1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

115 553 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 635 KB

Nội dung

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn đã xác định: xây dựng đội ngũ cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VƯƠNG CÔNG KHANH

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY PHƯỜNG

TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH

CẤP CƠ SỞ Ở QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ

CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THÁI SƠN

Đồng Tháp, 2015

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòngbiết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và quý thầy, cô giáo Khoa Giáo dục Chínhtrị, Phòng Sau đại học Trường Đại học Vinh; xin chân thành cám ơn BanGiám hiệu và quý thầy, cô giáo Phòng Sau đại học và Trường Đại học ĐồngTháp; xin chân thành cán ơn Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ, Thường trựcQuận ủy và Ban Tổ chức Quận ủy Cái Răng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình củacác đồng chí, đồng nghiệp

Đặc biệt tôi luôn ghi nhớ và trân trọng công sức, sự chỉ dẫn tận tình,cùng lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thái Sơn,người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Dù đã rất cố gắng và nỗ lực cao, nhưng luận văn chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học giúp đỡ,góp ý để luận văn hoàn thiện hơn

Đồng Tháp, ngày 30 tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn Vương Công Khanh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 11

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở 11

1.1 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở 14

1.3 Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở 38

Chương 2: Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở và thực trạng vai trò lãnh đạo của đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ 45

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ 45

2.2 Thình hình đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ hiện nay 51

2.3 Thực trạng lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ hiện nay 60

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ 71

Trang 4

3.1 Phương hướng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường trongviệc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận CáiRăng, thành phố Cần Thơ 713.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủyphường trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ

sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ 78KẾT LUẬN 109TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng lãnh đạo của cấp ủy đảng là một trong những nhân tố đặcbiệt quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của mỗi cấp bộ đảng Cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới – thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xãhội chủ nghĩa, nhiều cấp ủy đảng đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình;song, cũng có không ít cấp ủy đảng chất lượng và hiệu quả lãnh đạo còn thấp,

cá biệt có nơi còn phạm những sai lầm nghiêm trọng Do đó, việc nâng caochất lượng của cấp ủy đảng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa rất lớn về lý luận vàthực tiễn, là vấn đề rất cơ bản và cấp bách

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thịtrấn là một trong ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết, trong

đó yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức vận động nhândân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không thamnhũng, không ức hiếp nhân dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồidưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chínhphủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã Theo Nghị định này, những cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cửtheo nhiệm kỳ ở cấp xã, phường bao gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhândân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên

Trang 6

Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịchHội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt độngnông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủtịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Phường là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống Hệ thốngchính trị và cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức vàvận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộcsống của cộng đồng dân cư Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ đảngviên cấp cơ sở nói chung và đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở nói riêng

đã có bước phát triển về chất lượng Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn bộc lộ nhữngyếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ trước những yêu cầu củatình hình, nhiệm vụ mới Vì vậy, một số cán bộ gặp khó khăn, lúng túng,thậm chí vi phạm trong thực thi nhiệm vụ Bên cạnh đó, trước tác động tiêucực của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ cấp cơ sở suy thoái về tư tưởngchính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, viphạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí dẫn đến bị kỷ luật Những điều đó đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, quản

lý điều hành của Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng;đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủycấp phường, xã để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

Quận Cái Răng được thành lập vào năm 2004, liền kề trung tâm thànhphố, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với nhiều công trình trọngđiểm, đặt ra hàng loạt các nhiệm vụ nặng nề, phức tạp về quy hoạch xây dựng

và quản lý qui hoạch xây dựng, quản lý đô thị, quản lý đất đai, giải phóng mặtbằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, văn

Trang 7

hóa - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, đảm bảo an ninhchính trị - trật tự an toàn xã hội

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nêu trên, các phường trong quậnCái Răng phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường để xây dựngmột đội ngũ cán bộ chuyên trách vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phươngpháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầungày càng cao của tình hình mới Trên cơ sở Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày

18 tháng 6 năm 1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII): “Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị

quyết số 17-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung

ương (khóa IX): “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ

sở xã, phường, thị trấn”; Hướng dẫn số 17-HD/TCTW, ngày 23 tháng 4 năm

2003 của Ban Tổ chức Trung ương: “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị: “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02 tháng 02 năm

2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X): "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên"; Trần Đình Hoan, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương: “Mười năm công tác tổ chức, cán bộ của Đảng và những yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới”; Chỉ thị số

17/2009/CT-UBND, ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần

Thơ: “Về việc tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,

công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ”; Nghị quyết

04-NQ/QU, ngày 27/6/2012 của Quận ủy Cái Răng: “Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ”; các luận văn thạc sĩ khoa học chính trị

Trang 8

Từ những lý do nêu trên, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn ở cơ

sở trong quá trình xây dựng và phát triển quận Cái Răng hiện nay và qua quátrình công tác của bản thân Tôi chọn nội dung về xây dựng Đảng, xây dựng

đội ngũ cán bộ để nghiên cứu đề tài: "Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường

trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn Thạc sỹ

chuyên ngành Chính trị học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường trong việc xâydựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở, luận văn đề xuất phương hướngcác giải pháp để phát huy vai trò của Đảng ủy phường trong việc xây dựngđội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơđáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường đốivới việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

- Khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ trong giai đoạn vừa qua

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnhđạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ởquận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạnmới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò lãnh đạo của Đảng ủyphường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ởquận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về lý luận: Đề tài không trình bày toàn bộ các vấn đề lý luận về cán

bộ và công tác cán bộ mà tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến vaitrò lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách và những quan điểm về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đặcbiệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

+ Về thực tiễn: Đề tài tập trung phân tích đánh giá vai trò lãnh đạo củaĐảng ủy phường, đội ngũ cán bộ chuyên trách và công tác xây dựng đội ngũcán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng (bao gồm các chức danh theoquan điểm của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX; Nghị định số92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã)

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm, đường lối của Đảng Công sản Việt Nam; nghiên cứu dựatrên chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của các cấp ủy; nghiên cứu cácvăn bản luật, nghị định, thông tư, đề án, kế hoạch của của các cơ quan nhànước; sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, thống kê, phân tích,tổng hợp; phương pháp lôgíc và lịch sử, đặc biệt coi trọng phương pháp tổngkết thực tiễn

Trang 10

lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng trong giai đoạnhiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo choQuận ủy, Ủy ban nhân dân quận, các đoàn thể chính trị - xã hội của quận; chođảng ủy, ủy ban nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp phường củaquận Cái Răng trong công tác xây dựng đảng, nhất là việc phát huy vai tròlãnh đạo của Đảng ủy phường đối với việc xây dựng công tác cán bộ, côngtác xây dựng hệ thốn chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ

sở Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy và học tập về công tác xây dựng Đảng, công tác can bộ và xâydựng hệ thống chính trị cấp phường tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quậnCái Răng

7 Kết cấu luận văn Luận văn có 3 chương, 8 tiết Cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường đốivới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

Chương 2: Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở và thực trạng vai tròlãnh đạo của Đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách cấp cơ sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng ủy phường trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ

sở ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Trang 11

cơ sở” với đầy đủ các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Phườngvới tư cách là cấp hành chính cơ sở (tương đương với xã và thị trấn) phường

là cấp chấp hành, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân,hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyệnvọng của nhân dân; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối củaĐảng và pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, tổ chức đời sống dân cư Đồng thời, phường cũng là nơi bắtnguồn và cung cấp sáng kiến, những kinh nghiệm, những nhân tố mới, nhữngđiển hình mới và những phát hiện mới nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiệncác chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 12

Xã còn là nơi tổng kết thực tiễn, cung cấp các luận cứ khoa học cho các côngtrình nghiên cứu khoa học của đất nước.

Đảng ủy là tên gọi của tắt của ban chấp hành đảng bộ, ban chấp hànhđảng bộ là do đại hội đảng bầu ra, ở phường thì do đại hội đảng viên hoặc dođại hội đại biểu đảng bộ phường bầu, Đảng ủy còn có tên gọi khác là cấp ủy,

ở phường là cấp ủy cơ sở, là hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng

Theo Điều 21, Điều lệ Đảng khóa XI: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ

sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Ở xã,phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng(trực thuộc cấp ủy cấp huyện) … Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viêntrở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy” [25, tr35, 36]

Như vậy, Đảng ủy phường là cấp ủy cơ sở và là cơ quan lãnh đạo củađảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc, do bầu cử lập ra, là hạt nhân chính trịthực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

1.1.2 Cán bộ, cán bộ chuyên trách

1.1.2.1 Cán bộ

Cán bộ: Thuật ngữ cán bộ thường dùng theo hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp: Để nói về những người được bầu hoặc được bổ nhiệm

giữ chức vụ trong các tổ chức (Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệthống chính trị ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở Hoạt động công vụ củacán bộ, (công chức); các nguyên tắc quản lý cán bộ, (công chức); nghĩa vụ,quyền của cán bộ, (công chức); những việc cán bộ, (công chức) không đượclàm; chức vụ, chức danh cán bộ, (công chức) cấp xã, phường; bầu cử, tuyểndụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (công chức) cấp xã, phường… theo quy địnhcủa Luật Cán bộ, công chức 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010).Chế độ, chính sách đối với cán bộ, (công chức) xã, phường, thị trấn theo Nghịđịnh số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ…

Trang 13

Theo nghĩa rộng: Cán bộ bao gồm tất cả những người đảm nhiệm một

công việc, mà những công việc này cần khả năng tập hợp, vận động nhân dânhưởng ứng, cùng thực hiện; không chỉ trong các tổ chức thuộc hệ thống chínhtrị mà cả trong các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội… những người tự nguyệnlàm việc “ích nước, lợi nhà”, được nhân dân tín nhiệm suy tôn làm cán bộ(như cán bộ không chuyên trách làm trưởng thôn, ấp, tổ trưởng dân phố, cán

bộ làm công tác phát thanh, tuyên truyền, dạy bình dân học vụ, phụ tráchnhóm công dân làm thủy lợi, chống bão lụt, làm việc từ thiện không hưởnglương … ở các xóm, ấp, đường phố; cán bộ của các hội quần chúng theo nghềnghiệp, sở thích, giới tính …)

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung

là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳtrong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thưĐảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội” [40, tr.9]

1.1.2.2 Cán bộ chuyên trách

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, có

quy định “Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian

lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm cán bộgiữ chức vụ qua bầu cử gồm: cán bộ chủ chốt của cấp ủy đảng, Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, những người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội” [21, tr.178]

Trang 14

Theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 vềcán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (có hiệu lực thi hành từ ngày25/10/2003) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ(sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sauđây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bíthư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thànhlập đảng ủy cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thưĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ,Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng đội

sử dụng lực lượng thực tiễn [32, tr.181]

Trong điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng ở thời kỳ Đảng chưa nắmchính quyền C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có thực tế để bàn nhiều về công tácxây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng hai ông rất quan tâm đến việc xây dựng mộtđội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, quảng bá tư tưởng cộng sản; lãnhđạo, tổ chức các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản … đội ngũ đó chính

là những cán bộ cách mạng chuyên nghiệp của Đảng trong thời kỳ hoạt động

bí mật

Khi Đảng chưa có chính quyền, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đã rấtđược quan tâm, khi có chính quyền, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lại càngtrở nên quan trọng và cấp bách hơn Hàng loạt vấn đề được đặt ra sau khi

Trang 15

Đảng giành được chính quyền, rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏiĐảng phải lãnh đạo, quản lý Vì vậy, Đảng phải gấp rút lựa chọn, đào tạo, bồidưỡng một đội ngũ cán bộ mạnh cả về số lượng và chất lượng để đáp ứngđược những yêu cầu của thời kỳ mới.

Trong sự nghiệp cách mạng, có nhiều nhiệm vụ, nhiều công việc, songChủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”;

“muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [34, tr.240,269] Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cán bộ ở vị trí có tính chất quyết định TheoNgười, chính sách đúng đắn có thể không thu được kết quả nếu cán bộ làmsai, cán bộ yếu kém Người nói: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thànhcông và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựachọn cán bộ, do nơi kiểm tra Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấycũng vô ích” [34, tr.154]

Để có cán bộ tốt, đáp ứng được cho phong trào, cho nhiệm vụ của mỗigiai đoạn cách mạng, công tác cán bộ có vị trí quyết định Hồ Chí Minh làngười nêu gương trong việc hoạch định đường lối, chính sách vừa nguyên tắc,vừa linh hoạt trong xây dựng đội ngũ cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh quanniệm, xây dựng đội ngũ cán bộ luôn gắn với tổ chức; chất lượng cán bộ là kếtquả tổng hợp của tất cả các khâu đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, đánh giá, sửdụng, đề bạt, cất nhắc, kiểm tra, giám sát, phê bình … và sự nỗ lực phấn đấucủa từng người

Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ vàxây dựng đội ngũ cán bộ, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi vấn đề cán

bộ có tầm quan trọng chiến lược đối với cách mạng Việt Nam Trong mỗi giaiđoạn cách mạng, qua mỗi lần Đại hội và Hội nghị Trung ương, Đảng ta đều

có chủ trương, nghị quyết về cấn đề cán bộ cho phù hợp với tình hình vànhiệm vụ mới Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cán bộ và công tác cán

bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ… đáp ứng yêu cầu của

Trang 16

sự nghiệp đổi mới” [17, tr.98] Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, sự chính xáccủa đường lối, chính sách và thành công của việc thực hiện đường lối, chínhsách ấy đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng của công tác cán bộ Từ đó,Đảng ta khẳng định: công tác cán bộ là quan trọng nhất, là nguyên nhân củamọi nguyên nhân

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo đường lối đổi mới, Đảng xácđịnh: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng

ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” [21,

tr 132] Từ nhận thức như vậy, Đảng rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũcán bộ: Có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lốichính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốt tửcủa lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, càng

đi vào nền kinh tế thị trường, càng hội nhập với khu vực và thế giới thì nhiệm

vụ cách mạng càng khó khăn, phức tạp Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhànước ta càng phải ý thức sâu sắc tầm quan trọng quyết định của vấn đề cánbộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đàotạo nhân tài cho đất nước là việc rất trọng yếu của sự nghiệp cách mạng.Người là tấm gương trong việc hoạch định đường lối, chính sách vừa có tínhnguyên tắc, vừa có tính linh hoạt trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ củaĐảng ta Người coi công tác cán bộ có các vấn đề lớn liên quan chặt chẽ vớinhau, đó là người làm công tác cán bộ phải hiểu cán bộ, khéo dùng cán bộ, cấtnhắc cán bộ, thương yêu cán bộ và phê bình cán bộ

Công tác cán bộ của Đảng giữ một vai trò, vị trí quan trọng, Nghị quyếtHội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiếnlược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Gồmcác nội dung:

Trang 17

- Quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ:

(1)- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Côngtác cán bộ được đổi mới có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu đó.Mặt khác, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xâydựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn vàđào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ

(2)- Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyềnthống yêu nước và đoàn kết dân tộc Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lậptrường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ.Đồng thời tăng cường số cán bộ xuất thân từ công nhân, trước hết là cán bộchủ chốt trọng hệ thống chính trị các cấp Phát huy truyền thống yêu nước,đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phânbiệt đảng viên hay người ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nướchay người Việt Nam định cư ở nước ngoài; không định kiến với những người

có sai lầm trong quá khứ, nay đã hối cải và sửa chữa Kế thừa, phát huytruyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xây dựng các thế hệcán bộ hiện tại và tương lai

(3)- Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới

cơ chế, chính sách Xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng tổ chức, đổi mới cơchế chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫnnhau Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức; có tổ chức mới bố trí cán bộ,không vì cán bộ và lập ra tổ chức Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng Quy hoạch, đào tạo, bố trí,

sử dụng cán bộ phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng bộ máy nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện toàn hệ thốngchính trị, đổi mới cơ chế chính sách

Trang 18

(4)- Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhândân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡngcán bộ Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí

để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống; đồngthời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân đểgiáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ Khôngđánh giá, sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan Mọi phẩm giá và bằngcấp, danh hiệu và chức vụ tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệmqua hoạt động thực tiễn Phong trào cách mạng của quần chúng là trường họclớn của cán bộ Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ

(5)- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán

bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các

tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị Đảng phải trực tiếp chăm lo xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực.Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức đảng (bancán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ) và đảng viên trong các cơ quan nhà nước vàcác đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp luật của Nhànước và điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội Phân công, phân cấp quản

lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểmtra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là mộttrong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo Những vấn đề vềchủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khenthưởng, xử lý kỷ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyếtđịnh theo đa số Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về cán bộ

và công tác cán bộ; cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể; tổ chứcđảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên

- Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở theo Nghịquyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi

Trang 19

mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.Theo nghị quyết này thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có cán bộ chuyêntrách, cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian laođộng làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm:

(1)- Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: cán bộ chủ chốt của cấp ủyđảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, những người đứng đầu ủy ban Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

(2)- Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởngchính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước; khi không còn là cán

bộ chuyên trách mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục

tự đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc.Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức

ở cấp trên

(3)- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng: Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩnhóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Phấn đấu có khoảng 70 - 80% cán bộchuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩnquy định (từ năm 2005) Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phươngpháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡngtheo chức danh, bảo đảm tính thiết thực Nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên và tăng cường cơ sở vật chất ở các trường chính trị cấp tỉnh, các trungtâm giáo dục chính trị cấp huyện

(4)- Đổi mới sự chỉ đạo của cấp trên đối với cơ sở: Các tổ chức trong hệthống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện phải đổi mới phương thức chỉđạo, khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, hướng mạnh tới cơ sở, tới thôn, xóm,

ấp, bản, tăng cường đi sát, làm việc trực tiếp với cơ sở, với dân, thấu hiểunguyện vọng của dân, cùng với cơ sở giải quyết vướng mắc cho dân, tổng kếtnhững điển hình tốt từ cơ sở, những sáng kiến của dân Mỗi cấp có quy chế cụ

Trang 20

thể về thời gian làm việc tại cơ sở, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ và triệutập cán bộ cơ sở lên họp

(5)- Sớm sửa đổi, bổ sung Luật về tổ chức hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân (với quy định cụ thể về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền cơ sở),ban hành luật về hội, các quy chế về tổ chức, phương thức làm việc của tổchức đảng và đoàn thể ở cơ sở, các chính sách đối với cán bộ ở cơ sở

(6)- Trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghị quyết này đối với cơ

sở, cần có biện pháp sát hợp với những nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểusố; vận dụng những nguyên tắc chung đối với hệ thống chính trị ở cơ sở đểquy định cụ thể cho phường Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉđạo các quận, huyện, thành phố, thị xã tổng kết, đánh giá đúng thực chất củacác tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, có sự phân loại các cơ sở và độingũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt để có giải phápphù hợp Có biện pháp cụ thể với sự hỗ trợ về cán bộ và tài chính để sớmkhắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống chính trị trong một số xã, phường;trước hết phải tập trung chấn chỉnh cho được các cơ sở đang có nguy cơ trởthành điểm nóng

1.2.2 Quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

1.2.2.1 Quan niệm về chính sách cán bộ

Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của ĐảngCộng sản và Nhà nước Việt Nam đối với đội ngũ cán bộ; là công cụ và cácgiải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêucầu của mỗi thời kỳ cách mạng Chính sách cán bộ bao gồm: Chính sách đàotạo - bồi dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ; chính sách bảo đảmlợi ích vật chất và động viên tinh thần cán bộ… Chính sách cán bộ là mộttrong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặcbiệt đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, vì như lời Chủ tịch

Trang 21

Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “vấn đề cán

bộ quyết định mọi công việc” [34, tr.269, 284]

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng thống nhất lãnh đạo công táccán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, chính sách cán bộ là chính sách thống nhấttrong hệ thống chính trị Mỗi lĩnh vực, bộ phận hợp thành của hệ thống chínhtrị có thể vận dụng thực hiện chính sách cán bộ phù hợp với điều kiện cụ thểcủa bộ phận, lĩnh vực mình nhưng không đi chệch quan điểm, mục tiêu chung

mà chính sách cán bộ của Đảng đã quy định Tùy theo mức độ quan trọng,phạm vi, cấp độ điều tiết của chính sách, các cơ quan lãnh đạo như Đại hộiĐại biểu toàn quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban

Bí thư Trung ương Đảng ban hành các văn bản như: Nghị quyết, Quy định,Quy chế … về chính sách cán bộ; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thểchế hóa thành luật, pháp lệnh, nghị định, quy định để thực hiện Từng thờigian, các chế độ, chính sách có thể được điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa thêm,loại bỏ những điều bất hợp lý cho phù hợp với tình hình thực tế đã biến đổi,bảo đảm tính công bằng, động viên đội ngũ cán bộ phấn đấu vươn lên trongcông tác và học tập

Trang 22

tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm, làm hao phí tài năngcủa đất nước …

Hệ thống chính sách cán bộ bao gồm nhiều nội dung, trong đó có thểphân thành ba nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, chính sách đào tạo - bồi dưỡng cán bộ:

Đó là chính sách đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tútrở thành cán bộ, cán bộ chủ chốt Đó là chính sách học bổng, miễn giảm họcphí, chính sách cho vay tiền đóng học phí cho con em các gia đình có côngvới cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, con các gia đình nghèo, vượtkhó, những học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư phạm … Chínhsách bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, trung học chuyênnghiệp và đại học; chính sách đầu tư kinh phí của nhà nước để cán bộ ưu tú vàsinh viên xuất sắc đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, tham quan ởnước ngoài; đầu tư và tổ chức tốt các trường bổ túc văn hóa, trường dân tộcnội trú

Thứ ba, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần.

Đó là chính sách về tiền lương, một bộ phận thu nhập cơ bản trong thunhập của cán bộ, bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động; đó là chính sáchtôn vinh những người có công với nước, biểu dương, khen thưởng nhữngngười có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong phát minh, sáng

Trang 23

chế khoa học và công nghệ, trong sáng tạo văn hóa - nghệ thuật, trong quản lý

và công tác; chính sách tặng thưởng huân chương

Đi đôi với chính sách đãi ngộ vật chất là việc giáo dục lý tưởng cáchmạng cho cán bộ, làm cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng trở thành động lựcthúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ

Chính sách cán bộ đối với cán bộ cấp phường cũng nằm trong nhữngquan niệm về chính sách cán bộ nói chung của Đảng và Nhà nước ta màchúng ta đã nêu ở những phần trên

1.2.2.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng đội

và hướng dẫn việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở với nhiều nộidung, luôn đổi mới theo từng giai đoạn Các vấn đề về quản lý biên chế, vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ; về kỷ luật cán bộ; về chế độ thôi việc,nghỉ hưu; về đào tạo, bồi dưỡng; đều được Chính phủ quy định chi tiết vàcác cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện

Sau thời gian thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức từ năm 1998 đến

2003, thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện xã hội hóa các hoạtđộng sự nghiệp, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, công chức, đẩy mạnh cảicách hành chính nhà nước, năm 2003 Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu đó Theo đó, Pháplệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 đã phân định cán bộ, côngchức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước với cán bộ, công chức

Trang 24

làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; quy định chế độ công chức

dự bị; bổ sung cán bộ chuyên trách cấp xã vào phạm vi điều chỉnh của Pháplệnh Đồng thời đổi mới một bước cơ chế quản lý biên chế và tuyển dụngcông chức vào các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Cùng với việc Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnhcán bộ, công chức, hệ thống các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Pháp lệnh cũng được nghiên cứu để trình Chính phủ ban hành thay thếcho các Nghị định ban hành năm 1998 như: về cán bộ, công chức cấp xã; vềviệc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sựnghiệp của Nhà nước; về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ trong các cơquan nhà nước; về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn Đến đến 2008, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở được điềuchỉnh bởi Luật Cán cán bộ, công chức Đây là văn bản có giá trị pháp lý caonhất từ trước đến nay, tuy nhiên để hiểu rõ nội dung về chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở thì được quyđịnh bởi các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ,thông tư hướng dẫn của các bộ Ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội đềuđược Nhà nước điều chỉnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sởvới những chính sách cụ thể như sau:

+ Ngày 26 tháng 7 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 50-CP

về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn (thay thế Nghịđịnh số 46-CP ngày 23 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ) Nghị định quy địnhquy định số lượng cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính quyền ở phường

từ 12 đến 15 cán bộ, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng Ngày 23 tháng 01 năm

1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungNghị định 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của chính phủ về chế độ sinhhoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Theo quy định của Nghị định thì

số lượng cán bộ và tiền lương của cán bộ được điều chỉnh tăng tương ứng

Trang 25

Đến ngày 21 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn(thay thế Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 và Nghị định số09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungNghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 về chế độ sinh hoạt phí đốivới cán bộ xã, phường, thị trấn)

+ Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối vớicán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khôngchuyên trách ở cấp xã

- Chính sách về đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Qua các thời kỳ, Đảng vàNhà nước luôn có những chính sách cụ thể để đào tạo bồi dưỡng cán bộ nóichung và cán bộ chuyên trách nói riêng nhằm không ngừng nâng cao trình độcán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định cán

bộ chuyên trách khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ nhưcán bộ, công chức ở cấp trên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Đến Nghị92/2009/NĐ-CP quy định cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng kiếnthức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạchcán bộ, công chức Được hưởng chế độ như: được cấp tài liệu học tập; được

hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; được hỗ trợ chi phí đilại từ cơ quan đến nơi học tập

- Chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu, khen thưởng,

kỷ luật:

+ Theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP Ngày 23 tháng 01 năm 1998 sửađổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của chính phủ vềchế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Cán bộ chuyên tráchkhi nghỉ việc thì được hưởng chế độ trợ cấp: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi,

có thời gian công tác liên tục 15 năm trở lên, có đóng bảo hiểm xã hội đủ 15

Trang 26

năm trở lên với mức bằng 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng (trong đó cán bộ

xã đóng 5%, ngân sách Nhà nước đóng 10%) thì được hưởng chế độ trợ cấphàng tháng Mức trợ cấp hàng tháng của 15 năm đầu bằng 45% mức sinh hoạtphí bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ; sau 15 năm, cứ thêm một nămcông tác và có đóng bảo hiểm thì được tính thêm 2%, nhưng mức trợ cấp caonhất không quá 75% mức sinh hoạt phí bình quân của 5 năm cuối trước khinghỉ Trường hợp nghỉ việc chưa đủ 15 năm công tác liên tục và đóng bảohiểm xã hội, khi nghỉ được hưởng trợ cấp một lần; mỗi năm công tác đượchưởng một tháng sinh hoạt phí tính theo bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉviệc

+ Ngày 21 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn Quy định cán bộ chuyên trách cơ sở được thực hiện chế độbảo hiểm xã hội theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội Tiếp đến là Nghị đinh số114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn và đến ngày 22 tháng 10 năm 2009, Chính phủ ban hànhNghị định số 92/2009/NĐ-CP Cán bộ chuyên trách cấp cơ sở khi nghỉ việc

đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảohiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng

+ Về khen thưởng, kỷ luật Cán bộ chuyên trách cấp cơ sở cũng nhưcán bộ, công chức khác là vẫn phải chịu sự điều chỉnh của luật và các quyđịnh khác của Nhà nước, cụ thể: Được khen thưởng do có thành tích xuất sắchoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét

bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu, cụ thể:Cán bộ chuyên trách cấp cơ sở có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ,

Trang 27

công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức là “Giấy khen; Bằngkhen; Danh hiệu vinh dự nhà nước; Huy chương; Huân chương” [15, tr.6].Việc khen thưởng cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều

lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Đồng thời cán bộ chuyêntrách làm trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu mộttrong những hình thức kỷ luật là “Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Cáchchức; Bãi nhiệm” [40, tr.36]

1.2.3 Vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

- Vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở:

Cấp cơ sở là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệthống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưngthấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất Do vậy, xây dựng đội ngũcán bộ chuyên trách cấp cơ sở là nhiệm vụ rất quan trọng Có thể đánh giá vịtrí, vai trò của cán bộ cấp cơ sở trên một số khía cạnh sau:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở là người giữ vai trò quyết địnhtrong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước vềmọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở là người giữ vai trò quyết địnhtrong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp uỷ cấp trên,cấp uỷ cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấptrên, cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền cấp sơ sở

- Cán bộ chuyên trách cấp cơ sở là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng,nhà nước với nhân dân Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở giữ vai tròquyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quầnchúng ở cơ sở

- Chức năng của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở: Cán bộ

chuyên trách cơ sở đều là cấp ủy viên, vì vậy đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ

Trang 28

sở là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lýhành chính nhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn; xây dựng hệ thống chínhtrị ở cơ sở vững mạnh, xây dựng phường giàu đẹp, văn minh; không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làmtròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở:

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách là bí thư, phó bí thư có nghiệm vụ thammưu cho Đảng ủy xây dựng tổ chức đảng, cụ thể: Đề ra chủ trương, nhiệm vụ

và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn với xâydựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện vàđấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cựckhác; chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, tổđảng ở tổ dân phố, khu dân cư Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinhhoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phêbình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinhhoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu Giáo dục,rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, phấn đấutrở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực; nghiêm chỉnh chấp hành

và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành nghị quyết của tổ chức đảng,quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các đoàn thể nhândân Cấp ủy xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên thực hiệnnhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt Cấp ủy xâydựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện đểđảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao Làm tốt công tác động viên, khenthưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên viphạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước Làm tốt công tác tạo nguồn và

Trang 29

phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng

là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những người lao động giỏi,

có uy tín trong quần chúng Xây dựng cấp ủy và bí thư cấp ủy bảo đảm tiêuchuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động cóhiệu quả, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổchức để quần chúng tham gia, góp ý xây dựng Đảng; bí thư cấp ủy cơ sở tựphê bình trước đại diện của nhân dân và chịu trách nhiệm khi để xảy ra quanliêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương Thường xuyên kiểm tra tổ chứcđảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên khôngđược làm Phối hợp với các tổ chức, cơ sở đảng trên địa bàn và các tổ chức,

cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ, công chức đang cư trú trên địa bàn thực hiệncác nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ củađịa phương Phối hợp với cán bộ chuyên trách khối chính quyền thực hiệnnhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địaphương; phối hợp với cán bộ chuyên trách khối mặt trận đoàn thể lãnh đạothực hiện công tác xây dựng khối đại đoàn kết và vận động quần chúng

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách khối nhà nước có nhiệm vụ lãnh đạo,điều hành thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theonghị quyết của đại hội đảng bộ cơ sở và của cấp trên; tạo môi trường thuận lợi

để khuyến khích các thành phần kinh tế và hộ gia đình phát triển sản xuấtkinh doanh, dịch vụ đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo thêm việclàm, tăng thu nhập cho người lao động; không ngừng nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối vớiNhà nước; xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh Lãnh đạo thực hiệnđúng chức năng quản lý hành chính nhà nước và công tác quản lý đô thị trênđịa bàn; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch; chăm lophát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt

Trang 30

các chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo Lãnh đạo xây dựng và thực hiệnQuy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra"; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng dân chủ đi đôi vớităng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinhtrong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng luật pháp, không để tích tụ mâuthuẫn trở thành điểm nóng, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượtcấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị trên địa bàn Lãnh đạothực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội,giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đề cao tinh thần cảnh giáccách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng

và tài sản của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là matuý, mại dâm

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân ở phường, thị trấn vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụtheo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể Thực hiện tốt các chính sách vềdân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ được giao Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dântham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương, trước hết là những chủtrương, chính sách về xây dựng và quản lý đô thị, giải quyết việc làm và cácchính sách xã hội khác

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thường xuyên giáo dục, bồidưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh vàphát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhândân; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng

Trang 31

môi trường văn hoá lành mạnh ở tổ dân phố, khu dân cư và trong từng giađình, chú trọng tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các nhân

tố tích cực trên mọi lĩnh vực Tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân hiểu

và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết và báo cáo lên cấp trên Thammưu cho đảng ủy lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống cácquan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ tham mưu cho đảng ủylãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn

vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch,

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từngbước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức phường, thị trấn Xây dựng quy chế

về công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra việcthực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người

đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào cácchức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức Cấp ủy

đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quanlãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủchốt ở cơ sở do cấp trên quản lý

1.2.4 Nội dung, tiêu chí đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm

vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực

Trang 32

hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Đảng ta quan niệm rằng, giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán

bộ có mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả Có cán bộ lãnh đạo tốt mới

có thể đề ra được đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng; và chỉ trên cơ sở đườnglối, nhiệm vụ chính trị đúng mới có thể sản sinh ra nhiệm vụ tốt Khi cáchmạng chuyển giai đoạn, đường lối, nhiệm vụ chính trị thay đổi thì đội ngũ cán

bộ và công tác cán bộ cũng cần phải đổi mới

+ Hiện nay, tiến hành công tác cán bộ phải gắn với yêu cầu, nhiệm vụcủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Toàn bộ cácnội dung công tác cán bộ, từ xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, bố trí sử dụng và các chính sách cán bộ phải xuất phát và gắn bó vớiyêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặtkhác, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc là môi trường để tuyển chọn, đào tạo, rèn luyện, nâng cao phẩm chất,năng lực cho đội ngũ cán bộ

- Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyềnthống yêu nước và đoàn kết dan tộc Đây là một trong những nội dung quantrọng có tính nguyên tắc để giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhâncủa Đảng

+ Đảng ủy phường phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường,quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ chuyêntrách; đồng thời, tăng cường cán bộ xuất thân từ công nhân, lao động giỏi,trước hết là những cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở địa phương

+ Chú trọng cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sựnghiệp cách mạng, tránh thành phần chủ nghĩa Trong công tác cán bộ cầnphát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ đểxây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, trọng dụng nhân tài Không định kiến

Trang 33

với những người có sai lầm trong quá khứ, nhưng nay đã hối cải và sửa chữa.

Kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xâydựng các thế hệ cán bộ chuyên trách hiện tại và tương lai

- Gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế,chính sách

+ Cán bộ chuyên trách là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu và là nhân

tố “động” nhất về tổ chức Cán bộ chuyên trách cũng là người lập ra tổ chức,

đề ra cơ chế, chính sách và điều hành bộ máy tổ chức, thực hiện cơ chế, chínhsách Song, đến lượt mình, cán bộ chuyên trách lại chịu sự chi phối, ràng buộccủa tổ chức và cơ chế, chính sách Tổ chức quyết định ra phương hướng vàhành động của cán bộ chuyên trách Tổ chức buộc cán bộ chuyên trách hànhđộng theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định Tổ chức đúng, hợp quy luật,xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quy chế rõ ràng… là yếu tố quan trọng vànhân sức mạnh của cán bộ chuyên trách lên gấp bội Cán bộ chuyên trách chỉ

là sức mạnh khi gắn chặt với tổ chức và nhân danh tổ chức Tách khỏi tổ chứcthì cán bộ chuyên trách mất sức mạnh và hiệu lực do tập thể, do tổ chức tạonên Chính từ mối quan hệ nêu trên mà Đảng ủy phải xác định, muốn có cán

bộ chuyên trách tốt, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách phải gắnvới công tác tổ chức Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên tráchphải gắn với đổi mới xây dựng tổ chức, đổi mới cơ chế, tổ chức Phải trên cơ

sở vì yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức và công việc mà tuyển chọn và bố trí sốlượng, chất lượng cán bộ phù hợp, theo những tiêu chí đánh giá rõ ràng Tiêuchí đánh giá chất lượng cán bộ chuyên trách ở các phường phải căn cứ vàotiêu chuẩn chung của cán bộ, tiêu chuẩn chung của người đảng viên thời kỳhiện nay Những tiêu chuẩn về cán bộ chuyên trách ở các phường cần có quyđịnh cụ thể gắn với chức trách, nhiệm vụ, môi trường và điều kiện thực hiệnnhiệm vụ được giao Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách cấp cơ sở cần phải căn cứ theo Hướng dẫn số 20-HD/TW của

Trang 34

Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 10-HD/TU ngày 14/10/2014 củaThành ủy Cần Thơ để làm tiêu chí đánh giá Qua đó, cần xác định ở nhữngđiểm như sau:

Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở về chất lượng:

Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ: Hoàn thành vượt mức cácyêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng, thời gian Có

đề xuất sáng kiến, cải tiến đó được áp dụng trong thực tiễn, có giá trị làm tăngnăng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Gương mẫu vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cán

bộ, công chức theo quy định

Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở về số lượng: Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị đinh số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng

10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Tiêu chí về sốlượng gồm những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sauđây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp cơ sở), gồm có các chức vụ sau đây:

Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bíthư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thànhlập đảng ủy cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thưĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ,Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Trang 35

Số lượng cán bộ, công chức được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấpxã; cụ thể như sau: Cấp xã loại 1: không quá 25 người; cấp xã loại 2: khôngquá 23 người; cấp xã loại 3: không quá 21 người Số lượng này bao gồm cán

bộ chuyên trách và công chức cấp cơ sở, vì vậy số lượng cán bộ chuyên tráchcấp cơ sở là 11 người bao gồm các chức danh: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thưthường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân và 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam phường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịchHội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiếnbinh Riêng chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân là Bí thư hoặc Phó Bí thưthường trực kiêm nhiệm (Thực tế vừa qua cũng có xảy ra ở một vài phườngchức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân là chuyên trách, do luân chuyển cán

bộ từ quận về phường trong thời điểm giữa nhiệm kỳ, nên Bí thư và Phó Bíthư thường trực Đảng ủy không là đại biểu Hội đồng nhân dân, nên không thểbầu kiêm chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân)

- Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quầnchúng nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện,bồi dưỡng cán bộ chuyên trách cấp cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyêntrách theo cơ cấu hợp lý theo tiêu chí cụ thể

+ Cán bộ chuyên trách và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyêntrách với phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng.Thực tiễn phong trào quần chúng làm sản sinh những cán bộ, cán bộ chuyêntrách tốt Đó là môi trường rèn luyện, thử thách và sàn lộc cán bộ chuyêntrách Không thể có đội ngũ cán bộ chuyên trách tốt nếu không xây dựng vàduy trì được phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân Ngược lại, cũngkhông thể có phong trào sôi nổi nếu thiếu cán bộ chuyên trách tốt Do vậy,phải trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dântrí để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách một cách cơ bản, toàn diện, hệ

Trang 36

thống Trong điều kiện mới ngày nay, mọi phẩm chất, danh hiệu, chức vụ, tàinăng của cán bộ điều phải được kiểm nghiệm, qua các hoạt động thực tiễn,qua phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân; thông qua đó để pháthiện, giám sát, kiểm tra cán bộ; do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách luôn luôn là bài học quý giá của Đảng ủy phường

+ Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp

cơ sở về cơ cấu Cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên trách hợp lý cùng với chấtlượng tốt và số lượng thích hợp sẽ tạo nên cán bộ chuyên trách có chất lượngtốt Cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên trách là hợp lý khi các thành phần trong cơcấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách, bảo đảm

sự phát triển liên tục, bền vững của Đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể

 Cơ cấu tiêu chuẩn cán bộ chuyên trách là cấp ủy viên: là phải đảmbảo tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3(khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa; và Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.Đối với cán bộ chuyên trách là cấp ủy viên thì không cơ cấu những cán bộ,đảng viên mà bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan,đơn vị và bản thân cán bộ; cán bộ vi phạm quy định về tiêu chuẩn chính trị vànhững điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm Các đồng chí cán

bộ chuyên trách là bí thư cấp ủy đồng thời làm chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn phải có năng lực, kinh nghiệm về công tác đảng và công tácchính quyền; có trình độ đại học về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chínhtrị từ trung cấp trở lên Các đồng chí là cán bộ chuyên trách được giới thiệulàm lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải có năng lực

và kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân Về sức khỏe thì cán bộ chuyên trách phải có đủ sức khỏe để hoànthành chức trách, nhiệm vụ được giao

Trang 37

 Cơ cấu xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách theo độ tuổi: đội ngũcán bộ chuyên trách cần đảm bảo 03 độ tuổi, để bảo đảm tính kế thừa và pháttriển, dưới 35 tuổi không dưới 10%, từ 35 đến 50 tuổi 50% - 60%, còn lại trên

50 tuổi

 Cơ cấu xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách theo giới tính: Trên cơ

sở bảo đảm tiêu chuẩn cấp ủy, độ tuổi, cần có cơ cấu hợp lý để lãnh đạo toàndiện nhiệm vụ chính trị, còn phải quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách là nữ, tỷ lệ nữ không dưới 15%, cán bộ người dân tộc thiểu sốphù hợp với cơ cấu dân cư của từng phường

 Cơ cấu xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách theo mô hình kiêmnhiệm: Thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhândân các cấp; thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn đối với những nơi có đủ điều kiện Thực hiệnchủ trương bố trí bí thư Đảng ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân không là ngườiđịa phương Bí thư cấp ủy xã, phường, thị trấn không giữ chức vụ quá hainhiệm kỳ liên tiếp tại một địa phương, đơn vị Thời gian giữ chức vụ 02nhiệm kỳ liên tiếp là 08 năm trở lên

- Đảng ủy phường thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý độingũ cán bộ chuyên trách theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời pháthuy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở

+ Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủyphường phải trực tiếp nắm cán bộ; Đảng ủy phường phải chăm lo xây dựngđội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị, cho mọi lĩnh vực của đời sống xãhội Đảng ủy phường thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổchức và đảng viên trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, thựchiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật của Nhà nước, điều lệ của đoàn thể vàcác tổ chức chính trị - xã hội

Trang 38

+ Sự thống nhất lãnh đạo và trực tiếp quản lý cán bộ chuyên trách cònthể hiện trên nhiều vấn đề từ chủ trương, chính sách đến các khâu quy hoạch,đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ chuyên trách… nhất thiết phải do Đảng ủyphường quyết định theo sự thống nhất của đa số Do vậy, Đảng ủy phườngcần thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ chuyên trách; đồngthời, phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện công tác tổchức cán bộ, phải coi đây là việc làm quan trọng bậc nhất trong công tác lãnhđạo của Đảng ủy

1.3 Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với công tác xây

dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

1.3.1 Vai trò, chức năng của Đảng ủy phường đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở

Đảng ủy phường là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cấp ủy cơ sở giữa 2

kỳ đại hội, do Đại hội Đảng bộ phường bầu ra

Đảng ủy phường là một bộ phận hữu cơ của Đảng bộ phường; là hạtnhân lãnh đạo chính trị, là những người đại biểu cho trí tuệ, năng lực và phẩmchất đạo đức của đảng bộ

Đảng ủy phường có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các tổchức đảng ở cơ sở Vai trò đó thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: Đảng ủyphường là cơ quan lãnh đạo tập thể của đảng ở cơ sở; là cơ quan lãnh đạothực hiện nghị quyết đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; là đạibiểu tiêu biểu cho việc thực hiện nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng; Đảng

ủy phường còn giữ vai trò là trung tâm chỉ đạo công tác xây dựng nội bộĐảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và phát huy vai trò lãnhđạo của Đảng đối với tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phường

Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể Đảng ủy phường bao gồm nhữngnội dung chủ yếu như: Quyết định các chủ trương, chính sách, biện pháp quantrọng để cụ thể hóa đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của

Trang 39

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, của Hội nghị Ban Chấp hành Trungương và các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; quyết định các chủ trương, biệnpháp lớn về tổ chức và cán bộ, về việc bố trí, đề bạt và thi hành kỷ luật đốivới cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý; thường xuyên chỉ đạo công tác xâydựng đảng, công tác vận động nhân dân, công tác xây dựng chính quyền, định

kỳ nghe báo cáo và chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc thực hiện chức tráchnhiệm vụ; xây dựng và điều hành bộ máy của cấp ủy đảng đảm bảo sự lãnhđạo các mặt hoạt động của cấp ủy; chuẩn bị đại hội, báo cáo với cấp trên vàthông báo cho cấp dưới tình hình chung và công việc của cấp ủy; bảo đảothông tin tình hình trong và ngoài nước cho từng cấp ủy viên và cấp ủy trựcthuộc một cách thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng

Xuất phát từ vai trò, chức năng chung của Đảng là đội tiên phong chínhtrị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; căn cứ vào vịtrí, vai trò của cấp ủy đảng, chức năng chủ yếu của Đảng ủy phường thể hiện

ở các mặt lãnh đạo và kiểm tra

Nội dung lãnh đạo của Đảng ủy phường thể hiện ở việc cụ thể hóa, thểchế hóa cương lĩnh, chiến lược kinh tế - xã hội, các nghị quyết và chủ trươnglớn của Đảng, cấp ủy cấp trên và của nghị quyết Đảng bộ phường Để thựchiện tốt chức năng của mình, các Đảng ủy phường phải xác định nhiệm vụchính trị đúng đắn, sáng tạo và thiết thực; tạo ra những chiến biến tiến bộtrong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; làm tốt công táclựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, đặc biệt là cán

bộ chuyên trách; làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ đảngviên; thường xuyên chăm lo cũng cố và xây dựng các tổ chức trong hệ thốngchính trị vững mạnh, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và củng cố mốiliên hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng ủy phường với nhân dân

Phương pháp lãnh đạo của Đảng ủy phường chủ yếu là phương phápdân chủ, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, thông qua công tác tư tưởng và

Trang 40

công tác tổ chức của Đảng Trong quá trình lãnh đạo, các Đảng ủy phườngluôn khắc phục và phòng ngừa hai khuynh hướng: buông lõng lãnh đạo hoặcbao biện làm thay, áp đặt, thiếu dân chủ đối với chính quyền, các đoàn thểquần chúng, các tổ chức xã hội.

Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo cơ bản của Đảng ủyphường Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo Vì vậy, lãnhđạo và kiểm tra là 2 mặt cơ bản thống nhất trong hoạt động của mỗi cấp ủyđảng nói chung và đối với Đảng ủy phường nói riêng

Nội dung kiểm tra của Đảng ủy phường chủ yếu nhằm kiểm tra việcthực hiện các nghị quyết, chủ trương, các nguyên tắc, Điều lệ Đảng Thôngqua kiểm tra, Đảng ủy phường nâng cao năng lực lãnh đạo của mình cho năngđộng và xác hợp hơn với thực tế của cuộc sống nhân dân

Việc phát huy vai trò của tập thể Đảng ủy phường là rất quan trọng,nhưng với từng cá nhân Đảng ủy viên, trong đó đặc biệt quan trọng là bí thưĐảng ủy, vì bí thư Đảng ủy giữ vai trò hạt nhân chủ chốt nhất, là “linh hồn”của cơ quan lãnh đạo của Đảng ủy phường

Ngoài trách nhiệm, quyền hạn của một đảng ủy viên, bí thư Đảng ủyđảng còn có trách nhiệm, quyền hạn nổi bậc như: chủ trì toàn bộ hoạt độngcủa Đảng ủy; trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, cácnhiệm vụ mới nảy sinh và những vấn đề cơ mật quốc phòng, an ninh; chăm loxây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là xây dựng đội ngũcán bộ của Đảng nói chung và cán bộ chuyên trách nói riêng thuộc quyềnquản lý của cấp ủy Bí thư Đảng ủy có trách nhiệm tổ chức hoạt động củaĐảng ủy theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách

Nhiệm vụ của bí thư Đảng ủy là nắm vững đường lối, quan điểm củaĐảng, các nghị quyết của đại hội, của ban chấp hành, ban thường vụ của cấptrên để quán triệt trong cấp ủy và chủ trì xây dựng kế hoạch, triển khai thực

Ngày đăng: 23/01/2016, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[19]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị Trung ương 3, khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 3, khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1992
[20]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
[21]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
[22]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[23]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
[24]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
[25]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
[26]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
[27]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật
Năm: 2012
[28]. Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Đề cương bài giảng xây dựng Đảng, Nxb LLCT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng xây dựng Đảng
Tác giả: Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb LLCT
Năm: 2008
[30]. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 7
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1979
[31]. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 13, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 13
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1980
[32]. C. Mác – Ph. Ăngghen (1985), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 2
Tác giả: C. Mác – Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1985
[33]. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 10, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 10
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
[34]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[40]. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Cán bộ, công chức
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[1]. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Quy định số 94-QĐ/TW ngày 3/3 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở phường, thị trấn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w