Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức
mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, hàng hóa (băng đĩa, sách báo), xâm phạm quyền tác giả; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó, xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Bên cạnh đó, khuyến khích sự phối hợp của các cá nhân, tổ chức với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả đến với đông đảo công chúng. Điển hình như tập “Truyện tranh bản quyền” mới được phát hành bởi sự kết hợp giữa Cục Bản quyền tác giả, Nhà xuất bản Phương Đông và Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận - Maseco. Tập truyện ra đời với mong muốn truyền tải những kiến thức cơ bản về vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc tuyên truyền, giáo dục về vấn đề quyền tác giả, tác phẩm với đối tượng độc giả là học sinh từ lớp 3 trở lên và những người quan tâm về vấn đề quyền tác giả. Bộ truyện tranh đầu tiên xuất bản gồm năm tập: Quyền tác giả, quyền liên quan; quyền của người biểu diễn; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm; quyền của tổ chức phát sóng… Tập truyện bản quyền ra đời đánh dấu bước ngoặt trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung quyền tác giả nói riêng.
giữa các cơ quan chức năng và chủ thể quyền, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả; kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Trên thực tế, có nhiều vụ xâm phạm quyền tác giả không được hiểu một cách thống nhất trong phạm vi hệ thống thực thi quyền tác giả, thậm chí đưa ra xét xử với các phán quyết khác nhau ở các cấp xét xử. Hay nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả được đánh giá mức độ vi phạm và xử phạt khác nhau giữa các cơ quan thực thi quyền tác giả. Do đó, cần thiết phải có sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền tác giả thông quan việc thống nhất soạn thảo, thực thi các văn bản pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Với việc thống nhất quan điểm từ trung ương đến địa phương sẽ giúp hoạt động thực thi quyền tác giả giữa các cơ quan có thẩm quyền diễn ra một cách nhịp nhành, thống nhất;
Thứ ba, nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án trong việc xét xử nghiêm
minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền SHTT. Hiện nay, chưa có một Tòa án nào chuyên biệt để xét xử các vụ án về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần sớm nghiên cứu việc thành lập Tòa chuyên trách về SHTT để bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự được thực hiện tốt nhất;
Thứ tư, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, lập
kế hoạch rà soát và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán chuyên sâu về SHTT để đáp ứng nhu cầu xét xử các vụ án liên quan tới SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Theo đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sau về pháp luật, quyền tác giả thông qua các lớp đào tạo chính quy tại các đợt tập huấn chuyên môn hay các hội thảo khoa học trong và ngoài nước về quyền tác giả. Đồng thời, đội ngũ cán bộ này cũng cần phải được đào tạo để có được các kiến thức chuyên ngành Văn hóa – Thông tin vì quyền tác giả liên quan tới nhiều lĩnh vực liên quan tới chuyên ngành này;
Thứ năm, các cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, bên
cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, thì hơn ai hết, bản thân chủ thể quyền phải chủ động bảo vệ tác phẩm của mình. Vì vậy, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, chủ thể quyền phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật số như bảo mật dữ liệu ... đối với "đứa con tinh thần” của mình. Trường hợp giữa các bên có hợp đồng thì trong hợp đồng bản quyền phải chi tiết hóa các điều khoản liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc sử dụng và khai thác tác phẩm. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm đối với tác phẩm của mình, trước hết chủ thể quyền nên liên hệ với người có hành vi xâm phạm để thỏa thuận về chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra Tòa án;
Thứ sáu, theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ thì hiện nay mới chỉ có
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là tổ chức được cấp phép đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp và một số cá nhân được cấp Thẻ giám định viên về sở hữu công nghiệp. Như vậy, đối với quyền tác giả thì chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức và cá nhân giám định đối với đối tượng được bảo hộ này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần sớm nghiên cứu thành lập các tổ chức giám định chuyên về giám định quyền tác giả với tư cách là tổ chức bổ trợ tư pháp, nhất là ở các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù như tin học, kiến trúc... Trên cơ sở đó, đào tạo các giám định viên có trình độ chuyên môn tốt để phục vụ công tác xét xử của Tòa án được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và mang tính khách quan nhất.
Thứ bảy, phối hợp với các tổ chức quốc tế như Tổ chức SHTT thế giới
(WIPO), tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên trách về SHTT đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi xâm phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về xâm phạm SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Luận văn đã khái quát được bức tranh toàn cảnh về tình hình xâm phạm quyền tác giả trên các lĩnh vực của đời sống; lý giải được các nguyên nhân cơ bản của các vi phạm về quyền tác giả ở Việt Nam; từ đó luận văn đã đưa ra được một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả và một số kiến nghị khác nhằm hạn chế tình trạng vi phạm quyền tác giả tràn lan như hiện nay.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tình trạng xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn diễn ra ngày càng phổ biến và có tính chất ngày càng tinh vi. Thực trạng này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà nó đã trở thành vấn nạn của cả thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết thực trạng này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn bị coi là quốc gia có hệ thống bảo vệ quyền SHTT chưa tốt, hoạt động thực thi quyền tác giả còn nhiều bất cập, chưa có hiệu quả.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNDS do xâm phạm quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hoạt động thực thi quyền tác giả, đặc biệt là thực thi thông qua việc áp dụng biện pháp dân sự - một biện pháp có tính ưu việt cao.
Tác giả hy vọng Luận văn này là một tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, mà còn hữu ích với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện và thực thi quyền tác giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hải An (2014), “So sánh hành vi xâm hại quyền tác giả và bồi thường thiệt hại trong tố tụng dân sự giữa Luật Quyền Tác giả Hàn Quốc
và Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10 và 11), tr.27-32 và tr. 29-35.
2. Trần Việt Anh (2011), “So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định 100/2006/NĐ – CP ngày 21/09/2006 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.
4. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/10/2006 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ – CP ngày 30/12/2010
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 85/2011/NĐ – CP của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ – CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.
7. Cục Bản quyền tác giả và Cục Sở hữu trí tuệ (2002), Các điều ước quốc
8. Nguyễn Thùy Dương (1997), Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của
BLDS, tr. 168, Nxb Hồ Chí Minh.
9. Thùy Dương (2014), Xài bừa ca khúc độc quyền, chỉ cần xin lỗi là
xong?, http://baophapluat.vn.
10. Trần Văn Hải (2009), “Chương trình máy tính nên được bảo hộ là đối
tượng nào của quyền SHTT?”, Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa
học và Công nghệ, (597).
11. Trần Văn Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp
chí Luật học, (7), tr.122.
12. Thu Hiền (2012), Lần đầu tiên tại Việt Nam, First News - Trí Việt thắng
kiện bản quyền, http://www.baomoi.com.vn.
13. Hoa Kỳ (1787), Hiến pháp Hoa Kỳ.
14. Trần Anh Hùng (2009), Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa
Kỳ, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hường (2008), Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm
phạm quyền tác giả, Khóa luật tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
16. Nguyên Khánh (2014), Vi phạm bản quyền phần mềm – Cần có những
biện pháp thực thi mạnh mẽ hơn, http://tuoitrethudo.vn.
17. Nguyễn Hoàng Long (2014), Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
18. Lê Nết (2005), Quyền Sở hữu trí tuệ - Tài liệu bài giảng, Nxb Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
19. Lê Nga (2011), Khép lại vụ kiện "Ngày trở về", http://www.thanhnien.com.vn.
20. Quốc hội (2004), Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ 2006 sửa đổi 2009, Hà Nội.
23. Quốc hội Hàn Quốc (2011), Luật Quyền Tác giả Hàn Quốc.
24. Hoàng Minh Thái (2001), Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
ở Việt Nam hiện nay, tr.41, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học
Luật Hà Nội.
25. Đinh Văn Thanh (2009), Ý nghĩa, đặc điểm và xác định chủ thể của trách
nhiệm dân sự do tài sản gây ra, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường
Đại học Luật Hà Nội “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt-vấn đề lý luận và thực tiễn”, MS: LH-08-05/ĐHL, Hà Nội.
26. Lê Thị Hoàn Thanh, Trương Hồng Quang (2012), Bồi thường thiệt hại
đói với hành vi xâm phạm quyền tác giả và nhãn hiệu hàng theo pháp luật Nhật Bản và thực tiễn áp dụng, Hà Nội.
27. Phạm Thanh (2013), Việt Nam giảm mạnh tỷ lệ vi phạm bản quyền phần
mềm, http://dantri.com.vn.
28. Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng (2011), “Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ
và quyền tác giả trong hoạt động thông tin-thư viện”, Tạp chí Thư viện
Việt Nam, (1), tr.16-23.
29. Việt Tiến (2014), Thực trạng hoạt động xuất bản - Những kiến nghị, đề
xuất, http://www.moj.gov.vn.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC
ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp (2008), Thông tư
liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN- BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân, Hà Nội.
32. Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc (1991), Phán quyết số 160 ngày 1/4/1991.
33. Nguyễn Hợp Toàn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Văn Nam (2012),
Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về SHTT, Tham luận tại Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ IV;
Tiểu ban số 7: Pháp luật Việt Nam trong thời đại pháp quyền vì mục tiêu phát triển bên vững, Hà Nội.
34. Phạm Văn Toàn (2013), Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện
pháp dân sự tại Việt Nam. Thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện,
http://thanhtra.most.gov.vn.
35. Hữu Trà (2011), Hầu tòa vì... nhà cổ, http://www.thanhnien.com.vn.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, tr.
128, Nxb Công an nhân dân.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, tr.45, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Đoàn Văn Trường (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô
hình, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
40. Ủy ban tư pháp (1994), Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Hà Nội.
41. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, tr. 876, Nxb Đà Nẵng.
42. Vụ pháp luật quốc tế (2005), Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật
Việt Nam, tr.106, Nxb Tư pháp. Tiếng Nhật
43. 著作権法 1970 Chosakukenh.
Tiếng Anh
Trang Web 45. Http://sonymotives.com. 46. Http://sonymotives.com. 47. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111023/hau-toa-vi-nha-co.aspx. 48. http://www.baomoi.com/Lan-dau-tien-tai-Viet-Nam-First-News--Tri- Viet-thang-kien-ban-quyen/107/8687244.epi. 49. http://plo.vn/toa-an/in-len-hay-thoi-phong-luong-sach-deu-phai-tra- nhuan-but-cho-tac-gia-494583.html. 50. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110428/khep-lai-vu-kien-ngay- tro-ve.aspx. 51. http://citinews.net/xa-hoi/tieu-huy-bang-dia-lau--tranh-anh-khong-lanh- manh-2266IVI. 52. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-giam-manh-ty-le-vi-pham-