- Biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng quyền tác giả. Vì vậy, đâu đó trong một bộ phận người dân, các chủ thể kinh doanh, các cơ quan đơn vị vẫn chưa có ý thức tôn trọng tác quyền; kết quả là luật cứ ban hành, nhiều người biết mình làm sai nhưng vẫn cứ vi phạm. Trong khi đó, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhiều khi không chủ động thực hiện quyền tự bảo vệ tác phẩm của mình mà trông chờ vào các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm này. Ví dụ, trong lĩnh vực văn học, nhà văn Nguyễn Ngọc Ánh cho biết:
Thời gian của nhà văn phải để dành cho sáng tác, săn tìm ý tưởng, tài liệu. Nhà văn không thể chạy theo bản quyền những đứa
con tinh thần của mình, nếu vẫn còn mong muốn sáng tác. Chuyện bản quyền đành trông chờ vào nhà xuất bản hoặc các cơ quan chức năng với pháp luật [54].
Chính sự phó mặc của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong một số trường hợp như trên đã làm cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả đã nghiêm trọng lại càng có xu hướng xâm phạm nghiêm trọng hơn.
- Hệ thống các cơ quan thực thi còn yếu. Vì vậy, số vụ tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết tại các Tòa án chưa nhiều. Việc vi phạm bản quyền rất phổ biến nhưng nghịch lý là số vụ khởi kiện ra tòa còn quá ít. Theo thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2012 toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý 92 vụ tranh chấp về quyền tác giả [33];
- Về vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong một số lĩnh vực còn khá nhiều bất cập, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Trong nhiều vụ việc xét xử tại Tòa án, do chưa có tổ chức giám định về quyền tác giả, cũng như chưa có giám định viên chuyên trách nên việc giám định về quyền tác giả đang gặp bế tắc, chậm trễ đặc biệt trong một số lĩnh vực kỹ thuật đặc thù như tin học, kiến trúc…
Chẳng hạn như trong vụ tranh chấp về quyền tác giả tác phẩm kiến trúc tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng giữa nguyên đơn là nhóm tác giả Nguyễn Văn Minh và ông Lê Văn Vĩnh kiện Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Tường Phát (Thanh Khê, Đà Nẵng). Để có căn cứ phân xử, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã gửi công văn đến Cục Bản quyền tác giả đề nghị trưng cầu giám định vi phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm kiến trúc nêu trên nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể. Do đó, vào tháng 7/2012, TAND TP Đà Nẵng đành gửi công văn đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng cử giám định viên tư pháp nhưng chỉ nhận được câu trả lời của Sở này là theo tình hình thực tế hiện nay thì Sở
chưa có giám định viên tư pháp về lĩnh vực kiến trúc. Cuối cùng, Tòa đã phải nhờ đến Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng. Đến cuối năm 2012, Liên hiệp này mới có kết luận giám định chính thức để Tòa dựa vào đó tuyên buộc Công ty Tường Phát phải chấm dứt hành vi sao chép tác phẩm kiến trúc của các đồng nguyên đơn [55]. Tương tự, vụ tranh chấp liên quan tới bản quyền phần mềm hệ thống website giữa Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây là nguyên đơn kiện Công ty TNHH QGS ra Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vào tháng 6/2012; nhưng phải đến tháng 2/2014 Tòa án mới đưa ra được kết luận dựa trên kết quả giám định phần mềm do không có giám định viên chuyên trách [66]. Hệ quả là việc giải quyết án của Tòa bị kéo dài, làm mất thời gian, công sức của cả Tòa lẫn các đương sự đồng thời gây thiệt hại cho các đương sự. Điều này cũng trở thành nguyên nhân khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp không tiến hành khởi kiện ra tòa, xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự.
- Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì việc xác định hình thức lỗi cũng chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định. Trong một số trường hợp, lỗi vô ý là một trong những điều kiện cần để được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn mọi trường hợp gây thiệt hại do lỗi cố ý thì luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường “toàn bộ”. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có quy định về việc phân loại lỗi trong bồi thường thiệt hại và việc phân loại lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mức bồi thường. Trong khi đó, theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, việc phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thực sự có nhiều ý nghĩa và không ảnh hưởng đến bất cứ yếu tố nào trong toàn bộ cơ chế bồi thường thiệt hại. Một hành vi xâm phạm dù là do lỗi vô ý, cố ý hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại thực tế gây ra.
quyền sở hữu trí tuệ mang tính trực tiếp mà chưa quy định hành vi gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì thế, khả năng áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các hành vi gián tiếp làm xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được đề cập đến. Trong khi đó, thực tế các nước cũng như Việt Nam hiện nay đã và đang tồn tại nhiều hành vi gián tiếp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền. Những hành vi gián tiếp xâm phạm quyền tác giả kể đến như: Xúi giục người khác xâm phạm quyền tác giả, trợ giúp cho người khác có hành vi xâm phạm quyền tác giả...
- Về việc bồi thường tổn thất về tài sản và tổn thất cơ hội kinh doanh do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Điều 204 Luật SHTT về
quy định “tổn thất về tài sản” là một thiệt hại cần được bồi thường; đồng thời cũng quy định trách nhiệm bồi thường đối với những “tổn thất về cơ hội
kinh doanh” của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Khái niệm
“tổn thất về tài sản” được hiểu là “mức độ giảm sút hoặc bị mất đối với giá
trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ”.
Còn “tổn thất về cơ hội kinh doanh” theo hướng dẫn tại Điều 18 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 được hiểu là những “thiệt hại về giá trị
tính thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng trên thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra”. Về lý thuyết, việc xem xét bồi thường thiệt hại tính đến
cả những thiệt hại tuy chưa xảy ra nhưng nếu chắc chắn xảy ra thì cũng có thể được xem xét bồi thường nếu như sự chắc chắn đó là thực tế. Trong đó, cơ hội kinh doanh cũng có thể coi là một thiệt hại. Tuy nhiên, có thể thấy, đây là một sự bồi thường trùng bởi xuất phát từ một thực tế là khi giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ bị mất đi hay bị giảm sút vì bất cứ nguyên nhân gì thì
các cơ hội kinh doanh cũng bị giảm sút ở mức độ tương ứng với nó hay nói cách khác, giá trị của một tài sản trí tuệ thường được phản ánh và định lượng dựa trên những cơ hội kinh doanh mà nó mang lại hay khả năng sinh lợi của tài sản này trong tương lai.
- Về việc xác định các khoản bồi thường thiệt hại, tại khoản 3 Điều 205 Luật SHTT quy định về việc bồi thường thiệt hại bao gồm cả chi phí thuê luật sư áp dụng cho nguyên đơn là chủ thể quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Vậy trong trường hợp bị đơn thắng kiện (tức là bị đơn chứng minh được mình không xâm phạm quyền tác giả) thì liệu có được hưởng quyền bồi thường đối với các thiệt hại thực tế này hay không? Về nguyên tắc, bên thắng kiện dù là nguyên đơn hay bị đơn đều có thể được xem xét để bồi thường thiệt hại do bên kia gây ra cho mình, trong đó có chi phí thuê luật sư. Như vậy, Luật SHTT chưa có quy định một cách rõ ràng, cụ thể và thống nhất về quyền được bồi thường của bị đơn trong trường hợp chứng minh được mình không có hành vi xâm phạm quyền tác giả khi bị thiệt hại về vật chất, uy tín cũng như phí luật sư hợp lý. Ngoài ra, pháp luật SHTT cũng chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào được xác định là khoản phí hợp lý.
- Trong lĩnh vực xuất bản, vấn nạn xâm phạm quyền tác giả vẫn là một vấn nạn ở nước ta. Đặc biệt trong hoạt động liên kết xuất bản, một số nhà xuất bản còn thiếu chặt chẽ, không quản lý tốt nội dung sách liên kết... dẫn đến nạn sách lậu, sách kém chất lượng bày bán trên thị trường. Ví dụ vụ việc Nhà xuất bản Kim Đồng là đơn vị nắm bản quyền xuất bản tác phẩm “Búp sen xanh”, của nhà văn Sơn Tùng, từ 2010 đến 2020. Tuy nhiên, từ 2013 tới nay, có tới ba bản cuốn sách này bị in không tác quyền, vào năm 2013, quý I năm 2014 và quý II năm 2014. Các cuốn sách làm lậu này đều ghi là sách liên kết xuất bản giữa Nhà xuất bản Thời Đại và công ty cổ phần Sách Nhân Dân ... [56].
trong liên kết xuất bản thực hiện một cách lỏng lẻo, chưa có quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết xuất bản, cũng như việc các cơ sở in chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có nhiều cơ sở in chưa có giấy phép… Hơn nữa, lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam còn bị “tấn công” bởi sách điện tử lậu khi công nghệ mạng đang càng phát triển, tốc độ lan truyền trên mạng một cách chóng mặt. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành chưa quản lý được việc chia sẻ thông tin trên mạng dẫn đến việc xuất hiện tràn lan các tác phẩm bản mềm xuất bản trên mạng (e-book) không có bản quyền…
- Ngoài ra, các quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng như không thể xác định chính xác ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, bởi những tác phẩm này được lưu truyền trong dân gian, cũng như chưa có quy định về mối quan hệ giữa tác giả của tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (nếu xác định được)…
- Bất cập khá rõ trong thực thi quyền SHTT nói chung và việc áp dụng TNDS nói riêng hiện nay là thiếu sự thiếu đồng bộ và chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 cơ quan được giao trách nhiệm bảo đảm thực thi về SHTT là Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra (Bộ VH,TT&DL, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Sở KH&CN); quản lý thị trường, công an kinh tế; hải quan; tòa án. Mặc dù thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo. Thực tế này không chỉ khiến các chủ thể quyền SHTT lúng túng khi muốn liên hệ mà còn khiến các cơ quan này nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi nhau hoặc mạnh ai nấy làm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương này, luận văn đã phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNDS do xâm phạm quyền tác giả, trong đó luận văn có sự lồng ghép các ví dụ là các vụ kiện trên thực tế để làm rõ nội dung các quy định của pháp luật; từ đó, luận văn cho người đọc thấy được những “hậu quả pháp lý bất lợi” của trách nhiệm dân sự mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đồng thời, luận văn chỉ ra được những mặt đạt được và những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc thực thi quyền tác giả nói chung và trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói riêng.
Chương 3
THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT