Giải pháp hoàn thiện xây dựng quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 88 - 90)

Thứ nhất, việc chứng minh, xác định thiệt hại trong một số vụ án

xâm phạm quyền tác giả còn quá nan giải. Do đó, cần sớm ban hành riêng một Nghị định quy định hướng dẫn thi hành về vấn đề xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng bằng biện pháp dân sự như đã ban hành riêng một Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT;

Thứ hai, pháp luật hiện nay quy định: Trong trường hợp các bên không

thỏa thuận được với nhau về mức tiền bù đắp tổn thất tinh thần thì Tòa án sẽ quyết định. Song, cho đến nay chưa có quy định hướng dẫn việc xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần. Do đó, số tiền bù đắp ổn thất tinh thần là bao nhiêu hoàn toàn do Tòa án quyết định trong từng vụ việc cụ thể, với mức giao động từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn để đảm bảo tính khách quan trong xét xử;

Thứ ba, theo BLDS của Việt Nam, việc xác định hình thức lỗi (lỗi cố ý,

lỗi vô ý) có ý nghĩa trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong Luật SHTT của Việt Nam không đề cập tới hình thức lỗi, việc xác định hình thức lỗi không có ý nghĩa trong toàn bộ cơ chế bồi thường thiệt hại, hay nói cách khác, dù chủ thể xâm phạm có lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm quyền tác giả thì mức bồi thường thiệt hại là giống nhau. Điều này là thiếu công bằng. Do vậy, chúng tôi cho rằng nên chăng cho phép Tòa án có thẩm quyền xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại cho các chủ thể xâm phạm có lỗi vô ý;

Thứ tư, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền tác giả có xu hướng ngày

càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các biện pháp chế tài dân sự được quy định trong Luật SHTT, trong đó có chế tài bồi thường thiệt hại chưa đủ mạnh để răn đe. Tại điểm c, khoản 1, Điều 205 Luật SHTT quy định, trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định thì mức bồi thường do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Mức tối đa chủ thể xâm phạm quyền tác giả phải bồi thường chỉ là năm trăm triệu đồng, trong khi đó, có những trường hợp cá nhân, tổ chức có được khoản lợi lớn hơn gấp nhiều lần do có hành vi xâm phạm gây ra, ví dụ hành vi nhân bản, sản xuất bản sao hay xuất bản tác phẩm với số lượng lớn. Về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng vậy, Tòa án cũng chỉ có quyền ấn định mức tiền tối đa phải bồi thường là năm mươi triệu đồng (khoản 2

Điều 205). Với mức bồi thường năm mươi triệu đồng hay năm trăm trong những trường hợp này là quá ít. Nên chăng, chúng ta cần tăng mức tiền bồi thường trong những trường hợp không thể xác định được mức bồi thường này lên để việc áp dụng biện pháp chế tài này đảm bảo được tính răn đe, giáo dục

ý thức tôn trọng quyền tác giả.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 88 - 90)