Chủ thể áp dụng trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 32 - 35)

Chủ thể áp dụng TNDS có thể là chủ thể quyền (bao gồm tác giả và chủ sở hữu tác phẩm), người được chủ thể quyền ủy quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án).

* Chủ thể quyền

Trong trường hợp các bên chủ thể quyền và chủ thể vi phạm có ký hợp đồng về quyền tác giả, nếu chủ thể vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì chủ thể quyền có quyền áp dụng TNDS đối với chủ thể vi phạm nghĩa vụ như buộc thực hiện nghĩa vụ…

Chủ thể quyền của quyền tác giả bao gồm tác giả hoặc đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Vậy tác giả là ai? Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 không quy định về thuật ngữ “tác giả”. Tuy nhiên, tại BLDS

năm 2005 có quy định: “Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa

học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả” [21, Điều 736, Khoản 1]; đồng thời tại Điều 8 Nghị

định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính

toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học” [6]. Còn chủ sở hữu quyền

tác giả được hiểu là các cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số, hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó [37, tr.58]. Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả; các đồng tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm; cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả; người được thừa kế quyền tác giả; người được chuyển giao quyền hoặc Nhà nước (đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không còn người thừa kế…).

* Tòa án

Khi chủ thể quyền của quyền tác giả phát hiện ra chủ thể vi phạm đã có hành vi xâm phạm một hoặc một số quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật SHTT thì chủ thể quyền có quyền lựa chọn phương thức kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự đối với chủ thể vi phạm này.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, tại Điều 44 và Điều 55. Song, pháp lệnh này không quy định những loại tranh chấp nào về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà chỉ quy định chung chung:

Tranh chấp quyền tác giả có thể được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả được giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia [40, Điều 44, 45].

Tiếp đó, 5/12/2001 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC – VKSNDTC – BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Tòa án nhân dân; và ngày 03/4/2008 các cơ quan hữu quan đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân; đồng thời, tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2012 cũng chỉ quy định chung chung: Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền SHTT cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của luật này có thể rút ra kết luận: Tranh chấp liên quan tới quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, cụ thể ở đây là yêu cầu Tòa án xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT nói chung có thể hiểu rằng: Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần túy là tranh chấp dân sự thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện; nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng của quyền tác giả ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tình; nếu tranh chấp về quyền tác giả giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích kinh doanh thì sẽ thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 32 - 35)