Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
747,42 KB
Nội dung
Đánh giá tác động của dự án giáo dục Việt – Bỉ đến phương pháp dạy và học (nghiên cứu trường hợp trường CĐSP Điện Biên) Nguyễn Thị Tường Vy Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh Năm bảo vệ: 2013 101 tr . Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy; phương pháp học; tổng quan nghiên cứu tác động của dự án giáo dục Việt - Bỉ đến đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của dự án giáo dục Việt Bỉ đến việc đổi mới phương pháp dạy và học của trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên như sau: giảng viên đã có những đổi mới nhất định trong phương pháp giảng dạy, phát huy, đổi mới và tăng cường sử dụng những phương pháp dạy học tích cực, áp dụng các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mới theo chương trình tập huấn của dự án; Giảm việc sử dụng phương pháp Đọc - ghi, thuyết trình suông, tăng mức độ áp dụng các phương pháp phát huy tư duy độc lâp, chủ động sáng tạo của sinh viên: phương pháp Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học Nhóm, phương pháp dạy học Dự án, phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học theo hợp đồng; Sinh viên tăng cường thời gian tự học, lập kế hoạch tự học, nâng cao tính tự giác, tự nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức thay vì dành thời gian rỗi cho những việc vô bổ hoặc những việc không liên quan đến việc học. Sinh viên tăng cường hoạt động tương tác giữa các sinh viên với nhau và tương tác với giảng viên trong những giờ trên lớp. Sinh viên có hứng thú học tập hơn, nhất là với những tiết học có sử dụng phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dự án, phương pháp hợp đồng, phương pháp góc Sinh viên chính là đối tượng được hưởng lợi gián tiếp từ dự án giáo dục Việ Bỉ. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực đêm đến cho sinh viên không khí học tập sôi nổi, sinh viên được làm chủ kiến thức của mình. Sự đổi mới phương pháp giảng dạy này hướng tới làm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trong học tập và tự hoàn thiện bản thân của giảng viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Keywords.Dự án giáo dục; Phương pháp dạy học; Phương pháp học; Hợp tác giáo dục Content. 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam từ những năm 1960, khi mà các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Với cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai vào năm 1980 thì phát huy tính tích cực của người học đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, có tri thức và làm chủ đất nước. Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục cũng đã được ghi trong Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông và thể hiện trong Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo nói chung và phương pháp dạy và học nói riêng được thảo luận một cách sôi nổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Viện nghiên cứu và cả toàn xã hội đã có nhiều biện pháp và công trình nghiên cứu nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Trong đó có thể kể đến các nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Trí, Đỗ Đình Hoan, Trần Kiều, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Công Khanh cũng tập trung nghiên cứu vấn đề này. Một trong những luận điểm quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy và học được nhiều người thống nhất, đó là làm thế nào khơi dậy được tính tích cực, chủ động của mỗi người học. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy rằng, kết quả học tập, rèn luyện của người sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của quá trình giảng dạy và tổ chức công tác giáo dục, vào những điều kiện vật chất, tinh thần và thái độ học tập của sinh viên. Trong đó, chú trọng đổi mới PPDH nhằm đáp ứng những đòi hỏi tích cực từ phía người học, đồng nghĩa với nhiệm vụ đào tạo và vai trò trong giáo dục của người giảng viên trước nhu cầu xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Do đó nâng cao năng lực giảng dạy cho người giáo viên là cần thiết. Bên cạnh đó, vấn đề về phương pháp học là một trong những yếu tố cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Văn Đản, Lê Đức Ngọc, Nguyễn Quý Thanh đã có những nghiên cứu tâm huyết về vấn đề này. Quan điểm nghiên cứu tập trung vào nhận thức, thái độ, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của sinh viên, những yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp học của họ Kết quả của các nghiên cứu đó tập trung xoay quanh câu hỏi là làm sao để có được phương pháp học tập chủ động, hiệu quả cho chính bản thân người học. Những kết quả đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ tương lai cho đất nước. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu thì nhiều dự án lớn được triển khai. Các dự án phát triển giáo dục góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ về cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở vật chất cho việc đổi mới PPDH, đặc biệt là các dự án phát triển giáo dục cho các tỉnh thuộc vùng khó khăn. Dự án Việt - Bỉ nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là dự án song phương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Bỉ. Đây là dự án nối tiếp Dự án Việt - Bỉ pha I "Đào tạo giáo viên các trường Trung học sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" nhằm củng cố và phát triển kết qủa của dự án trên phạm vi 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện tốt đổi mới PPDH theo hướng dạy và học tích cực, dự án Việt Bỉ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển nâng cao năng lực sư phạm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo về dạy và học tích cực cho giáo viên. Theo báo cáo kết quả khảo sát 14 tỉnh miền núi phía Bắc của dự án Việt Bỉ, dự án đã có tác động trực tiếp tới đội ngũ GV, cán bộ quản lí về đổi mới PPDH. GV được tham gia các lớp tập huấn của Dự án đã thực hiện phương pháp mới trong tiết dạy của mình khá thành thạo, tìm ra các phương pháp thích hợp cho từng môn học. Tuy vậy, qua khảo sát có thể nhận thấy ở trường CĐSP các cá nhân tham gia DA chỉ mới tự thể hiện qua giảng dạy của bản thân mà chưa tác động ảnh hưởng tốt tới đông đảo đội ngũ giảng viên trong nhà trường. Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên là một trong những trường được tham gia vào dự án Việt Bỉ, đã có nhiều giáo viên được tập huấn và áp dụng các PPDH tích cực vào các tiết dạy. Để làm rõ những thay đổi trong phương pháp dạy và học tại trường CĐSP Điện Biên khi tham gia dự án Việt Bỉ, tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của dự án giáo dục Việt – Bỉ đến phương pháp dạy và học (nghiên cứu trường hợp trường CĐSP Điện Biên)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là mô tả các tác động một cách định tính và định lượng để xem xét tác động của dự án giáo dục Việt Bỉ đến việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên trường CĐSP Điện Biên. 3. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường CĐSP Điện Biên. - Giới hạn về thời gian: Thời gian dự án giáo dục Việt Bỉ được triển khai tại trường (Từ năm học 1998 – 1999 đến năm học 2009 – 2010). - Giới hạn về số lượng khách thể: Nghiên cứu sẽ thực hiện trên các sinh viên hệ cao đẳng chính quy và các giảng viên thực hiện giảng dạy tại các lớp cao đẳng chính quy của trường CĐSPĐB trong các năm học 1998 – 1999 đến năm học 2009 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: 4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau: 1- Những thay đổi nào đang diễn ra trong PPDH của giảng viên kể từ khi dự án Việt Bỉ được triển khai tại trường CĐSP ĐB? 2- Đổi mới PPDH có ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học tập của sinh viên tại trường CĐSP ĐB? 4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu: 1. Dự án giáo dục Việt Bỉ được triển khai có tác động đến phương pháp giảng dạy của giảng viên trường CĐSP Điện Biên 2. Việc đổi mới PPDH của giảng viên có ảnh hưởng đến việc rèn luyện phương pháp học tập của sinh viên. Nếu PPDH của giảng viên phù hợp với hoạt động học tập của sinh viên, thì sinh viên sẽ hứng thú hơn và kết quả học tập sẽ cao hơn. 4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ cao đẳng chính quy và giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên. 4.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của dự án Việt Bỉ đối với phương pháp dạy và học tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi sẽ dùng những phương pháp sau: 4.3.1. Các phương pháp thu thập thông tin 4.3.1.1. Phân tích tài liệu Phân tích các tài liệu liên quan đến nghiên cứu trong luận văn, bao gồm: - Các tài liệu nghiên cứu về PPDH của giảng viên; các tài liệu nghiên cứu về phương pháp học của sinh viên; các tài liệu nghiên cứu về dự án giáo dục Việt Bỉ. - Các báo cáo công tác giảng dạy hàng năm của trường CĐSP Điện Biên. - Các tài liệu về phân tích và xử lý số liệu thống kê. 4.3.1.2. Khảo sát bằng bảng hỏi Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang trả lời chạy từ 1 đến 5 như sau: 1- Không bao giờ sử dụng; 2 – Ít khi sử dụng; 3 – Thỉnh thoảng sử dụng; 4 - Thường xuyên sử dụng; 5 – Luôn luôn sử dụng. 4.3.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu với các đối tượng sau: - Cán bộ quản lý của nhà trường: (Hiêu trưởng, Hiệu phó chuyên môn, Trưởng khoa) - Cán bộ cốt cán tham gia dự án giáo dục Việt Bỉ: 2 GV - Giảng viên tham gia tập huấn dự án giáo dục Việt Bỉ: 5 GV - Cựu sinh viên đã tốt nghiệp: 6 cựu SV - Sinh viên đang học tại trường ở thời điểm nghiên cứu: 9 SV 4.3.1.4. Phương pháp quan sát Nghiên cứu thực hiện quan sát hoạt động giảng dạy đối với mẫu khảo sát giảng viên, bao gồm: việc chuẩn bị cho giờ dạy, việc thực hiện các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học. Nghiên cứu thực hiện quan sát hoạt động học tập đối với mẫu khảo sát sinh viên, bao gồm: các hoạt động tích cực trong các giờ học trên lớp (giơ tay phát biểu, ghi chép bài theo cách riêng, thảo luận nhóm ); các hoạt động chuẩn bị bài trước khi đến lớp (nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch học tập ) 4.3.2. Phương pháp chọn mẫu: - Mẫu khảo sát cho giảng viên: + Dung lượng mẫu: Số lượng giảng viên của trường ở thời điểm từ 2005 đến nay là khoảng 147 người, tại thời điểm nghiên cứu có 120 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường, với dung lượng giảng viên như vậy nên nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ số giảng viên này. - Mẫu khảo sát cho sinh viên: - Dung lượng mẫu: + 6 cựu sinh viên: (Thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu) từ K1 (1998 – 2001) đến K8 (2005 – 2008). Luận văn thực hiện phương pháp chọn ngẫu nhiên theo các khóa sinh viên đã ra trường. Số sinh viên được hỏi dựa vào danh sách lớp. + 255 sinh viên: (Nghiên cứu định lượng) K10 (2007 – 2010), K11 (2008 – 2011), K12 (2009 – 2012), K13 (2010 – 2013). Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm tại 3 khoa: Tự nhiên, Xã hội, Tiểu học – Mầm non. Tại mỗi khoa, chọn ngẫu nhiên 85 sinh viên đang học. Số sinh viên được phát phiếu hỏi được lấy từ danh sách của mỗi lớp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lan Anh (2010), Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học, Luận văn thạc sĩ khoa học, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội. 2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục Hà Nội. 3. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010.), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Dự án giáo dục Việt Bỉ. Hà Nội 4. Nguyễn Văn Đản (2009), Dạy phương pháp học cho học sinh, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 50. 5. Tạ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Đình Thảo Vy, Vũ Việt Hằng, Kỹ năng và phương pháp học đại học (2007), ĐH Mở TP. HCM 6. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB GD. 7. Lê Văn Hảo (Chủ biên) (2006), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Trường Đại học Nha Trang. 8. Trần Văn Hạo, Lê Đức Long (2007), Phương pháp dạy học môn Tin học, Nhà xuất bản Giáo dục.Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Thành Hải (2010), Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học, Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH, ĐHQG HCM 10. Đỗ Đình Hoan (1995), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Đổi mới PPDH ở tiểu học”, Tạp chí Thông tin KHGD số 48. 11. Nguyễn Thúy Hồng (2010), Thực trạng và giải pháp đổi mới PPDH ở trường trung học cơ sở, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 55. 12. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Dạy - học thông qua thực hành dạy: một phương hướng tích cực trong đào tạo giáo viên, Tạp chí KH, ĐHSP Hà Nội, số 6, tr. 25-29. 13. Nguyễn Công Khanh (2009), Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV & trường ĐHKHTN, Trung tâm ĐBCLĐT &NCPTGD, ĐHQGHN 14. Nguyễn Bá Kim (2007), PPDH môn Toán, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 15. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Kiều (1995), “Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong trường phổ thông ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 276. 17. Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá (2005), NXB ĐH QG HN. 18. Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu, Nguyễn Khánh Trung (2008), Kĩ năng học đại học và phương pháp nghiên cứu, NXB Giáo dục. 19. Phan Thu Lạc, Trần Thị Thanh (12/2006), Báo cáo kết quả khảo sát cơ bản tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc – Dự án Việt Bỉ 20. Ban quản lí dự án Việt Bỉ, (8/2007), Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, hỗ trợ áp dụng dạy và học tích cực tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc 21. Đinh Ái Linh (2006), Những hạn chế trong quản lí hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ ĐHQG HCM, tập 9 22. Phạm Thành Nghị (2010), Động cơ trong hoạt động học tập và các giải pháp tăng cường, Tạp chí khoa học giáo dục số 61, tháng 10 năm 2010 23. Lê Đức Phúc (1989), Cần đổi mới những gì về phương pháp nghiên cứu và dạy học hiện nay, T/c Thông tin khoa học giáo dục, số 18. 24. Trần Linh Phong (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp học tập đến kết quả học tập của sinh viên trường ĐH Trà Vinh” – Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn, số 2. 25. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội. 26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Trường Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục Trung ương. 27. Phạm Đức Quang (2010) , Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới PPDH môn Toán ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 51. 28. Nguyễn Quý Thanh (2005), Một số dạng hành vi học tập đặc trưng của sinh viên, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr241-268, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. [...]... Đào tạo giáo viên: Giảng dạy và phương pháp học tập, chương 18 45 Jim Peterson (2008), Đánh giá phương thức giảng dạy/ học tập, Hội thảo quốc tế Đánh giá hiệu quả phương thức dạy đại học: Quan điểm của Việt Nam và Australia”, Đại học Quốc gia Hà Nội 46 Mathew Pisciouneri (2008), Đánh giá về mô hình dạy học, Hội thảo quốc tế Đánh giá hiệu quả phương thức dạy đại học: Quan điểm của Việt Nam và Australia”,... khoa học giáo dục số 70 32 Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Khoa học xã hội 33 Nguyễn Cảnh Toàn (2003), Biển học vô bờ: tư vấn phương pháp học tập, NXB Thanh Niên 34 Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kì – Vũ Văn Tảo – Bùi Tường (2007), Quá trình dạy – tự học , NXBGD Hà Nội 35 Trần Mạnh Trung (2008), Giáo dục phổ thông cần có “Một cuộc cách mạng” về phương. .. cứu giáo dục Đại học Cần Thơ 40 Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường ĐHKT HCM, Luận văn thạc sĩ khoa học, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội 41 Thông báo số 606/TB – BGDĐT, ngày 1/9/2009 “Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển về việc duy trì, phát huy các kết quả đảm bảo tính bền vững của dự án Việt Bỉ “Nâng cao chất lượng đào tạo và. .. dưỡng giáo viên tiểu học, THCS các tỉnh miền núi phía Bắc” sau khi dự án kết thúc 42 Nguyễn Quang Uẩn - Trần Quốc Thành (1992), Vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập, Trường ĐHSP Hà Nội 43 Trần Văn Vuông, Nguyễn Văn Hiến (2009), Một số định hướng sư phạm trong dạy học toán cao cấp ở trường cao đẳng và đại học theo quan điểm khám phá, Tạp chí khoa học giáo dục số 49 44 Viện Quốc tế về Kế hoạch giáo dục – UNESCO... phương pháp giảng dạy, Tạp chí dạy và học ngày nay số 04 36 Nguyễn Đức Trí (2010), Một số cơ sở và định hướng chủ yếu của việc đổi mới đào tạo cao đẳng ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 52 37 Vũ Hồng Tiến (2010), Các PPDH tích cực http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=533 38 Lê Anh Tuấn (2009), Dạy học âm nhạc bằng PPDH theo góc, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, Viện KHGD Việt. .. hành học tập tích cực của sinh viên: Một thử nghiệm mô hình hóa các yếu tố tác động, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 26 30 Trịnh Khắc Thẩm (2005), Đổi mới phương pháp dạy- học và kiểm tra, đánh giá - giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo, Tr160-tr175, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 31 Phạm Thị Hồng The (2011), Ứng dụng câu hỏi nhiều lựa chọn trong dạy học nêu... và Australia”, Đại học Quốc gia Hà Nội 46 Mathew Pisciouneri (2008), Đánh giá về mô hình dạy học, Hội thảo quốc tế Đánh giá hiệu quả phương thức dạy đại học: Quan điểm của Việt Nam và Australia”, Đại học Quốc gia Hà Nội . phương pháp dạy và học tại trường CĐSP Điện Biên khi tham gia dự án Việt Bỉ, tôi chọn đề tài Đánh giá tác động của dự án giáo dục Việt – Bỉ đến phương pháp dạy và học (nghiên cứu trường hợp. pháp học; tổng quan nghiên cứu tác động của dự án giáo dục Việt - Bỉ đến đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của dự án giáo dục Việt Bỉ đến. Đánh giá tác động của dự án giáo dục Việt – Bỉ đến phương pháp dạy và học (nghiên cứu trường hợp trường CĐSP Điện Biên) Nguyễn Thị Tường Vy Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.