1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ủy ở ĐẢNG bộ TỈNH hà NAM HIỆN NAY

128 882 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 818 KB

Nội dung

Để xây dựng Đảng bộ huyện thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc chăm lo xây dựng các cơ quan tham mưu của Huyện ủy vững mạnh. Cùng với các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy có vai trò vô cùng quan trọng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để xây dựng Đảng bộ huyện thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Nam vững mạnh về

chính trị, tư tưởng và tổ chức cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc chăm

lo xây dựng các cơ quan tham mưu của Huyện ủy vững mạnh Cùng với các Banxây dựng Đảng của Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy có vai trò vô cùngquan trọng

Cũng như các Ban Tuyên giáo Huyện ủy nói chung, các Ban Tuyên giáoHuyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong thammưu, đề xuất với Huyện ủy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác giáodục chính trị tư tưởng trong huyện Trực tiếp thực hiện công tác giáo dục lý luậnchính trị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện Tổ chức quán triệt,triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy đảng các cấp; tuyên truyềnthực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Hoạt động của Ban Tuyên giáoHuyện ủy góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuậntrong nhân dân Vì vậy, hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy có vai tròquyết định trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, thông qua đó gópphần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt địa phương

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, trong nhữngnăm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam đãquan tâm xây dựng các Ban Tuyên giáo Huyện ủy vững mạnh, lãnh đạo, chỉđạo, tạo điều kiện để các Ban Tuyên giáo Huyện ủy không ngừng nâng cao hiệuquả hoạt động, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện nay hiệuquả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy còn hạn chế nhất định trongthực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong tham mưu, đề xuất, chỉ đạo hướng dẫncũng như những hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ Trong khi đó, yêu cầunhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của

Trang 2

địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng nói chung,của công tác Tuyên giáo ở Tỉnh Hà Nam nói riêng ngày cao Vì vậy, nghiên cứulàm rõ những nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáoHuyện ủy, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyêngiáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết

về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Do vị trí, tầm quan trọng của công tác tư tưởng trong sự nghiệp cáchmạng, trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị vềcông tác tư tưởng, công tác Tuyên giáo trong tình hình mới Đồng thời, cũng đã

có nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng; nâng cao chất lượng, hiệuquả của công tác tư tưởng, công tác Tuyên giáo, công tác tuyên truyền cổ động,công tác giáo dục lý luận chính trị; xây dựng môi trường văn hóa, đời sống vănhóa ở cơ sở; xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng cơ quan Tuyên giáo, đội ngũbáo cáo viên, tuyên truyền viên, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp Cụ thể một

số công trình tiêu biểu dưới đây

* Đề tài khoa học và sách:

TS.Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Ban Tuyên giáo Trung ương, (2008), Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, Nxb.Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, (2001), Tài liệu tập huấn công tác Tuyên huấn và văn hóa cấp huyện Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, (2002), Tài liệu bồi dưỡng công tác Tuyên giáo ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội GS Nguyễn Đức Bình (2005), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội PGS Hà Ngọc Hợi

- TS Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả côngtác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đặng Hữu, Đỗ Nguyên Phương,

Trang 3

khoa giáo trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội TS Phạm Quang Nghị (chủ biên), (1996), Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Trần Trọng Tân (2005), Về công tác tư tưởng - văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đào Duy Tùng (1999), Một

số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, (1999), Nghiên cứu, sử dụng và định hướng dư luận xã hội

Các công trình trên đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về

lý luận và thực tiễn công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, cũng như những hìnhthức cụ thể của công tác tư tưởng như công tác giáo dục chính trị tư tưởng, côngtác tuyên truyền cổ động, công tác văn hóa quần chúng, công tác nghiên cứuphát triển lý luận của Đảng, công tác tổng kết thực tiễn, triển khai thực hiện lýluận của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp vào thực tiễn; trong đấu tranh chống âmmưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng- vănhóa; chỉ ra những ưu điểm, thành công đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạnchế, khuyết điểm, những bất cập, những thách thức đang đặt ra đối với công tác

tư tưởng, lý luận của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trên cơ sở đó đềxuất những giải pháp tăng cường công tác Tuyên giáo, nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong điều kiện mới Một số côngtrình đi sâu nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ của công tác Tuyên giáo, côngtác tư tưởng - văn hóa như là giáo khoa, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng năng lựccông tác Tuyên giáo cho đội ngũ cấp ủy viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp, mà trực tiếp là cán bộ Ban Tuyên giáoHuyện ủy ở tỉnh Hà Nam hiện nay Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của nhữngcông trình trên đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao cả về lý luận vàthực tiễn về công tác tư tưởng, lý luận, văn hóa, khoa giáo đối với học viêntrong quá trình thực hiện luận văn

* Các bài báo khoa học đã đăng trên các tạp chí

Trang 4

Nguyễn Thế Kỷ (2012), Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo trước yêu cầu mới, Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8 Vũ Ngọc Hoàng (2010), 80 năm công tác Tuyên giáo - kinh nghiệm và đổi mới, Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8 Đinh Thế Huynh (2011), Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo trong tình hình mới, Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8 Đào Duy Quát, (2013), Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong thời kỳ mới, Tạp chí Tuyên giáo,

số tháng 8 Đào Duy Quát, (2014), Truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn,

Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8

Các bài báo trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về công tác Tuyên giáo, hiệu quả công tác Tuyên giáo, đã luận giải sâu sắc quanniệm về công tác Tuyên giáo, quan niệm về chất lượng, hiệu quả công tác Tuyêngiáo ở các loại hình địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước, đã chỉ ra ưuđiểm, thành tựu đã đạt được trong công tác Tuyên giáo, nâng cao hiệu quả côngtác Tuyên giáo, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình đổi mới nângcao chất lượng, hiệu quả công tác Tuyên giáo, tổng kết những kinh nghiệm trongtiến hành công tác Tuyên giáo, đề xuất phương hướng, mục tiêu, yêu cầu, nhữnggiải pháp tiến hành công tác Tuyên giáo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácTuyên giáo trong những năm tới

Một số bài báo tập trung nghiên cứu tổng kết công tác Tuyên giáo trong

85 năm qua, trong đó đề cập chuyên sâu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thựchiện công tác Tuyên giáo ở các cấp các ngành, các địa phương Tổng kết nhữngthành tựu to lớn của ngành Tuyên giáo đã đạt được trong 85 năm hoạt động củangành, khái quát những bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết lịch sử 85năm truyền thống của ngành Tuyên giáo, đề xuất những vấn đề cần tiếp tục đổimới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác Tuyên giáo trong tình hình mới Các công trình trên là tài liệu tham khảo cógiá trị đối với học viên trong quá trình thực hiện luận văn

Trang 5

Trương Minh Tuấn (2011), Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ

chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Nhàn (2013) Công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện nay,

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Luân (2010) Công tác

tư tưởng của Đảng ủy cấp xã ở Bình Thuận hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh Lương Thị Bích Hường (2009) Đổi mới hoạt động thông tin, công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh Phạm Công Tứ (2013), Nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Nghệ An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng

và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn

Thị Hồng (2012), Nâng cao trình độ lý luận Chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Ngà (2010) Vấn đề giáo dục lý luận Mác- Lê nin cho lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây

dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh

Những công trình trên đây đã đi sâu nghiên cứu khá toàn diện, đa dạng,phong phú về các nội dung chuyên sâu về công tác Tuyên giáo ở nhiều cấp,nhiều ngành, nhiều địa phương thuộc chuyên ngành xây dựng Đảng và chính

Trang 6

luận án, luận văn trên đây đã đạt được những kết quả quan trọng về lý luận côngtác Tuyên giáo, chỉ rõ thực trạng công tác Tuyên giáo, tình hình tư tưởng vàcông tác tư tưởng, công tác giáo dục lý luận chính trị và những giải pháp nângcao chất lượng công tác Tuyên giáo ở một số địa phương Một số công trình tậptrung nghiên cứu về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp

cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin, giáo dục lý luận chínhtrị cho các đối tượng cán bộ các cấp, đã bàn sâu về đặc điểm đội ngũ cán bộ cấp

cơ sở, yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộcấp cơ sở, đánh giá những thành tựu, thành công, chỉ ra những hạn chế, khuyếtđiểm trong bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, từ

đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nâng cao trình độ lý luận chính trịcho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở các địa phương

Kết quả nghiên cứu đạt được của các công trình trên đây là những đónggóp rất to lớn về lý luận và thực tiễn mà học viên có thể tham khảo, kế thừa đểluận giải nội dung của luận văn

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vềnâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh

Hà Nam hiện nay dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng và Chính quyền nhànước Vì vậy, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặpvới các công trình đã nghiệm thu, công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

*Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn hiệu quả

hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy, trên cơ sở đó đề xuất những giảipháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ởĐảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về các Ban Tuyên giáo Huyện

Trang 7

ủy, hoạt động và hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng

bộ tỉnh Hà Nam

- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện

ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát những kinh nghiệmnâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh

Hà Nam hiện nay

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của cácBan Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh HàNam là đối tượng nghiên cứu của luận văn

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyêngiáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam gồm 5 huyện: Lý Nhân, Kim Bảng,Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếu trưngcầu ý kiến bao gồm một số cán bộ của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy của 5huyện, một số cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam Các số liệu, tư liệuphục vụ cho luận văn được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

*Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xâydựng Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, về công tác tư tưởng của ĐảngCộng sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềXây dựng Đảng, về công tác tư tưởng, mà trực tiếp là công tác Tuyên giáo

*Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở tỉnh Hà Nam,

Trang 8

huyện ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam những năm qua Thực tế tình hình phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đời sống của nhân dân của tỉnh HàNam Dựa trên các số liệu, tư liệu được tổng hợp, khái quát từ thực tiễn hoạtđộng đó để luận giải làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài

*Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng cácphương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn,đặc biệt là phương pháp của khoa học xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước,trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, khảo sátthực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoa

học giúp các Huyện ủy, Tỉnh ủy Hà Nam quan tâm xây dựng các Ban Tuyêngiáo các Huyện ủy vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyêngiáo Huyện ủy, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Kết quả nghiêncứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ cán bộ các BanTuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong quá trình công tác, thựchiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Đồng thời, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập,nghiên cứu môn Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở Học viện Chính trị

- Bộ Quốc Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trịcủa tỉnh Hà Nam, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thuộc tỉnh Hà Nam

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN TUYÊN GIÁO

HUYỆN ỦY Ở ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ

CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Ban Tuyên giáo Huyện ủy và hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam

Năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập sau 32 năm hợp nhất với tỉnh NamĐịnh, Ninh Bình Ở thời điểm năm 1997, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn do cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, hệ thống giao thông, công trình tưới tiêuxuống cấp, hạ tầng đô thị lạc hậu Nền kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, manh mún, tỷtrọng kinh tế nông nghiệp chiếm gần 50% Thu nhập bình quân đầu người 2,1triệu đồng/người/năm, mới bằng 58,2% mức bình quân cả nước, thu ngân sách72,4 tỷ đồng Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức vừa thiếu

về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu Đời sống của cán bộ, công chức và phầnlớn dân cư gặp khó khăn

* Điều kiện tự nhiên.

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên84.952 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá củatỉnh, cách Hà Nội 58 km Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnhnằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A - huyết mạch giao thông quantrọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với cáctỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới cáccảng biển, sân bay ra nước ngoài

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa

có vùng trũng Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt

là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng;

Trang 10

cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Vùng đồng bằng có diện tíchđất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sảnxuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịchsinh thái Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kếthợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi Hà Nam cũng như các tỉnhđồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa,mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến

Hà Nam có diện tích đất nông nghiệp chiếm 47.206 ha, diện tích nuôitrồng thuỷ sản 4.529 ha; đất lâm nghiệp 9.635 ha; đất chuyên dùng 11.692 ha,đất ở 4.326 ha; đất chưa sử dụng 7.564 ha

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là đá carbonate (cótrữ lượng trên 7,4 tỷ m³) Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi măng, xâydựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương phẩm Đá quý (đá vân hồng tím nhạt

ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, song cũng cóvỉa dài tới gần 200 m Đá vân mây da báo ở Thanh Liêm Đá đen tập trung ở BútSơn Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên liệusản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu tấn) Than bùn cótrữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc - Ba Sao, hồ Đồng Hán, XãThanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một sốchất phụ gia khác) Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cátđen ở bãi ven sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàngnăm cung cấp cho san lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoàihàng triệu m³

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế - xã hội Hà Nam đã có những bướctiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng Kinh tế tăng trưởng nhanh,năm sau cao hơn năm trước Nền kinh tế chuyển biến căn bản từ nền kinh tếthuần nông nhỏ lẻ, manh mún sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ Diện

Trang 11

mạo đô thị và nông thôn thay đổi không ngừng Đời sống nhân dân được cảithiện về vật chất và tinh thần; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảmbảo vững chắc Từ một tỉnh nghèo đã dần trở thành một tỉnh có kinh tế phát triểnnhanh, quy mô ngày càng lớn.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch được tỉnh quan tâm đi trướcmột bước, làm cơ sở, định hướng đầu tư, thu hút đầu tư Hoàn thành quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 Tích cực xây dựng kết cấu

hạ tầng tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh như đường giao thông,

hạ tầng các khu công nghiệp, khu Đại học Nam Cao với 16 trường, khu y tế chấtlượng cao thu hút bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức xây dựng cơ sở II,khu liên hợp thể thao và nhà thi đấu đa năng

Đến nay, Hà Nam có 08 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận, với diện tích 1.773 ha, trong đó có 05 khu công nghiệp đã đi vàokhai thác và hoạt động như: Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu côngnghiệp Đồng Văn II, Khu công nghiệp Hòa Mạc, Khu công nghiệp Châu Sơn,Khu công nghiệp Đồng Văn III phát triển theo hướng thành khu công nghiệp hỗtrợ; khu công nghiệp Thanh Liêm I, Thanh Liêm II; khu công nghiệp điện - thép

- xi măng ở Tây Đáy và một số cụm công nghiệp như Tây Đáy, Kiện Khê, ThiSơn

Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư vànhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt làdoanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc Tỉnh ban hành cam kết với các nhà đầu tưNhật Bản, Hàn Quốc Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trongcác khu công nghiệp tăng nhanh, góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất côngnghiệp trong khu công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trịsản xuất toàn tỉnh Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệptăng liên tục và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh

Hà Nam

Trang 12

Hà Nam có nhiều điểm sinh thái khá hấp dẫn Tại huyện Kim Bảng có khu

du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc thờ Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc

thời Lý Ngũ Động Sơn là quả núi có 5 hang động nối liền nhau tạo thành mộtdãy hang động liên hoàn Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo bằng đá, trong động

có nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí Nhiều thi nhân và du khách đã từng quađây dừng chân chiêm ngưỡng Di tích này cách thị xã Phủ Lý 7 km nằm sát vớidòng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A Chùa Bà Đanh là ngôi chùa có cảnhquan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch và linh thiêng nổi tiếng một thời Chùa

có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của tỉnh Hà Nam

Hồ Tam Chúc ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, diện tích mặt nước hồ 585

ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha Nơi đây cách chùaHương 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, HưngYên 40 km Khu sinh thái “Hồ Tam Trúc” đang được xây dựng với hình ảnh của

Hạ Long trên cạn sẽ là điểm dừng chân cho khách nhiều tỉnh, là nơi dưỡng trívào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương

Đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, thờ Quốc công TiếtChế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm vàliên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Bảo Lộc - Nam Định Từ năm

2010, tại Đền Trần Thương tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần vào ngàyđêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng giêng

Chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thường tổ chức lễ hộivào ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 hàng năm Lịch sử xây dựng chùa với tháp từthế kỷ XI Tháp “sùng thiện diên linh” có nghệ thuật kiến trúc đặc trưng thời Lý,xây dựng xong vào năm 1121 Tháp cao 13 tầng, mở 40 cửa, đỉnh tháp có xá lỵđược niêm cất, toả trường quang cho đời Thịnh sau này Di tích Long Đọi Sơnđược xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1992 Hằng năm, vào ngày

mồng 7 tháng giêng, tại chân núi Đọi, lễ hội "Tịch điền" tái hiện hình ảnh vua

Lê Đại Hành cày ruộng thể hiện tư tưởng gần dân và đề cao vai trò của sản xuất

Trang 13

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là quê hương vua Lê Đại Hành - vị vuađầu tiên của nhà Tiền Lê có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phươngBắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn

có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại

Cồ Việt Đây cũng là quê hương của Đinh Công Tráng - chiến sỹ Cần Vươngkháng Pháp lừng danh với chiến lũy Ba Đình

Ngành Nông nghiệp Hà Nam chỉ đạo phát triển toàn diện theo hướng sảnxuất hàng hoá với quy mô lớn, công nghệ hiện đại Tỉnh luôn chú trọng ứngdụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệpchuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng trong chăn nuôi, giảm tỷ trọngtrồng trọt Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được xây dựng đồng bộ, đời sốngcủa nông dân được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày một đổi mới Sản xuất cây

vụ Đông được xác định là vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm Tỉnh đã xây dựngđược nhiều mô hình sản xuất cây trồng hàng hóa, sản xuất nấm ăn, mở rộng diệntích cây xuất khẩu có địa chỉ tiêu thụ, đóng góp quan trọng trong việc nâng caohiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân Lĩnh vực chăn nuôi vànuôi trồng thủy sản cũng được xác định là mũi đột phá trong việc tăng giá trị sảnxuất nông nghiệp Bằng nhiều giải pháp, đến nay toàn tỉnh đã có 15 khu chănnuôi, 05 khu nuôi trồng thủy sản tập trung đi vào hoạt động và cung cấp hàngtrăm tấn sản phẩm ra thị trường UBND tỉnh ban hành các cơ chế phát triển chănnuôi lợn trên nền đệm lót sinh học đã góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môitrường nông thôn Tỉnh đã thực hiện việc phát triển đàn bò sữa ở những vùng cólợi thế về chăn nuôi đàn gia súc Đến nay đã có 4.552 mô hình nuôi lợn bằng côngnghệ đệm lót sinh học, có 1.360 con bò sữa [68]

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Hà Nam có bước phát triển toàn diện,khá vững chắc Hà Nam là quê hương của phong trào thi đua "Hai tốt" với trườngTHCS Bắc Lý 2 lần được công nhận đơn vị anh hùng Đến nay, 100% xã,phường, thị trấn có trường mầm non công lập Mỗi huyện, thành phố có từ 03 - 04

Trang 14

trang thiết bị được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hoá, kiên cốhoá, hiện đại hoá Đến nay, toàn tỉnh có 274 trường được công nhận đạt chuẩnquốc gia; 100% trường phổ thông có đủ danh mục thiết bị tối thiểu; 100% trườngtiểu học được trang bị thiết bị tối thiểu và phòng học ngoại ngữ; 100% cơ sở giáodục từ mầm non đến THPT được nối mạng Internet và sử dụng mạng trong côngtác quản lý điều hành và cập nhật thông tin Hà Nam là 01 trong 04 tỉnh đầu tiêncủa cả nước được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (tháng11/1999); là một trong mười tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dụctrung học cơ sở (tháng 01/2002) Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục toàn diện cónhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ rõ rệt và vững chắc ở tất cả các cấp học Kếtquả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏiquốc gia luôn ở trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc Đội ngũ cán bộ quản lý, giáoviên của tỉnh đủ về chủng loại, cơ cấu, chất lượng từng bước được nâng cao.

Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Hà Nam đã triển khaitrên 150 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh và trung ương trên tất cả các lĩnh vực như:Công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, bảo vệ môitrường Với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhiều dự án trong lĩnhvực này đã ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đờisống, cơ chế hỗ trợ phù hợp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhiều mô hìnhđược duy trì, khuyến khích đầu tư và được nhân rộng, điển hình như: Dự

án “Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng một số tổ hợp lúa lai F1 có năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Hà Nam”; Dự án “Sản xuất các loại hoa trong nhà lưới

và ngoài tự nhiên tại các vùng đất 2 lúa” đã tăng giá trị thu nhập từ 50 - 60 triệu

đồng/ha lên 150 - 200 triệu đồng/ha đối với mô hình trồng hoa ngoài tự nhiên,

300 - 500 triệu đồng/ha đối với mô hình hoa trồng trong nhà lưới Bên cạnh

đó, hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã được các cấp,ngành quan tâm đúng mức và từng bước phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu,tạo động lực trong lao động sản xuất, góp phần quan trọng trong phát triển kinh

Trang 15

tế - xã hội của tỉnh Trong giai đoạn này, toàn tỉnh có trên 3.000 sáng kiến, cảitiến kỹ thuật, đề tài, kinh nghiệm giảng dạy được công nhận, áp dụng.[68]

Với sự quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trongtỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam ngày một khởi sắc

Trong năm 2014, tỉnh Hà Nam có 14/15 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu hoànthành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng13,15%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 03 năm trở lại đây Giá trị sảnxuất công nghiệp tăng 18,7%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,4%; thu nhậpbình quân đầu người đạt 35,77 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2013; thu cânđối ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt 2.932 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2013;thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, luôn là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước [66]

Trong năm 2015, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội củatỉnh vẫn giữ được ổn định Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực Theo báocáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trình Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần thứ XIX, dự kiến tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 58%, dịch vụ29,4%; nông, lâm nghiệp giảm còn 12,6% Thu nhập bình quân đầu người đạt42,33 triệu đồng/năm Thu ngân sách đạt 3.250 tỷ đồng [61]

Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ Tỉnh xác định quan tâmphát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định đời sốngnhân dân; duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp; tăng cường huy độngcác nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tập trung phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát triển đô thị; tập trung khai thác các nguồnthu, chống thất thu, hạn chế nợ đọng; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường; tập trung triển khai Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo ổnđịnh an sinh xã hội, đời sống nhân dân; ổn định chính trị, xã hội, giữ vững quốcphòng - an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; tiếp tục chú trọng cải cách hành

Trang 16

Tỉnh đặc biệt quan tâm đến chiến lược đào tạo và phát huy nguồn lực conngười trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các chínhsách an sinh xã hội, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần chonhân dân Kêu gọi thu hút đầu tư xã hội hoá các lĩnh vực: y tế, giáo dục, vănhoá, môi trường

Vượt lên khó khăn của một tỉnh nghèo, phát huy tiềm năng và thế mạnh,những thành tựu sau tái lập, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, quân vàdân Hà Nam quyết tâm phấn đấu đưa Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp trướcnăm 2020, là đô thị loại I sau năm 2025

1.1.2 Đặc điểm các Đảng bộ huyện của tỉnh Hà Nam

Lãnh đạo phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của

Đảng bộ các huyện của tỉnh Hà Nam.

Tỉnh Hà Nam nằm ở khu vực châu thổ sông Hồng nên diện tích canh táclớn Mặc dù là tỉnh cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội nhưng Hà Nam vẫnđược Trung ương xác định là tỉnh trọng điểm phát triển nông nghiệp, đảm bảo

an ninh lương thực cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Trong số 5 huyện thì có 2 huyện được tỉnh xác định là huyện trọng điểmphát triển nông nghiệp là Lý Nhân và Bình Lục chỉ xây dựng một số cụm côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp Còn lại 3 huyện nằm sát với thành phố Phủ Lýđược tỉnh quy hoạch một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu Đại họcNam Cao

Theo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 –

2020, đến hết năm 2015, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của cáchuyện như sau: Lý Nhân: 30,57%, Bình Lục 34,7%, Thanh Liêm 11,4%, KimBảng 13%, Duy Tiên: 8,6% Do vậy, thu từ kinh tế trên địa bàn đạt thấp Dựkiến năm 2015, thu ngân sách các địa phương như sau: Lý Nhân 79 tỷ đồng,Bình Lục 66,1 tỷ đồng, Thanh Liêm 125,22 tỷ đồng, Kim Bảng 169,67 tỷ đồng,Duy Tiên 161,9 tỷ đồng [43, 44, 45, 46, 47]

Trang 17

Người dân của các huyện thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên thu nhậpbình quân đầu người hằng năm đạt thấp Thu nhập bình quân đầu người dự kiếnnăm 2015 của các huyện như sau: Lý Nhân 28,5 triệu đồng/người/năm, BìnhLục 28 triệu đồng/người/năm, Thanh Liêm 40,3 triệu đồng/người/năm, KimBảng 35,8 triệu đồng/người/năm, Duy Tiên 45,7 triệu đồng/người/năm [43, 44,

cơ chế hỗ trợ các hộ nông dân mua máy phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóanông thôn như máy gặt đập liên hoàn, máy gieo sạ Hỗ trợ các hộ xây dựngchuồng trại ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, xây dựng lán trạitrồng nấm ăn

Các địa phương tích cực chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu với diện tíchtrên 30 ha với tiêu chí đồng cánh, đồng giống, đồng trà Cánh đồng mẫu đã pháthuy hiệu quả với giá trị sản xuất trên một hecta đất canh tác đạt cao Hiện nay, 2huyện Lý Nhân và Duy Tiên là những địa phương ven sông Hồng được tỉnh chỉđạo phát triển chăn nuôi bò sữa để tận dụng vùng đất bãi trồng cỏ Lượng sữađược công ty sữa Cô gái Hà Lan thu mua đóng trên địa bàn tỉnh thu mua với giáhợp lý [43, 44, 45, 46, 47]

Đảng viên của các Đảng bộ huyện của tỉnh Hà Nam chủ yếu là đảng viên sống ở khu vực nông thôn, trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ không đồng đều.

Một số đảng viên là cán bộ, công nhân viên chức sinh hoạt tại các đảng

Trang 18

viên sinh hoạt tại các chi bộ thôn, xóm Tuyệt đại đa số đảng viên sống ở cácthôn xóm, số rất ít sống ở các khu phố, trung tâm các thị tứ, thị trấn

Quan hệ của đảng viên trong chi bộ thôn, xóm, ngoài quan hệ đồng chí,đồng nghiệp còn có quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc, hàng xóm Thời gianqua, việc bầu cử cán bộ thôn xóm và cán bộ xã, thị trấn còn mang tính vùng,miền, dòng họ

Đảng viên ở các chi bộ thôn, xóm phần nhiều là cán bộ nghỉ hưu nên tuổiđảng cao Đảng viên già yếu xin miễn sinh hoạt nhiều Đảng viên trung tuổi vàđảng viên trẻ đi làm ăn xa vắng quanh năm xin chuyển sinh hoạt đảng tạm thời.Đoàn viên thanh niên thường tìm kiếm công việc ở các thành phố lớn và các khucông nghiệp Công tác phát triển đảng ở các chi bộ thôn xóm hết sức khó khăn,nhất là phát triển đảng trong độ tuổi thanh niên Một số chi bộ quá ít đảng viên,đảng bộ phải cử đảng viên là công chức xã, thị trấn về sinh hoạt tại thôn xóm.Một số thôn, xóm không đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ nên phảithành lập chi bộ ghép Do vậy, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ,chi bộ cơ sở hạn chế

Vai trò lãnh đạo của cấp ủy một số chi bộ thôn, xóm hạn chế do năng lực,trình độ đồng chí Bí thư chi bộ không đáp ứng yêu cầu Một số ít chi bộ, việcbầu bí thư chi bộ trong các kỳ đại hội hết sức khó khăn Do phụ cấp rất thấp(theo Nghị quyết HĐND tỉnh Hà Nam ban hành năm 2013, phụ cấp Bí thư chi

bộ thôn xóm là 0,6 lần mức lương tối thiểu) nên những người trong độ tuổi laođộng không muốn tham gia vì còn muốn giành thời gian phát triển kinh tế Hơnnữa, thời gian vừa qua, do việc triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụcủa cấp ủy chi bộ hết sức nặng nề do phải tuyên truyền, vận động nhân dân hiếnđất, phá bỏ công trình, đóng góp kinh phí làm đường giao thôn thôn xóm, làmđường trục chính nội đồng, dồn đổi ruộng đất nông nghiệp… Đa số bí thư chi bộthôn xóm tuổi cao, nhiều đồng chí là cán bộ, công chức nghỉ hưu có tuổi đời trên

60, cá biệt có đồng chí trên 80 tuổi, sức khỏe yếu Nhiều cấp ủy và bí thư chi bộ

Trang 19

Việc sinh hoạt chi bộ tại các chi bộ thôn, xóm chủ yếu vào buổi tối nênthời gian sinh hoạt không nhiều Địa bàn nông thôn rộng, lại sinh hoạt vào buổitối nên số đảng viên thiếu, vắng nhiều, kết quả sinh hoạt có nhiều hạn chế Vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo của một số chi bộ thôn, xóm đối với nhiệm vụ chính trị củađịa phương, nhất là sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kết quảkhông cao Một số trưởng thôn, xóm không phải là đảng viên nên vai trò lãnhđạo của Đảng đối với chính quyền có nhiều hạn chế.

Với đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên ở các huyện trên địa bàn tỉnh

Hà Nam như vậy nên các Ban Tuyên giáo Huyện ủy trên địa bàn tỉnh Hà Namtrong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tư tưởng phải phù hợp với tìnhhình, chú ý tới nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ, tới đặc thù của chi bộ nông thôn

và tình hình đảng viên ở khu vực nông thôn

1.1.3 Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

* Biên chế, tổ chức của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Theo Quy định 220 - QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban

Tuyên giáo Huyện ủy gồm Trưởng ban, không quá hai Phó trưởng ban Biên chế

có từ bốn đến sáu người Đối với tỉnh Hà Nam, có ba Ban Tuyên giáo Huyện ủy

có năm người, một Ban Tuyên giáo Huyện ủy có sáu người, một Ban Tuyêngiáo Huyện ủy có bốn người

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy là Ủy viên Ban Thường vụHuyện ủy Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 có 4 Ban Tuyên giáoHuyện ủy cơ cấu một đồng chí Phó Trưởng ban là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng

bộ huyện

Cán bộ, chuyên viên của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy được tuyển chọn

từ số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trường Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn, Đại học văn hóa, Học viện Báo chí tuyên truyền Trong những năm gầnđây, đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo các Huyện ủy được trẻ hóa Trình độ họcvấn của cán bộ các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam đều có

Trang 20

trình độ đại học trở lên Trong những năm qua, lãnh đạo, chuyên viên các BanTuyên giáo Huyện ủy được Thường trực Huyện ủy tạo điều kiện đi học cao họcnâng cao trình độ chuyên môn và học lý luận chính trị Vì vậy, trình độ chuyênmôn và lý luận chính trị của lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của các Ban Tuyêngiáo Huyện ủy ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tácTuyên giáo.

Về tổ chức đảng, ở Ban Tuyên giáo Huyện ủy thành lập chi bộ trực thuộc

Huyện ủy Do số lượng cán bộ, chuyên viên của Ban Tuyên giáo Huyện ủykhông quá 6 người nên không đủ điều kiện thành lập các tổ chức chính trị - xãhội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Phụ nữ, Hội Cựuchiến binh, Hội Chữ thập đỏ cơ sở, mà các tổ chức này được thành lập chungcủa khối các cơ quan Đảng - Đoàn thể

Ban Tuyên giáo Huyện ủy là một trong các cơ quan tham mưu của

Huyện ủy, đồng thời cũng là một cơ quan trong khối cơ quan của huyện Vì vậy,cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Tuyên giáo Huyện

ủy còn thực hiện các nhiệm vụ khác được giao Ban Tuyên giáo Huyện ủy cónhiệm vụ tham gia vào mọi hoạt động của địa phương, mọi phong trào, các cuộcvận động, phong trào thi đua… theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

* Chức năng, nhiệm vụ của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Ngày 27/12/2013, Ban Bí thư ban hành Quy định số 220-QĐ/TW về chứcnăng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việchuyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành ủy Căn cứ vào quyđịnh của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nêu trên Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng

bộ tỉnh Hà Nam có chức năng, nhiệm vụ sau đây

Chức năng của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Ban Tuyên giáo Huyện ủy có hai chức năng

Thứ nhất, Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ

mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ về

Trang 21

công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lýluận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sửđảng bộ địa phương.

Thứ hai, Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về

công tác Tuyên giáo của Huyện ủy

Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác

Tuyên giáo của Huyện uỷ Chức năng chuyên môn gắn chặt với chức năng thammưu, đề xuất Trong hệ thống các cơ quan tham mưu của Đảng, Ban Tuyên giáoHuyện ủy đồng thời cũng là một cơ quan nghiên cứu Điều đó, xuất phát từ yêucầu khách quan về chức năng của Ban Tuyên giáo Hoạt động chuyên môn củaBan Tuyên giáo Huyện ủy gồm các lĩnh vực sau:

Một là, công tác tuyên truyền

Ban Tuyên giáo Huyện ủy nghiên cứu, biên soạn tài liệu, chỉ đạo và tiếnhành công tác tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,cương lĩnh, đường lối, các quan điểm, tư tưởng của Đảng, chính sách, luật phápcủa Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lựclượng vũ trang của địa phương Thông tin có định hướng tình hình thời sự trongnước và quốc tế Hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyêntruyền, giáo dục nhân các ngày kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đấtnước và địa phương Tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc và của địaphương Tuyên truyền về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốcphòng, công tác xây dựng Đảng của đất nước, của địa phương Tuyên truyềngương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến thúc đẩy phong trào thi đua Tổchức đấu tranh tư tưởng chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của cácthế lực thù địch, chống quan liêu, tham nhũng và những thói hư, tật xấu, tệ nạn

xã hội

Công tác tuyên truyền nhằm giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống; bồidưỡng phương pháp, kỹ năng hoạt động; nâng cao trình độ nhận thức, trình độ

Trang 22

giác ngộ cách mạng, thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng và sự đồngthuận trong xã hội, cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lựclượng vũ trang thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương Tuyên truyền giúp uốn nắn những nhậnthức lệch lạc, đấu tranh với những quan niệm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Đảng, góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Hai là, công tác giáo dục lý luận chính trị

Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo, tiến hành công tác giáo dục lý luậnchính trị cho các đối tượng trên địa bàn của huyện nhằm phổ biến, truyền bá lýluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên,nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương, góp phần nâng caonhận thức lý luận, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,bồi dưỡng đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, niềm tin vào sự nghiệp cáchmạng xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Ba là, công tác nghiên cứu và phản ánh dư luận xã hội

Điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội là công việc quan trọng và rất cần

thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyệnvọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thếgiới, đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúpcác cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xâydựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; là một khâu quan trọng, cần thiết trong xây dựng, banhành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước

Trang 23

Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu xây dựng thiết chế, cơ chế hoạtđộng của các đầu mối đơn vị trực thuộc, quy chế hoạt động của đội ngũ cộngtác viên dư luận xã hội Nắm bắt và phản ánh kịp thời với Thường trực Huyện

ủy tình hình dư luận xã hội để có giải pháp định hướng dư luận xã hội tích cực,không để lan truyền dư luận xã hội tiêu cực trên địa bàn

Bốn là, công tác khoa giáo

Khoa giáo là các hoạt động trên lĩnh vực khoa học, giáo dục xã hội nóichung, bao gồm các mặt: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sócsức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình,thể dục - thể thao Công tác khoa giáo là hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo củaĐảng trong lĩnh vực khoa giáo nhằm thực hiện đường lối của Đảng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu cho Huyện ủy những chủ trương,biện pháp lãnh đạo các cơ quan trong ngành khoa giáo thực hiện đúng đườnglối, quan điểm của Đảng, đảm bảo sự phát triển đúng hướng, có hiệu quả, phục

vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Lãnh đạo công tác chính trị,

tư tưởng trong đội ngũ cán bộ công tác trong ngành khoa giáo và các hoạt độngkhoa giáo Tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng thuộc lĩnh vực văn hóa, khoa giáo trên địa bànhuyện Đồng thời chủ trì hoặc phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể thuộccác lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục, dạy nghề, y tế, môitrường trên địa bàn của huyện

Năm là, công tác văn hóa, văn nghệ

Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người Văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội Văn hóa, văn nghệ là một phương thức tác động tư tưởng

có hiệu quả Trong các sản phẩm văn hóa bao giờ cũng chứa đựng những tưtưởng Sự tác động tư tưởng của văn hóa, văn nghệ chỉ được thực hiện một cách

có hiệu quả, sinh động và thuyết phục khi nó thông qua các chức năng và đặc

Trang 24

trưng của văn hóa.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo nhiệm vụ xâydựng và phát triển văn hóa trên địa bàn Thẩm định các công trình, đề án có liênquan đến văn hóa, văn nghệ Thay mặt cấp ủy kiểm tra các tổ chức đảng thựchiện các chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, vănnghệ

Sáu là, công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.

Công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử địa phương nhằm phản ánh chân thựclịch sử địa phương, những bài học để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bồi dưỡng truyền thống cách mạng,giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao lòng tin vào Đảng, đẩy mạnhthi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ban Tuyên giáo Huyện ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy tổ chức, chỉ đạo,hướng dẫn và trực tiếp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ địaphương (lịch sử đảng bộ huyện, lịch sử các ngành của huyện, lịch sử đảng bộcác xã, thị trấn )

Nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Để thực hiện tốt các chức năng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh

Hà Nam có năm nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất

Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của cán bộ, công chức,viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng - vănhoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra,kịp thời báo cáo, tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ về phương hướng,nhiệm vụ, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết Chuẩn bị hoặc thamgia chuẩn bị nghị quyết đại hội; chuẩn bị xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị,quy định, quyết định, quy chế của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy về công

Trang 25

tác Tuyên giáo Sơ kết, tổng kết về công tác Tuyên giáo.

Thứ hai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫntriển khai thực hiện các văn bản của Đảng Kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổchức đảng, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộihuyện trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chếcủa cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ trong lĩnh vực Tuyên giáo Bồi dưỡng,hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ Tuyên giáo cấpdưới Hướng dẫn cấp uỷ xã, phường, thị trấn, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộchuyện sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyêntruyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, truyền thống cách mạngcủa Đảng, dân tộc, địa phương trên địa bàn huyện

Ban Tuyên giáo Huyện ủy tiến hành thẩm định, thẩm tra các đề án, vănbản của các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội của huyện có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo,lịch sử đảng bộ huyện, cơ quan, đơn vị thuộc huyện trước khi trình Thường trực,Ban Thường vụ Huyện uỷ

Thứ ba, tiến hành công tác tuyền truyền, giáo dục

Đây là nhiệm vụ nhưng cũng là hoạt động chuyên môn quan trọng nhấtcủa Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tất cả các hoạt động chuyên môn của BanTuyên giáo Huyện ủy đều hướng tới nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị

tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Tiến hành tuyên truyền các nghịquyết, chỉ thị của Đảng, tuyên truyền ngày lễ kỷ niệm, lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam, giáo dục lý luận chính trị, nói chuyện thời sự, thông tin về tình hìnhchính trị, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới nhằm củng cố niềm tin, tạo sựđồng thuận trong Đảng và toàn xã hội trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm

vụ chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảngviên, nhân dân

Trang 26

Thứ tư, phối hợp công tác

Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về

công tác chính trị - tư tưởng, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm côngtác Tuyên giáo đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện uỷ Tham gia

ý kiến về công tác cán bộ, công chức đối với đội ngũ cán bộ, công chức trongkhối theo phân cấp quản lý Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ vàTrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, nội dung chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng chính trị - hành chính, nghiệp vụ công tác Đảng, Mặttrận và các đoàn thể nhân dân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thốngchính trị ở cơ sở và các đối tượng khác theo kế hoạch, chương trình đào tạo, bồidưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện Phối hợp với Ban Dân vậnHuyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân thực hiện công tác tuyêntruyền, vận động

Đối với Hà Nam, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Thành ủy và Phòng Chínhtrị - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp chỉ đạo về công tác Tuyên giáo trong lựclượng vũ trang tỉnh

Thứ năm, thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao

Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với đội ngũ báo cáoviên, tuyên truyền viên, cộng tác viên từ huyện đến cơ sở Tổ chức thông tin thời

sự, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷcấp trên và của Huyện uỷ; tổ chức sưu tầm, quản lý tư liệu và biên soạn lịch sửđảng bộ

Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị,

tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng

ở địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước

Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm bồi

Trang 27

dưỡng chính trị cấp huyện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷgiao như triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03- CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị.Trong những năm qua, Ban Tuyên giáo tham mưu tổ chức học tập các chuyên

đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các tác phẩm của Chủ tịch HồChí Minh Hướng dẫn các tổ chức đảng và đảng viên đăng ký “làm theo” tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương các tập thể,

cá nhân tiêu biểu, điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh

* Mối quan hệ công tác của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Với Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy là mối quan hệ

giữa phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo với sự lãnh đạo, chỉ đạo Ban Tuyên giáoHuyện ủy là một trong các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, trực tiếp thammưu với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy về công tác tư tưởng của Đảng.Ban Tuyên giáo Huyện ủy phục tùng sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụHuyện ủy, sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy về công tác Tuyên giáo và cácnhiệm vụ khác được giao, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, Ban Thường vụ,Thường trực Huyện ủy về kết quả công việc

Ban Tuyên giáo Huyện ủy trực tiếp tham mưu xây dựng các dự thảo nghịquyết, chỉ thị về công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo Tham mưu xây dựng các

kế hoạch triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng hướng dẫn triển khaicông tác Tuyên giáo Với những nhiệm vụ mang tính đột xuất, những nhiệm vụđặc biệt Ban Tuyên giáo Huyện ủy trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của Thường trựcHuyện ủy

Ngoài một số nhiệm vụ mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, BanTuyên giáo Huyện ủy còn thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ,Thường trực Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ Thời gian qua, các Ban

Trang 28

Tuyên giáo Huyện ủy tham gia các đoàn công tác tuyên truyền về công tác giảiphóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng

Với Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện

Với tư cách là một cơ quan của huyện là mối quan hệ giữa phục tùng sựquản lý, điều hành và sự quản lý, điều hành Ban Tuyên giáo Huyện ủy chấphành sự quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân huyện trong các hoạt độngchung của huyện, của địa phương, hoàn thành các nhiệm vụ do ủy ban nhân dânhuyện giao cho Uỷ ban nhân dân huyện đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụcủa cơ quan, của cán bộ, công chức cơ quan

HĐND huyện có đủ thẩm quyền giám sát kết quả triển khai thực hiệnNghị quyết kỳ họp của HĐND huyện Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo Huyện ủy,các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy không phải là cơ quan triển khai thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên HĐND huyện thường không hoặcrất ít khi giám sát các cơ quan này

Với tư cách là một cơ quan tham mưu của Huyện ủy là mối quan hệ phốihợp tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòngcủa địa phương, ngày 27- 4-2009, Ban Bí thư ra Quyết định số 221- QĐ/TW

ban hành “Quy chế phối hợp giữa ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân” Thời gian qua, các Ban Tuyên

giáo Huyện ủy trên địa bàn tỉnh Hà Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quanchính quyền trong công tác tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,nhất là xây dựng Nông thôn mới, những vấn đề nhạy cảm như giải phóng mặtbằng, công tác tôn giáo

Với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, là mối quan hệ phối hợp công

tác Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ động phối hợp với các cơ quan của huyện đểtriển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư tưởng, nhất là công

Trang 29

tác tuyên truyền và các nhiệm vụ khác mà Ban Tuyên giáo Huyện ủy được giao.Ban Tuyên giáo Huyện ủy thường xuyên phối hợp với MTTQ và các đoàn thểchính trị - xã hội của huyện trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hộiviên triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện theo Quyết định221- QĐ/TW của Ban Bí thư tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

và những nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng nông thôn mới và những vấn đề bứcxúc như giải phóng mặt bằng, tôn giáo, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo củacông dân

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra các tổ chức Đảng của Đảng bộ huyện trong việc tuyên truyền, quántriệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

Với các đảng ủy xã phường, thị trấn trên địa bàn huyện, là quan hệ giữa

cơ quan chỉ đạo của cấp ủy cấp trên với cấp ủy cấp dưới Ban Tuyên giáo Huyện

ủy có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đảng ủy xã, thị trấnchấp hành nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy; trongviệc tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị củaĐảng Hướng dẫn về nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho đội ngũ cán bộ là côngtác Tuyên giáo của đảng ủy xã, thị trấn Phối hợp, hiệp đồng với đảng ủy xã, thịtrấn thực hiện các nội dung, hình thức công tác Tuyên giáo do huyện, tỉnh giaocho

* Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của

cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Từ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Ban Tuyên giáoHuyện ủy, đặt ra yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công

tác đối với cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy như sau:

Thứ nhất, yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với cán bộ Tuyên giáo nói chung, cán

Trang 30

bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy nói riêng Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải

có phẩm chất chính trị tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thànhvới chủ nghĩa nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thông suốt,chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nói và làm theo đúng đường lối,nghị quyết của Đảng Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn chốngphá của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Sẵn sàng nhận vàhoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có phẩm chất đạo đức, lối sốngtrong sáng, mẫu mực Sống trung thực, giản dị, lành mạnh, khiêm tốn, cầu thị,cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí,kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực, tệnạn xã hội Có tinh thần đoàn kết, thống nhất, ý thức tổ chức kỷ luật cao Gươngmẫu trong lời nói và việc làm, tuyên truyền vận động gia đình, người thân chấphành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, nghị quyết, quy định, quy chế của địa phương, là gia đình văn hóa, mẫumực ở địa phương, không tham gia vào các tiêu cực và tệ nạn xã hội Cán bộTuyên giáo nếu vi phạm chế độ, chính sách, đạo đức, lối sống khi tuyên truyền,quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng sẽ thiếu tính thuyết phục

Thứ hai, yêu cầu về năng lực công tác, chuyên môn, nghiệp vụ

Đây cũng là yêu cầu cần thiết cho cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cán

bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có năng lực công tác tốt, đáp ứng yêu cầuchức trách, nhiệm vụ Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có kiến thức toàndiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,quốc phòng, an ninh, đối ngoại Đặc biệt có trình độ hiểu biết sâu sắc lý luận của

Trang 31

lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Có kiến thứcchuyên sâu về công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng, lý luận của Đảng,trong đó có công tác Tuyên giáo

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải nắm chắc, am hiểu tình hình mọimặt của địa phương, hoạt động của các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, nhất làtình hình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.Tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương, đời sốngcủa nhân dân

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có năng lực tư duy lý luận, nănglực nghiên cứu lý luận, năng lực phân tích, tổng hợp, dự báo và tổng kết thựctiễn Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành theo cương vị, chức trách,nhiệm vụ được giao Phải có năng lực tham mưu đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra những nội dung công tác Tuyên giáo gắn với công tác xây dựng Đảng

về chính trị, tư tưởng, tổ chức, với chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáoHuyện ủy Có năng lực phối hợp, hiệp đồng, giải quyết các mối quan hệ côngtác, những vấn đề nảy sinh trong thực tế

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có năng lực tiến hành công táctuyên truyền cổ động, công tác giáo dục lý luận chính trị và công tác văn hóaquần chúng ở cơ sở theo chức trách, nhiệm vụ được giao Cán bộ Ban Tuyêngiáo Huyện ủy phải thực sự là những chuyên gia về công tác tư tưởng nói chung,công tác Tuyên giáo nói riêng để đủ sức tham mưu cho cấp trên, bồi dưỡng, chỉđạo cho cấp dưới, thực sự là “nhà tổ chức”, “nhà quản lý”, “nhà tuyên truyền”,

“nhà giáo dục” trong công tác Tuyên giáo của huyện

Thứ ba, yêu cầu về phương pháp, tác phong công tác

Đây cũng là yêu cầu hết sức cần thiết của cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện

ủy Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải có tính đảng, tính nguyên tắc cao.Trong hoạt động của mình cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải dựa trênđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị

Trang 32

quyết, chủ trương, quy định, quy chế của địa phương để xem xét giải quyết mọivấn đề, không chủ quan, tùy tiện, cảm tính

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải chủ động, sáng tạo, có tinh thầntrách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào tậpthể, vào cấp trên, không máy móc, giáo điều, nguyên tắc cứng nhắc, dám chịutrách nhiệm cá nhân về kết quả công việc của mình trước tổ chức, không đùnđẩy trách nhiệm, tranh công đổ lỗi

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy có tác phong sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ Phảiluôn gắn bó với phong trào, với cơ sở, vì vậy cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủyphải có tác phong sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, không quan liêu bàn giấy,không đại khái qua loa, “chỉ tay năm ngón”, xuống cơ sở theo kiểu “ chuồnchuồn đạp nước”

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm việc có kế hoạch một cách khoahọc, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo, không tùy tiện, ngẫu hứng,không chủ quan, đơn giản

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy giao tiếp tốt, có mối quan hệ rộng sẽ hỗtrợ cho công tác Tuyên giáo Trong công tác tuyên truyền tạo sự gần gũi, thânthiện, tạo hiệu quả cao

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải thực hành tốt phương pháp giáodục, thuyết phục, nêu gương, không áp đặt tư duy, áp đặt nhận thức cho đốitượng tuyên truyền, không nóng vội, chủ quan, phải lấy chân lý, lẽ phải để cảmhóa, thuyết phục đối tượng tuyên truyền Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủykhông được theo đuôi quần chúng, nói theo quần chúng Phải nói và làm theođúng chủ trương, đường lối của Đảng, tôn trọng sự thật khách quan

1.1.4 Những vấn đề cơ bản về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

*Quan niệm về hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh

Hà Nam

Trang 33

Căn cứ vào biên chế tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, mối quan hệ công tác của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà

Nam, có thể quan niệm: Hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam gồm toàn bộ các hình thức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chuyên viên của Ban Tuyên giáo trong công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực tư tưởng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và sự đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, sự phối hợp, hiệp đồng của các cơ quan, ban ngành của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, sự hưởng ứng, giúp đỡ của đảng ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, lực lượng đóng trên địa bàn huyện.

Quan niệm trên thể hiện rõ:

- Mục đích hoạt động: hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên

giáo Huyện ủy, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tưtưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ huyện ởĐảng bộ tỉnh Hà Nam

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo

Ban Tuyên giáo là cơ quan chức năng của Huyện ủy, chi bộ Ban Tuyêngiáo Huyện ủy trực thuộc Huyện ủy (hoặc trực thuộc đảng ủy khối cơ quanHuyện ủy), Ban Tuyên giáo Huyện ủy hoạt động dưới sự chỉ đạo về chuyênmôn, nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vì vậy, chủ thể lãnh đạo hoạtđộng của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy là Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy,chi bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chủ thể chỉ đạo hoạt động của các Ban Tuyêngiáo Huyện ủy là Thường trực Huyện ủy, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Hà Nam

Đối tượng tác động

Hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy tác động vào mọi con

người và tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện Bao gồm đội ngũ cán bộ,

Trang 34

đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thểchính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trangcủa huyện, trực tiếp là dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, các tầng lớpnhân dân trên địa bàn huyện Ngoài ra còn có các cơ quan đơn vị của tỉnh, Trungương…đóng trên địa bàn huyện.

Lực lượng tham gia

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) “về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí

trước yêu cầu mới” đã khẳng định “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp uỷ các cấp và đồng chí bí thư cấp

uỷ, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lí luận, báo chí của Đảng; phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng và toàn xã hội để tạo bước phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lí luận, báo chí”.

Như vậy, lực lượng tham gia hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ởĐảng bộ tỉnh Hà Nam gồm cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, nhất là độingũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đội ngũ cộng tác viên; đội ngũ cán bộ quản

lý lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản…; đội ngũ giảng viên chính trị

ở trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện; sự tham gia của đông đảo nhân dânvào các hoạt động văn hóa - xã hội, các phong trào, các hoạt động xã hội dohuyện, xã tổ chức… Đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách công táctại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sự tham gia của các các lực lượng trên ảnh hưởngđến hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Nội dung hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Đó là toàn bộ nội dung công tác Tuyên giáo gắn với công tác xây dựngĐảng bộ huyện, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc Đảng bộ huyện, lànội dung công tác Tuyên giáo tiến hành đối với nhân dân, các tổ chức, các lựclượng xã hội, trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; tư tưởng - văn hóa

Trang 35

Những nội dung đó thể hiện ở hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ của Ban Tuyêngiáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Hình thức hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Hình thức hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy rất phong phú, đa

dạng gắn với hoạt động chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáoHuyện ủy Bao gồm các hình thức hoạt động tham mưu đề xuất; hoạt động chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định; hoạt động nghiên cứu dự báo,báo cáo tổng hợp; hoạt động phối hợp, hiệp đồng, giải quyết các mối quan hệcông tác, hình thức tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, văn hóa quần chúng,

sơ kết tổng kết…Trong thực tiễn các hình thức hoạt động của Ban Tuyên giáoHuyện ủy được vận dụng linh hoạt, sáng tạo hướng đến mang lại hiệu quả cao

* Quan niệm về hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Phạm trù “hiệu quả” không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh

doanh mà còn được sử dụng phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưtrong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Theo

đó, phạm trù “hiệu quả” còn được sử dụng trong đánh giá hoạt động của các cánhân, các tập thể, cơ quan, đơn vị trên các lĩnh vực hoạt động xã hội

Quan niệm chung về hiệu quả là kết quả công việc đạt được so sánh vớimục tiêu, yêu cầu đề ra, gắn với chi phí bảo đảm cho hoạt động đó Như vậy, tùytheo các công việc, trên các lĩnh vực cụ thể, của các chủ thể xác định trong mộtkhông gian, thời gian xác định, với hình thức, mức độ chi phí, đầu tư cần thiết

mà có hiệu quả tương ứng

Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận là mục đích hoạt động nênviệc tính toán hiệu quả rất cụ thể, rõ ràng Nhưng trong lĩnh vực hoạt động xãhội, khi mà lấy xây dựng con người, xây dựng tổ chức, giai cấp, xây dựng xã hộilàm mục tiêu hoạt động thì việc tính toán hiệu quả khó khăn hơn, phức tạp hơn,phải có những phương pháp nghiên cứu, đánh giá mang tính đặc thù mới có thể

Trang 36

đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động đó Hiệu quả hoạt động của các tổ chức,các lực lượng trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội… chính là hiệu quả vềmặt chính trị - xã hội Vì vậy, vẫn có thể tính toán được hiệu quả.

Đối với hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy, có đối tượng tácđộng rất rộng, hoạt động Tuyên giáo đan xen với các hoạt động của các cơ quanban, ngành, đoàn thể của huyện, được tiến hành đồng thời với các hoạt độngkhác của đời sống xã hội

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy không chỉthể hiện ở kết quả công tác hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của Ban Tuyêngiáo Huyện ủy theo kế hoạch mà còn thể hiện ở sự phát triển trình độ nhận thức,trình độ dân trí của nhân dân, ở kết quả chấp hành đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, vănhóa, xã hội của địa phương, ở đời sống văn hóa - tinh thần của địa phương

Từ phương pháp tiếp cận trên, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam là đại lượng phản ánh mối tương quan giữa kết quả hoạt động đạt được so với mục tiêu, yêu cầu đề ra gắn với chi phí cần thiết, trong một không gian, thời gian cụ thể.

Từ cách tiếp cận quan niệm về hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáoHuyện ủy trên đây cho thấy, cùng một chi phí (ngân sách, nhân lực, vật lực )nhưng kết quả đạt được thấp hơn mục tiêu, yêu cầu thì hiệu quả hoạt động thấp;kết quả đạt được đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu thì hoạt động có hiệu quả; kếtquả đạt được cao hơn so với mục tiêu, yêu cầu đề ra thì hoạt động có hiệu quảcao Trong trường hợp cùng kết quả so với mục tiêu, yêu cầu nhưng chi phí lớnhơn, nhiều hơn, thời gian dài hơn thì hiệu quả thấp hơn

Hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy bao gồm hiệu quảcủa nhiều hoạt động cụ thể được quy định từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Như vậy, hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy là tổng hòa hiệu quả của từng hoạt động cụ thể Ban

Trang 37

Tuyên giáo Huyện ủy, không phải là phép cộng giản đơn hiệu quả của các hoạt động cụ thể Một hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy mà hiệu quả thấp sẽ

làm giảm sút hiệu quả của toàn bộ hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy.Hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạt được hiệu quả cao khi cáchoạt động cụ thể đều đạt hiệu quả cao Theo đó, nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải hướng vào nâng cao hiệu quả của cáchoạt động cụ thể của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Đó là quan niệm chung, là căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá thựctrạng hiệu lực hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh HàNam hiện nay

*Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Một là, hiệu quả hoạt động tham mưu đề xuất với Huyện ủy

Đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá hiệu quả hoạt động của BanTuyên giáo Huyện ủy Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá hiệu quả hoạt động thammưu, đề xuất của Ban Tuyên giáo Huyện ủy đối với Huyện ủy, Ban Thường vụHuyện ủy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác Tuyên giáo, những nộidung, hình thức tiến hành công tác Tuyên giáo Tính hiệu quả thể hiện ở mức độđúng đắn, phù hợp về nội dung công tác Tuyên giáo mà Ban Tuyên giáo Huyện

ủy tham mưu cho Huyện ủy, mức độ đúng đắn, khả thi của các chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác Tuyên giáo mà Ban Tuyên giáo Huyện ủy thammưu đề xuất cho Huyện ủy

Đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động tham mưu, đề xuất của Ban Tuyêngiáo với Huyện ủy cần phải đánh giá mức độ hợp lý, đúng đắn, tính khoa học,sáng tạo về hình thức và phương pháp tham mưu của Ban Tuyên giáo Dù nộidung tham mưu, đề xuất tốt nhưng hình thức, phương pháp tham mưu, đề xuất

tỏ ra rườm rà, rắc rối, tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí thì hiệu quả thammưu, đề xuất vẫn thấp

Trong một số nhiệm vụ cụ thể, hiệu quả hoạt động tham mưu, đề xuất của

Trang 38

Ban Tuyên giáo Huyện ủy còn phải đánh giá việc tham mưu nhanh nhạy, kịpthời Hiện nay, có một số nhiệm vụ mang tính nhạy cảm, dễ gây ra những vụviệc bức xúc, nổi cộm như tôn giáo, giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại,

tố cáo Khi phát hiện ra vấn đề bức xúc, nổi cộm, cần tham mưu kịp thời nộidung, phương pháp tuyên truyền để ổn định tình hình

Hai là, hiệu quả hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định.

Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá mức độ nhanh nhạy, kịp thời, đúng đắn,chính xác trong hoạt động chỉ đạo, hướng, kiểm tra, giám sát, thẩm định cáccông việc, các nhiệm vụ, các hoạt động về công tác Tuyên giáo của các cơ quan,đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện theo nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy, sựchỉ đạo hướng dẫn của cơ quan Tuyên giáo cấp trên Nếu sự chỉ đạo, hướng dẫncủa Ban Tuyên giáo Huyện ủy chậm trễ, máy móc, giáo điều, không sát với tinhthần nghị quyết, quan điểm chỉ đạo của trên… thì hiệu quả chỉ đạo là rất thấp

Hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy đối với các

tổ chức cơ sở đảng phải cụ thể, sát thực tiễn, nhất là đối với Đảng ủy các xã, thịtrấn Cấp xã, thị trấn là cấp tổ chức thực hiện, không có cán bộ làm chuyên tráchcông tác Tuyên giáo Do vậy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy không chỉ đạo, hướngdẫn cụ thể, sát với tình hình thì các địa phương sẽ lúng túng trong quá trình triểnkhai thực hiện

Tương tự như vậy, trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thẩm định…màkhông đúng với mục đích, yêu cầu, đánh giá, xem xét công việc thiếu công tâm,khách quan, không chính xác…dẫn đến hỏng việc, cán bộ, cơ quan đơn vị đượckiểm tra, giám sát không hoàn thành nhiệm vụ… thì không thể nói là hoạt độngkiểm tra, giám sát, thẩm định của Ban Tuyên giáo Huyện ủy có hiệu quả cao

Ba là, hiệu quả hoạt động phối hợp, hiệp đồng, giải quyết các mối quan

hệ công tác với các cơ quan, đơn vị.

Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá mức độ bài bản, nhanh chóng, linh hoạt, kịp

Trang 39

thời, chính xác trong hoạt động phối hợp, hiệp đồng, giải quyết các mối quan hệcông tác với các cơ quan, đơn vị

Nếu phối hợp, hiệp đồng mà thiếu kế hoạch cụ thể, các nội dung phốihợp, hiệp đồng không đẩy đủ, chậm trễ về thời gian, khi có thay đổi không kịpthời bổ sung vào kế hoạch phối hợp, hiệp đồng tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cựcđến triển khai thực hiện công tác Tuyên giáo, do đó không thể nói hoạt độngphối hợp, hiệp đồng có hiệu quả cao

Tương tư như vậy, trong giải quyết các mối quan hệ công tác với các cơquan, đơn vị mà thiếu linh hoạt, nguyên tắc máy móc, xử lý thiếu chính xácnhững vấn đề nảy sinh trong quá trình giải quyết các mối quan hệ công tác dẫnđến mâu thuẫn, bất đồng, mất đoàn kết… ảnh hưởng không tốt đến kết quả côngtác Tuyên giáo, ảnh hưởng đến uy tín của Ban Tuyên giáo, của Huyện ủy… thìkhông thể cho rằng giải quyết các mối quan hệ công tác của Ban Tuyên giáoHuyện ủy đạt hiệu quả tốt

Tiêu chí này đòi hỏi cán bộ làm công tác Tuyên giáo phải giao tiếp tốt, cómối quan hệ rộng Cán bộ Tuyên giáo là những người làm công tác tư tưởng củaĐảng nên phải biết nắm bắt tâm lý của đối tượng cần tác động, khéo léo trongứng xử

Bốn là hiệu quả hoạt động tuyền truyền, giáo dục

Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá mức độ đúng đắn, phù hợp, tính hấp dẫn vềnội dung và hình hức tuyền truyền, giáo dục cho các đối tượng cán bộ, đảng viênnhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương… do Ban Tuyên giáoHuyện ủy tiến hành Nếu nội dung tuyên truyền, giáo dục đúng với lý luận củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng phù hợp với đặc điểm, trình độ, nhu cầu nhận thức của đối tượngtuyên truyền, giáo dục; hình thức tuyên truyền, giáo dục được vận dụng linhhoạt, sáng tạo… sẽ tạo được sự hấp dẫn, hứng thú của đối tượng tuyên truyền,giáo dục, nội dung tuyên truyền, giáo dục đến người nghe, được người nghe lĩnh

Trang 40

hội tri thức, chuyển hóa thành nhận thức, ý chí, tình cảm của mình… như vậy là

có hiệu quả cao Ngược lại, nội dung tuyên truyền, giáo dục lạc hậu, xơ cứng,giáo điều, theo đường mòn, lối cũ, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáodục đơn điệu, máy móc… sẽ tạo ra sự nhàm chán, ức chế cho người nghe, ngườihọc, làm cho nội dung tuyên truyền, giáo dục không được lĩnh hội…do đó hiệuquả tuyên truyền giáo dục thấp

Tiêu chí này đòi hỏi cán bộ làm công tác Tuyên giáo không chỉ giỏi lýluận, am hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết,chỉ thị của Đảng mà còn phải nắm chắc thực tiễn, có kỹ năng sư phạm, biết ápdụng nhiều phương thức tuyên truyền hấp dẫn

Năm là, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá mức độ đáp ứng nhanh, chất lượng cao cácnhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ trọng điểm, những công việc quan trọng mà Huyện

ủy và cấp trên giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nếu mọi nhiệm vụ, mọi côngviệc mà Huyện ủy, cấp trên giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy với yêu cầu rấtkhẩn trương, thời gian ngắn, đòi hỏi chất lượng cao mà Ban Tuyên giáo Huyện

ủy đều nhận và hành thành tốt, đáp ứng tốt yêu cầu của Huyện ủy, của cấptrên…điều đó khẳng định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trên giao là cao Trongtrường hợp, Ban Tuyên giáo Huyện ủy vẫn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ đượcgiao, nhưng thời gian không đáp ứng, hoặc đáp ứng thời gian nhưng chất lượngcông việc không cao thì hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thấp

Sáu là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy

và cán bộ của Ban Tuyên giáo

Tiêu chí này đòi hỏi đánh giá rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ của BanTuyên giáo Huyện ủy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ,hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ thấp Đồng thời đánh giá kết quảhoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các Ban Tuyên giáo Nếu các BanTuyên giáo Huyện ủy đều hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được

Ngày đăng: 14/12/2016, 12:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cánbộ, đảng viên ở cơ sở
Tác giả: Vũ Ngọc Am
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, (2008), Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, Nxb. Văn hóa -Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb. Văn hóa -Thông tin
Năm: 2008
6. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Liêm “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010
7. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Bảng “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010
8. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duy Tiên “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010
9.Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010
10.Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lý Nhân “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2010
11. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Liêm “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011
12. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Bảng “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011
13. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duy Tiên “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011
14. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011
15. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lý Nhân “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2011
16. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Liêm “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012
17. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Bảng “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012
18. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duy Tiên “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012”19 Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012"”19 Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục “"Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012
20. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lý Nhân “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2012
21. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Liêm “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013
22. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Bảng “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013
23.Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duy Tiên “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013
24.Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục “Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Tuyên giáo năm 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w