luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NƯỚC MẮM TẠI HUYỆN LỆ THỦY
Trang 2Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cũng như cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nói riêng cũng như toàn thể các thầy, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Huế nói chung đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, ThS Phạm Xuân Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Ban quản lý Dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình cùng bà con nông dân huyện Lệ
Trang 3Thủy đã tạo điều kiện thuận
lợi, nhiệt tình cộng tác giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài nghiên
cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn sự
giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè và người thân
trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa xin chân thành
cảm ơn!
Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên Phan Đình Nguyệt
Minh
i
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 4
4.2 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 4
4.3 Phương pháp phỏng vấn/tham khảo ý kiến các chuyên gia dự án/nhà SX 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1.1 Dự án phát triển nông thôn 6
1.1.1.1 Khái niệm dự án 6
1.1.1.2 Đặc điểm của dự án 6
1.1.1.3 Phương pháp đánh giá tác động của dự án 8
1.1.2 Một số vấn đề về chuỗi giá trị 9
1.1.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị 9
1.1.2.2 Mục tiêu của chuỗi giá trị 10
1.1.2.3 Nội dung phân tích chuỗi giá trị 11
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 13
1.2.1 Tổng quan thị trường nước mắm 13
1.2.2 Thị trường nước mắm tỉnh Quảng Bình 15
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 17
Trang 52.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO
TỈNH QUẢNG BÌNH 17
2.1.1 Phạm vi, thời gian thực hiện dự án 17
2.1.2 Mục tiêu của dự án 17
2.1.2.1 Mục tiêu lâu dài 17
2.1.2.2 Mục tiêu cụ thể 17
2.1.3 Nội dung dự án 18
2.1.4 Vốn và nguồn vốn dự án 19
2.2 CÁC HỖ TRỢ CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ NƯỚC MẮM 19
2.3 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.3.1.1 Vị trí địa lý của xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung 21
2.3.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 21
2.3.1.3 Khí hậu, sông ngòi 21
2.3.1.4 Tài nguyên khoáng sản 22
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 22
2.3.2.1 Tình hình dân số, lao động, việc làm 22
2.3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 22
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NƯỚC MẮM TẠI HUYỆN LỆ THUỶ 25
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG CÁC HỘ ĐIỀU TRA 25
3.1.1 Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập bình quân 25
3.1.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 26
3.2 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO ĐẾN
CHUỖI GIÁ TRỊ NƯỚC MẮM HUYỆN LỆ THUỶ 28
3.2.1 Phân tích chuỗi giá trị nước mắm huyện Lệ Thủy 28
3.2.1.1 Tổng quan chuỗi giá trị nước mắm trước và sau khi có dự án 28
3.2.1.2 Thị trường đầu vào 33
3.2.1.3 Cơ sở sản xuất chế biến nước mắm 35
3.2.1.3.1 Số lượng lao động và quy mô vốn của các cơ sở chế biến nước mắm 35
3.2.1.3.2 Sản lượng nước mắm của các cơ sở sản xuất chế biến 37
ii
Trang 63.2.1.3.3 Chi phí sản xuất của các cơ sở chế biến nước mắm 39
3.2.1.3.4 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở chế biến nước mắm trước và sau khi có dự án 41
3.2.1.4 Hộ thu gom và các đại lý bán buôn, bán lẻ 43
3.2.1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 44
3.2.2 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi 46
3.2.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi cung sản phẩm nước mắm huyện Lệ Thủy 51
3.2.4 Dòng thông tin trong chuỗi 58
3.2.5 Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm nước mắm ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 59
3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA SAU KHI NGHIÊN CỨU 59
3.3.1 Các thuận lợi trong sản xuất 59
3.3.2 Các khó khăn trong sản xuất 60
3.3.3 Các đề xuất của hộ sản xuất nước mắm 61
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM HUYỆN LỆ THỦY 62
4.1 Giải pháp phát triển thị trường 62
4.2 Nâng cao năng lực cho người dân 64
4.3 Tăng cường công tác truyền thông 64
4.4 Giải pháp về tín dụng 65
4.5 Giải pháp tăng cường tính bền vững sau khi kết thúc dự án 65
4.6 Giải pháp kiện toàn bộ máy thực hiện dự án 65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1 Kết luận 66
2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
iii
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DPPR : Dự án Phân cấp giảm nghèo
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia của
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Chi phí gia tăng và lợi nhuận phân theo các tác nhân
của kênh 1 - kênh 2 (trước và sau dự án) 57Biểu đồ 2: Chi phí gia tăng và lợi nhuận phân theo các tác nhân của kênh 3
Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nước mắm huyện Lệ Thủy 29
tỉnh Quảng Bình trước khi có dự án DPPR
Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm nước mắm huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng
Bình
Sơ đồ 4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm 45
7
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các hỗ trợ của dự án DPPR đối với sản xuất và tiêu thụ
Bảng 2: Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập bình quân 25Bảng 3: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 27Bảng 4: Số lượng lao động và quy mô vốn của các cơ sở chế biến nước
mắm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trước khi có dự án DPPR 54Bảng 9: Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nước
mắm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình sau khi có dự án DPPR 55
Trang 10vii
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sản xuất nước mắm là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của phụ nữ vùng
ven biển huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình Nhận thấy được điều đó, dự án
Phân cấp giảm nghèo do IFAD tài trợ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ
nhằm giúp người dân phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm nước mắm Tuy nhiên, sau 5 năm triển
khai thực hiện, thực tế Dự án phân cấp giảm nghèo đã có những tác động cụ thể
nào? Dự án có đạt được những mục tiêu như thiết kế hay không? Việc nghiên
cứu, xem xét, đánh giá một cách tổng quát và đầy đủ những tác động của Dự án
là việc hết sức cần thiết Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá
tác động của Dự án phân cấp giảm nghèo đến chuỗi giá trị nước mắm tại
huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình
Mục tiêu của khoá luận là nghiên cứu một số tác động của dự án Phân
cấp giảm nghèo (DPPR) đến khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản xuất
nước mắm thông qua nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị trước và sau khi có
dự án (2005 - 2009) Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động của dự án trong thời gian tới
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, 40 hộ sản xuất chế biến nước mắm và
10 hộ thu gom, đại lý trên địa bàn 2 xã: Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung,
huyện Lệ Thủy đã được phỏng vấn, điều tra Ngoài ra đề tài còn sử dụng số
liệu thứ cấp từ dự án DPPR, phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia dự án
Sau khi nghiên cứu, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
Đối với các cơ sở chế biến nước mắm, quy mô sản xuất của người dân
đã tăng lên gấp đôi sau 5 năm triển khai thực hiện dự án Tỷ lệ % tổng thu nhập
và lợi nhuận biên của họ đã tăng lên đáng kể Dự án cũng đã tạo thêm nhiều
việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện
Sau dự án, chuỗi giá trị nước mắm đã có nhiều thay đổi theo hướng tích
cực với sự xuất hiện thêm tác nhân thu gom và số kênh tiêu thụ tăng từ 2 lên 3
kênh Phương thức tiêu thụ cũng thay đổi, thuận lợi hơn cho người sản xuất, đó
Trang 12là các đại lý phải gọi điện thoại đặt hàng trước, sau đó cơ sở sản xuất hay thu
gom mới trực tiếp chuyên chở nước mắm tới cho các đại lý Hình thức thanh
toán bằng tiền mặt, tuy nhiên đã có sự ứng tiền trước cho người sản xuất, từ đó
giúp họ chủ động hơn
Quy mô sản xuất tăng gấp đôi nên lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể
Nhờ được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng ra,
không chỉ được tiêu dùng trong huyện mà còn ở các huyện khác như Quảng
Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa, thành phố Đồng Hới Nước mắm Lệ Thuỷ cũng
đã được người tiêu dùng các tỉnh lân cận biết đến như Hà Tĩnh, Nghệ An,
Quảng Trị, Tây Nguyên và đang được giới thiệu tại các siêu thị ở Hà Nội
Nói tóm lại, dự án DPPR đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, tác động
tích cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các cơ sở chế biến: nâng cao
thu nhập, giải quyết việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nước
mắm huyện Lệ Thuỷ
11
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quảng Bình là một tỉnh nghèo nằm dọc bờ biển miền Trung Việt Namvới các dãy núi ăn sâu ra biển Ở Quảng Bình có thể chia ra thành hai vùng địa
lý khác biệt với những đặc điểm kinh tế đặc trưng: ở khu vực duyên hải, ngườidân sống chủ yếu dựa vào tài nguyên biển và ở vùng cao, người dân sống chủyếu dựa vào canh tác nông nghiệp
Đại bộ phận các hộ trong khu vực ven biển phụ thuộc vào việc đánh bắt
cá để kiếm sống Họ bán sản phẩm đánh bắt được trong các chợ xép một cáchriêng rẽ mà không phối hợp gì với nhau Thậm chí những ngư dân cùng mộtthuyền vẫn thích bán cá riêng lẻ trừ phi số lượng cá đánh được quá nhiều.Ngoại trừ những nhóm ngư dân nhỏ cùng góp vốn mua thuyền lớn, không có tổchức cung cấp dịch vụ nào cũng như không có hình thức hợp tác hoặc hiệp hộinào Ngoài ra rất nhiều hộ cũng có các khoản thu nhập thêm từ các hoạt độnglàm ăn nhỏ như chế biến cá khô, nước mắm… Hầu hết phụ nữ đều biết cáchlàm nước mắm và các đồ gia vị khác từ tôm, cá được ủ lên men, nhưng họthường sản xuất để tiêu dùng trong gia đình và chỉ bán một lượng rất ít nếu có
Nguyên nhân hạn chế phát triển hoạt động chế biến thủy hải sản là thiếuvốn, vận chuyển đến chợ khó khăn và nguồn cung cấp nguyên liệu không ổnđịnh Theo nguồn thông tin cấp tỉnh và những người sản xuất khấm khá chobiết, một lượng lớn cá dùng làm nguyên liệu chế biến nước mắm được bán vớigiá rẻ không ngờ, loại cá nhỏ này không tiêu thụ được ở thị trường địa phương
Tiếp cận thị trường bị hạn chế và các kỹ năng, nhận thức kinh doanhkém đã cản trở sự phát triển kinh tế của người dân Những nhà sản xuất nướcmắm nhỏ ở các vùng ven biển thường bán sản phẩm của mình ngay tại địaphương với giá rất thấp Họ không được tổ chức, thiếu thông tin và không cómối liên hệ với thị trường bên ngoài Hơn nữa, họ thiếu các kỹ năng kinh doanh
Trang 14ở các lĩnh vực cơ bản như lập kế hoạch, quản lý và kế toán Mặt khác chấtlượng sản phẩm mà họ sản xuất ra kém Hậu quả là sản xuất chỉ mang tính tựcung tự cấp Thu nhập từ sản xuất chính của hộ nghèo chỉ đảm bảo đủ sống từ
6 - 9 tháng trong năm, đời sống hết sức khó khăn, thiếu thốn
Với mục tiêu nhằm cải thiện tình hình kinh tế xã hội của các hộ đặc biệtkhó khăn của tỉnh Quảng Bình, “Dự án phân cấp giảm nghèo” do IFAD tài trợ
đã được triển khai từ tháng 8 năm 2005 trên địa bàn 48 xã “Dự án phân cấpgiảm nghèo” đã hỗ trợ tích cực nhằm giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế,chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên,từng bước rút ngắn khoảng cách kinh tế - xã hội giữa các huyện nghèo và cáchuyện khác trong tỉnh, giữa vùng nông thôn và thành thị Trong đó, đáng chú ý
là tiểu hợp phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và thị trường thuộc hợp phần hỗtrợ sản xuất Phát triển doanh nghiệp nhỏ, đào tạo dạy nghề và phát triển thịtrường là một phương pháp gồm ba mũi Thứ nhất là phát triển các hoạt độngphi nông nghiệp cấp hộ gia đình có rủi ro thấp để thúc đẩy mức thu nhập củacác hộ tham gia Thứ hai là cung cấp kỹ năng, góp phần giải quyết việc làm cholực lượng lao động trong khu vực dịch vụ đang phát triển thông qua việc hỗ trợđào tạo nghề Thứ ba là hỗ trợ cơ sở hạ tầng chợ búa, thông tin thị trường, sựkết nối thị trường và kỹ năng sản xuất để nâng cao thu nhập Mục tiêu của tiểuhợp phần này là hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đìnhhoặc các nhóm hộ hạn chế trong việc tiếp cận với đất nông nghiệp ở các vùngven biển, cụ thể là hỗ trợ cho các hộ sản xuất nước mắm
Việc phát triển thị trường và các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực sự giúp các
hộ nghèo này tiếp cận với nền kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của địaphương để đa dạng hóa nguồn thu nhập
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, thực tế Dự án phân cấp giảmnghèo đã có tác động thế nào đến khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nôngdân sản xuất nước mắm? Dự án có đạt được những mục tiêu như thiết kế haykhông? Và dự án đã rút ra được bài học gì từ các mô hình thành công cũng như
Trang 15thất bại? Việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách tổng quát và đầy đủnhững tác động của Dự án phân cấp giảm nghèo đến khả năng tiếp cận thịtrường của các hộ sản xuất nước mắm là việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh
giá tác động của Dự án Phân cấp giảm nghèo đến chuỗi giá trị nước mắm tại huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về chuỗi giá trị
- Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ của dự án Phân cấp giảm nghèodành cho các cơ sở sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong 4năm (2006 - 2009)
- Nghiên cứu một số tác động của dự án đối với khả năng tiếp cận thịtrường của các hộ sản xuất nước mắm thông qua phân tích chuỗi giá trị
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của dự
án Phân cấp giảm nghèo trong vấn đề nâng cao khả năng tiếp cận thị trườngcủa các hộ sản xuất nước mắm huyện Lệ Thủy trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nước mắm tại huyện
Lệ Thủy trước và sau khi có dự án nhằm tìm hiểu một số tác động chủ yếu của
dự án Phân cấp giảm nghèo đối với khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sảnxuất nước mắm trên địa bàn huyện, cụ thể là hai xã: Ngư Thủy Nam và NgưThủy Trung của huyện Lệ Thủy
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
dự án đối với khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản xuất nước mắm trênđịa bàn huyện
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Điều tra các hộ sản xuất nước mắm được sự hỗ trợcủa dự án Phân cấp giảm nghèo cũng như các hộ thu gom tại hai xã: Ngư ThuỷNam và Ngư Thủy Trung
Trang 16- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, phân tích số liệu điều tra năm 2005(trước khi có dự án) và năm 2009 (sau khi có dự án).
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Các số liệu và thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Lệ Thủy, của xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung được thu thập từcác báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã qua các năm; báo cáo quý,năm… của dự án Phân cấp giảm nghèo; các tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiệncủa Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế và các tư liệu nghiên cứu hiện có về dự
án được đăng tải trên báo, tạp chí và internet…
Số liệu sơ cấp
Việc điều tra nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sátthực tế, điều tra thu thập ý kiến của các ban ngành quản lý dự án trên địa bàntỉnh Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung - huyện LệThủy nói riêng Đồng thời điều tra các hộ dân trực tiếp hưởng lợi từ dự án
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra là chọn mẫu ngẫu nhiên Trên
cơ sở số hộ sản xuất nước mắm hưởng lợi trực tiếp từ dự án khoảng 137 hộ,tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn, điền vào bảng câu hỏi điều tra
50 hộ, gồm 25 hộ ở xã Ngư Thủy Nam và 15 hộ ở xã Ngư Thủy Trung Đồngthời điều tra mỗi xã 3 người thu gom, tiêu thụ sản phẩm, 4 đại lý gồm 3 đại lýtrên địa bàn huyện Lệ Thủy và 1 đại lý ở thành phố Đồng Hới
4.2 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị
Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét cáctương tác giữa những người tham gia Nó có những lợi thế khác nhau ở chỗ nóbuộc người phân tích xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạtđộng sản xuất và trao đổi
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ mộtcách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán sản
Trang 17phẩm Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơcấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng vàđiểm đến của hàng hóa
Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xácđịnh sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi Có nghĩa làphân tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm để xác định ai đượchưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởnglợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việcnâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sảnphẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sảnphẩm Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bêntham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các rào cản đang tồn tại
Cuối cùng phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị.Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phốitồn tại giữa các bên tham gia Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thôngqua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực,điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành
4.3 Phương pháp phỏng vấn/tham khảo ý kiến các chuyên gia dự án/nhà SX
Phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong đánh giá các vấn đề
có tính chất định tính, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và nhận định, làmcăn cứ cho việc đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn
Trong nghiên cứu này, các ý kiến được thu thập một cách rộng rãi bằngviệc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia như Giám đốc, Phó giám đốc BanQLDA tỉnh, trưởng ban QLDA huyện, xã, cán bộ dự án tỉnh, huyện và chuyêngia nghiên cứu chuỗi giá trị Các ý kiến chuyên gia được sử dụng làm địnhhướng phân tích, đánh giá và xây dựng các giải pháp
Trang 18PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Dự án phát triển nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm dự án
Dự án là quá trình biến ý tưởng thành hiện thực thông qua một chuỗi cáchành động, quy định, công việc nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể tronggiới hạn về thời gian và nguồn lực
Theo Đỗ Kim Chung (2003): Dự án phát triển nông thôn là cụ thể hóamột chương trình phát triển nông thôn, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khanhiếm để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môitrường ở nông thôn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu phát triển của cư dân nông thôn
Theo Hoàng Mạnh Quân (2004): Dự án phát triển nông thôn là một dự
án để giải quyết một hoặc một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tíchcực của nhiều lực lượng xã hội (bên trong và bên ngoài) nhằm mục đích cuốicùng là tạo ra những chuyển biến xã hội theo hướng tích cực tại cộng đồng, thểhiện bằng một chương trình hành động với những tiêu chí về tài chính và tàinguyên đã được xác định trước
1.1.1.2 Đặc điểm của dự án
Dự án phát triển khác với các loại dự án khác trên các phương diện:
- Về mục tiêu: Trong khi dự án đầu tư coi trọng mục tiêu kinh tế và lợinhuận thì dự án phát triển coi trọng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
Do đó, hoạt động của dự án phát triển sẽ đưa đến sự phát triển (có thể là mộtlĩnh vực sản xuất, một cộng đồng…) theo đúng nghĩa của nó
- Các hoạt động của dự án phát triển mang tính lồng ghép và đa dạnghơn
Trang 19Hoạt động phát triển rất đa dạng về hình thức và hầu hết các dự án pháttriển đều là dự án mang tính tổng hợp: từ các dự án mang tính vật chất như pháttriển cơ sở hạ tầng đến các dự án phát triển hệ thống thiết chế xã hội cơ bản;xây dựng năng lực quản lý; hệ thống tín dụng nông thôn; xóa đói giảm nghèo;bảo vệ và phát huy các bản sắc văn hóa Mức độ đa dạng phụ thuộc vào mụctiêu, phạm vi và bối cảnh thực hiện dự án.
- Các hoạt động của dự án phát triển thường chú trọng hoạt động nângcao năng lực cho cộng đồng, xây dựng hành động tập thể và tạo quyền chongười dân
- Về tổ chức thực hiện: Nếu trong dự án đầu tư có sự tách rời khá rõgiữa chủ đầu tư và người thực hiện dự án thì trái lại trong dự án phát triển,nhất là dự án phát triển nông thôn không có sự tách rời đó Cộng đồng nôngthôn vừa là người đầu tư vừa là người thực hiện và cũng là người hưởng lợi
- Về cơ sở hình thành dự án phát triển: Dự án phát triển là điểm hội tụgiữa ý chí, nhu cầu và khả năng của các bên Đây là một điểm khác biệt cơ bảngiữa dự án phát triển với các loại dự án khác
- Dự án phát triển thường được thực hiện ở vùng nông thôn, nhất là cácvùng sâu, vùng xa, những nơi có cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ dân tríthấp, điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư của người dân rất hạn chế, phong tụctập quán ở nhiều nơi còn lạc hậu Đây là một trong những khó khăn lớn của các
kỹ năng tổ chức của cộng đồng, và nó sẽ tạo cơ sở cho hình thành dự án mới
Trang 201.1.1.3 Phương pháp đánh giá tác động của dự án
Khi đánh giá dự án, người ta dùng phương pháp cơ bản của kinh tế là chomột (hay một vài) yếu tố biến đổi trong khi các yếu tố khác không đổi Để xemxét tác động của một dự án tới sự phát triển nông thôn, thường áp dụng phươngpháp so sánh khi phân tích Phương pháp phân tích so sánh này dùng để xemxét mức độ biến đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường do dự án manglại Việc phân tích so sánh được tiến hành theo các mức độ sau:
- So sánh trước và sau khi có dự án
So sánh tình hình ở vùng dự án sau khi có dự án và trước khi thực hiện
dự án là phương pháp phân tích cơ bản Thực chất là so sánh lợi ích mà chúng
ta thu được ở vùng dự án sau khi có dự án so với tình hình trước khi có dự án
- So sánh vùng có dự án và vùng không có dự án
Trong nhiều trường hợp, các điều kiện áp dụng không được thỏa mãnnhư: dự án không còn tài liệu kế hoạch ban đầu, công tác ghi chép ban đầu của
dự án không tốt… thì phương pháp trên khó được áp dụng thành công Nhiều
dự án phát triển ở các vùng nông thôn xa xôi, khó khăn, tình trạng thất lạc tàiliệu, số liệu trước khi có dự án là khá phổ biến Để khắc phục khó khăn đó,người ta áp dụng phương pháp so sánh vùng có dự án và vùng không có dự án
Sự sai khác giữa vùng có dự án và vùng không có dự án thể hiện tác động của
dự án Nếu ở phương pháp phân tích nói trên, trong khi so sánh, yếu tố thờigian là biến đổi và yếu tố không gian là cố định thì ở phương pháp này, yếu tốthời gian là cố định nhưng biến đổi về không gian Điều đó có nghĩa là, số liệu
so sánh phải cùng thời điểm nhưng khác nhau về địa điểm giữa vùng có dự án
và vùng chưa có dự án Vùng chưa có dự án là vùng phải có điều kiện về kinh
tế tương tự như vùng có dự án Điều kiện tương tự bao gồm tự nhiên (đất đai),sản xuất (cơ cấu cây trồng, vật nuôi…), điều kiện xã hội (tập quán sản xuất…).Vùng chưa có dự án mang tính linh hoạt tùy theo phạm vi so sánh của “vùng
dự án” (có thể là vùng kinh tế lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một xã, một thôn,xóm, một cánh đồng hay một nhóm nông dân không tham gia vào dự án)
Trang 21Phương pháp so sánh vùng có dự án và vùng không có dự án tốt hơn.Tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc tìm ra vùng không có dự án nhưng lại cócác điều kiện về kinh tế tương tự như vùng có dự án Chính vì vậy, trong đề tàinày, để đánh giá tác động của dự án tới khả năng tiếp cận thị trường của các hộsản xuất nước mắm, phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị nước mắm trước vàsau khi có dự án được sử dụng.
1.1.2 Một số vấn đề về chuỗi giá trị
1.1.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác Chuỗi giá trị nóiđến tất cả các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từlúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phânphối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Tiếp đó, mộtchuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động đểtạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi
Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm tất cả các hoạt động thực hiệntrong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này cóthể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầuvào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi…Tất cảnhững hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêudùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiềungười tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thànhthành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuấtnguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệpkhác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến…
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do mộtdoanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và
Trang 22xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêudùng cuối cùng.
1.1.2.2 Mục tiêu của chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị khá linh hoạt và chuỗi giá trị có thể được phântích từ góc độ của bất kì người nào trong số nhiều người tham gia vào chuỗi
Với Michael Porter, ông đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánhgiá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trongmối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh Trong bốicảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanhnghiệp có thể dùng để tìm ra các lợi thế cạnh tranh của mình, bao gồm thiết kếsản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi
và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạtđộng nghiên cứu… Do vậy, khái niệm chuỗi giá trị của Porter chỉ áp dụngtrong kinh doanh Kết quả phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ cácquyết định quản lý và chiến lược điều hành
Gần đây nhất, khái niệm chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàncầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Tài liệu này dùngkhung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốcgia hội nhập toàn cầu Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trongquá trình toàn cầu hóa, khoảng cách trong thu nhập giữa các nước tăng lên Cáctác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giải thích vấn đề trên
Phân tích chuỗi giá trị cũng có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự
án và chương trình hỗ trợ cho một hay một số chuỗi giá trị nhằm đạt được mộtkết quả phát triển mong muốn, ví dụ: tăng lượng xuất khẩu, tạo tối đa việc làm,mang lại lợi ích cho một nhóm người cụ thể trong xã hội, tận dụng các nguyênliệu thô của địa phương hoặc tập trung lợi ích phát triển vào các khu vực khókhăn của quốc gia
Một xuất phát điểm và định hướng nữa của phân tích chuỗi giá trị lànâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo Mục tiêu cuối cùng của việc
Trang 23hoàn thiện chuỗi giá trị cho người nghèo có hai khía cạnh Thứ nhất là tăng sốlượng và giá trị sản phẩm mà người nghèo bán ra trong chuỗi giá trị Điều này
sẽ làm tăng thu nhập thực tế của họ cũng như những người tham gia khác Thứhai là giữ nguyên được thị phần của người nghèo trong ngành hoặc tăng lợinhuận biên trên một sản phẩm để họ không chỉ có thu nhập cao hơn mà tăng cảthu nhập tương đối so với các bên tham gia khác trong chuỗi giá trị
1.1.2.3 Nội dung phân tích chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị, chúng ta có thể hình dung các mô hình, bảng,
số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bảnchất
Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cảmọi yếu tố Một chuỗi giá trị có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, sốtác nhân tham gia, giá trị tích lũy được… Vì vậy, việc chọn lựa đưa vào nhữngkhía cạnh nào để phân tích là vấn đề hết sức quan trọng Phân tích chuỗi giá trịđược tiến hành thông qua các bước:
Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị
Nguyên tắc là cố gắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mànguyên liệu thô luân chuyển qua trước khi đến giai đoạn cuối cùng Các quytrình cốt lõi này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi: các sản phẩmcông nghiệp đi qua các giai đoạn khác với sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ
Bước 2: Xác định những người tham gia chính vào các quy trình này
Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyểnsang những người tham gia Làm thế nào để phân biệt giữa những người thamgia là tùy thuộc vào mức độ phức tạp mà việc phân tích chuỗi giá trị muốn đạtđược Cách phân biệt trực tiếp nhất là phân loại những người tham gia theonghề nghiệp chính của họ, ví dụ như những người thu mua, người sản xuất…
Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức
Lý do tồn tại của một chuỗi giá trị là hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tinđược luân chuyển giữa những người tham gia khác nhau Có nhiều luồng luân
Trang 24chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị Chúng có thể hữu hình hoặc vô hình: cácsản phẩm, hàng hóa, tiền, thông tin, dịch vụ… Lập sơ đồ các luồng này có thểhoàn toàn không khó khăn nếu nó dẫn tới các sản phẩm, ta chỉ việc theo cácgiai đoạn mà một sản phẩm cụ thể trải qua từ lúc là nguyên liệu thô đến khithành phẩm Các luồng khác vô hình như thông tin hoặc tri thức khó thể hiệntrên sơ đồ hơn Cần biết rằng những luồng này thường là hai chiều, ví dụ: mộtthương lái cho người nông dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dâncho thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm…
Bước 4: Xác định khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số công việc
Một số phần trong sơ đồ chuỗi giá trị có thể lượng hóa Ngoài các sốliệu về tài chính, một số yếu tố khác có thể định lượng như: khối lượng sảnphẩm, số người tham gia, số công việc Mục đích của việc xác định đượcnhững yếu tố này là để có cái nhìn tổng thể về quy mô của các kênh khác nhautrong chuỗi giá trị
Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ
Bắt đầu từ nơi bắt nguồn (ví dụ nơi trồng) và vẽ sự chuyển sản phẩm từthương lái trung gian đến người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.Lập loại sơ đồ này cho phép ta biết được một khía cạnh của dòng luân chuyểnsản phẩm (khối lượng, lợi nhuận biên trên một sản phẩm, số người tham gia) vàthấy được sự khác biệt về địa phương hoặc vùng
Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị
Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xácđịnh trên sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị Giá trị là thứ có thểxác định bằng nhiều cách Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào cácgiá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị Trừ khoản chênh lệch đi
sẽ biết được khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau Các thông
số kinh tế khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốnđầu tư
Trang 25Bước 7: Xác định những mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị
Xác định mối liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị bắtđầu bằng tổng kết lại những người tham gia, phân tích xem họ có những loạiquan hệ nào Các mối quan hệ có thể tồn tại giữa các bước của các quy trìnhkhác nhau (người sản xuất và thương nhân) và trong cùng một quy trình (nôngdân với nông dân)
Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị
Một rủi ro tiềm ẩn của việc phân tích chuỗi giá trị là các môi trườngxung quanh chuỗi giá trị không được xem xét đến Có thể tìm thấy các thôngtin quan trọng trong các quy tắc và quy định chi phối chuỗi giá trị hoặc trongcác dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị Việc lập sơ đồ các dịch vụnày sẽ cho biết tổng quát về tiềm năng can thiệp bên ngoài bản thân chuỗi giátrị
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tổng quan thị trường nước mắm
Nước mắm là một trong những mặt hàng chính của ngành thủy sản Nótiêu thụ khoảng 40 - 60% tổng số cá đánh bắt và được chế biến khắp nơi trêntoàn quốc Nghề làm nước mắm đã quen thuộc với người dân miền biển nhưng
để có loại nước mắm ngon, ăn một lần nhớ đời thì ít có người làm được
Thế mạnh về chiều dài bờ biển khiến Việt Nam có rất nhiều cơ sở chếbiến nước mắm như: Phú Quốc, Thuận Hải, Phan Thiết, Khánh Hoà, HảiPhòng… Những vùng khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng về hương vị Thếnhưng nổi tiếng nhất vẫn là nước mắm Phú Quốc với độ đạm cao (36° - 40°),mang vị dìu dịu, ngọt ngào quyến luyến và thơm lừng mùi cá cơm sóc tiêu đặcsản, chỉ riêng Phú Quốc mới có
Mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 200 triệu lít nước mắm.Trong khi đó, theo báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ năm 2008 và nhữngtháng đầu năm 2009 của Hội nước mắm Phú Quốc thì tổng sản lượng nướcmắm của 87 thành viên năm 2008 là khoảng 15 triệu lít Đến hết tháng 10 năm
Trang 262009, tổng sản lượng nước mắm chỉ đạt 7,9 triệu lít, giảm nhiều so với cùng kỳ.Hiệp hội đang cảnh báo về nguy cơ mai một nghề làm nước mắm truyền thống
ở Phú Quốc do bị thiếu hụt nguyên liệu Để sản xuất được khoảng 10 triệu lítnước mắm mỗi năm, cần khoảng 150 đến 200 ngàn tấn cá cơm Trong khi đó,tình trạng khai thác tràn lan đang dẫn đến cạn kiệt nguồn nguyên liệu này,khiến các nhà sản xuất nước mắm chỉ mua được 70% lượng cá cơm cần thiếtcho sản xuất
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thị trườngnước mắm Phú Quốc tiếp tục bị thả nổi với vô số hàng giả, hàng nhái và đủ thứchất lượng Công tác quy hoạch, định hướng cho sự phát triển bền vững củanghề làm nước mắm chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản phẩm truyềnthống đang bị đánh mất danh tiếng
Nước mắm hiện đang được bán trên khắp thị trường đa phần là hàng giảbởi sau khi nhập nước mắm cốt về, nhiều cơ sở đã pha thêm nước muối với tỉ lệ
1 - 2 mắm/10 muối Chưa hết, để bảo quản được lâu và tạo màu sắc bắt mắt, rấtnhiều loại hoá chất độc hại đã được cho vào những sản phẩm này Nghĩa là họnhập nước mắm từ nhiều nguồn như Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng… phachế thêm nguyên liệu (nước muối), đem đóng chai rồi tự do dán nhãn mác, nào
là Phú Quốc chính gốc, mắm cốt cá hồi, cốt cá chim trắng cao đạm… tung rathị trường
Nước mắm Phú Quốc là thương hiệu nổi tiếng nhất và cũng là thươnghiệu bị làm giả, làm nhái nhiều nhất Tại Thái Lan, Hồng Kông cũng có "nướcmắm Phú Quốc" Đó là chưa kể nước mắm Phú Quốc được in chữ Thái,Campuchia bán trôi nổi trên thị trường nước ngoài Tại châu Âu, thương hiệunước mắm Phú Quốc cũng bị tranh chấp, làm nhái Trên thị trường nội địa,tình trạng này còn tệ hơn Theo một công bố gần đây của Hiệp hội Nước mắmPhú Quốc thì ước tính hàng năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 180 -
200 triệu lít nước mắm nhãn hiệu Phú Quốc Tuy nhiên, năng lực sản xuất củacác nhà thùng chính hiệu ở Phú Quốc chỉ đạt khoảng 10 - 12 triệu lít/năm tức làchỉ có 5 - 10% nước mắm Phú Quốc là "xịn" Thông tin này thực sự gây
Trang 27choáng cho người tiêu dùng, bởi nếu theo tỷ lệ này thì chắc chắn nước mắm làmặt hàng vô địch trong lĩnh vực bị làm giả, làm nhái hiện nay
Và không chỉ những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc,Cát Hải bị làm nhái mà đó là tình trạng chung của cả "làng nước mắm Việt"!
Không những thế, các cơ sở sản xuất nước mắm không được vệ sinh khicác thùng chứa lại có côn trùng chết trong đó như thằn lằn, chuột, gián…Cònnói về việc tăng độ đạm, không riêng gì phân urê, người sản xuất nước mắm cóthể sử dụng những hoá chất khác có nitơ Thậm chí có những hoá chất khác chỉ
có nitơ không, như đạm thực vật
Nói tóm lại, tình hình sản xuất và tiêu thụ nước mắm hiện nay đang bịthả lỏng Hiện tại một số sản phẩm nổi tiếng, có chất lượng đã xuất được sangthị trường châu Âu - một thị trường nổi tiếng khó tính Vậy mà lại không thể
mở rộng thị trường trong nước được do nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệusản phẩm tràn lan Để hạn chế tình trạng trên, các Hiệp hội nước mắm đã thựchiện rất nhiều biện pháp như di dời vào làng nghề tập trung và áp dụng chặt chẽquy định chỉ dẫn địa lý Đây là giải pháp đúng đắn để giữ vững uy tín chothương hiệu đặc sản nổi tiếng này
1.2.2 Thị trường nước mắm tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có lợi thế trong việc sản xuất và chế biến nướcmắm do địa thế nằm ven biển Tuy nhiên, sản lượng nước mắm chỉ chiếmkhoảng 0,31% tấn sản lượng nước mắm Bắc Trung Bộ và chiếm 0,18% tấn sảnlượng nước mắm toàn quốc Nếu sử dụng đơn vị lít thì nước mắm Quảng Bìnhchỉ chiếm 7,4% tổng sản lượng lít nước mắm Bắc Trung Bộ và chiếm 1,52%tổng sản lượng lít nước mắm cả nước Trong khi đó, chỉ một huyện đảo PhúQuốc, sản lượng nước mắm đã chiếm khoảng 5% lít trong tổng sản lượng nướcmắm của cả nước
Trên thực tế, trong quá trình sản xuất nước mắm, khâu pha chế là quantrọng nhất vì nó quyết định đến chất lượng nước mắm Ở một số địa phươngnhư Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang… có được kĩ thuật pha chế tốt Vì vậy
Trang 28chất lượng nước mắm của họ cao Thêm vào đó, truyền thống chế biến nướcmắm lâu đời (chẳng hạn nước mắm Phú Quốc có truyền thống 200 năm sảnxuất) và khâu marketing tốt đã làm nên thương hiệu nước mắm cho các địaphương trên Ở Quảng Bình, mặc dù nước mắm vẫn được sản xuất và tiêu thụtrong và ngoài nước nhưng thương hiệu nước mắm Quảng Bình vẫn không thểnào so sánh nổi Hơn nữa, nước mắm tại địa phương mà đề tài tập trung nghiêncứu - nước mắm tại xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung của huyện Lệ Thủykhông phải là nơi có hoạt động sản xuất nước mắm phát triển nhất tỉnh QuảngBình.
Tại Quảng Bình, nước mắm Quy Đức, Cảnh Dương, Bảo Ninh có chấtlượng tốt, có tiếng và được tỉnh đầu tư phát triển Bình quân giai đoạn từ 2001 -
2006, các chủ sản xuất nước mắm ở các xã này xuất bán ra thị trường 250.000lít nước mắm với giá bình quân chung các loại là 10.000 đồng Nếu nước mắmloại 1 thì giá lên tới 15.000 đồng/lít
Trong những năm qua, sản lượng nước mắm Quảng Bình tăng ổn định, từ947.000 lít năm 2001 đến 1.770.000 lít năm 2005, 2.800.000 lít năm 2009 vàtỉnh đang có kế hoạch tăng sản lượng nước mắm cho đến 2010 là 3.000.000 lítnước mắm đóng chai Để đạt được kế hoạch này, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp
ưu tiên mở rộng cơ sở sản xuất nước mắm Quy Đức, xây dựng thương hiệunước mắm tại các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới Tuy nhiên trongQuyết định số 51 về “Phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp và nông thôn Quảng Bình”, nước mắm tại huyện Lệ Thủy chưađược nhắc tới Điều này có thể lý giải một phần bởi quy mô sản xuất nướcmắm trên toàn huyện Lệ Thủy chưa thực sự lớn so với các huyện khác của tỉnh
và lợi thế so sánh của huyện không phải là sản xuất nước mắm, mặc dù ở một
số xã có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nước mắm
Trang 29CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1 Phạm vi, thời gian thực hiện dự án
Dự án được triển khai tại 48 xã thuộc 4 huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch,Quảng Ninh và Lệ Thủy, gồm 347 thôn
Trong đó: Huyện Quảng Trạch: 18 xã Huyện Bố Trạch: 10 xã Huyện Quảng Ninh: 6 xã Huyện Lệ Thủy: 14 xã
Nhóm mục tiêu chính của dự án bao gồm các hộ đói và nghèo ở 48 xãtrong vùng dự án Phụ nữ, thanh niên không có việc làm, các cộng đồng dân tộcthiểu số sẽ là nhóm mục tiêu đặc biệt được quan tâm
Thời gian thực hiện dự án trong vòng 6 năm (từ năm 2005 - 2010)
2.1.2 Mục tiêu của dự án
2.1.2.1 Mục tiêu lâu dài
- Mục tiêu lâu dài của dự án là cải thiện tình hình kinh tế - xã hội củacác xã nghèo ở Quảng Bình, ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống của các
hộ nghèo một cách bền vững
- Nâng cao vai trò của người dân thông qua việc phát triển một cách sâurộng đến cộng đồng thôn bản, để người dân có khả năng làm chủ cuộc sống củamình và góp phần phát triển cộng đồng
2.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Trao quyền cho các cộng đồng nghèo thông qua việc thành lập bộ máy
và nâng cao năng lực cho cấp xã và thôn bản để họ có đủ năng lực và quyềnhạn cần thiết trong quản lý và thực hiện các hoạt động dự án trên địa bàn củamình
- Cải thiện và tiến tới ổn định lâu dài về an toàn lương thực cho các hộgia đình vùng dự án, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống hộ
Trang 30nghèo một cách bền vững trên cơ sở hỗ trợ sản xuất, cung cấp nguồn vốn tíndụng vi mô, phát triển doanh nghiệp nhỏ, tạo thị trường và việc làm ở khu vựcnông thôn.
- Nâng cấp và xây dựng mới một số công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
để cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và làm nền tảng cho phát triển kinh
tế - xã hội của các xã và thôn bản
- Chuyển giao kiến thức quản lý dự án và thực hiện các hoạt động dự áncho cán bộ các cấp thực thi dự án
- Đào tạo toàn diện cho các thành viên quản lý dự án về tất cả các hoạtđộng có liên quan đến hoạt động dự án như nội dung hiệp định
- Phổ biến thông tin dự án
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động
- Hướng dẫn giám sát, đánh giá tác động
- Hỗ trợ việc phát triển chính sách và chương trình phân cấp
- Hỗ trợ cho dự án chuyên gia trong nước và quốc tế
- Và một số hoạt động khác
Hợp phần 2: Hỗ trợ sản xuất, gồm các hoạt động:
- Phát triển trồng trọt
- Phát triển chăn nuôi
- Phát triển nuôi trồng thủy sản
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và thị trường
- Các dịch vụ tài chính nông thôn
Trang 31Hợp phần 3: Phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, gồm các hoạt động:
- Đánh giá nhu cầu và xác định ưu tiên
- Công tác tư vấn cho các công trình được xác định
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tập trung vào các lĩnh vực: thủy lợinhỏ, giao thông nông thôn, trường học, trạm trại, nhà văn hóa thôn bản, chợnông thôn, nước sạch sinh hoạt…
Ban quản lý dự án xã là chủ đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏđược xây dựng Sau khi nghiệm thu và bàn giao công trình, có trách nhiệm tiếpnhận, quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình theo quy định
Hợp phần 4: Quản lý dự án:
- Thiết lập và vận hành các Ban quản lý dự án từ cấp Tỉnh đến cấp xã
- Cung cấp thiết bị và chi phí để hoạt động
2.1.4 Vốn và nguồn vốn dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án là: 18,259 triệu USD
- Vốn vay của IFAD: 11,426 USD
- Vốn tài trợ không hoàn lại của IFAD: 0,308 triệu USD
- Vốn chuyển đổi nợ của Chính phủ Nauy: 2,686 triệu USD
- Vốn đối ứng do ngân sách Tỉnh đóng góp: 2,576 triệu USD
- Đóng góp của người hưởng lợi bằng nhân công và vật liệu được huyđộng ước tính là: 1,263 triệu USD
2.2 CÁC HỖ TRỢ CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NƯỚC MẮM
Dự án DPPR bắt đầu triển khai vào tháng 8 năm 2005 Trong 5 nămthực hiện, dự án đã tiến hành được 11 hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ cho các
cơ sở sản xuất và chế biến nước mắm huyện Lệ Thủy, giúp họ nâng cao khảnăng tiếp cận với thị trường với tổng số vốn giải ngân là 2.644.453.000 đồng
Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:
Trang 32Bảng 1: Các hỗ trợ của dự án DPPR đối với sản xuất và tiêu thụ nước mắm huyện Lệ Thủy
Giá trị thành tiền (đồng)
1 Cấp vốn đầu tư trang thiết bị 2006 Ban QLDA tỉnh - Trang thiết bị phục vụ sản xuất 40.000.000
2 Đào tạo nghề 2006 Liên minh HTX - 2 lớp x 40 người
- 2 lớp x 52 người 180.000.000
3 Tập huấn kỹ năng kinh doanh 2006 Liên minh HTX - 1 lớp x 4 người 5.000.000
4 Xây dựng chợ trung tâm xã Ngư Thủy Nam 2006 - 2007 Ban QLDA tỉnh - Chợ có diện tích 4700m- Số hộ hưởng lợi: 558 2 900.000.000
5 Nâng cấp đường liên thôn xã Ngư Thủy Trung 2006 - 2007 Ban QLDA tỉnh - Đường liên thôn (750 m) 450.000.000
6 Tham quan các mô hình sản xuất nước mắm trong tỉnh 2007 Ban QLDA tỉnh - 4 người 10.000.000
7 Hỗ trợ xây dựng thương hiệu 2007 Ban QLDA tỉnh
- Xã Ngư Thủy Nam: tư vấn xây dựng nhãnmác, lấy tên “Nước mắm Ngư Thủy”
- Xã Ngư Thủy Trung:
+ Xây dựng nhãn mác, lấy tên “Nước mắm Thượng Luật”
+ Đăng ký kinh doanh+ Xây dựng logo+ Mã số, mã vạch
25.000.000
8 Nâng cấp đường liên thôn xã Ngư Thủy Nam 2009 Ban QLDA tỉnh - Đường liên thôn (772 m) 500.000.000
9 Hội chợ quảng cáo sản phẩm 2009 Ban QLDA tỉnh - Giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thành phố Đồng Hới 15.000.000
10 Cho vay vốn xã Ngư Thủy Nam 2006 - 2009 Ban QLDA tỉnh - Giải ngân cho vay 272 lượt người 420.253.000
11 Cho vay vốn xã Ngư Thủy Trung 2006 - 2009 Ban QLDA tỉnh - Giải ngân cho vay 100 lượt người 99.200.000
(Nguồn: Số liệu dự án DPPR)
Trang 332.3 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý của xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung
Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung là hai xã ven biển của huyện LệThủy, có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh
tế - xã hội Diện tích tự nhiên của hai xã khoảng 4000 ha, cách trung tâm huyện
32 km về phía Tây Nam và có tọa độ địa lý như sau:
Từ 16055’ đến 160 57’ vĩ độ Bắc
Từ 1060 48’ đến 1060 59’ kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của hai xã như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp xã Ngư Thủy Bắc
- Phía Nam tiếp giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông
- Phía Tây tiếp giáp xã Sen Thủy
2.3.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Là hai xã đồng bằng ven biển với chiều dài bờ biển kéo dài khoảng 20
km, chiều rộng bình quân 3500 5000m Đồi cát có độ cao trung bình từ 10 30m
-Ở đây chủ yếu là đất cát thạch anh tỉ lệ SiO2 chiếm 95 - 98%, rất bở rời,
có tính di động cao nên không sản xuất được Nhờ các dự án 327, 661 và đầu
tư nước ngoài, phần lớn diện tích cát ven biển đã được trồng rừng phòng hộ
2.3.1.3 Khí hậu, sông ngòi
Nằm trong khu vực huyện Lệ Thủy nên Ngư Thủy Nam và Ngư ThủyTrung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chuyển tiếp giữa hai miềnNam Bắc, thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùakhô Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,20C
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ bình quân khoảng 32,90C.Vào mùa này thường có gió Tây Nam khô nóng và ít mưa nên hiện tượng thiếunước cho sinh hoạt và cho sản xuất rất trầm trọng
Trang 34- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng
180C, chiếm 65% lượng mưa cả năm Mưa lớn trong tháng 10 và 11 Do ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc, trong các tháng 12 đến tháng 2 năm sau thường
có nhiệt độ thấp, có khi đến 100C ảnh hưởng đến đời sống người dân
Trên địa bàn nghiên cứu mỗi năm xuất hiện hai mùa lũ là lũ tiểu mãn và
lũ chính vụ Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5, gây cản trở cho việc nuôi trồngthủy sản Nhưng đây là nguồn bổ sung nước rất quan trọng Lũ chính vụ từtháng 9 đến tháng 11 thường ít gây tác hại nghiêm trọng vì người dân nơi đây
từ bao đời nay rất có kinh nghiệm sống chung với lũ
Trên địa bàn cả hai xã đều không có sông lớn chảy qua, chỉ có các khesuối nhỏ đổ ra biển
2.3.1.4 Tài nguyên khoáng sản
Đã khảo sát và phát hiện có khoáng sản titan trên địa bàn xã Ngư ThủyNam Hiện nay có 3 điểm khai thác nhưng còn mang tính nhỏ lẻ Ngoài ra đếnnay các thăm dò khảo sát không phát hiện thêm tài nguyên khoáng sản nàokhác
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1 Tình hình dân số, lao động, việc làm
Tổng số dân của hai xã là 5135 người, trong đó xã Ngư Thủy Nam là
2875 người, xã Ngư Thủy Trung là 2260 người Mật độ dân số của hai xã nàykhoảng 3 người/km2.
Toàn xã hiện có 2950 lao động, chiếm 57,45% tổng dân số Lao độngnông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu với 1895 người (64,24%) Lao động phi nôngnghiệp có 1055 người, chiếm 35,76% Tuy nhiên trình độ lao động của ngườidân còn nhiều hạn chế, họ chưa được đào tạo để phát triển các ngành nghề cólợi thế ở địa phương Đây là một điểm yếu của địa bàn nghiên cứu
2.3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Ngư Thuỷ Nam, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Bắc trước đây là xãNgư Thủy nhưng sau đó được tách rời ra để thuận tiện cho việc quản lý Trong
Trang 35quá trình phát triển huyện Lệ Thuỷ, hai xã Ngư Thuỷ Nam và Ngư Thủy Trungmới có tên trên “bản đồ kinh tế huyện” từ cuối năm 2001 và đầu năm 2002 saukhi được đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông liên thôn/xã (dự ánARCD) Mặc dù là hai xã nghèo ở phía Đông Nam của huyện, song với lợi thếcủa một xã thuộc vùng biển bãi ngang nên từ đó đến nay nền kinh tế của xã đã
có những bước chuyển mình đáng khích lệ, đặc biệt là việc khai thác và chếbiến thuỷ hải sản Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,3%
Trong đó:
+ Ngư nghiệp chiếm 53%
+ Chăn nuôi và trồng trọt chiếm 20%
+ Dịch vụ chế biến chiếm 5%
+ Thu nhập khác chiếm 22%
- Thu nhập bình quân đầu người: 6,7 triệu đồng/người/năm
- Tổng thu ngân sách hai xã: 1.382.044 đồng, trong đó:
Xã Ngư Thủy Nam: 618.000.000 đồng
Xã Ngư Thủy Trung: 764.044.000 đồng
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,6% so với năm 2008
- Trẻ em suy dinh dưỡng: 23%, giảm 2% theo kế hoạch đã đề ra đầunăm 2009
Về sản xuất ngư nghiệp:
Xác định sản xuất ngư nghiệp là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nênngười dân đã tích cực bám biển, mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm ngư lưới cụ vàphương tiện đánh bắt thủy hải sản có năng suất cao phù hợp với thời vụ củabiển bãi ngang Nghề đèn ánh sáng và nghề lưới mực nang tiếp tục được mùa.Tổng sản lượng đánh bắt ước tính đạt 1.410 tấn, trong đó xuất khẩu 520 tấnchiếm 36,88%
Đi đôi với khai thác biển, nhân dân mạnh dạn đầu tư mở mang ao hồnuôi cá nước ngọt Hiện hai xã có 165 hộ nuôi cá nước ngọt với diện tích 6,19
Trang 36ha Nhân dân đã đầu tư thả nuôi trên 35 vạn con cá giống các loại như: cá lóc,
cá trắm, rô phi đơn tính, cá trê phi Trong năm vừa qua đã xuất bán gần 43,5tấn cá nước ngọt
Về sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Trong năm 2009 nhân dân đã trồng khoai, sắn, lạc và raumàu các loại, trong đó khoai, sắn là 50 ha, ước tính thu hoạch 539 tấn; lạc 2 vụ
23 ha, ước tính thu hoạch 31 tấn Ngoài ra người dân đã chủ động trồng cácloại cây ngắn ngày như kiệu, rau, dưa… nhằm phục vụ đời sống hàng ngày
- Chăn nuôi, thú y: Nhờ làm tốt công tác phòng dịch và chăm sóc nuôidưỡng nên đàn gia súc, gia cầm trong năm phát triển tương đối ổn định Tổngđàn lợn đến nay là 6.515 con với 161 con lợn nái Trong năm đã xuất bán được
3700 con lợn thịt, trọng lượng bình quân đạt 60kg/con Đàn bò hiện có 353con Gia cầm hiện đang duy trì 16.280 con bao gồm khoảng 9.000 con gà và7.280 con ngan, vịt trong năm đã xuất bán được khoảng 5000 con gà, trọnglượng bình quân 1,2kg/con và 4.125 con ngan, vịt trọng lượng bình quân2kg/con
Mạng lưới thú y đã đi vào hoạt động nề nếp từ thôn đến xã Công tácphòng chống các loại dịch bệnh được quan tâm chu đáo Ban thú y xã đã lên kếhoạch chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm như tụ huyết trùng, lởmồm long móng, dịch tả và vắc - xin cúm gia cầm đảm bảo đúng kế hoạch
Về lâm nghiệp:
Hoạt động của tổ tự quản và bảo vệ rừng, kiểm lâm viên của xã đã cónhiều chuyển biến tích cực, công tác bảo vệ rừng được chú trọng, nhờ vậy màviệc chặt phá rừng làm củi không xảy ra Công tác PCCCR được quan tâmthường xuyên, trong năm không có vụ việc cháy rừng nào xảy ra, bởi vậy màrừng trên địa bàn phát triển tốt
Trang 37CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP
GIẢM NGHÈO ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NƯỚC MẮM
TẠI HUYỆN LỆ THUỶ
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG CÁC HỘ ĐIỀU TRA
3.1.1 Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập bình quân
Hộ sản xuất cũng như hộ thu gom và các đại lý bán buôn, bán lẻ lànhững tác nhân cực kỳ quan trọng trong chuỗi giá trị Hộ sản xuất là tác nhânđầu tiên của chuỗi, cung cấp sản phẩm cho các hộ thu gom và các đại lý Cònnhững nhà thu gom và đại lý là trung gian, đưa sản phẩm đến tay người tiêudùng cuối cùng
Bảng 2: Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập bình quân
Loại hộ
Trước DA (2005)
Sau DA (2010)
(2005)
Sau DA (2010)
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Qua bảng số liệu ta thấy, trước dự án, số hộ sản xuất nước mắm là hộnghèo (thu nhập nhỏ hơn 180 ngàn đồng/khẩu/tháng) chiếm tỷ lệ rất lớn, 35người, chiếm 87,5% trong tổng số hộ sản xuất Chỉ có 5 hộ được xếp loại trungbình (thu nhập từ 180 - 280 ngàn đồng/khẩu/tháng), chiếm 12,5%, không hề có
hộ khá (thu nhập lớn hơn 280 ngàn đồng/khẩu/tháng) Tuy nhiên, qua 5 nămtiến hành sản xuất, với sự hỗ trợ từ dự án, số hộ nghèo đã giảm đáng kể Trongtổng số 40 hộ điều tra chỉ còn lại 17 hộ nghèo, chiếm 42,5%, giảm 18 hộ, tươngứng với giảm 51,25% Đây là một con số rất đáng tự hào, là thành quả lớn mà
dự án đã đạt được Hộ trung bình tăng thêm 9 hộ đạt 14 hộ, tăng 180% Đặcbiệt là trước đây không có hộ khá nhưng nay số hộ khá là 9 hộ Như vậy đời
Trang 38sống của người dân sau dự án đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt Có đượcthành quả đó một phần nhờ công lao rất lớn của dự án cũng như sự nỗ lực vươnlên, đầu tư vào sản xuất chế biến nước mắm của tất cả các hộ gia đình trên địabàn nghiên cứu Tuy nhiên, số hộ nghèo vẫn còn khá cao Do đó trong năm tớicần có kế hoạch phát triển kinh tế hợp lý để giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cơ cấu
hộ của xã
Đối với các hộ thu gom, trước dự án không hề tồn tại tác nhân này màchỉ có 3 đại lý bán lẻ tập trung tại chợ Tréo - huyện Lệ Thủy, trong đó 1 hộtrung bình và 2 hộ khá Sở dĩ như vậy là vì quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chỉ đủ
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại xã thông qua hoạt động muabán đơn giản Sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự cung tự cấp Sau 5 năm, quy
mô sản xuất đã tăng lên đáng kể Số lượng các nhà thu gom cũng tăng thêm 7người, nâng tổng số thu gom và đại lý lên con số 10 người Đặc biệt là mở rộngthêm 1 đại lý nước mắm ngay tại trung tâm TP Đồng Hới Không có hộ thugom nào bị xếp loại nghèo, có 2 hộ trung bình, tăng gấp đôi và 8 hộ khá, tănggấp 4 lần so với trước khi có dự án
3.1.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu số khẩu/hộ, số lao động/hộcủa cả hộ sản xuất và thu gom trước và sau dự án xấp xỉ nhau Bình quân nhânkhẩu trên hộ của các hộ sản xuất nước mắm sau dự án là 4,7 khẩu, tăng 9,3%
so với trước khi có dự án, chỉ có 4,3 khẩu Với các hộ thu gom và đại lý, con sốnày là 4,5 khẩu, tăng 7,14% so với 5 năm trước, chỉ 4,2 khẩu Số lao động/hộcủa các hộ cũng khá cao và đồng đều, không có sự thay đổi nào đáng kể khi sosánh trước và sau dự án
Tuổi bình quân chủ hộ của hộ sản xuất là 43,58 tuổi, thấp hơn so với hộthu gom, là 45,24 tuổi Trình độ văn hóa của họ cũng thấp hơn rất nhiều, hộ sảnxuất chỉ có trình độ lớp 6,5 trong khi đó hộ thu gom là 9,76 Tuy nhiên cần phảinhận thấy rằng trình độ như vậy là rất thấp Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến
Trang 39việc làm ăn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Việc nâng cao trình
độ cho người dân là hết sức cần thiết
Kinh nghiệm sản xuất của người dân tăng theo thời gian Trước dự ánDPPR, hộ sản xuất đã được sự hỗ trợ của UNIDO và SNV trong việc tập huấnquy trình sản xuất nước mắm và đã bắt đầu sản xuất được 3 năm Sau khi có dự
án DPPR, kinh nghiệm sản xuất của họ ngày càng hoàn thiện, tăng lên 8 nămsản xuất Tuy kinh nghiệm sản xuất đã tăng lên, thành thạo hơn nhưng những
kỹ thuật tiên tiến trong chế biến nước mắm vẫn chưa được áp dụng Người dânvẫn gặp khó khăn trong việc xử lý màu sắc, độ mặn của nước mắm Các khóatập huấn về kỹ thuật cũng như cách áp dụng vào thực tế sản xuất là điều màngười dân thực sự quan tâm và cảm thấy cần thiết
Bảng 3: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Trước DA
Sau DA
DA
Sau DA
So sánh
1 Số khẩu/hộ Khẩu 4,30 4,7 0,4 109,30 4,2 4,5 0,3 107,14
2 Số lao động/hộ LĐ - - - + Trong độ tuổi LĐ LĐ 2,32 2,5 0,18 107,76 2,07 2,09 0,02 100,97+ Ngoài độ tuổi LĐ LĐ 2,15 2,36 0,21 109,77 1,93 2 0,07 103,63+ LĐ nông nghiệp LĐ 2,01 2,08 0,07 103,48 1,31 1,36 0,05 103,82+ LĐ phi nông nghiệp LĐ 0,95 1,24 0,29 130,53 1,22 1,25 0,03 102,46
-3 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 38,25 43,58 5,33 113,93 39,56 45,24 5,68 114,36
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Trước dự án, giá trị tư liệu sản xuất của các hộ sản xuất chỉ có 17,5triệu Được sự hỗ trợ từ dự án, giá trị tư liệu sản xuất đã tăng thêm 15,5 triệutương ứng với tăng 88,57%, đạt 33 triệu Cũng nhờ hoạt động tín dụng của dự
án mà người dân được vay vốn, mạnh dạn đầu tư thêm vào sản xuất Số vốnvay trước dự án chỉ có 5 triệu đồng nhưng sau dự án đã tăng lên 13,5 triệu, tăng8,5 triệu hay 170% Quy mô sản xuất được mở rộng nên số vốn mà người dân
Trang 40đầu tư cũng tăng lên, đạt 8,5 triệu so với trước đây chỉ có 4,2 triệu đồng.Nhưng trong thực tế, theo ý kiến của người dân, họ vẫn còn thiếu vốn sản xuất.
Các hộ thu gom và đại lý tuy không nhận được hỗ trợ của dự án nhưng
tư liệu sản xuất của họ cũng được đầu tư ngày càng nhiều cho phù hợp với quy
mô ngày càng mở rộng của hoạt động sản xuất nước mắm Trước dự án con sốnày là 22,4 triệu nhưng sau dự án đã tăng lên 41,05 triệu, tăng 18,65 triệu hay83,26% Số vốn vay của họ tăng khá nhanh, từ 5 triệu trước dự án nay tăng lên
20 triệu, tăng 15 triệu hay 300% Số vốn tự có cũng tăng nhanh, từ 12,95 triệu,nay tăng thêm 17,68 triệu hay 136,29% Đó là phần lợi nhuận qua thời giankinh doanh buôn bán
3.2 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÂN CẤP GIẢM NGHÈO
ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NƯỚC MẮM HUYỆN LỆ THUỶ
3.2.1 Phân tích chuỗi giá trị nước mắm huyện Lệ Thủy
3.2.1.1 Tổng quan chuỗi giá trị nước mắm trước và sau khi có dự án
Sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm một quy trình sản xuất hoàn chỉnh bắt đầu
từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nước mắm đến việc bán sảnphẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
Sơ đồ chuỗi giá trị nước mắm tại huyện Lệ Thủy trước khi có dự án cóthể được mô tả như sau:
Nguồn cung cấp dịch vụ đầu vào
Cơ sở chế biến nước mắm
39