, đội ngũ cán bộ,

đảng viên là chủ thể trực tiếp tiến hành tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ Vìvậy, chất lượng của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ quan làyếu tố đầu tiên quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động công tác tuyêntruyền của ban tuyên giáo Nếu nhận thức, năng lực của cấp ủy, chi bộ, của cán

bộ, đảng viên hạn chế, sẽ dẫn đến việc tham mưu, đề xuất của ban tuyên giáo đốivới huyện ủy, thành ủy ra quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo công táctuyên truyền ở địa phương không sát thực; hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn các tổchức, các lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền không cao

Hai là, tính đúng đắn, phù hợp, sát với thực tiễn, sát đối tượng và khoa học

và của các chủ trương, biện pháp, kế hoạch, nội dung công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo Các chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp công tác tuyên

truyền của ban tuyên giáo càng đúng đắn, sáp hợp, kịp thời, khoa học thì chấtlượng tuyên truyền của ban tuyên giáo càng được nâng cao Yếu tố này có vai tròđịnh hướng, điều chỉnh, quy tụ mọi nỗ lực của lực lượng ở địa phương tham giavào hoạt động tuyên truyền

Ba là, ý thức trách nhiệm, năng lực của đối tượng tác động công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai Chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành

ủy ở Đảng bộ tỉnh Lào Cai là kết quả của sự tác động qua lại giữa chủ thể chỉđạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra với đối tượng tác động Đối tượng tác độngcủa công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo không phải chỉ biết tiếp nhận mộtcách thụ động sự tác động từ chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền.Trong thực tế, dù nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện bảo đảm cho

Trang 31

công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo có tốt, phù hợp, nhưng nhận thức, tráchnhiệm, năng lực của đối tượng tác động kém thì chất lượng công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo sẽ thấp, không đạt được mục đích mong muốn Ngược lại, đốitượng tiếp nhận sự tác động từ chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyềnmột cách chủ động, sáng tạo, đề cao vai trò, trách nhiệm chính trị của mình trongviệc chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; tham gia đóng góp với ban tuyêngiáo về tình hình tư tưởng của các tầng lớp dân cư, nội dung, phương pháp tiếnhành công tác tuyên truyền; phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm để nâng caochất lượng công tác tuyên truyền, sẽ bảo đảm công tác tuyên truyền đạt hiệu quảcao.

Bốn là, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, điều kiện hoạt động của từng ban tuyên giáo ở các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai Hoạt động công

tác tuyên truyền của ban tuyên được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu,yêu cầu công tác tư tưởng do huyện ủy, thành ủy đặt ra đối ban tuyên giáo trongtừng thời kỳ Đồng thời, chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo cáchuyện ủy, thành ủy còn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, điều kiện, môi trườngtrong hoạt động của các ban tuyên giáo Nếu trụ sở cơ quan được xây dựng khangtrang, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí bảo đảm, nhu cầu lợi ích chínhđáng của cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm thỏa đáng, điều kiện đi lạithuận lợi sẽ là động lực, điều kiện thuận lợi để chất lượng công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy ở Đảng bộ tỉnh Lào Cai được nângcao hơn

Năm là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy và ban tuyên giáo tỉnh ủy Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành

ủy thường xuyên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban thường vụ, thường trựchuyện ủy, thành ủy và sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban tuyên giáo tỉnh ủy về nghiệp

vụ công tác tuyên giáo nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng Mọi ưuđiểm, khuyết điểm trong công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo huyện ủy,thành ủy đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ, thường trựchuyện ủy, thành ủy và ban tuyên giáo tỉnh ủy Nâng cao chất lượng công tác tuyên

Trang 32

truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy nhất thiết phải có sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, thành ủy và sự chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên giáotỉnh ủy Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch,

tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên

Sáu là, sự phối hợp, hiệp đồng giữa ban tuyên giáo với các cơ quan, tổ chức đảng các cấp trong hệ thống chính trị huyện, thành phố Mỗi cơ quan, mỗi

cấp ủy tổ chức đảng trong hệ thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ khác nhausong đều có trách nhiệm tiến hành hoạt động công tác tuyên truyền và hướng tớithực hiện thắng lợi sự lãnh đạo của huyện ủy, thành ủy và nhiệm vụ chính trị củađịa phương Do đó, quá trình hoạt động của các cơ quan phải phối hợp chặt chẽvới nhau, xây dựng triển khai kế hoạch, tổ chức hiệp đồng, tạo điều kiện giúp đỡlẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ Trong đó, ban tuyên giáo giữ vai trò là cơquan chủ trì tổ chức gắn kết các lực lượng cùng tiến hành công tác tuyên truyền.Chính vì vậy, sự phối hợp, hiệp đồng giữa ban tuyên giáo với các tổ chức cơ quantrong hệ thống chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai

- Một là, đánh giá nhận thức trách nhiệm của các chủ thế, lực lượng tham gia công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo.

Nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, lực lượng tham gia quy định toàn bộtiến trình và kết quả công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo Do đó, để đánh giáthực trạng chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo trước hết cần phảixem xét mức độ nhận thức, trách nhiệm và trình độ năng lực tổ chức hoạt độngcủa chủ thể và các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền Đó là sự nhận thứccủa lãnh đạo, cán bộ chủ trì cơ quan về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nộidung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng, nội dung công táctuyên truyền của ban tuyên giáo nói riêng Tính sát thực, khả thi của các chủtrương, biện pháp tham mưu, thái độ trách nhiệm, tinh thần chủ động, sát saotrong tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng tiến hành công tác tuyên truyềncủa ban tuyên giáo; mức độ quan tâm sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của thủ trưởng cơ

Trang 33

quan chức năng cấp trên của ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy trongviệc xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền của địa phương của bantuyên giáo Sự quan tâm, tham gia tích cực của các cơ quan chức năng, cán bộ,đảng viên trong hệ thống chính trị và nhân dân địa phương Việc thực hiệnnghiêm túc tư tưởng chỉ đạo công tác tuyên truyền và chấp hành quy chế, chế độ,

nề nếp của cơ quan

Hai là, đánh giá việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo và kết quả thực hiện.

Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định đến việc đánh giá chất lượng công táctuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy Bởi vì, chất lượng côngtác tuyên truyền của ban tuyên giáo phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch, nội dung,hình thức, phương pháp công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo và là sự phảnánh năng lực của chủ thể trong quá trình tiến hành công tác tuyên truyền

Đánh giá theo tiêu chí này, cần quan tâm chú ý đến tính khoa học, đúngđắn, phù hợp của các nội dung tham mưu cho huyện ủy, thành ủy và tổ chức chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, các lực lượng tiến hành công tác tuyêntruyền; tính phong phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, và sức cuốn hút, hấp dẫn, sátthực của các hình thức, phương pháp tiến hành công tác tuyên truyền của bantuyên giáo theo chức năng, nhiệm vụ; sự quan tâm, hào hứng tham gia và mức độtiếp nhận các nội dung, hình thức phướng pháp tuyên truyền của các tổ chức, cáclực lượng Tính khoa học đúng đắn của nội dung công tác tuyên truyền của bantuyên giáo được xem xét trên cơ sở khả năng nắm và dự báo tình hình tư tưởngcác tầng lớp nhân dân; tính toàn diện, hiệu quả của việc tham mưu đề xuất; kếtquả tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng quán triệt đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng tổ chức, mạng lưới thôngtin tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng Đảng vềchính trị, tư tưởng, tổ chức và tiến hành tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân;thẩm định, thẩm tra các đề án liên quan đến công tác tuyên truyền trước khi trìnhban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy Tính phong phú, linh hoạt, sángtạo, sát hợp của hình thức tiến hành công tác tuyên truyền được xem xét trên cơ sở

Trang 34

vận dụng tổng hợp nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để chuyền tải nội dungtuyên truyền.

Ba là, đánh giá kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo và sự chuyển biến nhận thức, trách nhiệm, hành động của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Đây là thước đo trung thực, khách quan để kiểm tra chất lượng, hiệu quảcông tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộtỉnh Lào Cai Vì vậy, đánh giá theo tiêu chí này, cần căn cứ vào kết quả hoànthành nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan so với chức năng, mục đích, yêu cầunhiệm vụ đã được xác định để đánh giá Cụ thể cần đi sâu đánh giá: kết quả thammưu, kết quả tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kết quả phối, kết hợp, hiệpđồng với các tổ chức, các lực lượng Sự trưởng thành của các cơ quan, các tổ chức

cơ sở đảng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong tiến hành công táctuyên truyền Đồng thời, cần phải đánh giá sự chuyển biến nhận thức trách nhiệm,hành động của các tổ chức các lực lượng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Bởi vì, mục đích chất lượngcông tác tuyên truyền suy cho đến cùng cũng đều để nhằm nâng cao nhận thức,trách nhiệm, xây dựng tình cảm, củng cố niềm tin và khởi dậy tính tự giác của cáctầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị

1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thuộc Đảng

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về côngtác tư tưởng trong thờ kỳ mới Các cấc ủy, tổ chức đảng, các ban xây dựng Đảng,

cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ chủ trì đều cho rằng công tác tuyên truyền là

Trang 35

mũi nhọn, xung kích, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng của Đảng, trực tiếptruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị địa phương,kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật, các giá trị truyền thống của Đảng, của dântộc nhằm xây dựng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin cho cán bộ, đảng viên

và các tầng lớp nhân dân Hằng năm, huyện ủy, thành ủy đều có nghị quyếtchuyên đề về công tác tư tưởng, ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy

đã dành nhiều thời gian, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban tuyên giáo tiến hành côngtác tuyên truyền Hằng tháng, trên cơ sở quán triệt chỉ thị, hướng dẫn của bantuyên giáo tỉnh ủy, tình hình nhiệm vụ của địa phương Ban tuyên giáo các huyện

ủy, thành ủy đã chủ động tham mưu để huyện ủy, thành ủy quyết định chủ trương,biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền ở địa phương, kịp thời xây dựng kếhoạch tuyên truyền cho cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cấp viên, tuyên truyền viên

về nội dung công tác tuyên truyền; đồng thời, hướng dẫn và định hướng nội dungtuyên truyền cho các cơ sở đảng, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc xây dựng kếhoạch tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bànhuyện, thành phố

Qua khảo sát thực tế cho thấy, đại bộ phận cán bộ, đảng viên, các tổ chức,các lực lượng trong hệ thống chính trị ở địa phương đều cho rằng Công tác tuyêntruyền có vai trò rất quan trọng trong xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước vàvận động quần chúng nhân dân ở cơ sở và công tác tuyên truyền của ban tuyêngiáo các huyện ủy, thành ủy những năm qua đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, cụthể: có 302/489, chiếm 61,8% ý kiến đảng viên và nhân dân cho rằng công táctuyên truyền của ban tuyên giáo là rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao; có 152/489,chiếm 31,1% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo là quantrọng [xem phụ lục 4]

Hoạt động tuyên truyền của ban tuyên giáo ở các huyện, thành phố, các tổchức cơ sở đảng của huyện, thành phố đã dần đi vào nền nếp Chất lượng công táctuyên truyền trên địa bàn đã từng bước được nâng cao, hình thức, phương pháptuyên truyền đa dạng, phong phú được thực hiện đồng bộ trên cả 4 loại hình tuyên

truyền: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

Trang 36

chúng, tuyên truyền trực quan và văn hóa, văn nghệ Nội dung, tuyên truyền đãbám sát tình hình đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh ở địa phương Thời gian qua, công tác tuyên truyền đã tập trung làm rõ vàtuyên truyền về biển đảo, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; thực hiệnChỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện NQTW4 (khóa XI) “Một số vấn

đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; việc tổ chức thực hiện NQTW 8, 9(khóa XI) của Đảng; việc phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - TrungQuốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; hướng dẫn công tác Thông tin đốingoại; định hướng tuyên truyền về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương

981 hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam;tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh; tổ chức tuyêntruyền về việc triển khai thực hiện Đề án “Một số giải pháp, phòng chống tìnhtrạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, giai đoạn 2012 - 2015”; tuyên truyền trongvùng đồng bào dân tộc Mông; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nôngthôn mới… Đồng thời phát hiện, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hìnhtiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thôngtin đại chúng Tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình thời sự quốc tế,trong nước, trong tỉnh, chú trọng những vấn đề mới, những vấn đề nổi cộmtrong dư luận xã hội để cung cấp thông tin có định hướng, giúp cán bộ, đảngviên, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, cảnh giác trước âm mưu thủđoạn của các thế lực thù địch

Chất lượng đội ngũ cán bộ ban tuyên giáo và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu công tác tuyên truyền của địa phương

Ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy đều phân công đồngchí Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, thành ủy làm Trưởng ban tuyên giáo.Hằng năm, ban tuyên giáo tỉnh ủy thường xuyên tập huấn nghiệp vụ công táctuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các huyện ủy,thành ủy Đồng thời, các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ tuyên vận đãtích cực cải tiến phương pháp tuyên truyền, thông tin hướng tập trung vào

Trang 37

những vấn đề cơ bản, những vấn đề được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhândân quan tâm, có liên hệ tình hình địa phương, gắn với là trách nhiệm của cấp

ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng,pháp luật của Nhà nước trên địa bàn Một số, cán bộ tuyên truyền, báo cáoviên sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trình chiếu hỗ trợ tuyên truyền,làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của đối tượng, góp phần nângcao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền

Theo kết quả điều tra, khảo sát cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá vềbáo cáo viên, tuyên truyền viên, cho thấy: Có 155/489, tỷ lệ 31,7% ý kiến chorằng, chất lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên rất tốt; có 297/489, tỷ lệ 60,7% ýkiến cho rằng, chất lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên tốt; có 20/489, tỷ lệ4,1% ý kiến cho rằng, chất lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên khá; có 17/489,

tỷ lệ 3,5% ý kiến cho rằng, chất lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên trung bình

[xem phụ lục 5]

Đối với những chuyên đề có tính nhạy cảm như tình hình biển đông,việc triển khai nghị quyết của đảng do trực tiếp bí thư huyện ủy, thành ủy, bíthư cấp uỷ cơ sở là người trực tiếp tuyên truyền, quán triệt nghị quyết đã khắcphục được hạn chế về thiếu tính thực tiễn gắn với địa phương của các chuyên

đề tuyên truyền, hội nghị triển khai nghị quyết do đội ngũ báo cáo viên cấptrên thực hiện

Để chuẩn bị cho mỗi đợt tuyên truyền, ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủytrên cơ sở định hướng nội dung của ban tuyên giáo tỉnh ủy đã trực tiếp biên soạn

đề cương tuyên truyền theo nguyên tắc bám sát mục tiêu, quan điểm chỉ đạo,những nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương, của Tỉnh ủy, đồng thời vận dụng để

đề ra mục đích, yêu cầu và phương pháp phù hợp với thực tiễn ở địa phương, đơn

vị chỉ rõ những việc cấp uỷ các cấp cần phải làm để đưa thông tin sâu rộng đếnvới các tầng lớp nhân dân, góp phần đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống

Trong quá trình các đảng bộ cơ sở tiến hành tuyên truyền, ban tuyên giáohuyện ủy, thành ủy luôn phân công công cán bộ, chuyên viên theo dõi cùng đồngchí huyện uỷ viên phụ trách xã kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và rút kinh nghiệm

Trang 38

Chính vì vậy, lực lượng tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ bản nắmđược những quan điểm, yêu cầu về nội dung, cách thức, phương pháp tuyêntruyền, từng bước hình thành phương pháp truyền đạt ngắn gọn, có trọng tâm,trọng điểm sát thực tế ở địa phương, cơ sở và đối tượng tuyên truyền.

Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo đã được đổi mới, ngày càng phong phú, phù hợp với đặc điểm địa phương.

Xuất phát tự thực tiễn tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ chính trịđịa phương, cơ sở, từ thực trạng đội ngũ tuyên truyền viên và tâm trạng của cáctầng lớp nhân dân Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy đã chủ động tham mưucho ban thường vụ, thường trực huyện ủy, thành ủy các đề án, chương trình tiếnhành công tác tuyên truyền ở địa phương Việc xây dựng đề án, kế hoạch tuyêntruyền đã có bước đổi mới Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy luôn chú trọng

tổ chức thảo luận, tham khảo ý kiến của các tổ chức, lực lượng tuyên truyền, cácthành viên trong Ban về quan điểm xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp thựchiện công tác tuyên truyền Nhờ đó, chất lượng tham mưu công tác tuyên truyềncủa Ban ngày càng trúng, đúng, thiết thực, sát hợp với tình hình địa phương, trình

độ các tầng lớp nhân dân Đây cũng chính là điều kiện để cán bộ tuyên truyềnnâng cao nhận thức và năng lực công tác của mình

Khảo sát ý kiến của cán bộ, đảng viên về kế hoạch, đề án tuyên truyền củacác huyện ủy, thành ủy, thấy rằng: Có 339/489, chiếm 69,3% ý kiến cho rằng đề

án, kế hoạch tuyên truyền xuống cơ sở đã gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị,chiếm tỷ lệ cao nhất [xem phụ lục 6]

Đặc biệt năm 2012, xuất phát từ đặc điểm địa phương, địa bàn rộng, dân cưthưa thớt, các thế lực thù địch thường xuyên len lỏi, thâm nhập vào địa bàn đểtuyên truyền đạo, lôi kéo kích động nhân dân vượt biên, di dịch cư tự do, phárừng, khai khoáng trái phép Ban tuyên giáo phối hợp với ban dân vận đã thammưu cho Tỉnh ủy xây dựng đề án “thí điểm mô hình ban tuyên vận xã, phường, thịtrấn và tổ tuyên vân thôn bản, tổ dân phố” Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện

ủy, ban tuyên giáo, ban dân vận tỉnh ủy, ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy đã

Trang 39

chỉ đạo 36 xã, phường, thị trấn từ việc lựa chọn con người, xây dựng chương trình

để thực hiện đề án

Trong 03 năm thực hiện đề án, ban tuyên giáo, ban dân vận các huyện ủy,thành ủy đã biên soạn, cung cấp cho ban tuyên vận xã, phường, thị trấn hàngnghìn tài liệu tuyên truyền; ban hành 653 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các

xã, phường, thị trấn; phối hợp với ban dân vận huyện, thành ủy tổ chức 333 lớptập huấn cho 34.487 lượt cán bộ ban tuyên vận, tổ tuyên vận; tổ chức 324 hội nghịbáo cáo viên cấp huyện có sự tham dự của trưởng, phó ban tuyên vận [69, tr2].ban tuyên giáo, ban dân vận các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra hoạtđộng của mô hình tuyên vận tại cấp xã, thôn Đến nay, hầu hết các xã, phường, thịtrấn của tỉnh Lào Cai đã thành lập được ban tuyên vận và tổ tuyên vận thôn, bản.Hoạt động của ban tuyên vận, tổ tuyên vận đã đi vào nền nếp, thường xuyên đượccủng cố, kiện toàn, nhanh chóng phát huy tác dụng trong việc tuyên truyền, vậnđộng nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và đấu tranh có hiệu quả với các

âm mưu của các thế lực thù địch

Nội dung, hình thức, biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền sinh động, sáng tạo đáp ứng được nhu cầu thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiện nay

Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn của các tổchức, các lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền khá toàn diện, có trọng tâm,trọng điểm, không chỉ tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cán bộ, đảng viên thông hiểu vàthực hiện mà còn cung cấp tình hình thời sự, quốc tế, trong nước, tỉnh và địaphương; tâm tư nguyên vọng, dư luận xã hội, thông tin mới, kịp thời, những kiếnthức kinh té, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, khoa học, kỹ thuật, nhữngvấn đề xã hội quan tâm Đã phát huy được công tác tuyên truyền của các cấp ủyĐảng, cơ quan chức năng và các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội,đặc biệt vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được đề cao Cáchình thức, phương pháp tuyên truyền đa dạng, phong phú, linh hoạt hơn, tạođược sự chú ý, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân Sự phối hợp của các lực lượng

Trang 40

tuyên truyền thường xuyên, đột xuất và đợt tuyên truyền chặt chẽ Công táctuyên truyền đã trực tiếp góp phân nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dụng nông thôn mới Củng cố,tăng cường niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, chế độ

xã hội chủ nghĩa mà đảng ta đã lựa chọn

Kết quả điều tra cho thấy công tác tổ chức tuyên truyền của ban tuyên giáohuyện ủy, thành ủy thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã có những cải tiến đáng kể, cụthể: Có 134/489, chiếm 27,4% ý kiến cho rằng, có cải tiến nhiều; có 281/489,chiếm 57,5% ý kiến cho rằng đã cải tiến một phần, có 74/489, chiếm 15,1% ý kiếncho rằng chưa cải tiến rõ [xem phụ lục 7]

Điều kiện phục vụ công tác tuyên truyền ở địa phương

đã được quan tâm đầu tư, đổi mới, đảm bảo cơ bản, đồng bộ tính thiết thực, hiệu quả

Hầu hết cấp ủy các cấp từ huyện ủy, thành ủy, Ủy ban Nhân dân cấp huyện,thành phố đến xã, phường thì trấn đều quan tâm đầu tư đổi mới hệ thống tiếp sóngtruyền thanh, truyền hình, loa công cộng, máy tính, máy ảnh, tài liệu, báo hình,báo ảnh đảm bảo cho công tác tuyên truyền thuận lợi, đạt hiệu quả

Ba là, phần lớn các ban tuyên giáo hoàn thành khá tốt chức trách, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, trực tiếp góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức, trách nhiệm, hành động của tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công tác tuyên truyền của ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủy đã đạt được kết quả khá tốt.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, được sự quan tâm củahuyện ủy, thành ủy, ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, tổ chức, lực lượng vàđội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã đạt được những kết quả quan trọng gópphần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiên và nghị quyết Đảng hộiđảng bộ toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh LàoCai và nghị quyết đại hội các huyện ủy, thành ủy đề ra Ban tuyên giáo hướng

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Tiến Cường (2011), Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộhuyện ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Tiến Cường
Năm: 2011
13. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Chương trình bồi dưỡng chuyên đề công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình bồi dưỡng chuyên đề côngtác tuyên truyền miệng, báo cáo viên
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2008
14. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Công tác tuyên giáo ở cơ sở, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tuyên giáo ở cơ sở
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: NxbLao động - Xã hội
Năm: 2008
15. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Nghiệp vụ tuyên giáo (dùng cho cán bộ tuyên giáo các cấp), Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ tuyên giáo (dùng cho cánbộ tuyên giáo các cấp)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 2008
16. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Sổ tay báo cáo viên 1999- 2000, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay báo cáo viên 1999-2000
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
17. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2000), Sơ thảo lịch sử công tác tư tưởng của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử công tác tưtưởng của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
18. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2000), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hoá cấp huyện, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tưtưởng - văn hoá cấp huyện
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
19. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Công tác tuyên truyền miệng báo cáo viên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tuyên truyền miệng báocáo viên
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2008
20. Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạngHồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
21. C.Mác, Góp phần phê phán kinh tế - chính trị, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần phê phán kinh tế - chính trị
Nhà XB: Nxb Sự thật
22. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
23.Trần Hoàng Diệu, Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo của Đảng bộ xã phường, thị trấn ở Tiền Giang giai đoạn 2005- 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác tư tưởng, vănhóa, khoa giáo của Đảng bộ xã phường, thị trấn ở Tiền Giang giaiđoạn 2005- 2010
24. Trần Thị Anh Đào (2014), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộlàm công tác tư tưởng
Tác giả: Trần Thị Anh Đào
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2014
25. Hà Đăng (2012), "Làm gì để đổi mới công tác Tuyên giáo?", Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 25/10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để đổi mới công tác Tuyên giáo
Tác giả: Hà Đăng
Năm: 2012
26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội,1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII
Nhà XB: Nxb CTQG
27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb CTQG
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb CTQG
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. CTQG
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 31, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
31. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w