Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 39 - 48)

Xuất phát từ nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, chúng ta có thể chia các hành vi xâm phạm quyền tác giả thành hai loại: Hành vi xâm phạm quyền nhân thân và hành vi xâm phạm quyền tài sản.

* Hành vi xâm phạm quyền nhân thân

Các quyền nhân thân không thể chuyển dịch là các quyền của tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có các quyền này nếu như họ không đồng thời là tác giả. Quyền nhân thân này được bảo hộ vô thời hạn. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 28 Luật SHTT. Cho nên, mọi hành vi không nêu tên hoặc nêu sai tên tác giả; thay đổi tên tác phẩm; thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm; cắt xén, bóp méo tác phẩm sau khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù có thể tác giả của tác phẩm đó đã mất cách đó hàng thế kỷ.

Hành vi xâm phạm quyền nhân thân được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học: Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, nhưng lại lấy tác phẩm của người khác đứng tên mình hoặc cho rằng tác phẩm đó do mình sáng tạo ra, tức là cá nhân, tổ chức đó đã có hành vi chiếm đoạt quyền tác giả. Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả này đã xâm phạm

đến quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng” và quyền “đặt tên cho tác phẩm” của tác giả quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật SHTT về

quyền nhân thân của tác giả.

Trong cuốn “Bình luận quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” có

đoạn viết:

Trong thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà khoa học trẻ, chưa có danh tiếng, do muốn tác phẩm của mình được in, được công bố nên phải khước từ quyền tác giả của mình bằng cách để cho thủ trưởng cơ quan hoặc những người có chức, có quyền, có danh tiếng đứng tên tác phẩm. Những tác giả đích thực này, nếu có bằng chứng có thể kiện đòi quyền được coi là tác giả quyền đứng tên tác phẩm [42].

Đây chính là thực trạng đáng buồn ở Việt Nam hiện nay, nhưng nó vẫn có xu thế ngày càng gia tăng.

Một số hành vi chiếm đoạt quyền tác giả khác cũng cần phải kể đến là hành vi thu gom tác phẩm của người khác rồi gắn thêm vào đó chữ “biên

soạn” hay “sưu tầm” rồi ký tên khác, in thành sách để xuất bản.

- Mạo danh tác giả: Việc mạo danh tác giả được hiểu là cá nhân, tổ chức không phải là tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng lại có hành vi mượn tên tác giả để thực hiện mục đích có lợi cho mình. Cũng giống như hành vi xâm phạm chiếm đoạt quyền tác giả nêu trên, việc cá nhân, tổ chức có hành vi mạo danh tác giả đã xâm phạm quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng” quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật SHTT về quyền nhân thân của tác giả.

công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của

đồng tác giả đó: Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công

chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm. Các cá nhân, tổ chức có hành vi công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc đồng tác giả đã xâm phạm trực tiếp đến quyền “công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm” được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT về quyền nhân thân của tác giả.

Việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc đều không coi là công bố tác phẩm.

Công bố tác phẩm là quyền nhân thân. Tuy nhiên, khác với các quyền nhân thân khác, quyền công bố tác phẩm là quyền có thể chuyển giao cho người khác, không nhất thiết phải chính tác giả là người công bố; đồng thời quyền nhân thân này là quyền được pháp luật bảo hộ có thời hạn. Bởi vậy, việc công bố tác phẩm có thể do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền công bố và phổ biến tác phẩm là độc quyền của tất cả các tác giả (nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả) hoặc của tất cả các chủ sở hữu tác phẩm (nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Vì vậy, trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó công bố, phổ biến tác phẩm đã có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhưng vẫn có thể coi là vi phạm, nếu tác phẩm có đồng tác giả mà họ chưa xin phép tất cả các đồng tác giả. Các tác giả còn lại không được xin phép có thể kiện cá nhân, tổ chức có hành vi công bố, phổ biến tác phẩm này.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: Quy định này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 bis Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên việc đánh giá xem danh dự, uy tín của tác giả có bị phương hại không lại phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng khu vực, từng vùng miền khác nhau, thậm chí còn phải xem xét đến nền văn hóa, phong tục tập quán của nền văn hóa khác trên thế giới (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến yếu tố nước ngoài). Các cá nhân, tổ chức có hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào đã xâm phạm trực tiếp đến quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT về quyền nhân thân của tác giả.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân đặc trưng của tác giả, luôn thuộc về tác giả, kể cả khi tác giả không còn là chủ sở hữu tác phẩm. Chỉ có tác giả mà không một ai khác có quyền sửa chữa, cắt xén hoặc thay đổi tác phẩm, nếu không có sự đồng ý của tác giả. Vì vậy, tác giả được pháp luật trao cho quyền cấm những hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm của các tổ chức, cá nhân khác.

* Hành vi xâm phạm quyền tài sản

Các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả được liệt kê từ khoản 6 đến khoản 16 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHHT (đó là trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu): Theo quy định tại khoản 10 Điều

4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì “sao chép” được hiểu là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương thức hay dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ tác phẩm lâu dài hoặc tạm thời dưới hình thức điện tử. Tuy nhiên, với một số đối tượng, quyền tác giả chỉ bảo hộ cách thức thể hiện chứ không bảo hộ nội dung sự kiện. Quyền tác giả không bảo hộ sự kiện, kể cả sự kiện lịch sử, tiểu sử hay tin tức trong ngày nhưng lại bảo hộ cách thức thể hiện các sự kiện này. Tất cả mọi người đều có quyền sử dụng các sự kiện lịch sử, tiểu sử hay tin tức đó nhưng lại không có quyền sao chép các cách thức thể hiện sự kiện của các cá nhân khác. Nếu việc sao chép các hình thức thể hiện sự kiện này mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm quyền tác giả. Các cá nhân, tổ chức có hành vi sao chép tác phẩm khi không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã xâm phạm trực tiếp đến quyền “sao chép tác phẩm” của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT về quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm và tác giả (nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm).

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT (đó là trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị): Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì “tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh phải là một sự sáng tạo những thành tố lớn, đủ để được bảo hộ quyền tác giả từ một tác phẩm nguyên thủy đã có. Làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả thực hiện hoặc cho người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền làm tác phẩm phái sinh khi không gây phương hại đến quyền tác giả

của tác phẩm được sử dụng để tạo ra tác phẩm phái sinh, có nghĩa là phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng giữa chủ thể quyền tác giả và người có ý định tạo ra tác phẩm phái sinh. Nếu không có sự thỏa thuận trước này (trừ trường hợp ngoại lệ đã nêu) thì có nghĩa là người tạo ra tác phẩm phái sinh không xin phép chủ thể quyền đã vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc tạo nên tác phẩm phái sinh. Các cá nhân, tổ chức có hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh đã xâm phạm đến quyền “làm tác phẩm phái sinh” của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật SHTT về quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

- Sử dụng tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút (nếu là tác phẩm phát thanh truyền hình…), thù lao (nếu là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng), quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT (đó là các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao): Việc sử dụng tác phẩm được hiểu theo nghĩa rất rộng, gồm tất cả các hành vi của chủ thể đem tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của mình “dùng vào một mục đích nào đó” [30, tr.876] như: Sao chép tác phẩm, phân phối, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải... Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có hành vi “sử dụng” tác phẩm như trên có thể xâm phạm đến các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT như quyền làm tác phẩm phái sinh (điểm a), quyền sao chép tác phẩm (điểm c), quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính (điểm e)…

vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả: Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm mới có quyền cho thuê tác phẩm; các cá nhân, tổ chức khác cho thuê tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc quyền lợi vật chất khác (trừ khi các bên có thỏa thuận khác). Các cá nhân, tổ chức có hành vi cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút thù lao cho chủ thể quyền là xâm phạm đến quyền “cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính” được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật SHTT.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số

mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả: Nhân bản được hiểu “là

việc tạo ra nhiều bản giống hệt nhau”. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay

việc tạo ra nhiều bản giống hệt nhau là chuyện quá dễ dàng, vì vậy, tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra tràn lan trong mọi lĩnh vực của đời sống. Việc các cá nhân, tổ chức có hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số khi không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm đến quyền tài sản được quy định tại điểm d (phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm) và điểm đ (truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác) khoản 1 Điều 20 Luật SHTT quy định về quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả: Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản… Việc cá nhân, tổ chức xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (đồng thời hoặc không đồng thời là tác giả) là vi

phạm quyền tác giả, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT.

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo: Thông thường hành vi xâm phạm quyền tác giả này xảy ra trong lĩnh vực tác phẩm tạo hình (gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc), mỹ thuật ứng dụng. Hành vi phổ biến nhất trong nhóm này là hành vi bán tranh vẽ được sao chép lại từ tác phẩm gốc, sau đó giả mạo chữ ký của tác giả để bán với giá thành cao.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)