THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 80 - 88)

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia Công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên chính thức của WTO (11/1/2007). Tuy nhiên, số vụ vi phạm quyền tác giả vẫn có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng tinh vi hơn. Có ý kiến cho rằng tình trạng vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động. Vi phạm bản quyền lan tràn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

- Trong lĩnh vực xuất bản:

Hiện tượng xuất bản mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không có hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản diễn ra ngày một trầm trọng. Giám đốc Công ty Sáng tạo Trí Việt - First News, cho biết, cho đến nay, First News đã có 187 cuốn sách là những tác phẩm bán chạy trên thị trường như “Đắc nhân tâm”, “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”, “Quà tặng diệu kỳ”, “Bí mật may mắn”, “Hạt giống tâm hồn”, “Phút nhìn lại mình”… và hầu hết trong đó đều bị in lậu. Cá biệt có cuốn như “Đắc nhân tâm” đã phát hiện tới 9 nơi in lậu. Cuốn “Quà tặng diệu kỳ”, “Phút nhìn lại mình” phát hiện 6 nơi in lậu. Việc rất nhiều tác phẩm do First News mua bản quyền bị in lậu không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn làm hại đến uy tín, thương hiệu của First News rất nhiều, bởi những cuốn sách in lậu đó đều bị mờ, thiếu chữ, in giấy chất lượng xấu [57]…

Không chỉ First News, Long Minh, mà rất nhiều NXB, công ty sách có nhiều cuốn sách bị xâm phạm bản quyền như “Mật mã Tây Tạng” của Công

ty Nhã Nam, “Sống như Tiểu Cường”, “Nghe bố này, con gái!”, “Người Nam Châm” của Thái Hà Book… Hầu hết những cuốn sách nổi tiếng, đặc biệt là những cuốn sách mới ra thị trường, được nhiều bạn đọc yêu thích đều bị in lậu ngang nhiên và phổ biến tràn lan.

Không chỉ sách in, các NXB, nhà sách còn phải đối mặt với tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan của những cuốn sách điện tử (e - book) trên Internet. Chỉ cần một cú click chuột trên thuvien27.net hay vnthuquan.net và bỏ ra 14.000 đồng ai cũng có thể tải về một bản in sách trên mạng. Với hơn 12.000 lượt tải về, những người sở hữu trang wed thuvien27.net đã có thể ngang nhiên "đút túi" gần 300 triệu đồng, mà chưa một lần xin phép tác giả. Việc ăn cắp bản quyền trắng trợn của trang web này, cũng như vô số trang mạng khác đã khiến cho tác giả, nhà xuất bản và đơn vị bán sách chính thống

phải ngao ngán [58]. Thậm chí, có những cuốn sách bị tịch thu, đình bản cũng

vẫn thấy xuất hiện tràn lan trên mạng. Người yêu sách cứ vô tư đọc, vô tư tải về, mà không cần quan tâm đến công sức của nhà văn hay sự lỗ lãi của các nhà xuất bản.

Mặc dù Nhà nước đã có những quy định xử phạt đối với hiện tượng này nhưng Luật Xuất bản hiện nay còn chưa đủ sức mạnh pháp chế mạnh đối với các trường hợp vi phạm bản quyền. Thực tế mức phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm hiện chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng nên họ vẫn quá lãi so với nguồn thu từ sách lậu.

Nạn “đạo văn” kéo dài suốt mấy năm nay vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn. Nhiều trường hợp đã sử dụng nguyên xi tác phẩm của người khác, đặc biệt là tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng đưa vào tác phẩm của mình rồi in thành sách. Nạn “đạo văn” xảy ra phổ biến nhất trong lĩnh vực văn học.

Có không ít trường hợp “sách thực chất là dịch từ tác phẩm nước ngoài nhưng đứng tên biên soạn. Sách biên soạn mà thực chất là sao chép từ sách,

tài liệu của nước ngoài. Dạng vi phạm này thường tập trung vào các loại sách báo khoa học, công nghệ, sách kinh tế, sách tin học, sách ngoại ngữ” [24].

- Trong lĩnh vực báo chí:

Luật Báo chí 1999 ra đời có các quy định về quyền tác giả thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ở lĩnh vực này. Đối với báo in, tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra là việc một số tác giả sử dụng nội dung, tài liệu, tư liệu của người khác rồi viết thành bài gửi đăng báo mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; trích dẫn công trình nghiên cứu của người khác mà không dẫn chiếu nguồn gốc tác phẩm; dịch tác phẩm báo chí nước ngoài nhưng đứng tên mình; không xin phép và trả thù lao cho tác giả khi sử dụng lại các tác phẩm báo chí đã được công bố. Tuy nhiên, báo in vẫn được coi là có ý thức tôn trọng bản quyền hơn trong “làng báo chí” nói chung vì “việc tôn trọng bản quyền đã trở thành một thứ luật “bất thành văn” trong giới báo chí giấy” [59].

Chuyển sang lĩnh vực báo điện tử, tình trạng vi phạm quyền tác giả đã đến mức “báo động”. Trong thời đại kỹ thuật số, việc “lấy nội dung từ báo chí khác” thật dễ dàng, cùng với tư tưởng “ai cũng làm thế cả” nên việc sử dụng bài viết của báo khác trên các báo điện tử tại Việt Nam đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Một độc giả thân thiết của báo điện tử từng tâm sự:

“đã không ít lần khi xem tin tức của một trang tin tức trực tuyến, thấy một bài

viết về chủ đề mình quan tâm, tôi hào hứng vào đọc, để rồi nhận ra rằng bài này mình đã đọc ở đâu đó rồi” [59]. Các nhà báo sao chép, xào xáo, thay tên

đổi họ các tác phẩm của người khác để rồi đăng báo, thâm chí bê nguyên xi.

- Trong lĩnh vực âm nhạc:

Trong lĩnh vực này, nạn sao chép đĩa, download nhạc vô tội vạ diễn ra khắp nơi. Bởi không ai có thể xác minh được sự hợp pháp của các tác phẩm âm nhạc trên những chiếc điện thoại di động, trên máy nghe nhạc

mp3… Các website cho phép download nhạc hầu hết không quan tâm đến chuyện tác quyền.

Tình trạng ca sỹ trẻ bắt tay với các trùm đĩa lậu diễn ra ngày một tăng. Ngày càng có nhiều ca sỹ sẵn sàng hợp tác với các đầu nậu, băng đĩa lậu để sớm tung một số tác phẩm ra thị trường nhằm quảng bá cho album sắp phát hành [15, tr.11]. Những ca sỹ vô danh còn tiến xa hơn qua việc hợp tác toàn phần với người làm đĩa lậu nhằm mục tiêu giới thiệu mình với công chúng.

“Ca sỹ đưa tác phẩm, đưa băng đĩa trắng, trả tiền cho các đầu nậu để tác

phẩm của mình trình bày được chép chung với những ca sỹ hót khác và tiêu thụ trên thị trường” (nhạc sỹ Hà Quang Minh). Các hành vi vi phạm quyền

tác giả trong lĩnh vực âm nhạc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền âm nhạc Việt Nam nói chung và ca sỹ, nghệ sỹ trong “làng âm nhạc” nói riêng.

Các công cụ sao chép băng đĩa lậu ngày càng tinh vi, tốc độ ngày càng nhanh và giá thành ngày càng giảm làm cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra nghiêm trọng. Ở Việt Nam, việc mua một đĩa lậu giá năm, bảy ngàn đồng dễ dàng hơn so với việc bỏ ra vài chục ngàn cho đĩa có bản quyền, lại hợp với túi tiên nên người dân vẫn chuộng hàng xâm phạm bản quyền hơn. Chính vì thế, ý thức của người dân là vấn đề cần bàn tới nếu muốn ngăn chặn nạn xâm phạm bản quyền các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, ngay khi album vừa phát hành, trên nhiều trang nhạc đã có bản mềm với phần nghe và download lên đến hàng nghìn lượt. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán album của các ca sỹ. Mặc dù vậy, việc kiện các trang mạng nhạc đó vẫn còn rất gian nan đối với nhiều ca sỹ. Với trường hợp ca sĩ Lệ Quyên bị chín trang mạng xâm phạm bản quyền năm 2013, dù đã gửi văn bản đến các trang mạng yêu cầu thanh toán tiền thù lao cho ca sĩ này, song đến nay vẫn còn 4 đơn vị

trốn tránh nghĩa vụ [67]. Ngoài Lệ Quyên, một số ca sĩ nổi tiếng khác cũng đang nhờ anh thu thập chứng cứ, cũng về vi phạm bản quyền âm nhạc, nhằm yêu cầu các bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo luật định. Hiện nay, để giảm thiểu vụ việc vi phạm bản quyền âm nhạc của các trang nghe nhạc trực tuyến, không lặp lại trường hợp của Lệ Quyên cũng như nhiều ca sỹ khác, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc phối hợp cùng các trang nghe nhạc trực tuyến thu phí nghe và tải nhạc.

Không chỉ riêng nạn sao chép băng đĩa lậu, nạn “đạo nhạc” cũng diễn ra sôi nổi. Các ca từ, giai điệu của các ca khúc cứ na ná nhau dẫn đến những vụ kiện giữa các nhạc sỹ, ca sỹ vì tội “đạo bản quyền”. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ “đạo nhạc” của ca sỹ trẻ Sơn Tùng mới phát giác. Ba ca khúc của

Sơn Tùng M-TP sáng tác được được cho là “đạo nhạc” nước ngoài gồm “Cơn

mưa ngang qua” có nhiều đoạn giống lời bài hát của nhóm Namolla Family (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hàn Quốc), “Nắng ấm xa dần” giống “Monologue” (As One), “Cơn mưa

ngang qua 3” “đạo” Remember của Bang Yong Guk B.A.P, “Em của ngày hôm qua” đạo Every Night của Exid. Đáng chú ý là MV “Em của ngày hôm qua” còn có tạo hình, trang phục và cách quay MV giống với sản phẩm âm

nhạc của nam ca sĩ G-Dragon (Hàn Quốc).

Còn nhớ vụ bê bối diễn ra tại sân chơi Bài hát Việt năm 2008 khi ca

khúc Mưa của Minh Vương bị buộc “đạo nhạc” của một ca khúc tiếng Nhật mang tựa đề Aitai do nam ca sĩ Hàn Quốc Se7en (Choi Dong Wook) trình

bày. Bài hát sau đó đã bị rút giải thưởng Bài hát được yêu thích tháng 6/2008 và loại ra khỏi hệ thống các chương trình Bài Hát Việt [60].

- Trong lĩnh vực điện ảnh:

Ở lĩnh vực điện ảnh, tình trạng sửa chữa, cắt xén, thay đổi kịch bản mà không xin phép tác giả kịch bản để xây dựng tác phẩm điện ảnh là hành vi xâm phạm quyền nhân thân phổ biến nhất. Một số trường hợp “đạo” phim

như trường hợp bộ phim “Giao lộ định mệnh” năm 2010 của đạo diễn Việt

kiều Vich-to Vũ bị một số khán giả phát hiện 'giống y chang' bộ phim của Mỹ

có tên Shattered, được sản xuất và phát hành năm 1991 (của đạo diễn W.Pe- tơ-xen, người từng làm phim Poseidon, Troy). Ngay lập tức, trên các diễn đàn

phim ảnh, nhiều khán giả chỉ ra rằng giữa hai bộ phim này, nội dung phim, thậm chí tình tiết, cấu trúc, diễn biến... giống nhau tới hơn 90%. Ngay những

cảnh phim quảng bá (trailer), một phần nhạc phim, cho đến nhân vật phụ, và

kể cả nhiều cảnh quay, góc quay của Giao lộ định mệnh cũng giống hệt

Shattered [61].

Thực tế cho thấy, một số đài truyền hình địa phương đã sử dụng các băng đĩa phim thuộc bản quyền của Fafilm Việt Nam để phát sóng, xâm phạm quyền tác giả, gây thiệt hại cho hệ thống các công ty điện ảnh, băng hình đang khai thác lợi ích từ việc bán và cho thuê các băng đĩa phim. Tại các đại lý băng đĩa hình tình trạng bán và sao chép băng đĩa lậu vẫn còn tồn tại.

Không những vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, có hàng loạt bộ phim điện ảnh, phim truyền hình bị xâm phạm nghiêm trọng bản

quyền. Điển hình, năm 2012, bộ phim truyền hình “Những đứa con biệt động

Sài Gòn” chuẩn bị bán cho các đài truyền hình thì đĩa phim lậu đã bán đầy tại

các cửa hàng băng đĩa. Năm 2011, bộ phim “Cánh đồng bất tận” dù chưa có

kế hoạch phát hành dưới dạng DVD đã bị in đĩa bán lậu và tung lên internet khiến nhà sản xuất phải kêu cứu đến Bộ Công an. Trước đó, năm 2007, bộ

phim “Dòng máu anh hùng” tuy lập kỷ lục phòng vé khi thu về 4 tỉ đồng

trong 3 tuần đầu công chiếu nhưng vẫn lỗ do bản quyền bị xâm phạm nghiêm trọng. Ngay sau khi phim ra rạp, khán giả có thể xem bộ phim này trên các trang mạng với chất lượng cao.

- Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình:

nhiều năm vẫn chưa chấm dứt, thậm chí còn ngày càng gia tăng. Hiện tại trong giới mỹ thuật, nhiều họa sỹ Việt Nam nổi tiếng và đắt khách trên thị trường đau đầu với các tác phẩm xâm phạm bản quyền của mình bày bán thản nhiên tại các cửa hàng, thậm chí hè phố. Đối tượng bị xâm phạm nhiều nhất là các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả kỳ cựu của ngành mỹ thuật như Nguyễn Phan Chánh, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng…

Thậm chí, có nhiều hãng đấu giá nước ngoài đang rao bán tranh giả nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả kỳ cựu ngành mỹ thuật Việt Nam như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng… Điển hình như việc hãng đấu giá HongKong Sotheby’s đang rao bán tranh giả của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái. Theo đó, hãng chuyên bán đấu giá thuộc hàng danh tiếng thế giới Sotheby's sẽ đem năm tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái ra bán đấu giá tại HongKong. Giá khởi điểm của những bức tranh này dự kiến nằm trong khoảng 120.000 - 200.000 đô la Hong Kong (khoảng 252-420 triệu đồng).

- Trong lĩnh vực phần mềm máy tính:

Trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệp đầu tư thiết kế chương trình máy tính, hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý đã được tăng cường nhưng kết quả chưa cao. Bởi vậy tình trạng xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm máy tính diễn ra phổ biến. Tình trạng sử dụng chương trình máy tính không có bản quyền hợp pháp còn diễn ra khá phổ biến, xâm hại tới quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài

nước. Theo kết quả của bản “Điều tra phần mềm toàn cầu” do BSA (Liên

minh phần mềm doanh nghiệp) thực hiện 2 năm/lần, vừa được công bố trên thế giới vào cuối tháng 6/2014. Theo đó, năm 2013, tỷ lệ máy tính cài đặt phần mềm không có bản quyền tại Việt Nam lại lên tới 81%, giữ nguyên tỷ lệ năm 2011, với tổng số tiền vi phạm ước tính là 620 triệu USD [62]. Tuy nhiên, mức tỷ lệ này vẫn còn khá cao, cần phải suy nghĩ. Thanh tra Bộ Văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa, Thể thao & Du lịch cũng vừa tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 36 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nêu bật những kết quả đạt được trong bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Tính đến cuối năm 2013, trong giai đoạn lăm năm, lực lượng thanh tra liên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 338 doanh nghiệp, kiểm tra 14.562 máy tính và xử phạt với tổng số tiền phạt lên tới 3,5 tỷ đồng [68].

Mới đây, vào đầu tháng 6 năm 2014 đoàn Thanh tra Liên ngành thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 đã bất ngờ tiến hành thanh tra tại Công ty TNHH Tin học Thành Nhân tại địa chỉ số 174-176-178 đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phẩn sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Viễn Thông A tại địa chỉ số 74 đường Cách mạng tháng 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tại các địa điểm này, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều máy tính bị cài đặt trái phép các phần mềm Microsoft không bản quyền gồm Windows 8, Windows 7 Ultimate, Office 2013 Pro Plus, Office 2010 Pro Plus, Office 2007 Enterprise và một số phần mềm khác [63].

- Trong lĩnh vực truyền hình:

Đối với tác phẩm là chương trình truyền hình, tình trạng xâm phạm bản

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật (Trang 80 - 88)