1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ

91 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 6,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI HAI QUẬN BÌNH THỦY VÀ CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. PHÙNG THỊ HẰNG LÝ MINH ĐÀNG Lớp: SP Sinh – KTNN MSSV: 3108061 NĂM 2014 Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CẢM TẠ Trong quá trình học tập 4 năm đại học ở Cần Thơ, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc học và hoàn thành luận văn, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi mới có thể hoàn thành được mọi việc. Với tấm lòng tôn trọng và biết ơn sâu sắc, tôi gửi làm cám ơn chân thành đến: Cha mẹ đã nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho tôi đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Cô Phùng Thị Hằng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong học tập. Đặc biệt là sự động viên, quan tâm đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn. Quý Thầy Cô bộ môn sư phạm Sinh học, khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống trong 4 năm qua. Tôi gửi lời cám ơn đến tập thể lớp Sinh - KTNN K36 vì sự giúp đỡ, chia sẻ của của các bạn, luôn động viên giúp đỡ trong học tập và quá trình làm luận văn. Cám ơn đến sự giúp đỡ tận tình của anh Lý Văn Lợi và Lý Hoàng Phi đã giúp sức tôi rất nhiều trong việc kỹ thuật vẽ bản đồ. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014 Người thực hiện Lý Minh Đàng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp i Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ TÓM LƯỢC Đề tài: “Điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – Thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014, đã tiến hành điều tra và phỏng vấn đã xác định được 6 loài thực vật ngoại lai là Mai dương (Mimosa pigra L.), Trinh nữ móc [Mimosa diplotricha (C. Wright ex Sauvalle, 1869)] , Lục bình [Eichhornia crassipes (Mart.) Solms (1883)] , Sò đo cam (Spathodea campanulata P.), Trăm ổi (Lantana camara L.), Cúc bò (Wedelia trilobata L.) thuộc 5 họ: Fabaceae, Pontederiaceae, Verbenaceae, Bignoniaaceae, Asteraceae và 5 loài động vật ngoại lai là Bọ cánh cứng hại dừa [Brotispa longissima (Gestro)] , Ốc bươu vàng [Pomacea caniculata (Lamarck, 1819)] , Ốc sên Châu Phi [Achatina fulica (Férussac, 1821)], Cá lau kính lớn [Pterygoplichthys pardalis (Weber, 1991)] và Cá lau kính bé [Hypotomus punctatus (Valenciennes, 1840)] thuộc 3 họ: Chrysomelidae, Pilidae, Loricariidae. Bằng phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn, xác định được sự phân bố theo sinh cảnh và kiểu sử dụng đất của các loài sinh vật ngoại lai. Kết quả điều tra xác định được sinh cảnh ven đường là nơi tập trung nhiều thực vật ngoại lai, sinh cảnh vườn cây ăn trái và vườn tạp là hai sinh cảnh sinh thực ngoại lai phân bố ít nhất. Thành lập được bản đồ số sự phân bố các loài thực vật ngoại lai có trên địa bàn hại Quận Bình Thủy và Cái Răng và quản lý bằng phần mềm Google Earth và truy xuất bản đồ bằng phần mềm ArcGIS. Đề tài còn đánh giá sơ bộ sự ảnh hưởng của các loài ngoại lai xâm hại đa dạng sinh học dựa trên sự hiểu biết của người dân về các loài sinh vật ngoại lai gây hại. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp ii Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây Tác giả luận văn Lý Minh Đàng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp iii Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ MỤC LỤC CẢM TẠ .....................................................................................................................i TÓM LƯỢC .............................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii MỤC LỤC.................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................................ix CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài................................................................................................2 CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3 1. Tổng quan về sinh vật ngoại lai .....................................................................3 1.1. Định nghĩa về sinh vật ngoại lai ............................................................3 1.2. Con đường hình thành sinh vật ngoại lai ...............................................3 2. Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai trên thế giới ....................................4 3. Tổng quan về những nghiên cứu những loài ngoại lai trong nước ................4 4. Đa dạng sinh học và tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học ..8 5. Điều kiện tự nhiên của hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT ...............9 6. 5.1. Địa hình ..................................................................................................9 5.2. Khí hậu ...................................................................................................9 5.3. Thủy văn ..............................................................................................10 5.4. Sơ lược chung về Quận Bình Thủy......................................................10 5.5. Sơ lược chung về Quận Cái Răng ........................................................11 Giới thiệu về phần mềm ArcGIS .................................................................11 CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 15 1. Phương tiện ..................................................................................................15 2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................15 2.1. Thời gian thực hiện ..............................................................................15 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp iv Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 2.2. Phương pháp kế thừa ...........................................................................15 2.3. Điều tra thực tế .....................................................................................15 2.3.1. Điều tra theo sinh cảnh ....................................................................15 2.3.2. Điều tra theo tuyến ...........................................................................16 2.3.3. Phỏng vấn cộng đồng.......................................................................18 2.4. Thu mẫu thực địa .................................................................................18 2.4.1. Thu mẫu............................................................................................18 2.4.2. Xử lý khô ..........................................................................................19 2.5. Công tác nội vụ ....................................................................................19 2.6. Quản lý dữ liệu và biên tập bản đồ ......................................................19 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 22 1. Kết quả điều tra và phỏng vấn về sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai ....22 1.1. Kết quả điều tra sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh cảnh ... ..............................................................................................................23 1.2. Kết quả phỏng vấn sự phân bố các loài động vật ngoại lai theo sinh cảnh ..............................................................................................................26 1.3. Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai trên các kiểu sử dụng đất ........30 1.4. Quản lý sinh vật ngoại lai bằng bản đồ số và bản đồ phân bố sinh vật ngoại lai tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng ................................................33 2. Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu biết của người dân. ...............................................................................................42 2.1. Thời gian bắt đầu xuất hiện của các sinh vật ngoại lai tại địa phương 42 2.2. Lợi ích ..................................................................................................44 2.2.1. Lợi ích của thực vật ngoại lai ..........................................................44 2.2.2. Lợi ích của động vật ngoại lai .........................................................46 2.3. Tác hại ..................................................................................................47 2.3.1. Tác hại của các loài thực vật ngoại lai............................................47 2.3.2. Tác hại của các loài động vật ngoại lai ...........................................48 2.4. Những biện pháp phòng trừ mang hiệu quả cao ..................................49 2.5. Đánh giá chung ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học ..............................................................................................................51 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp v Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53 1. Kết luận ........................................................................................................53 2. Đề nghị .........................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54 PHỤ LỤC ................................................................................................................... I Phụ lục 1: Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai theo sinh cảnh .......................... I Phụ lục 2: Bảng mô tả đặc điểm các loài sinh vật ngoại lai ................................. V Phụ lục 3: Phiếu điều tra phỏng vấn ................................................................ XIX Phụ lục 4: Danh sách các hộ dân đã phỏng vấn ............................................... XXI Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp vi Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS ................................................................12 Hình 2: Ví dụ việc sử dụng Google Earth xây dựng các tuyến khảo sát .................20 Hình 3: Ví dụ sử dụng phần mềm GPS Utility trong việc chuyển đổi ....................20 Hình 4: Ví dụ sử dụng phần mềm MapSource chuyển tuyến khảo sát vào máy GPS ..................................................................................................................................21 Hình 5: Ảnh chụp từ phần mềm quản lý Google Earth về sự phân bố ....................34 các loài sinh vật ngoại lai .........................................................................................34 Hình 6: Bản đồ phân bố Cúc bò theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng 35 Hình 7: Bản đồ phân bố Lục bình theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng ..................................................................................................................................36 Hình 8: Bản đồ phân bố Mai dương theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng .........................................................................................................................37 Hình 9: Bản đồ phân bố Sò đo cam theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng .........................................................................................................................38 Hình 10: Bản đồ phân bố Trăm ổi theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng ..................................................................................................................................39 Hình 11: Bản đồ phân bố Trinh nữ móc theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng .........................................................................................................................40 Hình 12: Bản đồ thể hiện các tọa độ phỏng vấn tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng .........................................................................................................................41 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp vii Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ở trong nước................6 Bảng 2: Các tuyến khảo sát và sinh cảnh đi qua trên tuyến trên hai Quận Bình Thủy và Cái Răng ..............................................................................................................16 Bảng 3: Sinh cảnh và các kiểu sử dụng đất tương ứng với sinh cảnh .....................17 Bảng 4: Kết quả khảo sát thực địa sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh cảnh (theo tọa độ đánh dấu)(*) ..................................................................................23 Bảng 5: Kết quả điều tra phỏng vấn về sự phân bố của các loài động vật ngoại lai27 Bảng 6: Sự phân bố của sinh vật ngoại lai theo kiểu sử dụng đất ...........................31 Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về thời gian bắt đầu xuất hiện của các loài sinh vật ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến).............................................................43 Bảng 8: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài thực vật ngoại lai trong đời sống và sản xuất (% ý kiến) ..............................................................................................45 Bảng 9: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài động vật ngoại lai đối với con người và hoạt động sản xuất (% ý kiến) ..................................................................46 Bảng 10: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài thực vật ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến). ..................................................................................47 Bảng 11: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài động vật ngoại lai (% ý kiến)..........................................................................................................................49 Bảng 12: Những biện pháp phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai có hiệu quả (% ý kiến)..........................................................................................................................51 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp viii Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ TỪ VIẾT TẮT IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên ĐDSH: Đa dạng sinh học TPCT: Thành phố Cần Thơ GPS: Hệ thống định vị toàn cầu Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp ix Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Đa dạng sinh học đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển bền vững đất nước đặc biệt đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và du lịch, đưa lại lợi ích và sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đa dạng sinh học đang tiếp tục bị suy giảm và trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Ngoài những nguyên nhân tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đã được nghiên cứu và biết đến nhiều như khai thác quá mức, sử dụng tài nguyên sinh vật không bền vững, các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng làm mất và suy thoái nơi cư trú của động vật hoang dã,… Gần đây, các nghiên cứu về sự di nhập của các loài ngoại lai xâm hại cũng cho thấy những ảnh hưởng bất lợi của nhóm sinh vật này đến đa dạng sinh học, nông nghiệp, gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011). Cùng với hệ sinh vật bản địa, sinh vật ngoại lai tạo nên sự đa dạng về chủng loại các loài sinh vật ở các nước trên thế giới. Bên cạnh các sinh vật ngoại lai được du nhập vào trong nước với mục đích dùng làm nguồn thực phẩm, làm cảnh… thì cũng tồn tại nhiều loài mang lại những tác hại vô cùng to lớn. Đơn cử như một số loài ngoại lai xâm hại sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc, cạnh tranh môi trường sống hoặc giao phối với loài bản địa làm suy thoái nguồn gen, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến quần thể động thực vật bản địa dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học… Và để hạn chế sự du nhập, ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai, Công ước Đa dạng sinh học đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 tại Rio de Janeiro kêu gọi các bên tham gia "Ngăn chặn việc nhập nội, kiểm soát hoặc tiêt diệt các loài ngoại lai đe dọa đến hệ sinh thái, môi trường sống hoặc các loài sinh vật bản địa" (IUCN, 2003). Ở Việt Nam, những năm gần đây sinh vật ngoại lai xuất hiện ngày càng nhiều và kèm theo đó là những tác hại đến hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đã có một số nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ví dụ nghiên cứu điều tra Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 1 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ mức độ xâm lấn và gây hại của cây mai dương ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp, và một số nghiên cứu nhỏ lẻ ở các tỉnh thành khác. TPCT với Dự án “Xây dựng Kế hoạch Đa dạng sinh học TPCT, giai đoạn 2010 đến 2015 và định hướng đến năm 2020” đang từng bước hoàn thiện yêu cầu điều tra về đa dạng sinh học theo luật ĐDSH của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai còn hạn chế. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng phương pháp mới trong điều tra đa dạng sinh học bằng cách xây dựng các bản đồ số giúp quản lý tốt hơn, dễ dàng tra cứu, tham khảo. Xây dựng bản đồ số thể hiện sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai giúp có cái nhìn nhiều chiều, trực quan vào kết quả điều tra đa dạng sinh học, đáp ứng được nhu cầu đa chiều của người sử dụng như nhà phân loại học có thể điều tra thành phần loài, nhà quản lý có thể truy suất hay cập nhật những biến động về sự phân bố của các loài diễn ra hằng năm. Từ những thực tế trên, việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học ở TPCT là cần thiết. Đề tài “Điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai Quận Cái Răng và Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ” nằm trong đề tài điều tra đa dạng sinh học ở TPCT được đề xuất thực hiện sẽ điều tra, khảo sát, thu thập những dẫn liệu về thành phần loài sinh vật ngoại lai và quản lý dữ liệu này bằng bản đồ số sẽ góp phần vào sự bảo tồn đa dạng sinh học ở TPCT. 2. Mục tiêu đề tài Thống kê hiện trạng các loài sinh vật ngoại lai ở hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT. Mô tả, lập danh sách các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, thực hiện bộ sưu tập các loài thực vật ngoại lai. Xây dựng bản đồ số thể hiện sự phân bố các loài ngoại lai xâm hại tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT. Phản ánh hiện trạng, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh sự lây lan và tiêu diệt các loài gây hại. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 2 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Tổng quan về sinh vật ngoại lai 1.1. Định nghĩa về sinh vật ngoại lai Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai là một loài, phân loài hoặc một taxon thấp hơn, kể cả bất kỳ bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và sinh sản, xuất hiện ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng. Bên cạnh những loài sinh vật ngoại lai có lợi, được ứng dụng vào cuộc sống thì một phần sinh vật ngoại lai tạo ra những mối gây hại đối với môi trường, tạo ra sự thay đổi và đe dọa đa dạng sinh học như lấn át, ăn thịt sinh vật bản địa, biến đổi nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, phá hoại mùa màng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người… thì chúng được liệt kê vào nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại. Theo đó tại khoản 19, điều 3, chương 1 Bộ Luật Đa dạng sinh học Việt Nam định nghĩa “Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển” (Luật Đa dạng sinh học, 2008). 1.2. Con đường hình thành sinh vật ngoại lai Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai được hình thành trãi qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau:  Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn các loài sinh vật được chuyển đến sống ở khu vực ngoài phân bố tự nhiên lâu đời trước đây của chúng. Trong điều kiện môi trường sống mới, do điều kiện sống mới không phù hợp hay bị cạnh tranh mạnh của các loài sống bản địa, các sinh vật mới đến này không tồn tại và phát triển được.  Tuy nhiên, khi thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch ở quê hương cũ, lại được gặp thêm các điều kiện thuận lợi (khí hậu, đất đai…) các loài du nhập này có điều kiện sinh sôi, nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó thì chúng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 3 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường sống mới và vượt xa sự kiểm soát của con người. Lúc này, các loài mới này được gọi là các loài ngoại lai xâm hại. 2. Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai trên thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề trong trong nguy cơ phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh, phá vỡ đất canh tác vì sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai du nhập vào đất nước của họ. Để ngăn ngừa sự xâm nhập và gây hại của các loài sinh vật lạ, Công ước Đa dạng sinh học được ký kết nhằm phối hợp các quốc gia chống lại mối nguy hại này. Để ngăn ngừa kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại, IUCN đã điều tra, nghiên cứu và phát hành cuốn sách “100 of the World's Worst Invasive Alien Species” nhằm cung cấp thông tin về tên khoa học, tên thường gọi và các tác hại của từng loại sinh vật xâm hại. Và cuốn sách này cũng đã được Cục Bảo vệ Môi trường trích dịch và phát hành trong nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường, 2002). 3. Tổng quan về những nghiên cứu những loài ngoại lai trong nước Ở Việt Nam, những loài ngoại lai cũng ảnh hưởng mạnh đến hệ thống nước ngọt và nông nghiệp gây ra những thiệt hại nặng về kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá, thống kê đầy đủ, toàn diện về sự xâm nhập, tác hại và tổn thất của các loài sinh vật ngoại lai gây ra. Đơn cử như sự bùng nổ nạn dịch Ốc bươu vàng phá hoại nền nông nghiệp cả nước cuối những năm 90 thế kỷ XX, gây nguy hiểm đến canh tác lúa và làm thất thoát sản lượng lúa hàng triệu USD (Pilgrim và Nguyễn Đức Tú, 2007). Hay sự xuất hiện của cây Mai dương xâm lấn vào các vùng đất trồng cây nông nghiệp làm nổi lên mối lo ngại về sự xâm lấn của các loài sinh vật hại ở nước ta. Nhận thấy những mối nguy hại đó, từ năm 1995 đến 1997, với sự tài trợ của ACIAR, Viện Bảo vệ thực vật đã hợp tác song phương với Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ Úc (SCIRO) tiến hành điều tra tình hình xâm lấn của cây Mai dương Minosa pigra L. và nghiên cứu biện pháp quản lý dịch hại tại một số vùng sinh thái của Việt Nam. Năm 2000, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh đã có hành điều tra mức độ xâm lấn và gây hại của cây Mai dương ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 4 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Năm 2000, với sự xâm lấn và gây ra tác hại mạnh mẽ của Ốc bươu vàng đến với sản xuất nông nghiệp, Cục bảo vệ thực vật đã xuất bản quyển sách “Ốc bươu vàng và biện pháp phòng trừ” với những biện pháp hiệu quả để tiêu diệt loài ốc này (Cục Bảo vệ thực vật, 2000). Tran Triet et al. (2002) đã thực hiện đề tài “Impacts of Mimosa pigra on native plants and soil insect communities in Tram Chim National Park” đánh giá về tác động của Mai dương đối với thực vật và côn trùng bản địa tại Tràm Chim Tran Triet et al. (2004) đã mở rộng quy mô nghiên cứu về sự cuộc xâm lược của Mai dương ở khu vực ĐBSCL qua đề tài “The invasion by Mimosa pigra of wetlands of the Mekong Delta”. Bên cạnh quyển sách “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới” được Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường xuất bản năm 2002. Đến năm 2003, IUCN và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tổ chức biên soạn và phát hành cuốn sách “Sinh vật ngoại xâm hại- Sự xâm lăng thầm lặng” nhằm cảnh báo những nguy cơ do các loài ngoại lai xâm hại gây ra và có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và và quản lý chúng. Năm 2005, Nguyễn Công Minh đưa ra nghiên cứu về việc phân tích 23 loài ngoại lai gây ra các mối đe dọa đến đa dạng sinh học (trích bởi Pilgrim và Nguyễn Đức Tú, 2007). Cũng trong năm 2005, Lê Khiết Bình công bố 41 loài thủy sinh vật lạ xâm hại đến thủy vực sông Việt Nam, có tới 9 loài thuộc nhóm thủy sinh vật cần được theo dõi ở lưu vực tự nhiên để có kế hoạch phòng ngừa tiêu diệt (Lê Khiết Bình, 2005). Đến năm 2008, thuật ngữ sinh vật ngoại lai xâm hại mới được sử dụng trong văn bản luật ở nước ta thông qua Luật Đa dạng sinh học. Sau đó, Hội nghị về Đa dạng sinh học (2010), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011), Thông tư liên tịch Ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (2012) đề có đề cập đến sự ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở nước ta. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 5 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 1: Một số công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ở trong nước Tác giả Đối tượng Nội dung Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu TT Bộ tài nguyên và 1. môi trường – Bộ Các loài sinh Nông nghiệp và vật ngoại lai phát triển nông xâm hại thôn, 2012 2. Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai Cả nước xâm hại Bộ Tài nguyên và Các loài sinh Danh sách 100 loài sinh vật Môi trường – Cục vật ngoại lai ngoại lai xâm hại nguy hiểm Môi trường, 2002 xâm hại Cả nước nhất trên thế giới Sự phát sinh, phát triển, tác 3. Cục Bảo vệ thực vật, 2000 Ốc bươu vàng hại, những nghiên cứu và biện pháp phòng trừ Ốc bươu Cả nước vàng trong và ngoài nước 4. Dư Quan Tuấn, 2001 Tình hình phân bố, lây lan và Ốc bươu vàng gây hại của Ốc bươu vàng và một số biện pháp phòng trừ Bọ cánh cứng 5. Hồ Văn Chiến, 2009 hại dừa Brotispa longissima (Gestro) 6. Huỳnh Thị Hoàng Oanh, 2012 Cá lau kính Các loài sinh 7. IUCN, 2003 vật ngoại lai xâm hại 8. Lê Khiết Bình, ĐBSCL Các loài thủy Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Quản lý Bọ cánh cứng hạ dừa Các tỉnh phía bằng biện pháp phóng thích Nam từ Bình ong ký sinh nhập nội Asecodes hispinarum Boucek Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Cá lau kính Thuận trở vào. Cần Thơ Tổng quan về sự gây hại của sinh vật ngoại lai và danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai gây hậu quả nghiêm trọng Thực trạng thủy sinh vật lạ 6 Các lưu vực Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Tác giả Đối tượng Nội dung Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu TT 2005 9. Lê Minh Trường, 2010 sinh vật ngoại xâm nhập thủy vực Việt Nam nước. lai xâm hại và giải pháp quản lý Mai dương Biện pháp sinh học khống Mimosa pigra chế khả năng tái sinh của cây L. sông khắp cả Mai dương Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp Bọ cánh cứng 10. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002 hại dừa Đặc điểm hình thái, sự gây Brotispa hại và biện pháp phòng trị Bọ longissima cánh cứng hại dừa (Gestro) Bọ cánh cứng 11. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010 hại dừa Vai trò thiên địch của Bộ Brotispa đuôi kiềm (Dermaptera) đối longissima với Bọ cánh cứng hại dừa Các tỉnh: Vĩnh Long, Tiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, Kiêng Giang, (Gestro) Bến Tre, TP Cần Thơ và đảo Phú Quốc Thông tin cơ sở về các loài bị 12. Pilgrim và Các loài sinh đe dọa và các loài ngoại lai Nguyễn Đức Tú, vật ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất 2007 xâm hại cho nội dung của Luật Đa Cả nước dạng Sinh học 13. Tổng cục môi Các loài sinh Giới thiệu một số loài sinh trường – Cục bảo vật ngoại lai vật ngoại lai xâm hại ở Việt tồn đa dạng sinh xâm hại Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Cả nước Nam 7 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Tác giả Đối tượng Nội dung Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu Mai dương Sử dụng thuốc diệt cỏ để TT học, 2011 14. 15. 16. 4. Trần Phú Vinh, 2010 Trần Triết và ctv, 2004 Trần Triết và ctv, 2002 Mimosa pigra kiểm soát sự phát triển và tái L. Mai dương sinh cây Mai dương Mai dương Mimosa pigra L. gia Tràm Chim, Đồng Tháp Cuộc xâm lược của Mimosa Mimosa pigra pigra đối với vùng đất ngập L. Vườn quốc ĐBSCL nước ở BĐBSCL Tác động của Mimosa pigra Vườn quốc đối với thực vật bản địa và gia Tràm côn trùng đất tại vườn quốc Chim, Đồng gia Tràm Chim Tháp Đa dạng sinh học và tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học Đa dạng sinh học: nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên, từ các loài sinh vật phân cắt đến động thực vật (trên cạn và dưới nước) và cả loài người chúng ta, từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài và quần xã mà chúng sống. Gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008). Với sự đa dạng về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại, chúng đã tạo gây ra nhiều tác hại đến môi trường và đa dạng sinh học nơi chúng ở, nhưng có thể chia thành các nhóm chính: + Cạnh tranh các loài bản địa về thức ăn, nơi ở… + Lai giống với các loài bản địa, từ đó làm suy giảm nguồn gen + Ăn thịt các loài bản địa + Phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống + Truyền bệnh và ký sinh trùng. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 8 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Ngoài ra, nhiều loài xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và đa dạng sinh học mà những ảnh hưởng gián tiếp cũng rất phức tạp và gây ra những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn và đời sống cộng đồng (IUCN, 2003). 5. Điều kiện tự nhiên của hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT Quận Bình Thủy và Cái Răng là hai Quận trực thuộc TPCT. 5.1. Địa hình Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1 – 2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Địa mạo bao gồm 3 dạng chính:  Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu.  Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm.  Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ. Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). 5.2. Khí hậu Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416 mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 9 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa . 5.3. Thủy văn Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280 - 350 m, đi qua các Quận Ô Môn, huyện Phong Điền, Quận Cái Răng, Quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Bên cạnh đó, TPCT còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của hai sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. 5.4. Sơ lược chung về Quận Bình Thủy Quận Bình Thủy với diện tích tự nhiên 7.068,23 ha, khoảng 56% là đất nông nghiệp thuận lợi cho việc phát triển lúa, hoa màu và cây ăn trái. Địa bàn Quận trãi dài bên bờ sông Hậu, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, tây giáp huyện Phong Điền, nam giáp Quận Ninh Kiều và bắc giáp Quận Ô Môn; Quận có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, có Cảng Cần Thơ phục vụ cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có các trục chính như tuyến Quốc lộ 91, 91B nối liền Cầu Cần Thơ đi các tỉnh lân cận và phục vụ Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 10 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trên địa bàn; đường Võ Văn Kiệt nối liền với Sân bay Cần Thơ là cửa ngõ đường không của TPCT. Năm 2008 UBND Quận đã đề nghị và được chấp thuận thành lập phường Trà An (tách từ phường Trà Nóc), phường Bùi Hữu Nghĩa (tách từ phường An Thới), nâng lên 08 phường: Trà Nóc, Trà An, Bình Thủy, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông, gồm 46 khu vực trực thuộc với dân số 117.452 người (2012). 5.5. Sơ lược chung về Quận Cái Răng Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc TPCT, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ, gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ. Quận cách TPCT 5 km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với diện tích tự nhiên 6.886 ha, dân số là 77.918 người với 14.344 hộ dân. Ngoài ra Quận Cái Răng còn có các khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây có cầu Cần Thơ đi qua. Phía Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang, Tây giáp huyện Phong Điền, Cần Thơ và một phần của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long. Theo Cổng thông tin điện tử TPCT (www.cantho.gov.vn) 6. Giới thiệu về phần mềm ArcGIS ArcGIS hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 11 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 1: Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS (Nguồn: ESRI) ArcGIS Desktop bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:  Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet;  Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau;  Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;  Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp. ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 12 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau là ArcView, ArcEditor, ArcInfo: ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ và nhận dạng các mô hình. Với ArcView, cho phép:  Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý;  Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp;  Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý;  Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao;  Quản lý tất cả các file, CSDL và các nguồn dữ liệu;  Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu. ArcEditor: Là bộ sản phẩm có nhiều chức năng hơn, dùng để chỉnh sửa và quản lý dữ liệu địa lý. ArcEditor bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công cụ chỉnh sửa, biên tập. Với ArcEditor, cho phép:  Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS;  Tạo ra các CSDL địa lý thông minh;  Tạo quy trình công việc một cách chuyên nghiệp cho 1 nhóm và cho phép nhiều người biên tập;  Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ hình học topo giữa các đặc tính địa lý;  Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học;  Làm tăng năng suất biên tập;  Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning;  Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người dùng;  Cho phép chỉnh sửa dữ liệu độc lập (khi tạm ngừng kết nối với CSDL). ArcInfo: Là bộ sản phẩm ArcGIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor. Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 13 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ hệ GIS, xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau. Với ArcInfo, cho phép:  Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu;  Thực hiện chồng lớp các lớp vector, nội suy và phân tích thống kê;  Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó;  Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định dạng;  Xây dựng những bộ dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã để tự động hóa các quá trình GIS;  Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để xuất bản bản đồ. (Theo www.geoviet.vn) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 14 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương tiện 1.  Bản đồ hành chính Quận Cái Răng và Bình Thủy – TP Cần Thơ.  Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TPCT năm 2010.  Máy chụp ảnh kỹ thuật số Panasonic 12MP.  Máy GPS etrex 20.  Kéo cắt cây, bao ni lông đựng mẫu.  Bộ dụng cụ ép mẫu, kính lúp cầm tay…  Sổ ghi chép, bút...  Các phần mềm Microsoft Word 2007, Microsoft Excel 2007, GPS Utility 5.16, Mapsource 6.16.3, Google Earth 6.2, ArcGIS 10.1. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014 2.2. Phương pháp kế thừa Thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai và nơi cần điều tra như thành phần các loài sinh vật ngoại lai, mức độ gây hại, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, bản đồ hành chính, đặc điểm địa lý, dân cư… tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng. Lập danh sách những loài sinh vật ngoại lai gây hại điển hình dựa trên những nghiên cứu của IUCN (2003), Thông tư liên tịch: Quy định tiêu chí xác định các loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại (2013) và những nghiên cứu của Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011). Danh sách gồm tên khoa học, tên Việt Nam, tác hại và nguồn gốc. Kế thừa bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng từ sử dụng đất TPCT năm 2010 của Phạm Hoàng Dũng (2012). 2.3. Điều tra thực tế (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) 2.3.1. Điều tra theo sinh cảnh Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 15 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Sinh vật ngoại lai đa dạng từ thực vật đến động vật, sống trong những điều kiện sinh cảnh khác nhau như đồng ruộng, ven đường, vườn cây lâu năm, ven sông, khu dân cư, đất hoang… Việc điều tra theo sinh cảnh giúp điều tra toàn diện về sự phân bố của các loài sinh vật ngoại lai. 2.3.2. Điều tra theo tuyến Các loài sinh vật ngoại lai đa dạng trong các loại môi trường sống nên cần được điều tra theo tuyến. Dựa vào Bản đồ hành chính, dựa trên quan sát thực tế để xác định tuyến thu mẫu sao cho tuyến thu mẫu phải đi qua được nhiều loại môi trường sinh sống của các loài động thực vật ở khu vực nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Google Earth và bản đồ sử dụng đất, xây dựng các tuyến đi qua được nhiều sinh cảnh nhất, đảm bảo cho việc ghi nhận sinh vật ngoại lai có mặt trên tuyến khảo sát. Sử dụng máy định vị vệ tinh GPS để xác định hướng đi, chiều dài tuyến điều tra và đánh dấu tọa độ có mặt của sinh vật ngoại lai. Việc điều tra, đánh dấu tọa độ sự phân bố theo các dạng sinh cảnh chỉ áp dụng đối với thực vật vì thực vật sống cố định, dễ dàng cho việc quan sát và ghi nhận. Bảng 2: Các tuyến khảo sát và sinh cảnh đi qua trên tuyến trên hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Tuyến Phường Long Tuyền Phường Long Hòa Phường An Thới Phường Bùi Hữu Nghĩa Sinh cảnh Ven đường, vườn tạp, vườn cây ăn trái, ven sông, mương vườn, kênh rạch, ruộng Ven đường, vườn tạp, vườn cây ăn trái, ven sông, mương vườn, kênh rạch Ven đường, vườn tạp, ven sông, kênh rạch, khu dân cư Ven đường, khu dân cư, ven sông Phường Bình Thủy Ven đường, khu dân cư, đất hoang, sông, kênh rạch, vườn tạp Phường Trà An Ven đường, ven sông, kênh rạch, vườn tạp Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 16 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Tuyến Sinh cảnh Phường Trà Nóc Ven đường, vườn tạp, khu dân cư, kênh rạch Phường Thới An Ven đường, vườn tạp, vườn ăn trái, ven sông, kênh rạch, mương Đông vườn, ruộng Phường Lê Bình Ven đường, khu dân cư, ven sông Phường Ba Láng Ven đường, vườn tạp, vườn ăn trái, ven sông, kênh rạch Phường Thường Ven đường, vườn tạp, vườn ăn trái, ven sông, kênh rạch, mương Thạnh vườn Phường Hưng Thạnh Phường Hưng Phú Phường Phú Thứ Phường Tân Phú Ven đường, vườn tạp, khu dân cư, đất hoang, vườn ăn trái, ven sông, kênh rạch, mương vườn Ven đường, khu dân cư, đất hoang, ven sông Ven đường, khu dân cư, đất hoang, vườn tạp, vườn ăn trái, ven sông, kênh rạch, mương vườn Ven đường, đất hoang, vườn tạp, vườn ăn trái, ruộng, ven sông, kênh rạch, mương vườn Từ số liệu điều tra theo sinh cảnh, các tọa độ đánh dấu vị trí của sinh vật ngoại lai được đưa lên bản đồ sử dụng đất TPCT năm 2010 nhờ sử dụng phần mềm ArcGIS. Xác định sự phân bố của sinh vật ngoại lai theo kiểu sử dụng đất tương ứng với sinh cảnh đã điều tra. Bảng 3: Sinh cảnh và các kiểu sử dụng đất tương ứng với sinh cảnh Sinh cảnh Kiểu sử dụng đất tương ứng - Khu dân cư Đất ở đô thị Đất giao thông - Ven đường Đất khu công nghiệp - Vườn cây ăn trái Đất trồng cây lâu năm Đất trồng lâu năm - Vườn tạp Đất trồng cây hàng năm Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 17 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Sinh cảnh Kiểu sử dụng đất tương ứng - Rẫy Đất trồng cây hàng năm - Đất hoang Đất chưa sử dụng - Sông Đất thủy lợi - Kênh, rạch - Mương vườn Đất nuôi trồng thủy sản - Ruộng Đất chuyên trồng lúa nước 2.3.3. Phỏng vấn cộng đồng Lập phiếu phỏng vấn dựa vào các tiêu chí như thời điểm xuất hiện, mức độ xuất hiện, môi trường sống, lợi ích, tác hại, biện pháp phòng trừ… Kết hợp với điều tra theo sinh cảnh, tuyến để phỏng vấn những người dân tại địa phương, những người có kinh nghiệm hay ngẫu nhiên và hỏi các câu hỏi đã lập trên phiếu phỏng vấn vào những thời điểm thích hợp. Sử dụng danh sách hình các loài sinh vật ngoại lai trong quá trình phỏng vấn nhằm tránh sự sai xót trong quá trình người được phỏng vấn định danh, nhận dạng các loài sinh vật ngoại lai, vì có thể một loài sinh vật ngoại lai có nhiều tên địa phương khác nhau giữa các vùng. Trong quá trình phỏng vấn, bên cạnh việc điều tra, nhận diện, ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai thì sự hiện hiện của động vật ngoại lai ở các dạng sinh cảnh cũng được áp dụng bằng phương pháp phỏng vấn này vì động vật là loài di chuyển, khó trong việc điều tra thực tế. 2.4. Thu mẫu thực địa Trong việc điều tra thực địa sinh vật ngoại lai, đề tài chỉ thực hiện việc thu mẫu đối với thực vật vì thực vật là loài sống cố định, dễ dàng cho việc thu mẫu và xử lí. 2.4.1. Thu mẫu - Mẫu thực vật phải đầy đủ các bộ phận: cành lá, hoa, quả. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 18 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ - Mỗi cây nên thu từ 3 - 10 mẫu, cây thảo thì nên tìm mẫu giống nhau với số lượng tương tự. - Mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. - Khi đi thu cần ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết như đặc điểm vỏ cây, kích thước nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi khô như màu sắc, mùi vị, có hay không có nhựa mủ, màu nhựa mủ... - Cây thân gỗ thì cắt cành cao, thu hái. - Cây thân cỏ thì thu cả cây hay cắt cành có đủ hoa, quả, lá. - Cây thủy sinh thì thu cả cây. - Đeo nhãn cho mỗi mẫu. Nhãn ghi số hiệu mẫu còn thông tin khác thì ghi vào sổ hay phiếu mô tả. 2.4.2. Xử lý khô - Mẫu thu về cần được cắt tỉa, đặt mẫu trên giấy báo sao cho thấy được hai mặt lá, các hoa cần được ngăn cách. - Đặt các mẫu thành chồng, dùng cặp ô vuông để ốp ngoài, bó chặt lại. - Phơi, sấy khô. (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007; Nguyễn Bá, 2007) 2.5. Công tác nội vụ Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm và xác định tên khoa học Sử dụng nguồn tài liệu đáng tin cậy cho việc xác định tên khoa học:  “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới” của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường.  “Cây cỏ miền nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ.  “Từ điển thực vật thông dụng” của Võ Văn Chi.  “Cỏ dại phổ biến” của Dương Văn Chín. 2.6. Quản lý dữ liệu và biên tập bản đồ Các lớp bản đồ nền, bản đồ chuyên đề sau khi thu thập sẽ được biên tập bằng các kỹ thuật GIS, chuyển đổi về cùng một định dạng GIS thống nhất và cùng một hệ tọa độ. Phần mềm xây dựng hệ thống: bộ phần mềm ArcGIS 10.1 sẽ được sử dụng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 19 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ để xây dựng hệ thống GIS. Từ bản đồ số được xây dựng từ hệ thống GIS này các điểm thu mẫu được xác định, tiến hành khảo sát và nhập dữ liệu. Sử dụng phần mềm Google Earth để xây dựng tuyến đi khảo sát và được lưu dưới dạng (*.kml). Hình 2: Ví dụ việc sử dụng Google Earth xây dựng các tuyến khảo sát GPS Utility là phần mềm trung gian để chuyển file Google Earth (*.kml) thành định dạng file Mapsource (*.gpx). Hình 3: Ví dụ sử dụng phần mềm GPS Utility trong việc chuyển đổi flie (*.kml) thành file (*.gpx) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 20 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phần mềm Mapsource dùng để chuyển file dữ liệu các tuyến đi (*.gpx) chuyển sang máy GPS và lấy số liệu đánh dấu từ máy GPS. Hình 4: Ví dụ sử dụng phần mềm MapSource chuyển tuyến khảo sát vào máy GPS Sử dụng phần mềm Google Earth tiến hành tách từng lớp sinh vật ngoại lai để xây dựng bản đồ số sự phân bố của từng loài riêng. Để thực hiện việc truy xuất bản đồ phân bố ra dạng trình bày giấy, sử dụng phần mềm ArcGIS và quy trình thực hiện theo Phạm Hoàng Dũng (2012). Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 21 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả điều tra và phỏng vấn về sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai Qua kết quả điều tra thực tế tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng, xác định được 6 loài thực vật ngoại xâm hại điển hình với diện rộng, phân bố khắp thuộc 5 họ: Asteraceae, Bignoniaaceae, Fabaceae, Pontederiaceae và Verbenaceae. Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn 71 hộ dân trên địa bàn hai Quận, các đối tượng phỏng vấn là ngẫu nhiên, có cả hai giới nam và nữ, có độ tuổi từ 25 đến 90, với các nghề nghiệp như làm vườn, làm ruộng, nội trợ, nghỉ hưu… (Phụ lục 4). Và theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương tại hai Quận thì có 5 loài động vật ngoại gây hại lớn đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương thuộc 3 họ: Chrysomelidae, Pilidae, Loricariidae. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 22 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 1.1. Kết quả điều tra sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh cảnh Bảng 4: Kết quả khảo sát thực địa sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh cảnh (theo tọa độ đánh dấu)(*) Phân bố sinh cảnh Sinh vật trên cạn Tên TT Họ Tên khoa học Việt Nam 1. Mimosa pigra L. Fabaceae dương Ven dân cư đường cây ăn trái Mương Vườn Đất tạp hoang Sông vườn, Kênh ao nuôi rạch Ruộng cá 78 241 2 8 31 - - - - 1 13 - - - - - - - - - - - - 803 49 38 2 - 21 - 7 4 - - - - Mimosa diplotricha (C. 2. Mai Khu Vườn Sinh vật thủy sinh Wright ex Trinh nữ móc Sauvalle, 1869) Eichhornia 3. Pontederiaceae crassipes (Mart.) Solms (1883) 4. Verbenaceae Lantana camara L. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Lục bình Cây trăm ổi 23 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phân bố sinh cảnh Sinh vật trên cạn Tên TT Họ Tên khoa học Việt Nam Spathodea 5. Bignoniaaceae campanulata P. Beauv 6. Asteraceae (*) Wedelia trilobata L. Sò đo cam Cúc bò Khu Ven dân cư đường Vườn cây ăn trái Sinh vật thủy sinh Mương Vườn Đất tạp hoang Sông vườn, Kênh ao nuôi rạch Ruộng cá 20 3 - 5 - - - - - 15 335 - 7 3 - - - - Mỗi tọa độ có thể gồm một hay nhiều cây Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 24 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Theo kết quả điều tra thực tế thực vật ngoại lai (bảng 4), sinh cảnh ven đường là nơi tập trung số lượng thực vật ngoại nhiều nhất. Cúc bò phân bố rộng nhất với 335 tọa độ thu được, Mai dương với 241 tọa độ, còn lại sự phân bố của Trăm ổi với 21 tọa độ, Trinh nữ móc 13 tọa độ, Sò đo cam 3 tọa độ. Sinh cảnh ven đường thường ít bị tác động bởi con người, các hoạt động nông nghiệp, đất đai thích hợp cho sự phát triển của các loài thực vật ngoại lai. Bên cạnh đó, sinh cảnh ven đường là nơi các phương tiện giao thông lưu thông, sinh vật ngoại lai dễ dàng bám vào xe cộ, góp phần cho sự phát tán của các loài sinh vật ngoại lai. Cúc bò được tập trung dọc theo các con đường lớn như quốc lộ 1A, đường Quang Trung, tỉnh lộ 918, đường Nguyễn Chí Thanh, vành đai phi trường… và các tuyến đường nhỏ ở nông thôn. Vì Cúc bò là loài thân bò, dễ dàng phát triển và có khả năng sinh sản vô tính mạnh mẽ, dễ phát tán nhờ hoạt động giao thông, chăn nuôi. Mai dương chủ yếu tập trung ở ven đường, dọc theo các đường lộ lớn như quốc lộ 1A, 91B, Võ Văn Kiệt, Quang Trung… Mai dương với bộ rễ chắc khỏe, dễ bám đất, hạt dễ phát tán nhờ hoạt động giao thông, gió hay bám vào động vật. Cần Thơ đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa, các khu dân cư xuất hiện nhiều như KDC Hưng Phú 1, Phú Thứ, Phú An, Hưng Phú 2,… nhưng chưa được sử dụng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài Mai dương, Cúc bò do không có sự tác động của con người và các hoạt động sản xuất. Hiện Sò đo cam đang được trồng nhiều trong khu dân cư Hưng Phú nhằm mang lại vẻ mỹ quan đô thị vì có hoa đẹp và dễ trồng. Sinh cảnh vườn cây ăn trái, vườn tạp là nơi ít xuất hiện các loài thực vật ngoại lai. Đây là những nơi các hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra, các loài cây ngoại lai chịu sự cạnh tranh lớn với các cây được trồng, người dân tiến hành loại bỏ đi những cây không lợi ích nên sự xuất hiện của các cây ngoại lai không phổ biến ở dạng sinh cảnh này. Loài chiếm ưu thế nhiều nhất, có sự phân bố đa dạng về sinh cảnh là Mai dương. Mai dương có sự phân bố rộng từ khu dân cư, ven đường, vườn cây ăn trái, vườn tạp cho tới khu đất hoang, trống. Với điều kiện đất phù sa và khí hậu nhiệt đới thích hợp nhất đối với đặc tính sinh học và sự phát triển của cây Mai dương đã giúp Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 25 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ chúng phát tán rộng và thích nghi nhanh với những những điều kiện sinh cảnh khác nhau. Loài thực vật ngoại lai có sự phân bố ít chiếm ưu thế và số lượng ít nhất là Trinh nữ móc. Loài Trinh nữ móc chỉ được phát hiện ở hai dạng sinh cảnh ven đường và khu dân cư với 14 tọa độ đánh dấu được. 1.2. Kết quả phỏng vấn sự phân bố các loài động vật ngoại lai theo sinh cảnh Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn người dân tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng. Vì các loài động vật ngoại lai di chuyển, nên việc phỏng vấn luôn đi các tuyến điều tra và tiến hành phỏng vấn người dân địa phương. Kết quả được ghi nhận theo bảng 5. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 26 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 5: Kết quả điều tra phỏng vấn về sự phân bố của các loài động vật ngoại lai Phân bố sinh cảnh T TT Tên Họ Tên khoa học Việt Nam Sinh vật trên cạn Khu Ven dân cư đường Vườn cây ăn trái Sinh vật thủy sinh Vườn tạp Mương Rẫy Sông vườn, ao nuôi cá Kênh rạch Ruộng Bọ 1. Chrysomelidae Brotispa cánh longissima cứng (Gestro) X X hại dừa 2. Pomacea Ốc caniculata bươu (Lamarck, 1819) vàng Pilidae 3. Achatina fulica (Férussac, 1821) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp X X X X Ốc sên Châu X X X X Phi 27 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phân bố sinh cảnh T TT Tên Họ Tên khoa học punctatus 4. (Valenciennes, Loricariidae 5. Việt Nam Hypotomus 1840) Khu Ven dân cư đường Vườn cây ăn trái Sinh vật thủy sinh Vườn tạp Mương Rẫy Sông vườn, ao nuôi cá Kênh rạch Ruộng Cá lau kính bé X Pterygoplichthys Cá lau pardalis (Weber, kính 1991) lớn Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Sinh vật trên cạn 28 X X X Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Theo kết quả phỏng vấn người dân (bảng 5), sự phân bố các loài động vật ngoại lai là tương đối đồng đều giữa các loại sinh cảnh. Bọ cánh cứng hại dừa là loài động vật sống tập trung ở khu vực vườn cây ăn trái, nhiều nhất là vườn dừa. Vì cây dừa là loài cây chính trong việc làm nguồn thức ăn cho Bọ cánh cứng hại dừa. Ngoài ra, Bọ cánh cứng hại dừa còn có mặt trong sinh cảnh vườn tạp, nơi có trồng các loại cau, cũng là đối tượng tấn công của Bọ cánh cứng hại dừa. Ốc sên Châu Phi thì có sự phân bố rộng khắp từ sinh cảnh vườn ven đường, vườn tạp, vườn cây ăn trái cho đến sinh cảnh rẫy rau màu. Ốc sên Châu Phi là loài ăn tạp, có khả năng sử dụng đa dạng nguồn thức ăn, đặc biệt là chồi non rau màu, cải dưa… Sinh cảnh ven sông là nơi tập trung nhiều nhất Lục bình và Cá lau kính. Cần Thơ với hệ thống sông ngòi chằn chịt, được bồi đắp từ sông Hậu nên lượng nước lưu thông nhiều và cũng là điều kiện tốt nhất cho sự sinh sôi, nảy nở và phát tán của Lục bình và Cá lau kính. Trên khu vực điều tra, đa phần là các con sông nhỏ, các phương tiện lưu thông trên sông ít, Lục bình từ đó ít chịu tác động của con người nên gia tăng số lượng lớn và phân bố rộng khắp địa bàn hai quận. Tương tự với Cá lau kính, loài cá ăn tạp, có khả năng sử dụng đa dạng nguồn thức ăn nên đã phát triển nhanh, phân bố rộng khắp các con sông ở hai Quận. Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp được Cá lau kính ven các con sông trong các phương tiện đánh bắt cá như chày, lưới… Xét sinh cảnh kênh rạch và mương vườn, thì sự phân bố của Lục bình và Cá lau kính tương đối ít hơn sinh cảnh ven sông. Do các con rạch và mương vườn có kích thước nhỏ, nước ít được lưu thông, trao đổi với bên ngoài sông nên khả năng phán tán Lục bình không cao. Việc các đập trong kênh rạch được xây dựng hay việc che chắn lưới trong dẫn nước vào mương vườn cũng hạn chế sự phán tán của Lục bình và Cá lau kính ở hai dạng sinh cảnh này. Sinh cảnh ruộng lúa là sinh cảnh ít có các loài động vật ngoại lai nhất. Do đây là vùng chuyên canh lúa nước gắn liền với hoạt động sản xuất nên người dân luôn tiến hành diệt trừ các loài không liên quan đến canh tác lúa, nên sự xuất hiện của Lục bình và Cá lau kính là rất ít. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 29 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 1.3. Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai trên các kiểu sử dụng đất Tất cả các dữ liệu về sự phân bố của sinh vật ngoại lai sẽ được nhập vào bản đồ sử dụng đất (nền của bản đồ số). Đề tài đã tiến hành thống kê sự phân bố của các loài sinh vật ngoại lai trên các kiểu sử dụng đất để dễ dàng quản lý và truy xuất dữ liệu, làm cơ sở dữ liệu nền cho bản đồ số (bảng 6). Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 30 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 6: Sự phân bố của sinh vật ngoại lai theo kiểu sử dụng đất Đất TT Tên khoa học Tên Việt Nam Đất trồng trồng cây lúa hàng Đất trồng cây lâu năm năm 1. 2. 3. Mimosa pigra L. Mai dương (*) Mimosa diplotricha (C. Trinh nữ móc (Mart.) Solms (1883) 8 Lục bình (*) Trăm ổi (*) 4 5. Wedelia trilobata L. Cúc bò (*) 7 Beauv trồng thủy Sò đo cam (*) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp Đất Đất ở khu đô thị công nghiệp sản 31 Đất Đất thủy giao lợi thông 78 241 1 13 49 Lantana camara L. Spathodea campanulata P. nuôi 2 2 4. 6. Đất (*) Wright ex Sauvalle, 1869) Eichhornia crassipes Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp Loài sinh vật ngoại lai Đất chưa sử dụng 31 841 3 15 5 20 24 21 7 311 3 3 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Đất TT Tên Tên khoa học Việt Nam Đất trồng trồng cây lúa hàng Đất trồng cây lâu năm năm Brotispa longissima 7. Pomacea caniculata 8. Ốc bươu vàng (**) 11. Hypotomus punctatus Cá lau kính bé (Valenciennes, 1840) (**) Pterygoplichthys pardalis Cá lau kính lớn (Weber, 1991) nuôi trồng thủy sản X X Phi (**) 1821) 10. X Ốc sên Châu Achatina fulica (Férussac, Đất Đất Đất ở khu đô thị công nghiệp Đất Đất thủy giao lợi thông Đất chưa sử dụng X hại dừa (**) (Lamarck, 1819) 9. (*) Bọ cánh cứng (Gestro) Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp Loài sinh vật ngoại lai X X X X X X (**) Số lượng tọa độ được đánh dấu (**) Theo kết quả phỏng vấn người dân Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 32 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 1.4. Quản lý sinh vật ngoại lai bằng bản đồ số và bản đồ phân bố sinh vật ngoại lai tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Kết quả điều tra 8 phường của Quận Bình Thủy và 7 phường của Quận Cái Răng xác định được 5 loài thực vật ngoại lai xâm hại điển hình với diện rộng, phân bố khắp vùng như Lục bình [Eichhornia crassipes (Mart. Solms, 1883)] với 892 tọa độ, Cúc bò (Wedelia trilobata L.) với 360 tọa độ, Mai dương (Mimosa pigra L.) với 211 tọa độ, Trăm ổi (Lantana camara L.) với 32 tọa độ, Sò đo cam (Spathodea campanulata P. Beauv) với 28 tọa độ và Trinh nữ móc [Mimosa diplotricha (C. Wright ex Sauvalle, 1869)] với 14 tọa độ. Do động vật ngoại lai không được đánh dấu tọa độ trực tiếp mà chỉ được điều tra qua phỏng vấn nên bản đồ phân bố động vật ngoại lai sẽ được quản lý chung với lớp bản đồ phỏng vấn. Việc xây dựng và quản lý bản đồ số bằng phần mềm Google Earth, từng lớp bản đồ sẽ thể hiện sự phân bố từng loài sinh vật ngoại lai trên địa bàn hai Quận. Gồm có 7 lớp bản đồ: lớp Mai dương, lớp Trinh nữ móc, lớp Lục bình, lớp Cúc bò, lớp Trăm ổi, lớp Sò đo cam và lớp phỏng vấn. Từ bản đồ số thể hiện sự phân bố của các loài thực vật ngoại lai trên các kiểu sử dụng đất, các lớp bản đồ có thể chồng chất lên nhau, thể hiện tổng quan về sự phân bố chung của các loài thực vật ngoại lai. Và từ bản đồ có thể truy xuất được vị trí phân bố, thành phần loài, năm điều tra… từ đó đánh giá được sự biến động số lượng, vị trí phân bố… hằng năm của các loài sinh vật ngoại lai này. Để thực hiện việc truy xuất bản đồ ra bản đồ sử dụng đất và trình bày ở dạng phẳng, sử dụng phần mềm ArcGIS để xây dựng và chuyển tọa độ phân bố từ Google Earth. Việc xây dựng bản đồ dựa trên phần mềm ArcGIS theo quy trình chuyển đổi của Phạm Hoàng Dũng (2012). Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 33 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 5: Ảnh chụp từ phần mềm quản lý Google Earth về sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 34 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 6: Bản đồ phân bố Cúc bò theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 35 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 7: Bản đồ phân bố Lục bình theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 36 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 8: Bản đồ phân bố Mai dương theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 37 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 9: Bản đồ phân bố Sò đo cam theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 38 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 10: Bản đồ phân bố Trăm ổi theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 39 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 11: Bản đồ phân bố Trinh nữ móc theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 40 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Hình 12: Bản đồ thể hiện các tọa độ phỏng vấn tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 41 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 2. Trường Đại học Cần Thơ Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu biết của người dân. 2.1. Thời gian bắt đầu xuất hiện của các sinh vật ngoại lai tại địa phương Theo kết quả phỏng vấn người dân (bảng 7), loài cây xuất hiện lâu nhất trên khu vực điều tra là Lục bình. Có tới 100% ý kiến cho rằng Lục bình đã xuất hiện từ rất lâu, hơn thời gian 15 năm và cho rằng đây là một loài thực vật bản địa. Lục bình đã xâm nhập vào nước ta và phát tán, phân bố rộng khắp cả nước với thời gian hơn 100 năm và dần trở thành một loài thực vật quen thuộc và gắn liền với cuộc sống người dân. Về sự xuất hiện của Ốc bươu vàng tại địa phương, có tới 41,5% ý kiến cho biết Ốc bươu vàng đã xuất hiện và gây hại với thời gian tương đối lâu (10 – 15 năm). Bên cạnh đó, có 29,4% ý kiến cho rằng Ốc bươu vàng đã có mặt tại địa phương với thời gian dài hơn trên 15 năm. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ người dân (16,1% ý kiến) cho rằng tại địa phương, Ốc bươu vàng mới xuất hiện khoảng thời gian từ 5 – 9 năm. Nhìn chung sự xuất hiện của Ốc bươu vàng tại địa phương với thời gian trên dưới 15 năm. Theo kết quả phỏng vấn người dân tại hai quận, có tới 44,0% ý kiến cho rằng Cá lau kính đã xuất hiện tại địa phương với thời gian tương đối lâu từ 10 – 15 năm. Bên cạnh đó, có 25,0% ý kiến cho rằng Cá lau kính xuất hiện tại khu vực điều tra với thời gian tương đối gần đây (5 – 9 năm). Nhìn chung, Cá lau kính là một loài ngoại lai đã được du nhập và có mặt tại khu vực điều tra là tương đối lâu. Về sự xuất hiện của Bọ cánh cứng hại dừa, có 24,9% ý kiến cho biết loài côn trùng gây hại này mới bắt đầu xuất hiện thời gian gần đây và gây hại nhiều trong khoảng thời gian dưới 5 năm. Trong khi đó, 20,4% ý kiến cho rằng Bọ cánh cứng hại dừa đã xuất hiện tương đối lâu tại địa phương (5 – 9 năm). Nhưng cũng có tới 24,6% ý kiến không biết rõ là Bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện tại địa phương với thời gian bao lâu. Nhìn chung, việc xuất hiện Bọ cánh cứng hại dừa tại khu vực điều tra với thời gian tương đối gần (khoảng 10 năm). Đối với sự xuất hiện cây Trăm ổi, có 19,9% ý kiến cho rằng không biết cây Trăm ổi đã xuất hiện tại địa phương từ khi nào. Trong khi đó có 8,3% ý kiến cho Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 42 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ rằng cây Trăm ổi mới xuất hiện gần đây khoảng 5 năm. Nhìn chung, sự xâm nhập của Trăm ổi vào Việt Nam với thời gian khoảng đầu thế kỉ XX. Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về thời gian bắt đầu xuất hiện của các loài sinh vật ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến) Dưới 5 5–9 10 – 15 Trên 15 Không Không ý năm năm năm năm biết kiến (*) - Mai dương - - - - 35,4 64,5 - Trinh nữ móc - - - - 7,5 92,5 - Lục bình - - - 100,0 - - - Trăm ổi 8,3 - 6,0 4,7 19,9 61,2 - Cúc bò 8,8 4,1 - - 24,6 62,5 - Bọ cánh cứng hại dừa 24,9 20,4 12,1 3,1 24,6 14,9 - Ốc bươu vàng 3,1 16,1 41,5 29,4 9,8 - - Ốc sên Châu Phi 16,5 5,7 6,7 16,6 51,9 2,6 - Cá lau kính 12,7 25,0 44,0 9,5 7,3 1,6 Loài (*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương Theo kết quả phỏng vấn người dân (bảng 7) về thời gian xuất hiện cây Cúc bò tại địa phương thì có tới 24,6% ý kiến không biết là loài cây này đã có mặt khi nào. Bên cạnh đó, có 8,8% ý kiến cho rằng loài cây này mới bắt đầu xuất hiện tại địa phương gần đây (dưới 5 năm). Ngoài ra, có 4,1% ý kiến cho rằng Cúc bò cũng đã xuất hiện khá lâu (5 - 9 năm). Nhận xét chung là Cúc bò là loài cây mới bắt đầu xâm nhập vào khu vực điều tra với thời gian tương đối ngắn, trên dưới 5 năm. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 43 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Kết quả điều tra về sự xuất hiện của Ốc sên Châu Phi tại hai Quận cho thấy có tới 51,9% ý kiến cho biết rằng họ không biết loài ốc này đã xuất hiện bao lâu. Người dân chưa có thái độ quan sát tốt về loài ốc lạ xuất hiện tại đại phương. Bên cạnh đó, có tới 16,6% ý kiến cho rằng Ốc sên Châu Phi đã xuất hiện với thời gian khá lâu, trên 15 năm. Nhưng cũng có tới 16,5% ý kiến cho rằng loài ốc này mới bắt đầu có mặt tại đại phương trong thời gian gần đây dưới 5 năm. Về sự xuất hiện cây Mai dương, có 35,4% ý kiến cho rằng họ không biết Mai dương đã bắt đầu xuất hiện tại địa phương khi nào. Vì cây Mai dương là một loài cỏ dại, không có công dụng thiết thực cũng như chưa ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân nên họ chưa quan tâm về sự xuất hiện của loài cây này. Tương tự đối với cây Trinh nữ móc, 7,5% ý kiến cho rằng họ không biết loài cây này đã bắt đầu xuất hiện tai địa phương khi nào. Vì Trinh nữ móc là một loài cỏ dại, có mặt rất ít và chúng cũng không ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nên người dân chưa quan tâm về sự có mặt của loài cây này. 2.2. Lợi ích 2.2.1. Lợi ích của thực vật ngoại lai Lục bình là loài có mang một số lợi ích nhỏ vào cuộc sống người dân. Việc sử dụng Lục bình làm thức ăn chăn nuôi (30,0% ý kiến) góp phần giảm chi phí chăn nuôi, tăng thêm lợi nhuận. Ngoài ra, Lục bình còn được sử dụng để đậy gốc cây, đậy vườn (26,4% ý kiến) hay được sử dụng như nguồn thực phẩm hằng ngày (23,5% ý kiến). Đặc biệt đối với những phụ nữ nội trợ nhàn rỗi, họ còn sử dụng Lục bình làm đồ dùng mỹ nghệ (14,1% ý kiến) góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, nhưng việc làm mỹ nghệ này chưa được phổ biến, cần được nhân rộng để sử dụng được hết lợi ích mà Lục bình mang lại. Kết quả ở bảng 8 ghi nhận, Sò đo cam được trồng nhằm mục đích làm cảnh (87,6%). Vì Sò đo cam có hoa đẹp, dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, mang lại bóng mát. Ở hai Quận điều tra cho thấy, Trăm ổi được người dân trồng nhằm mục đích làm cảnh vì hoa tương đối đẹp và nhiều màu sắc (27,5% ý kiến). Ngoài ra, Trăm ổi Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 44 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ còn được sử dụng như một vị thuốc nam (13,2% ý kiến) dùng để chữa trị một số bệnh thường ngày. Bảng 8: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài thực vật ngoại lai trong đời sống và sản xuất (% ý kiến) Lợi ích của các loài thực vật ngoại Trinh Mai nữ dương lai móc Lục Sò đo Trăm Cúc bình cam ổi bò - Làm củi 1,3 - - - - - - Làm thuốc 1,6 - - - 13,2 6,3 - - 30,0 - - - - Làm thực phẩm cho người - - 23,5 - - - - Giữ bờ, tránh lỡ - - 12,9 - - - - Dùng lá gói nem, gói trái cây - - 4,1 - - - - - 14,1 - - - - Đậy vườn, đắp gốc cây - - 26,4 - - - - Chiết cành - - 11,7 - - - - Ủ làm phân - - 3,1 - - - - Làm cảnh, làm hàng rào - - - 87,6 27,5 19,9 - Xua đuổi chuột - - - - 3,1 - - Không có công dụng 32,6 7,5 18,1 12,4 2,8 12,9 - Không ý kiến (*) 64,6 92,5 - - 61,2 62,5 - Làm thức ăn chăn nuôi (cá, gà, vịt, heo…) - Làm mỹ nghệ (đan thảm, đan giỏ…) (*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 45 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Kết quả điều tra ở bảng 8 ghi nhận, có 19,9% ý kiến cho rằng trồng Cúc bò để làm cảnh, do cây Cúc bò có màu hoa vàng đẹp, dễ trồng. Bên cạnh đó, có một số ít người dân thấy được công dụng làm thuốc của cây Cúc bò. Từ bảng 8 cho thấy có 32,6% ý kiến cho rằng không sử dụng Mai dương và 7,5% ý kiến cho rằng Trinh nữ móc là một loại cỏ dại, không mang lại công dụng hữu ích nào. Nhận định chung đây là hai loài cây cỏ dại không đem lại lợi thiết thực nào trong đời sống. 2.2.2. Lợi ích của động vật ngoại lai Bảng 9: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài động vật ngoại lai đối với con người và hoạt động sản xuất (% ý kiến) Bọ cánh Ốc Ốc sên cứng bươu Châu hại dừa vàng Phi - 74,1 - - - Làm thực phẩm cho người - 6,7 81,4 90,2 - Ủ làm phân - 2,6 - - - Bán - 1,3 1,6 1,3 - Làm thuốc - - 4,4 - - Làm mồi câu cá - - - - - Làm cá cảnh - - - 1,6 - Không sử dụng 85,1 25,9 11,7 8,3 - Không ý kiến (*) 14,9 - 2,6 1,6 Lợi ích của các loài động vật ngoại lai - Làm thức ăn chăn nuôi (cá, gà, vịt, heo, lươn…) (*) Cá lau kính Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương Theo ý kiến điều tra được ở bảng 9, Ốc bươu vàng là loài được sử dụng hiệu quả nhất với việc được sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận (74,1% ý kiến). Ngoài ra, Ốc bươu vàng còn được sử Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 46 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ dụng làm thực phẩm trong các bữa cơm hằng ngày, ủ làm phân như một nguồn thay thế chất đạm trong phân bón. Do đó, cần tuyên truyền thêm về việc sử dụng Ốc bươu vàng làm thức ăn chăn nuôi, để tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và cũng góp phần làm giảm số lượng, hạn chế những tác hại của Ốc bươu vàng gây ra. Ngoài ra, việc sử dụng các loài động vật ngoại lai làm thức ăn, nguồn thực phẩm được sử dụng rộng rãi như 81,4% ý kiến sử dụng Ốc sên Châu Phi và có tới 90,2% ý kiến sử dụng Cá lau kính như một nguồn thực phẩm. Việc sử dụng Ốc sên Châu Phi cũng góp phần hạn chế sự tăng lên về số lượng, lây lan của loài ốc này trong môi trường tự nhiên. 2.3. Tác hại 2.3.1. Tác hại của các loài thực vật ngoại lai Bảng 10: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài thực vật ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến). Tác hại của các loài thực vật ngoại lai - Nhiều bít sông, kênh rạch cản trở ghe Mai dương Trinh nữ móc Lục Trăm bình ổi Cúc bò - - 43,7 - - - Nhiều bít mương cản trở tưới tiêu - - 10,1 - - - Mọc xâm lấm loài cây khác - - - - 2,8 - Không hại 35,4 7,5 46,2 38,8 34,7 - Không ý kiến(*) 64,6 92,5 - 61,2 62,5 xuồng đi lại (*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương Trên toàn vùng điều tra (bảng 10) cho thấy Lục bình là loài gây ra tác hại lớn nhất đối với con người và hoạt động sản xuất. Có 43,7% ý kiến cho rằng Lục bình là một loài dễ sinh sản, tốc độ sinh trưởng nhanh dần tạo thành những “tảng băng Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 47 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ xanh” khổng lồ trên sông, kênh rạch cản trở việc lưu thông ghe xuồng. Bên cạnh đó, Lục bình cũng hiện diện trong mương vườn với số lượng nhiều, cũng gây ra khó khăn trong việc tưới tiêu (10,1% ý kiến). Bên cạnh đó, Cúc bò cũng được ghi nhận là loài cây cỏ mọc xâm lấm, cạnh tranh với những loài cây khác (2,8% ý kiến). Nhưng có tới 34,7% ý kiến cho rằng loài cây Cúc bò này là loài không gây hại, không ảnh hưởng đến những loài cây xung quanh sống cùng khu vực. Trong khi đó, Mai dương (35,4% ý kiến), Trinh nữ móc (17,5% ý kiến) và Trăm ổi (38,8% ý kiến) được nhận xét là một loài cây cỏ bình thường, không gây ra tác hại nào đối với đời sống và sản xuất. 2.3.2. Tác hại của các loài động vật ngoại lai Theo kết quả khảo sát người dân địa phương (bảng 11), Bọ cánh cứng hại dừa là loài gây ra tác hại lớn nhất đối sự hoạt động canh tác nông nghiệp. Bọ cánh cứng hại dừa là loài động vật nguy hiểm đối với sự phát triển của cây dừa, làm khô lá, đọt cây dừa (78,4% ý kiến), có thể gây chết cây. Bên cạnh đó, sự gây hại của Ốc bươu vàng cũng không nhỏ đối với hoạt động nông nghiệp chính là lúa nước. Tác hại chủ yếu của Ốc bươu vàng là cắn phá lúa (75,8% ý kiến). Trên toàn vùng điều tra, đặc biệt là ở Bình Thủy chủ yếu là làm ruộng nên việc canh tác lúa gặp phải sự gây hại lớn từ Ốc bươu vàng. Tuy nhiên, có tới 24,2% ý kiến cho rằng Ốc bươu vàng không gây hại và không ảnh hưởng lớn đến đời sống như ở Quận Cái Răng, nơi có hoạt động nông nghiệp chính làm rẫy, rau màu, số lượng ruộng lúa ít nên Ốc bươu vàng không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Ốc sên Châu Phi cũng là một loài ốc cạn gây tác hại lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Có tới 66,4% ý kiến cho rằng Ốc sên Châu Phi có tác chính là cắn phá cây trồng, các loại cây ngắn ngày như rau cải, hoa, dưa hấu, dưa leo, mướp… đặc biệt là các vườn chuối… Cá lau kính là loài gây ra những tác hại như đục hang, làm lỡ bờ sông, mương vườn (76,0% ý kiến). Bên cạnh đó, có 4,1% ý kiến cho rằng loài Cá lau kính còn cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống, hay hút chất nhờn ở các loài cá khác trong ao nuôi cá, làm giảm năng suất cá nuôi. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 48 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 11: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài động vật ngoại lai (% ý kiến) Tác hại của các loài động vật ngoại lai Bọ cánh cứng hại dừa Ốc bươu vàng Ốc sên Châu Phi Cá lau kính - Làm khô lá, đọt 78,4 - - - - Ăn lá 7,0 - - - - Cắn thân cây 1,3 - - - - Cắn phá lúa - 75,8 - - - Cắn phá cây trồng (rau, cải, hoa…) - - 66,4 - - Đục hang, phá lỡ bờ - - - 76,0 - Cạnh tranh thức ăn cá nuôi - - - 4,1 - Không hại 2,6 24,2 31,0 18,3 - Không ý kiến (*) 14,9 - 2,6 1,6 (*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương 2.4. Những biện pháp phòng trừ mang hiệu quả cao Theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương (bảng 12), việc sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả điều tra ở bảng 12 cho thấy, có 42,9% ý kiến cho rằng thường sử dụng thuốc hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc khai hoang để tiêu diệt Lục bình và biện pháp này luôn mang lại hiệu quả cao và nhanh nhất. Việc sử dụng thuốc hóa học diệt Lục bình tuy mang lại hiệu quả cao nhưng đây là biện pháp tốn nhiều chi phí và đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường, tác hại đến động thực vật thủy sinh bản địa, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt Bọ cánh cứng hại dừa là không thể thiếu (39,8% ý kiến). Biện pháp sử Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 49 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ dụng thuốc hóa học này thường được sử dụng nhất vì hiệu quả mang lại tương đối cao, dễ thực hiện. Nhưng do biện pháp này hạn chế chỉ sử dụng được với những cây dừa con hay những giống dừa có chiều cao trung bình. Và đối với Ốc bươu vàng việc sử dụng biện pháp phun xịt các loại thuốc hóa học để tiêu diệt loài ốc này rất phổ biến (75,0% ý kiến). Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc dạng bã mồi để rãi trên đồng ruộng cũng thường được áp dụng (25,0% ý kiến). Các phương pháp này thường mang tác dụng nhanh, hiệu quả mang lại cao, tiết kiệm công lao động… Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hóa học để diệt ốc thì thường có độ độc cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm chết động vật thủy sinh như cá, tôm, cua… Ngoài việc sử dụng thuốc hóa học, thì biện pháp phổ thông nhất là sử dụng các biện pháp cơ giới như dùng tay chặt đối với các loài cây, dùng tay bắt đối với động vật cũng được sử dụng phổ biến. Biện pháp thủ công là dọn chặt tay đối với Lục bình vẫn luôn được sử dụng nhưng với mức độ thấp hơn (9,8% ý kiến) và cho rằng biện pháp này tốn nhiều công sức và hiệu quả nó mang lại chỉ ở mức tương đối. Và để tiêu diệt Cúc bò thì người dân sử dụng biện pháp chặt tay như những loài cây cỏ khác. Biện pháp bắt Ốc bươu vàng bằng tay cũng được sử dụng. Đặc biệt với một loài ốc sống trên cạn như Ốc sên Châu Phi, việc tiêu diệt loài ốc này nhờ biện pháp bắt tay là chủ yếu (45,2% ý kiến). Cá lau kính cũng được tiêu diệt bằng biện pháp bắt bằng tay (64,9% ý kiến). Có thể sử dụng biện pháp này khi cá bị mắc lưới, chày hay vét ao thì người dân tiến hành bắt tay và đem đi tiêu diệt. Ngoài ra, các loài như Mai dương, Trinh nữ móc, Trăm ổi thì người dân thường không sử dụng một biện pháp nào để tiêu diệt những loài cây này. Đa phần chúng chưa có ảnh hưởng đến hoạt động sống và sản xuất nông nghiệp. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 50 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 12: Những biện pháp phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai có hiệu quả (% ý kiến). Bọ Biện pháp tiêu Mai dương diệt Trinh nữ móc Lục Trăm Cúc ổi bình bò cánh Ốc cứng bươu hại vàng dừa Ốc sên Châu Phi Cá lau kính - Xịt thuốc - - 42,9 - - 56,9 75,0 6,7 - - Rãi thuốc - - - - - - 25,0 2,6 - - Chặt tay - - 9,8 - 5,7 - - - - - Bắt tay - - - - - 2,8 21,9 45,2 64,9 - Không diệt 35,4 7,5 51,6 38,8 31,9 32,3 12,5 47,1 33,6 - Không ý kiến (*) 64,6 92,5 - 61,2 62,5 14,9 - 2,6 1,6 (*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương. 2.5. Đánh giá chung ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học Sự du nhập của các loài của sinh vật ngoại lai gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến sự đa dạng loài. Các loài động vật ngoại lai như Bọ cánh cứng hại dừa, Ốc bươu vàng đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn trong việc canh tác dừa và lúa nước, nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn. Các loài động vật ngoại lai như Ốc bươu vàng phát tán với phạm vi rộng, cạnh tranh môi trường sống, gây suy giảm thành phần loài và lai giống với các loài ốc bản địa gây suy giảm nguồn gen. Ngoài ra, Ốc sên Châu Phi cũng như 2 loài Cá lau kính thể hiện mối nguy cơ trong việc bắt đầu gây hại và khả năng phát tán nhanh. Tuy có thể sử dụng được làm thực phẩm, nhưng mức độ gây hại của loài này ở diện rộng, khó quản lý và tiêu diệt. Cá lau kính đang phát tán nhanh trong Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 51 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ các lưu vực sông ngòi, kênh rạch với khả năng cạnh tranh nguồn thức ăn và nơi sống với các loài cá bản địa khác, gây nên sự suy giảm số lượng các loài các khác cùng chung sống trong thủy vực. Mức độ gây hại của các loài thực vật ngoại lai chưa nhiều, chỉ mang tính tiềm ẩn. Việc Mai dương, Cúc bò, Trinh nữa móc mới bắt đầu xâm lấn những khu vực ít chịu tác động của con người như ven đường, khu dân cư chưa sử dụng… và dần được phát tán sang những dạng sinh cảnh vườn, làm nổi lên mối nguy cơ xâm hại trên diện rộng của các loài cây này. Các loài Mai dương, Cúc bò cạnh tranh môi trường sống và làm suy giảm các loài cây cỏ bản địa trong cùng khu vực sinh sống. Đặc biệt người dân chưa biết được tác hại của việc trồng Sò đo cam. Sò đo cam xuất hiện ngày càng nhiều trong các khu dân cư, ven đường cũng làm tăng mối nguy cơ trong việc phát tán và phân bố rộng loài ngoại lai xâm hại này, làm suy giảm và cạnh tranh với các loài cây thân gỗ được trồng làm cảnh khác. Nhìn chung, việc du nhập của các loài sinh vật ngoại lai gây ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, đặc biệt sự suy giảm đa dạng loài sinh vật bản địa do sự cạnh tranh thức ăn và môi trường sống từ sinh vật ngoại lai. Ngoài ra, người dân vẫn chưa ý thức được sự xâm nhập nguy hại của các loài sinh vật ngoại lai. Ngoài việc biết được tác hại, sự phân bố cũng như một số biện pháp tiêu diệt của các loài này, thì đa phần người dân chưa chủ động trong việc tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự phát tán ra môi trường bên ngoài, nhằm đưa ra một số biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự phát tán và gây hại đối với các loài sinh vật ngoại lai gây hại. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 52 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả điều tra thực tế người dân tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng, xác định được 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại điển hình với diện rộng, phân bố khắp thuộc 5 họ: Fabaceae, Pontederiaceae, Verbenaceae, Bignoniaaceae, Asteraceae. Trong đó có một số loài được ghi nhận phân bố với phạm vi lớn như Lục bình với 892 tọa độ, Cúc bò với 360 tọa độ… Và theo kết quả phỏng vấn người dân thì có 5 loài động vật ngoại lai gây hại lớn đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương thuộc 3 họ: Chrysomelidae, Pilidae, Loricariidae. Xây dựng được bản đồ số sự phân bố của các loài sinh vật ngoại lai có mặt trên địa bàn hai Quận Bình Thủy và Cái Răng. Bản đồ số được quản lý bằng phần mềm Google Earth và ArcGIS có thể truy xuất được vị trí phân bố và biến động số lượng thành phần loài hằng năm. Kết cho thấy tính ưu việt của bản đồ số Google Earth và phần mềm ArcGIS trong việc xây dựng và truy xuất bản đồ, đồng thời là công cụ hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả, khoa học và mang tính trực quan hơn so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống. Đánh giá sơ bộ về sự xuất hiện, ảnh hưởng, tác hại đến đa dạng sinh học và những biện pháp phòng trừ dựa trên tầm hiểu biết chung của người dân về sinh vật ngoại lai gây hại gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. 2. Đề nghị Khảo sát toàn diện hơn về thành phần loài, sự phân bố của các loài sinh vật ngoại lai trên phạm vi thành phố Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đánh giá về tiềm năng gây hại của từng loài và đưa ra biện pháp phòng trừ mang lại hiệu quả cao. Xây dựng bản đồ số phân bố chi tiết các loài sinh vật ngoại lai và quản lý sự biến động số lượng hàng năm. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 53 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nam Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học. 2011. Bộ Tài nguyên môi trường. Hà Nội. Bộ tài nguyên và môi trường – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2012. Thông tư liên tịch Ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường. 2002. Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới. Hà Nội. Cục Bảo vệ thực vật. 2000. Ốc bươu vàng – Biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Dư Quan Tuấn. 2001. Tình hình phân bố, lây lan và gây hại ốc bưu vàng Pomacea canaliculata (Ampuliariidae, Mesogastropada) và một số biện pháp phòng trừ tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Dự án SPAM – Việt Nam. 2003. Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. Dương Văn Chín. 2005. Cỏ dại phổ biến. NXB Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Tất Lợi. 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học. 2011. Giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam. Hà Nội. Hồ Văn Chiến. 2009. Quản lí bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima (Gestro, 1885) bằng biện pháp ong ký sinh nhập nội Asecodes hispinarum Boucek. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Huỳnh Thị Hoàng Oanh. 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus). Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản. NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 5 - 10. IUCN. 2003. Sinh vật ngoại xâm hại- Sự xâm lăng thầm lặng. NXB IUCN, Việt Nam. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 54 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Lê Khiết Bình. 2005. Thực trạng động vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam và các giải pháp quản lý. Cục kiểm soát nguồn lợi thủy sản. Bộ Thủy sản. Lê Minh Trường. 2010. Biện pháp sinh học khống chế khả năng tái sinh của cây Mai dương (Mimosa pigra) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường. NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 3 – 4. Lê Quang Long. 2006. Từ điển tranh về các loài cây. NXB Giáo Dục, Hà Nội. Nguyễn Bá. 2007. Giáo trình thực vật học. NXB Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Nghĩa Thìn. 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Thìn. 2008. Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thanh Toàn. 2009. Sử dụng ốc bươu vàng thay thế thức ăn bổ sung protein trong khẩu phần vịt thịt. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và Nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2002. Biện pháp phòng trị côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái (dừa).NXB Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Văn Đình. 2005. Động vật hại nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Hoàng Dũng. 2012. Xây dựng bản đồ sinh thái tiềm năng đa dạng sinh học Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường. NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Phạm Hoàng Hộ. 1970. Cây cỏ miền nam Việt Nam. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. Pilgrim, J. D. và Nguyễn Đức Tú. 2007. Thông tin cơ sở về các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng sinh học. Báo cáo trình vụ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội. Chương trình BirdLife Quốc Tế tại Việt Nam. Tổng Cục Môi trường. 2008. Luật Đa dạng Sinh học số 20/2008/QH12. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 55 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Võ Văn Chi. 2002. Từ điển thực vật thông dụng- tập 1. NXB Khoa học kỹ thuật. Võ Văn Chi. 2004. Từ điển thực vật thông dụng- tập 2. NXB Khoa học kỹ thuật. Tài liệu tiếng nước ngoài Thaman, R. R. 1999. Wedelia trilobata: Daisy invader of the Pacific Islands, Institute of Applied Science, University of the South Pacific Suva, Fiji Islands. Tran Triet, Le Cong Man and Nguyen Phi Nga. 2002. Impacts of Mimosa pigra on native plants and soil insect communities in Tram Chim National Park, Vietnam. 3rd International Symposium on the management of Mimosa pigra 22-26 September 2002, Darwin, Northern Territory, Australia. Tran Triet, Le Cong Kiet, Nguyen Thi Lan Thi and Pham Quoc Dan. 2004. The invasion of Mimosa pigra in wetlands of the Mekong Delta, Vietnam. Pp. 4551 in: Julien, M., Flanagan, G., Heard, T., Hennecke, B., Paynter, Q., and Wilson, C. (Eds.) Research and Management of Mimosa pigra. CSIRO Entomology, Canberra. Trang web http://www.sms.si.edu/irlspec/Eichhornia_crassipes.htm Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 56 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai theo sinh cảnh a b c d e Hình 1: Sự phân bố thực vật ngoại lai theo sinh cảnh ven đường a. Trinh nữ móc; b. Mai dương; c.Trăm ổi; d. Cúc bò; e. Sò đo cam Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp I Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ a b c d Hình 2: Sự phân bố thực vật ngoại lai theo sinh cảnh khu dân cư a. Mai dương; b. Trinh nữ móc; c. Cúc bò; d. Sò đo cam Hình 3: Sự phân bố Mai dương theo sinh cảnh vườn cây ăn trái Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp II Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ a b c Hình 4: Sự phân bố thực vật ngoại lai theo sinh cảnh đất hoang a. Trăm ổi; b. Cúc bò; c. Mai dương b a Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp III Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ c Hình 5: Sự phân bố thực vật ngoại lai theo sinh cảnh vườn tạp a. Cúc bò; b. Trăm ổi; c. Sò đo cam a b c Hình 6: Sự phân bố Lục bình theo sinh cảnh a. Mương vườn; b. Kênh rạch; c. Ven sông Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp IV Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phụ lục 2: Bảng mô tả đặc điểm các loài sinh vật ngoại lai STT Đặc điểm Hình Họ: Fabaceae Tên khoa học: Mimosa pigra L. Tên Việt Nam: Mai dương, Trinh nữ nâu, Móc mèo mỹ Mô tả: - Đây là một loài cây bụi, có màu đỏ nâu hoặc màu tím, chiều cao khoảng 2 - 3 m. Trên cây và cành với nhiều gai nhọn dài khoảng 7 mm. - Rễ cọc dài từ 1 - 2 m ăn sâu vào lòng đất, hệ thống rễ bên khoảng 3,5 m. - Lá cây có màu xanh sáng dài 20 - 25 cm, 2 lần lá kép lông chim, có từ 6 - 15 cặp lá chét mọc đối, mỗi 1 lá chét có khoảng 20 - 42 cặp lá chét con hình thuôn thẳng, gân lá gần song song với gân lá giữa, bị xếp lại khi bị tác động hay vào buổi chiều tối. - Hoa có màu hồng hay tím nhạt, hoa hình cầu với đường kính 1 - 2 cm, mọc thành 2 - 3 cụm. - Quả có vỏ dày nhiều lông, chùm quả trung bình 7 - 27, có từ 14 - 26 đốt, mỗi đốt chứa một hạt. Quả có màu nâu khi chín. - Hạt có màu nâu hay xanh oliu, thuôn, dài 4 - 6 mm, rộng 2 m. Tác hại: - Cây Mai dương là làm thay đổi thảm thực vật, gây tác hại đến động vật nơi mà nó xâm lấn. Có rất ít loài thực vật khác có thể mọc dưới tán Mai dương và hầu như không có loài động vật nào sử dụng loài cây này làm thức ăn. Người ta cũng thu được từ cây Mai dương một loại acid amin là mimosine gây Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp V Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình độc với nhiều loài động vật. Nguồn gốc và du nhập vào Việt Nam: - Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng giữa thế kỉ XX. Phân bố: - Việt Nam: Mai dương hiện nay đã tràn ngập khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. - Thế giới: xâm hại ở Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Lào. Theo Lonsdale (1992) theo Nguyễn Minh Trường (2010), IUCN (2003). Họ: Fabaceae Tên khoa học: Mimosa diplotricha (Charles Wright, 1869) Tên Việt Nam: Trinh nữ móc, Trinh nữ thân vuông, Mắc cỡ lá lông chim Mô tả: - Đây là một loài cỏ đa niên, bụi. Thân có 4 cạnh, nằm úp dài từ 2 - 4 m, có nhiều gai ngược dễ móc quần áo. - Lá mọc xen, dài 10 - 20 cm, có cuống, lá chét lông chim gồm 12 - 30 cặp, không cuống, dạng thuôn ngược, ngọn, lá chét dài 6 – 12 mm. - Cụm hoa đầu đơn độc hay xếp thành từng đôi ở nách lá phía ngọn. Hoa mẫu 4, có màu hồng. 2 - Quả dẹt trái dạng thuôn, dài 10 - 35 mm, có lông. Hạt dẹt màu vàng nâu, hình trứng dài 2 - 3,5 mm. Sinh sản bằng hạt. Thích hợp những nơi đất trồng màu và ven lộ. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp VI Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Tác hại: Trinh nữ móc là cỏ dại nguy hiểm đối với cây trồng nông nghiệp, bao phủ chắn ánh sáng đối với các loài cây lâm nghiệp. Nguồn gốc và du nhập vào Việt Nam: Ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, và cây được du nhập vào Việt Nam năm 1920. Phân bố: - Việt Nam: xuất hiện ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. - Thế giới: xâm hại tại các nước như Ấn Độ, Úc… Theo Võ Văn Chi (2004), Dương Văn Chín (2005), Lê Quang Long (2006), Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011). Họ: Pontederiaceae Tên khoa học: Eichhornia crassipes (Mart.) Solms (1883) Tên Việt Nam: Bèo Nhật Bản, Bèo lục bình, Bèo tây Mô tả: - Cây thân thảo, nổi trên mặt nước hay bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. - Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. - Cụm hoa hay chùy ở ngọn thân dài khoảng 15 cm. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím; đài và tràng cùng màu, nối liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng. Hoa có 6 nhị với 3 nhị dài và 3 nhịn ngắn, chứa nhiều noãn nhưng chỉ có một cái sinh sản được. - Quả bế có 3 ngăn chứa nhiều hạt, hạt hình bầu dục có gân. Sinh sản bằng đoạn thân và bằng hạt. Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp VII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Nguồn gốc và du nhập vào Việt Nam: Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Bèo nhật bản được nhập vào Việt Nam từ năm 1902. 3 Tác hại: Bèo nhật bản sinh sản rất nhanh và nhanh chóng tạo thành những bè lớn phủ kín mặt nước và từ đó gây ra nhiều tác hại đối với môi trường như làm cản trở giao thông đường thủy, gây tắt ngẽn hệ thống tưới tiêu; cản trở ánh sáng mặt trời thâm nhập vào nước, làm giảm lượng oxy hòa tan, dẫn đến thay đổi thành phần các loài thực vật thủy sinh và kéo theo sự thay đổi cấu trúc quần xã động thực vật và hệ sinh thái thủy vật. Xác bèo khi phân hủy gây ô nhiễm nước và gây ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của người dân. Phân bố: - Việt Nam: phân bố khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. - Thế giới: loài ngoại lai xâm hại tại các nước Papua New Guinea, Trung Quốc và nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt trên thế giới. Theo IUCN (2003), Dương Văn Chín (2005), Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp VIII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Họ: Verbenaceae Tên khoa học: Lantana camara L. Tên Việt Nam: Cây Trăm ổi, Bông ổi, Thơm ổi, Ngũ sắc, Cứt lợn hoa đỏ Mô tả: - Dạng cây thân bụi cao 1 - 3 m. - Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình trái tim, mặt trên phủ những lông ngắn, cứng, mặt dưới có lông mềm. - Hoa hình cầu có đường kính 2 - 3,5 cm, với lá bắc hình lá nhọn. Hoa không có cuống, màu da cam, màu đỏ hay màu trắng và hoa có mùi ổi chín. Đài bé hình chuông, có phủ lông và hơi chia thành 2 môi. Tràng hoa có lông, ống hình trụ, hơi mảnh, có 4 - 5 thùy tròn không theo quy luật, cánh hoa rộng 6 - 7 mm. Mỗi hoa có 4 - 5 nhị, bầu nhẵn, vòi nhụy không thò ra ngoài. - Quả hạch hình trứng với đường kính 4 - 6 mm, dày đặc, đế hoa có nhiều cùi, ban đầu màu xanh, chín có màu đen hay tía. Có 2 hạt, quả hạch dài 1,5 mm. Tác hại: Trăm ổi có khả năng sinh sản nhanh, phát triển mạnh và sống được trong điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau. Nó mọc thành các đám rậm rạp, dày đặc khó đi lại ở các khu rừng trồng, vườn cây 4 ăn quả, đồng cỏ và nhiều sinh cảnh khác. Là loài cây dễ cháy và tái sinh rất mạnh sau khi cháy, dễ lấn át các thảm thực vật khác, thay thế các loài thực vật bản địa. Không chỉ vậy, cây Trăm ổi còn chứa chất độc đối với gia súc chăn thả và con người. Nguồn gốc và du nhập vào Việt Nam: Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được xâm nhập vào Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp IX Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX để làm cây cảnh. Phân bố: - Việt Nam: cây Trăm ổi hiện đang được phân bố khắp trên mọi miền đất nước. - Thế giới: cây Trăm ổi được ghi nhận xâm hại ở Ấn Độ, Kenya. Theo IUCN (2003), Võ Văn Chi (2004), Dương Văn Chín (2005) Họ: Bignoniaaceae Tên khoa học: Spathodea campanulata P. Beauv Tên Việt Nam: Sò đo cam Mô tả: - Là cây gỗ lớn, cao 12 – 15 m. Lá mọc đối, một lần kép, to, dài 15 – 45 cm, lá chét có cuống nhỏ, phiến hình trái xoan – ngọn giáo, nhọn, nguyên, màu lục xẫm, có gân lõ sâu. 5 - Cụm hoa gồm nhiều chùm, mỗi chùm 5 – 6 hoa ở ngọn cành. Hoa có đài dạng mo có khía, bị chẻ dọc khi hoa nở, tràng hoa hình chuông, đường kính 5 cm, màu đỏ cam, họng có sọc vàng với các thùy có mép cùng màu. Ra hoa vào tháng 6 – 7. Quả nang đứng, dẹp, dài 20 cm, rộng 3 – 5 cm; hạt có cánh. Nguồn gốc: Gốc ở nhiệt đới Châu Phi (bờ biển Ghine) được trồng phổ biến trong các vườn hoa và đường phố của các vùng nhiệt đới tới độ cao 1200 m. Theo Võ Văn Chi (2004). Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp X Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Họ: Asteraceae Tên khoa học: Wedelia trilobata L. Tên Việt Nam: Cúc bò hay Cúc dại Mô tả: - Cúc bò là một loài thực vật sống hoang dại, mọc lan bò, thân mềm lan tới đâu mọc rễ tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,5 m. Thân màu xanh, có lông trắng cứng nhỏ. - Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, thon dài, hai đầu nhọn, dài từ 15 - 50 mm, rộng từ 8 - 25 mm. Có lông nhỏ cứng ở hai mặt, mép có 1 - 3 răng cưa nông. - Cuống hoa thìa lìa màu vàng. - Quả đế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng. Tác hại: Cúc bò có khả năng sinh sản vô tính mạnh mẽ và một trong những lý do chính để lây lan nó là thường xuyên cắt tỉa. Phần thân được cắt có thể được di chuyển đến bãi rác hay được đổ dọc bờ 6 sông, nơi chúng dễ dàng phát triển và có thể được trôi theo dòng sông đến những nơi khác. Cúc bò cũng dần xâm lấn và cạnh tranh với các loài thân thảo bản địa trong các thảm thực vật tự nhiên. Nguồn gốc: - Có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Theo Thaman (1999), Đỗ Tất Lợi (2003) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XI Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Họ: Chrysomelidae Tên khoa học: Brotispa longissima (Gestro) Tên Việt Nam: Bọ cánh cứng hại dừa Mô tả: - Trứng có màu nâu, được bám vào lá nhờ chất dính do trưởng thành cái tiết ra. Vỏ trứng không trơn láng mà lỗ chỗ như tổ ong. - Ấu trùng mới nở có màu trắng vàng có kích thước bằng với trứng. Ấu trùng tuổi lớn kéo dài từ 30 40 ngày, tiền nhọng 3 ngày, nhọng 6 ngày dài từ 8 - 10 mm. Ấu trùng phát triển đầy đủ có cơ thể khá dẹp, hai rìa cơ thể gần như song song với nhau và hẹp dần về phía đầu, gồm có 13 đốt, phía cuối thân có 2 gai hình gọng kìm, xung quanh thân có lông tơ rất nhỏ. Khi phát triển đầy đủ, ấu trùng dài khoảng 9 mm và rộng khoảng 2,3 mm. Có 5 mắt bên. - Bọ cánh cứng hại dừa trưởng thành có đầu màu nâu, ngực và phần gốc cánh (chiếm khoảng 1/5 chiều dài cánh) có màu vàng cam, râu mà nâu. Chúng có chiều dài cơ thể từ 8,5 - 9,5 mm, rộng khoảng 2 2,3 mm, râu dài 2,8 mm. Bọ cánh cứng hại dừa với phần giữa đầu có 2 cạnh song song với nhau, chiều ngang của phần này hẹp so với chiều dài. Ngực trước dẹp, bóng, với nhiều vùng không có chấm lỗ, cơ thể khá dẹp và hẹp. 7 Tác hại: Bọ cánh cứng hại dừa gây hại khá nghiêm trọng trên cây dừa và cau kiểng tại Việt Nam. Bọ cánh cứng hại dừa có thể tấn công dừa ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt là cây dừa dưới 6 năm tuổi và vào mùa khô. Khi bị nhiễm nhẹ, chỉ với một số ít lá bị hại, thì sự thiệt hại và ảnh hưởng đến năng suất cây dừa không đáng kể. Tuy nhiên, khi cây dừa có trên 8 lá bị tấn công thì năng suất cây dừa bị ảnh Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình hưởng rõ rệt. Đặc biệt hơn, khi cây dừa nhiễm nặng bị bọ cánh cứng thì có thể dẫn đến cây bị chết. Nguồn gốc và du nhập vào Việt Nam: Có nguồn gốc từ đảo Aru thuộc tỉnh Maluku, Indonesia. Ngày 26/4/1999, Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam chính thức thông báo về sự xuất hiện của Bọ cánh cứng hại dừa trên cây họ dừa, cao. Phân bố: - Việt Nam: Bọ cánh cứng hại dừa được ghi nhận xâm hại tại các tỉnh Tây Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. - Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Maylaysia, Singapore, Châu Phi, American Samoa, Úc, French Polynesia, New Caledonia, Papua New Guinea, các đảo Salomon, Vanuatu, Wallis và các quần đảo Futuna. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Hồ Văn Chiến (2010) Họ: Pontederiaceae Tên khoa học: Pomacea caniculata (Lamarck, 1819) Tên Việt Nam: Ốc bươu vàng Mô tả: Ốc bươu vàng là loài ốc có nắp vỏ, sống dưới nước, thịt màu vàng, vỏ mỏng màu tối hoặc vàng nâu. Vỏ của Ốc bươu vàng có năm vòng xoắn thuận, nắp vỏ có hình bầu dục. Trứng Ốc bươu vàng mới đẻ có màu hồng sau đó màu chuyển sang nhạt dần và có màu trắng hồng. Ốc bươu vàng khi mới nở sẽ rơi xuống nước, vỏ khi đó sẽ mềm, nhưng sau đó vỏ sẽ trở nên cứng lên khi được 2 ngày. Ốc 8 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp bươu vàng có chia làm 2 giới tính và có thể phân biệt giữa Ốc bươu vàng đực và cái dễ dàng. Đối với XIII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Ốc bươu vàng đực, có nắp miệng vênh lên phía trên và có những đường vạch đen lộ rất rõ. Riêng đối với Ốc bươu vàng cái, khi trưởng thành có thể nhìn qua lớp vỏ mỏng thấy buồng trứng màu trắng hoặc đỏ ở bên trong. Tác hại: - Ốc bươu vàng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề, nhất lá đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm mất trắng hàng ngàn hecta lúa ở ĐBSCL, làm giảm năng suất hay phá hủy hoàn toàn nhiều ruộng rau muống. - Ốc bươu vàng còn làm thay đổi “lưới thức ăn” trong hệ sinh thái. - Ốc bươu vàng còn nguy cơ lai giống với nhiều loài ốc bản địa, dẫn đến suy giảm nguồn gen. Đặc biệt, việc sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt Ốc bươu vàng còn có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Nguồn gốc và sự nhu nhập vào Việt Nam: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam trước năm 1975. Phân bố: - Việt Nam: xuất hiện ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. - Thế giới: xâm hại ở các nước lưu vực sông Amazon như Bolivia, Brazil, Paraguay, Peru. Theo Dư Quan Tuấn (2001), IUCN (2003) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XIV Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình Họ: Pontederiaceae Tên khoa học: Achatina fulica (Férussac, 1821) Tên Việt Nam: Ốc sên Châu Phi, Ốc ma Mô tả: - Loài Ốc sên Châu Phi này có vỏ hẹp hình nón, từ đuôi đến đỉnh vỏ có từ 7 - 9 vòng xoắn khi ốc trưởng thành. Vỏ thường có màu nâu đỏ hay sọc vàng, hoặc không có sọc và màu sắc có thể biến đổi tùy theo điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng, phổ biến nhất là màu cà phê sáng. - Con trưởng thành có chiều dài vỏ lên đến 20 cm, tuy nhiên thường chỉ dài từ 5 - 10 cm. Cân nặng trung bình thường khoảng 32 gram. Tác hại: - Ốc sên Châu Phi là loài ốc cạn gây nguy hại nghiêm trọng cho cây trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi Ốc sên Châu Phi duy trì với mật độ cao có thể ăn hại hay phá hủy các thảm thực vật. - Trong nông nghiệp ở những vùng nhiệt đới, Ốc sên Châu Phi gây ra những thiệt hại cho nông nghiệp như làm giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt, Ốc sên Châu Phi còn là vật chủ trung gian truyền các tác nhân gây bệnh cho cây trồng. 9 Nguồn gốc và sự du nhập và Việt Nam: Có nguồn gốc từ Tanzania, Châu Phi. Phân bố: - Việt Nam: được ghi nhận phân bố rải rác trong cả nước nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Vĩnh Long… Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XV Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình - Thế giới: được ghi nhận xâm hại ở nhiều quốc gia như Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,… Theo Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011) Họ: Pontederiaceae Tên khoa học: Hypotomus punctatus (Valenciennes, 1840) Tên Việt Nam: Cá lau kính bé hay Cá tỳ bà bé Mô tả: - Cá lau kính là một loài cá cảnh có thân và đầu dẹp phẳng. Vây lưng cao cứng và thẳng đứng. Vây ngực rộng và xòe, vây đuôi nhỏ và dày. Cuống đuôi không dẹp xuống. - Thân Cá lau kính có màu đen sẫm, nhưng đôi khi cá cũng có mang nâu đen hay nâu nhạt. Cá có vân trắng, thân cá sần sùi, thô ráp. Cơ thể Cá lau kính được phủ bởi lớp vảy lớn, thô, dạng khía cạnh đơn. Mặt ngực không có vảy và có một cặp râu ở góc miệng. Tia vây thứ nhất của vây lưng, vây hậu môn, vây bụng đều có dạng gai cứng. Tác hại: - Cá lau kính là một loài cá ăn tạp, phàm ăn, tiêu thụ chất thải của các loài cá khác, tảo, rong rêu, cạnh 10 tranh nguồn thức ăn đối với các loài cá bản địa, dẫn đến thay đổi chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng sinh thái - Loài Cá lau kính dễ thích nghi và phát triển trong môi trường tự nhiên. Đặc biệt hơn, Cá lau kính có Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XVI Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình thể tiếp xúc các loài cá khác để hút chất nhày trên da và gây chết cho loài cá bị hút chất nhày. Ngoài ra, Cá lau kính còn đào hang đẻ trứng gây ra hiện tượng xói mòn sạt lở dọc bờ sông. Nguồn gốc và sự du nhập vào Việt Nam: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ HongKong và Singapore theo con đường cá cảnh. Phân bố: - Việt Nam: được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Nhuệ - Đáy và một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, TPCT. - Thế giới: được ghi nhận xâm hại ở Indonesia, Philippin. Theo Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011) Họ: Pontederiaceae Tên khoa học: Pterygoplichthys pardalis (Weber, 1991) Tên Việt Nam: Cá lau kính lớn Mô tả: 11 - Cá lau kính lớn có thân và đầu cá dẹp phẳng. - Vây lưng cao, cứng và thẳng đứng, vây ngực rộng và xòe, vây đuôi nhỏ, dày, cuống đuôi không dẹp xuống. - Thân có hoa văn màu trắng, thân cá sần và thô ráp. Tác hại: Làm thay đổi chuỗi thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật, cạnh tranh thức ăn, nơi sống của các Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XVII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 STT Trường Đại học Cần Thơ Đặc điểm Hình loài bản địa, làm thay đổi các khu hệ động, thực vật thủy sinh và gây thiệt hại cho ngành ngư nghiệp và công nghiệp. Phân bố: - Việt Nam: được ghi nhận là loài xâm hại tại các thủy vực tự nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ - Thế giới: Cá lau kính lớn được ghi nhận xâm hại tại các nước Indonesia, Mexhico, Philippin, Puerto Rico, Hoa Kỳ. Theo Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2011) Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XVIII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phụ lục 3: Phiếu điều tra phỏng vấn THÔNG TIN Số phiếu: ........................... Ngày phỏng vấn: .................................................................... Họ tên người được phỏng vấn: .....................................................Giới tính: ........ Tuổi: ....... Nghề nghiệp: ........................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Rất mong anh (chị) có thể cung cấp thông tin chính xác nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. TT Loài Loài SV này Thời gian bắt đã xuất hiện tại đầu có mặt địa phương tại địa chưa? phương? Môi trường sống hay sinh Lợi ích của Tác hại cảnh(ruộng loài SV của SV lúa, ven này? này? đường…)? Biện pháp phòng trừ được sử dụng? Hiệu quả của các biện pháp? Khả năng tái sinh? 1 2 3 4 5 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XIX Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 6 7 8 9 … Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XX Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Phụ lục 4: Danh sách các hộ dân đã phỏng vấn TT Họ tên Giới tính Tuổi Nghề nghiệp Khu vực Phường Quận Ngày Nữ 60 Làm vườn Bình Phó A Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 Huỳnh Văn Năm Nam 57 Làm ruộng Bình Phó A Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 3 Nguyễn Thị Thu Nữ 52 Làm ruộng Bình Phó A Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 4 Nguyễn Văn Út Nam 59 Làm ruộng Bình Phó A Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 5 Nguyễn Hồng Nhanh Nữ 25 Làm vườn Bình Thường B Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 6 Lâm Quốc Nam Nam 51 Lái xe Bình Thường B Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 7 Nguyễn Thị Minh Châu Nữ 33 Nội trợ Bình Thường B Long Tuyền Bình Thủy 10/12/2013 8 Nguyễn Văn Thanh Nam 49 Làm ruộng KV 1 Trà An Bình Thủy 10/12/2013 9 Phạm Văn Nở Nam 52 Làm ruộng Bình Chánh Long Hòa Bình Thủy 10/12/2013 10 Nguyễn Văn Hải Nam 70 Làm vườn Bình Yên A Long Hòa Bình Thủy 10/12/2013 11 Trần Văn Thiệt Nam 80 Nghỉ hưu Bình Yên A Long Hòa Bình Thủy 10/12/2013 12 Lê Văn Trạng Nam 50 Làm ruộng Bình An Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 13 Huỳnh Văn Bày Nam 90 Nghỉ hưu Bình Nhựt Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 1 Châu Thị Nga 2 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XXI Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 14 Phạm Văn Thành Nam 58 Nghỉ hưu Bình Nhựt Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 15 Trần Văn Đúp Nam 51 Làm vườn Bình Yên A Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 16 La Văn Thụy Nam 55 Làm vườn Bình Yên A Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 17 Tiểu Hoàng Oanh Nữ 33 Làm vườn Bình Yên A Long Hòa Bình Thủy 18/12/2013 18 Quảng Văn Tài Nam 42 Công nhân viên KV 7 Bình Thủy Bình Thủy 18/12/2013 19 Nguyễn Hữu Đức Nam 61 Bảo vệ KV 7 Bình Thủy Bình Thủy 18/12/2013 20 Đoàn Kim Loan Nữ 48 Nội trợ KV 1 Trà Nóc Bình Thủy 18/12/2013 21 Nguyễn Văn Hướng Nam 45 Làm ruộng KV 1 Trà Nóc Bình Thủy 18/12/2013 22 Lục Văn Toàn Nam 51 Làm vườn KV 1, Cồn Sơn Bùi Hữu Nghĩa Bình Thủy 12/11/2013 23 Trần Văn Su Nam 60 Làm thuê Thới Hưng Thới An Đông Bình Thủy 04/12/2013 24 Văn Đăng Nam 63 Làm ruộng Thới Thạnh Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 25 Trần Thị Ngọc Anh Nữ 38 Làm ruộng Thới An Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 26 Nguyễn Chí A Nam 78 Làm ruộng Thới An Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 27 Nguyễn Văn Bé Nam 62 Xưởng cưa Thới Hòa Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 28 Nguyễn Văn Mới Nam 66 Thợ mộc Thới Hưng Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XXII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 29 Lê Văn Năm Nam 58 Làm ruộng Thới Hưng Thới An Đông Bình Thủy 18/12/2013 30 Nguyễn Văn Triệu Nam 51 Làm ruộng Thới Bình Thới An Đông Bình Thủy 10/12/2013 31 Trần Bình Trọng Nam 35 Làm ruộng Thới An Thới An Đông Bình Thủy 10/12/2013 32 Nguyễn Văn Tấn Nam 60 Làm ruộng Thới An Thới An Đông Bình Thủy 10/12/2013 33 Hà Văn Huệ Nam 28 Làm vườn Phú Thuận Tân Phú Cái Răng 28/11/2013 34 Nguyễn Văn Gạn Nam 55 Buôn bán Phú Thạnh Tân Phú Cái Răng 9/12/2013 35 Nguyễn Văn Hồng Nam 61 Làm vườn Phú Thạnh Tân Phú Cái Răng 9/12/2013 36 Phạm Văn Tư Nam 51 Làm vườn Phú Thạnh Tân Phú Cái Răng 9/12/2013 37 Nguyễn Văn Chung Nam 55 Làm ruộng Phú Lợi Tân Phú Cái Răng 9/12/2013 38 Nguyễn Văn Em Nam 50 Làm vườn Phú Thuận A Tân Phú Cái Răng 19/12/2013 39 Võ Văn Út Nhỏ Nam 40 Làm vườn Phú Lễ Tân Phú Cái Răng 19/12/2013 40 Lê Văn Út Nam 57 Làm vườn Phú Thắng Tân Phú Cái Răng 19/12/2013 41 Phạm Hồng Tấn Nam 67 Làm vườn Thạnh Thắng Thường Thạnh Cái Răng 7/12/2013 42 Trần Văn Sáu Nam 52 Làm vườn Thạnh Lợi Thường Thạnh Cái Răng 7/12/2013 43 Bùi Văn Tùng Nam 42 Làm ruộng Thạnh Lợi Thường Thạnh Cái Răng 7/12/2013 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XXIII Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 44 Lê Văn Đực Nam 80 Làm ruộng Thạnh Hòa Thường Thạnh Cái Răng 7/12/2013 45 Đỗ Thị Mai Nữ 55 Phụ hồ Thạnh Hòa Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 46 Nguyễn Văn Lạc Nam 70 Làm ruộng Thạnh Hòa Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 47 Nguyễn Văn Triệu Nam 57 Làm ruộng Thạnh Hòa Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 48 Võ Văn Lượm Nam 56 Làm ruộng Thạnh Hòa Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 49 Nguyễn Văn Thính Nam 38 Làm vườn Thạnh Thắng Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 50 Trần Văn Danh Nam 57 Làm vườn Thạnh Thắng Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 51 Phạm Văn Út Nam 46 Làm vườn Thạnh Thắng Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 52 Nguyễn Hoàng Mậu Nam 67 Cán bộ Thạnh Lợi Thường Thạnh Cái Răng 19/12/2013 53 Ngô Văn Đấu Nam 64 Làm vườn KV 5 Hưng Thạnh Cái Răng 14/11/2013 54 Nguyễn Văn Mãi Nam 48 Làm vườn KV 5 Hưng Thạnh Cái Răng 09/12/2013 55 Nguyễn VĂn Út Âu Nam 60 Làm ruộng KV 5 Hưng Thạnh Cái Răng 09/12/2013 56 Đào Văn Mười Nam 65 Làm vườn KV 5 Hưng Thạnh Cái Răng 09/12/2013 57 Nguyễn Văn Em Nam 40 Làm ruộng KV 6 Hưng Thạnh Cái Răng 09/12/2013 58 Nguyễn Văn Lâm Nam 48 Thợ hàn KV 6 Hưng Thạnh Cái Răng 09/12/2013 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XXIV Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ 59 Trương Minh Thông Nam 52 Làm vườn KV 3 Ba Láng Cái Răng 01/12/2013 60 Nguyễn Văn Sơn Nam 44 Làm ruộng KV 3 Ba Láng Cái Răng 19/12/2013 61 Trương Văn Sơn Nam 50 Làm thuê KV 3 Ba Láng Cái Răng 19/12/2013 62 Nguyễn Văn Em Nam 61 Làm ruộng KV 4 Ba Láng Cái Răng 19/12/2013 63 Đỗ Văn Hài Nam 71 Sửa xe KV 4 Ba Láng Cái Răng 19/12/2013 64 Nguyễn Văn Bò Nam 82 Làm ruộng KV 4 Ba Láng Cái Răng 19/12/2013 65 Bùi Văn Hoang Nam 57 Làm rẫy Khánh Bình Phú Thứ Cái Răng 29/11/2013 66 Nguyễn Thanh Tùng Nam 51 Làm vườn Khánh Bình Phú Thứ Cái Răng 29/11/2013 67 Nguyễn Văn Tóp Nam 55 Làm vườn Khánh Hưng Phú Thứ Cái Răng 29/11/2013 68 Nguyễn Thanh Liêm Nam 65 Làm ruộng Phú Hưng Phú Thứ Cái Răng 08/12/2013 69 Võ Văn Dường Nam 69 Làm ruộng Phú Hưng Phú Thứ Cái Răng 19/12/2013 70 Nguyễn Văn Hoa Nam 51 Làm ruộng Phú Hưng Phú Thứ Cái Răng 19/12/2013 71 Phạm Văn Út Nam 75 Làm ruộng Thạnh Lợi Phú Thứ Cái Răng 19/12/2013 Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp XXV Bộ môn Sư phạm Sinh học [...]... điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học ở TPCT là cần thiết Đề tài Điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai Quận Cái Răng và Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ nằm trong đề tài điều tra đa dạng sinh học ở TPCT được đề xuất thực hiện sẽ điều tra, khảo sát, thu thập những dẫn liệu về thành phần loài sinh vật ngoại lai. .. lai và quản lý dữ liệu này bằng bản đồ số sẽ góp phần vào sự bảo tồn đa dạng sinh học ở TPCT 2 Mục tiêu đề tài Thống kê hiện trạng các loài sinh vật ngoại lai ở hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT Mô tả, lập danh sách các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, thực hiện bộ sưu tập các loài thực vật ngoại lai Xây dựng bản đồ số thể hiện sự phân bố các loài ngoại lai xâm hại tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng. .. sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học Đa dạng sinh học: nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên, từ các loài sinh vật phân cắt đến động thực vật (trên cạn và dưới nước) và cả loài người chúng ta, từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài và quần xã mà chúng sống Gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) Với sự đa dạng về thành phần loài sinh. .. 9/2013 đến tháng 5/2014 2.2 Phương pháp kế thừa Thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai và nơi cần điều tra như thành phần các loài sinh vật ngoại lai, mức độ gây hại, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, bản đồ hành chính, đặc điểm địa lý, dân cư… tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng Lập danh sách những loài sinh vật ngoại lai gây hại điển hình dựa trên những nghiên cứu của. .. phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Ngoài ra, nhiều loài xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và đa dạng sinh học mà những ảnh hưởng gián tiếp cũng rất phức tạp và gây ra những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn và đời sống cộng đồng (IUCN, 2003) 5 Điều kiện tự nhiên của hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT Quận Bình Thủy và Cái Răng. .. trạng, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh sự lây lan và tiêu diệt các loài gây hại Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 2 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 Tổng quan về sinh vật ngoại lai 1.1 Định nghĩa về sinh vật ngoại lai Theo IUCN (2003), sinh. .. dạng sinh học Sau đó, Hội nghị về Đa dạng sinh học (2010), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011), Thông tư liên tịch Ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (2012) đề có đề cập đến sự ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở nước ta Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 5 Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa... Thuận trở vào Cần Thơ Tổng quan về sự gây hại của sinh vật ngoại lai và danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai gây hậu quả nghiêm trọng Thực trạng thủy sinh vật lạ 6 Các lưu vực Bộ môn Sư phạm Sinh học Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ Tác giả Đối tượng Nội dung Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu TT 2005 9 Lê Minh Trường, 2010 sinh vật ngoại xâm nhập thủy vực... cũng cho thấy những ảnh hưởng bất lợi của nhóm sinh vật này đến đa dạng sinh học, nông nghiệp, gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011) Cùng với hệ sinh vật bản địa, sinh vật ngoại lai tạo nên sự đa dạng về chủng loại các loài sinh vật ở các nước trên thế giới Bên cạnh các sinh vật ngoại lai được du nhập vào trong nước với mục đích dùng làm... vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển” (Luật Đa dạng sinh học, 2008) 1.2 Con đường hình thành sinh vật ngoại lai Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai được hình thành trãi qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau: ... động sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học TPCT cần thiết Đề tài Điều tra đánh giá tác động sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học hai Quận Cái Răng Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ ... Đại học Cần Thơ TÓM LƯỢC Đề tài: Điều tra đánh giá tác động sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học hai Quận Bình Thủy Cái Răng – Thành phố Cần Thơ thực từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014,... Chim Tháp Đa dạng sinh học tác động sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học Đa dạng sinh học: nghiên cứu tính đa dạng vật sống thiên nhiên, từ loài sinh vật phân cắt đến động thực vật (trên cạn nước)

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w