1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa thành phố vinh tỉnh nghệ an

22 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 622,66 KB

Nội dung

Xác định được xu hướng của Biến đổi khí hậu BĐKH thông qua những biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cũng như của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong vòng 15 nă

Trang 1

Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An

Nguyễn Thị Hương Giang

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

Người hướng dẫn: GS.TSKH Trương Quang Học

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Xác định được xu hướng của Biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua những

biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cũng như của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong vòng 15 năm qua, tại cấp quốc gia cũng như tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Đánh giá được những thiệt hại và tổn thất có thể do BĐKH gây ra đối với cộng đồng địa phương tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; đồng thời xem xét những hệ lụy của các thiệt hại này đến nỗ lực phát triển và giảm nghèo của địa phương Đề xuất được những giải pháp ứng

phó với BĐKH trong điều kiện của địa phương

Keywords Biến đổi khí hậu; Bảo vệ môi trường; Cộng đồng; Thiên tai; Thời tiết;

và chịu tác động từ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ biến đổi khí hậu lớn nhất bởi một số đặc thù của nhóm người này, nhóm người yếu thế hơn trong xã hội, thiếu tài chính, kỹ thuật và tiếng nói Chính những điều này đe dọa, tác động tới cuộc sống người dân

và an ninh lương thực của loài người

Việt Nam, với đường bờ biển dài 3260km và hàng chục triệu người dân sinh sống nơi đây, là quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH Theo Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra ngập lụt tới mức có thể nhấn chìm hàng triệu hecta đất canh tác Nếu nước biển dâng lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực tiếp

và có thể mất khoảng 10% GDP Nếu không có ứng phó kịp thời nào thì Việt Nam sẽ mất đi

Trang 2

ít nhất 12,2% diện tích đất, là nơi sinh sống của 23% dân số; 22 triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà cửa; và 45% đất canh tác nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn của Việt Nam, sẽ bị ngập chìm trong nước biển Nếu điều này xảy ra thì ước tính sẽ có khoảng 40 triệu người hay hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp [52]

Nghệ An là một tỉnh thuộc Duyên hải miền trung, là khu vực thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và trong những năm gần đây theo người dân địa phương thời tiết có những biến đổi rất bất thường Sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu vẫn là nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết Chính vì vậy, những biến đổi bất thường của thời tiết đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân cả về kinh tế, xã hội và môi trường Theo báo cáo nhanh từ Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, trận lũ tháng 09/2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 5 người thiệt mạng, 17 ngôi nhà bị sập, 1.201 ngôi nhà bị ngập, 13.905 ha lúa bị chìm, 32 đập nước bị cuốn trôi cùng hàng trăm công trình thủy lợi, giao thông, trường học bị hư hỏng nặng… ước tính thiệt hại 531,638 tỷ đồng Trong cơn bão số 2, tuy suy yếu nhưng các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An bị tàn phá nặng nề bởi lũ quét Chỉ trong ngày 25/06/2011, hai trận lũ quét tại Tương Dương và Kỳ Sơn đã đẩy hàng ngàn người dân lâm vào cảnh trắng tay, mất chỗ ở Vậy làm như thê nào để giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu? Ngoài các biện pháp tổng hợp đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, đồng loạt không chỉ ở cấp độ vĩ mô quốc gia, quốc tế mà còn ở cấp độ vi mô cấp cộng đồng,

cá nhân như giảm hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, … thì biện pháp thích ứng ngày càng được chú ý hơn cả Bởi nguy cơ thảm họa thường ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ mạnh và “chuyên nghiệp”, cho đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả sẽ khôn lường Do đó, cần chú ý đúng mực sự “phòng ngừa”, tránh việc chỉ “giải quyết hậu quả” mà không phòng ngừa, thích ứng Thích ứng là xu thế tất yếu trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH lên cuộc sống con người (WB, 2008) [41]

Xuất pháp từ thực trạng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác

động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”

II Mục tiêu đề tài

 Xác định được xu hướng của BĐKH thông qua những biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cũng như của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong vòng 15 năm qua, tại cấp quốc gia cũng như tại điểm nghiên cứu

 Đánh giá được những thiệt hại và tổn thất có thể do BĐKH gây ra đối với cộng đồng địa phương tại điểm nghiên cứu; đồng thời xem xét những hệ lụy của các thiệt hại này đến nỗ lực phát triển và giảm nghèo của địa phương

 Đề xuất được những giải pháp ứng phó với BĐKH trong điều kiện của địa phương

III Đối tượng nghiên cứu

Các biểu hiện và tác động của BĐKH; cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân

xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An

IV Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh, Nghệ An

- Phạm vi thời gian: Luận văn được tiến hành từ tháng 04/2012 đến tháng 12/ 2012

Các số liệu được hồi cứu trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây

V Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hóa các tư liệu về BĐKH, các tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của cộng đồng Cung cấp các tư liệu khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của cộng đồng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An giúp cho các cơ quan chức năng cũng như người dân có những kế hoạch, biện pháp thích ứng với BĐKH kịp thời, phù hợp và hiệu quả hơn

Trang 3

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận/Phương pháp luận

Cách tiếp cận hệ sinh thái – Hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc trưng cho những nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay

Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST Theo đó, Cách tiếp cận HST/dựa trên HST được lựa chọn như cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái-xã hội

Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ

hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để qủan lý tổng hợp tài nguyên, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH Mục đích của Cách tiếp cận HST/dựa trên HST là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại

Đồng thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng được tăng cường thông qua các hoạt động như hoàn thiên thể chế, xây dựng nguồn lực (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính), nâng cao nhận thức Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động tăng cường tính chống chịu (tăng cường khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thương để giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại

do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái-xã hội “Hầu hết các quốc gia ngày càng thừa

nhận, thích ứng với BĐKH dựa vào HST mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội lâu dài”

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu này gồm hai phần: nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực địa Các phương pháp được sử dụng bao gồm:

 Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu

cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình của Nhà nước liên quan đến BĐKH như Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH của Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa họcv.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương

 Điều tra thực địa:

Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phương pháp Đánh giá Nông thôn có sự tham gia (PRA) nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra à cộng đồng người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành động của dân địa phương nhằm đối phó với hoàn cảnh Một loạt các công cụ của phương pháp PRA đã được sử dụng như phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng, quan sát, thảo luận nhóm

Trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thôn nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã Trong các buổi

Trang 4

làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số biểu hiện của sự tác động BĐKH, khả năng của địa phương đã được tìm hiểu và thu thập Chúng tôi tiến hành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan đến hoạt động ứng phó với BĐKH.Tại các buổi thảo luận với lãnh đạo các xã và các ban ngành liên quan, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn

ra các xóm đại diện để tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm Các xóm đã được lựa chọn là: Xóm Thuận 1, Thuận 2, Xóm Phong Yên, Phong Hảo, Xóm Hòa Lam, Khánh Hậu Tại mỗi xóm, từ 3 đến 5 cộng tác viên là những người có kinh nghiệm trong sản xuất,

có uy tín trong cộng đồng được mời tham gia thảo luận nhóm kết hợp phỏng vấn sâu Một số công cụ như: lược sử địa phương, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích biểu hiện của sự tác động của BĐKH đến cộng đồng và các khả năng hiện có của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH Sau khi thảo luận nhóm với các cộng tác viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các hộ dân

Phương pháp phỏng vấn bán định hướng được sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin Nhóm nghiên cứu cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát

Hộ gia đình được phỏng vấn đã kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra như thế nào, các hiện tượng khí hậu cực đoan đã ảnh hưởng ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng như họ đã làm thế nào để ứng phó và phục hồi Các hộ dân được chính quyền xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau Cụ thể điều tra 90 hộ, trong đó có 30 hộ khá, 30 hộ trung bình và 30 hộ nghèo Những cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của người cao tuổi, hội phụ nữ, các hộ khá giả cũng như các

hộ nghèo nhằm cùng đánh giá những tổn thất và thiệt hại do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây

ra Đồng thời nhóm thảo luận cũng đưa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn

vị địa phương trong quá trình phòng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan Các cuộc họp cũng như phỏng vấn sâu cũng được tổ chức tại tỉnh và huyện với

sự tham gia của các sở và phòng ban có liên quan nhằm có được bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phương Quan sát hiện trường để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu

 Phương pháp phân tích SWOT, tại mỗi xóm chúng tôi tiến hành họp dân, cùng người dân phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng cũng như địa phương trong bối cảnh BĐKH Từ đó cùng xây dựng các biện pháp thích ứng dựa trên kinh nghiệm sẵn có của cộng đồng, kết hợp với các kiến thức của các cộng đồng khác, kiến thức khoa học

Phương pháp này cũng được sử dụng với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã nhằm có được những thông tin nhiều chiều và có được các biện pháp thích ứng phù hợp với cộng đồng nhất

 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm SPSS 16

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Hưng Hoà nằm ở ngoại thành thành phố Vinh, cách Trung tâm chừng 6 km về phía Đông, được ngăn cách với tỉnh Hà Tĩnh bởi dòng Sông Lam chạy suốt từ Tây Nam đổ ra biển Đông

Phía Bắc giáp với xã Phúc Thọ - huyện Nghi Lộc Phía Tây Nam giáp phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, phía Tây giáp xã Hưng Lộc – thành phố Vinh, phía Đông giáp xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam được bao quanh bởi dòng sông Lam và một dải rừng ngập mặn

Diện tích xã Hưng Hoà lớn nhất thành phố Vinh, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1454,1ha trong đó:

Trang 5

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 671 ha; chiếm 46,16% trong đó đất trồng cây hàng năm là 54,9 ha; cây lâu năm 96,33 ha; sản xuất lúa 448,6 ha…

+ Diện tích đất ở và đất chuyên dùng 183,68 ha; chiếm 12,63%

+ Diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 217 ha; chiếm 20,3%

+ Diện tích đất hoang chưa sử dụng 17,5 ha; chiếm 1,203%

+ Diện tích đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ) 54,91ha; chiếm 3,78%

Bảng 3.1: Thống kê dân số xã Hưng Hoà năm 2010

(Nguồn: Tài liệu dân số tháng 01/04/2010 xã Hưng Hoà)

5 HTX làm nông nghiệp: HTX Phong Khánh, HTX Phong Đăng, HTX Phong Quang, HTX Phong Phú, HTX2 (Phong Hảo, Thuận 1, Thuận 2, Phong Yên)

3.1.2.2 Kinh tế

a Về trồng trọt

- Diện tích lúa Đông Xuân đầu kỳ 438ha, đến nay còn 368 ha giảm 70ha ( Do thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang khu xử lý nước thải, đắp đê môi trường, khu đô thị VINACONEC và chuyên lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản)

- Năng suất vụ Đông Xuân tăng từ 4,6 tấn/ha lên 5 tấn/ha, so với chỉ tiêu Nghị quyết đạt 98,6%

- Diện tích sản xuất rau màu: Giảm từ 36 ha xuống còn 24 ha giảm 16% (Do thu hồi đất nông nghiệp chuyển cho xý nghiệp đóng tàu và NTTS)

- Trồng cói: Diện tích ổn định là 65 ha/chỉ tiêu 80 ha, sản lượng đạt 403 tấn/chỉ tiêu

640 tấn bằng 77,3% chỉ tiêu Nghị quyết

b Về chăn nuôi

Chăn nuôi,gia súc, gia cầm, NTTS thực sự là thế mạnh của địa phương

- Số trang trại, gia tăng 7 lần so với đầu nhiệm kỳ (từ 13 lên 97 gia trại), diện tích nuôi

cá đạt 60 ha, sản lượng 177 tấn tăng 31% so với chỉ tiêu nghị quyết

- Về nuôi tôm: Tổng diện tích quy hoạch nuôi tôm đến nay đạt 200 ha bằng 100% chỉ tiêu nghị quyết Sản lượng tôm đến năm 2009 đạt 220 tấn vượt chỉ tiêu nghị quyết 10%

Trang 6

- Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Trong điều kiện dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp làm giảm số lượng cũng như giá trị chăn nuôi Nhưng Hưng Hoà vẫn duy trì được tổng đàn lớn nhất so với các Phường Xã,với 768 trâu, bò, 970 con lợn và trên 5 vạn con gia cầm Thu nhập hằng năm trên 4 tỷ đồng

c Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề phụ

- Do tác động của kinh tế thị trường ngày càng sâu rộng, và ảnh hưởng tích cực cảu

đô thị hoá cho nên việc phát triển ngành kinh doanh dịch vụ trên địa phương ngày càng đa dạng như: Số hộ mở lều ốt, kinh doanh dịch vụ, cơ khí, xây dựng, phương tiện vận tải tăng mạnh, lực lượng lao động đi làm ngoài địa bàn không ngừng tăng lên

- Nghề truyền thống chiếu cói được duy trì tốt, 2 xóm được công nhận làng nghề, không những sản xuất gia công hết nguyên liệu tại chỗ, mà còn mua hằng trăm tấn nguyên liệu cói của Nghi Xuân – Hà Tĩnh để sản xuất ra từ 200 – 250 ngàn lá chiếu mỗi năm, thu nhập trên 3 tỷ đồng

- Việc tổ chức học nghề tiểu thủ công nghiệp được chú trọng, 4 năm đã mở được 7 lớp thêu ren, mây tre đan, chẻ tăm hương….một số lao động đã thành nghề nhưng tổ chức sản xuất còn khó khăn

- Tổng thu nhập từ ngành nghề kinh doanh, dịch vụ tăng 22,4% năm [38]

3.2 Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

3.2.2 Các nguồn thu nhập chính của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.3 Xếp hạng các nguồn thu nhập chính tại xã Hưng Hòa

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

3.3 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An

Trang 7

Bảng 3.4 Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa

Số lượng người có ý kiến

1 Bão, lốc Số lượng cơn bão nhiều hơn và mùa mưa bão kéo dài hơn 79/90

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

Bảng 3.5 Xếp hạng những hiê ̣n tượng thời tiết cực đoan tại Hưng Hòa

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

Bão với cường độ mạnh là một trong những hiểm họa luôn rình rập người dân

đi ̣a phương Chỉ riêng 50 năm lại đây, Nghệ An đã trải qua 47 cơn bão, kéo dài từ Quỳnh

Lưu (Nghệ an) đến Lệ Thủy (Quảng Bình), trong số này có tới 21 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp Kỷ lục về tần suất bão được ghi nhận vào tháng 8 và 9 (57%), tiếp đến là vào tháng 7 và tháng 10 (32%) (ISPONRE, 2008)

Thời gian xuất hiện mùa mưa bão hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thay đổi Trước đây, mùa mưa bão thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng

11 Tuy nhiên, thời gian gần đây mùa mưa bão thường đến sớm hơn và kéo dài hơn (từ tháng

( Nguồn : Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão Trung ương)

Nắng nóng gay gắt và ha ̣n hán kéo dài đang có xu thế tăng về tần xuất và cường

đô ̣, với đỉnh điểm là năm 2010 Trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 âm li ̣ch năm

2010), trên địa bàn xã Hưng Hòa nói riêng và TP Vinh nói chung, hạn hán xảy ra trên diện

rô ̣ng, gây nhiều tổn thất và thiê ̣t ha ̣i cho đời sống và hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của đi ̣a phương Suốt tháng 5/2011 âm lịch, hầu như không có cơn mưa nào trên địa bàn xã Hưng Hòa

Trang 8

Bảng 3.8 Các đợt nắng nóng trong năm 2011[12]

ngày/tháng

Nhiệt độ cao nhất phổ biến ( 0 C)

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ( 0 C)

Khu vực Chịu ảnh hưởng

0C, Như Xuân Khu vực Bắc Trung Bộ

4 22 – 23/VI 35.5 ÷ 37.50C

38.00C, Con Cuông, Quỳ Châu, Tương Dương

Khu vực Bắc Trung Bộ

5 03 – 08/VII 36.0 ÷ 39.00C 39.60C, Như Xuân Khu vực Bắc Trung Bộ

6 30/VIII – 03/IX 35.5 ÷ 37.50C 38.30C, Tĩnh Gia Khu vực Bắc Trung Bộ

( Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ )

Nước biển dâng cao và xâm nhập mặn ngày càng gây nhiều thiệt hại

Lãnh đạo xã và những người dân tham gia phỏng vấn đều xác nhận có hiện tượng nước biển dâng xảy ra trên địa bàn xã Hậu quả là, 100% diện tích bãi bồi không thể canh tác được, nhiều diện tích trong đê cũng có tình trạng tương tự và nhiều hộ dân sống trong tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng

Qua bảng thống kê các giá trị đặc trưng của độ mặn xảy ra trong mùa kiệt từ năm 1991 đến 2007 tại điểm đo Bến Thủy chúng tôi thấy rằng:

- Trong những năm 90 của thế kỷ trước, độ mặn xảy ra cao nhất vào ngày 7-8 tháng 5 năm

1992 với độ mặn 18,00‰ Năm ấy một diện tích lớn lúa của vùng Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh đã bị hỏng, độ mặn đã xâm nhập lên đến Linh Cảm, Nam Đàn

- Các năm đầu của thế kỷ XXI, độ mặn mỗi năm một tăng Xu thế chung độ mặn đạt cực đại vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt vào tháng 4 là cao nhất và xuất hiện nhiều nhất Độ mặn năm 2007 đã đạt mức kỷ lục 20,00‰ xảy ra vào ngày 22 tháng 4 năm 2007

- Mùa kiệt năm 2008, mới đo được 4 tháng: 12-2007 và 1, 2, 3 năm 2008, chúng tôi thấy rằng độ mặn chưa tới tháng 4 mà đạt mức > 14,00‰ Theo nhận định thì mùa kiệt năm

2008 độ mặn sẽ tăng thêm nữa vào tháng 4 sắp tới và đạt ít nhất là ³ 20,00‰ [31]

3.4 Những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra tại Hưng Hòa

Bảng 3.9 Các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa

Các hiện

tượng

thời tiết

Tính cực đoan

Lĩnh vực tác

Mức độ tác động

Nắng

nóng

Nhiệt độ cao hơn, kéo dài hơn

- Nuôi trồng thủy sản

- Đời sống

- Cơ sở hạ tầng

- Ảnh hưởng đến môi trường của các đầm nuôi thủy sản, gây ra nhiều dịch bệnh hoặc thủy sản chết hàng loạt

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

++++

Bão

Xảy ra sớm hơn, lượng mưa nhiều hơn, diễn biến bất thường

- Đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh buôn bán thủy sản

- Đời sống hàng ngày

- Gây thất thu đối với các hộ nuôi trồng thủy sản

- Phá hỏng các đầm nuôi

- Gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản

- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ kinh doanh buôn bán thủy sản

- Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông

++++

Trang 9

nghiệp (ngập úng, thất thu,…)

- Phá hỏng cầu cống, trường học, hệ thống đê điều

- Giảm sút thu nhập của những người

- Đời sống

- Cơ sở hạ tầng

- Thiếu nước sản xuất nông nghiệp

- Thiếu nước sinh hoạt

- Cây cối chết nhiều

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

- Đời sống hàng ngày

- Hư hỏng các công trình xây dựng (trường học, trạm y tế,…)

- Gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản,

- Sản xuất nông nghiệp

- Ảnh hưởng đến các đầm nuôi trồng thủy sản

- Thay đổi cấu trúc và thành phần thủy sản, làm mất nơi sống của một số loài

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

+++

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

Ghi chú: ++++ : Tác động rất mạnh làm thay đổi các hoạt động chủ yếu trong cuộc sống của

người dân, gây thiệt hại đến tài sản và khó khăn để khắc phục

++ + : Tác động mạnh làm thay đổi nhiều hoạt động trong cuộc sống của người dân

nhưng trong điều kiện nhất định có thể khắc phục

++ : Tác động vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nhưng các ảnh hưởng

này sau đó có thể kiểm soát được

3.4.1 Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình

Nguồn nước ăn uống của người dân Hưng Hòa từ bao đời nay đều phải phụ thuộc vào nước mưa Nếu trời khô hạn thì 100% số hộ dân xã Hưng Hòa đều không có nguồn nước để uống Nguồn nước từ những chiếc giếng khoan UNICEF cũng chỉ để phục vụ việc tắm rửa và giặt giũ Vào mùa nắng nóng, khô hạn thêm vào đó xã lại có địa hình sâu trũng bị xâm nhập mặn nên vấn đề nước sạch để sinh hoạt là mối lo lắng của hàng nghìn người dân ở xã Hưng Hòa

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra không làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế thì cũng làm xuống cấp và gây khó khăn cho cuộc sống của người dân

Tuyến đê tả Lam đoạn chạy qua TP Vinh có chiều dài 12,5km, trong đó đoạn qua xã Hưng Hòa dài 8 km Do nhiều đợt mưa lũ nhiều điểm đê đã bị lún sụt Nếu mưa tiếp tục kéo dài, lũ tiếp tục dâng cao thì tuyến đê khó có thể chịu thêm được nữa

Mùa mưa năm 2010, điểm sụt lún tại km 98, đường đê bao thuộc xóm Phong Thuận 1

- xã Hưng Hòa Nước lũ dâng cao, cộng với triều cường đã làm cho tuyến đê bị lở hàm ếch Qua quan sát bằng mắt thường cho thấy, đoạn bị sụt lở rộng gần 5m và sâu vào thân đê 1,5m Theo phản ánh của Hạt quản lý đê Vinh, và chính quyền xã Hưng Hòa hiện nay tuyến đê Tả

Trang 10

Lam đoạn qua địa bàn có trên 40 điểm đê bị lún sụt, trong đó có khoảng 30 điểm bị lún sụt nghiêm trọng

Tuyến đê Tả Lam đoạn qua TP Vinh đồng thời là tuyến đường ven sông Lam Đê được kè bê tông phần vỏ Tuy nhiên hiện nay dù chưa có sóng đập song nhiều khu vực đã bị nước lộng sâu vào trong thân đê từ 0,7m đến 1m

Bảng 3.10 Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

3.4.2 Tác động của BĐKH đến sức khoẻ người dân

Tại xã Hưng Hòa, theo thống kê của Trạm y tế xã thì BĐKH nói chung và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động đến sức khỏe của người dân biểu hiện ở tỷ lệ gia tăng số

ca mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm [40] Cụ thể được thể hiện ở các biểu đồ sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Năm 2000

Năm 2002

Năm 2004

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Số ca mắc bệnh/100 dân

Số ca tử vong/100 dân

Biểu đồ 3.1 Tình hình mắc và tử vong do bệnh thương hàn từ năm 2000 - 2011

Trang 11

Năm 2004

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2004

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2004

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Số ca mắc bệnh/100 dân

Số ca tử vong/100 dân

Biểu đồ 3.4 Tình hình mắc và tử vong do bệnh tả từ năm 2000 - 2011

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ huy Phòng Chống Lụt bão Trung ương, 2001. Chiến lược quốc gia và Kế hoạch Quản lý và Giảm nhẹ Thiên tai của Việt Nam – 2001 đến 2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia và Kế hoạch Quản lý và Giảm nhẹ Thiên tai của Việt Nam – 2001 đến 2020
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003. Viet Nam Initial National Communication Under the UNFCC, Hanoi, Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viet Nam Initial National Communication Under the UNFCC
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà nội, tháng 6-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình SEMLA (Nguyễn Đức Ngữ và Trương Quang Học biên soạn), 2009. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vùng ven biển
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
9. Bộ Thủy sản, 2007. Tác động của BĐKH đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Báo cáo trình bày tại Hội thảo về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững. Hà Nội, 22-23/5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững
13. Nguyễn Giang biên dịch, 2008, Người dân bản địa với biến đổi khí hậu http://www.thiennhien.net/news/151/ARTICLE/6435/2008-08-14.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người dân bản địa với biến đổi khí hậu
14. Trương Quang Học, 2007. Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 7, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững
15. Trương Quang Học, 2011a. Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trong Sách “Trung tâm, Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - 25 năm Xây dựng và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo
16. Trương Quang Học, 2011b. Báo cáo kết quả tham dự COP 16, 12/2010 tại Cancun, Mexico. VACNE Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả tham dự COP 16, 12/2010 tại Cancun, Mexico
17. Trương Quang Học (chủ biên), 2011c. Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
18. Trương Quang Học (chủ biên), 2012. Việt nam, thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt nam, thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
19. Trương Quang Học, Trần Đức Hinh, 2008. Biến đổi khí hậu và Các bệnh do vectơ truyền. Báo cáo trình bày tại Hội nghị Côn trùng học lần thứ 6, Hà Nội, 9010/5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và Các bệnh do vectơ truyền
23. IPCC, 2007. “Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: “Khoa học vật lý về biến đổi khí hậu”, Nhóm II: “Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương”, Nhóm III: “Giảm nhẹ biến đổi khí hậu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: “Khoa học vật lý về biến đổi khí hậu”, Nhóm II: “Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương”, Nhóm III: “Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
34. Lê Hoàng Anh Thư (Theo Refugee Studies Centre, 31/10/2008), 2008, Thích nghi để giảm thiểu nguy cơ thảm họa tự nhiên,http://www.thiennhien.net/news/141/ARTICLE/7108/2008-11-23.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thích nghi để giảm thiểu nguy cơ thảm họa tự nhiên
41. WB, 2008, Báo cáo phát triển con người 2007-2008, chương 4: Thích ứng với xu thế tất yếu: hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế, tr. 167-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển con người 2007-2008", chương 4
42. Việt Nam với tác động của biến đổi khí hậu, 2007, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C1425/C1514/C1546/Default.asp?Newid=13580 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với tác động của biến đổi khí hậu
2. Ban chỉ huy Phòng Chống Lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, 2008. Báo cáo tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 năm 2008 Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội, 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thống kê dân số xã Hưng Hoà năm 2010 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.1 Thống kê dân số xã Hưng Hoà năm 2010 (Trang 5)
3.2. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
3.2. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra (Trang 6)
Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012 (Trang 6)
Bảng 3.3. Xếp hạng các nguồn thu nhập chính tại xã Hưng Hòa - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.3. Xếp hạng các nguồn thu nhập chính tại xã Hưng Hòa (Trang 6)
Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012 (Trang 6)
Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa (Trang 7)
Bảng 3.6. Tần suất đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961-2008[11] - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.6. Tần suất đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961-2008[11] (Trang 7)
Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Hưng Hòa (Trang 7)
Bảng 3.8. Các đợt nắng nóng trong năm 2011[12] - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.8. Các đợt nắng nóng trong năm 2011[12] (Trang 8)
Qua bảng thống kê các giá trị đặc trưng của độ mặn xảy ra trong mùa kiệt từ năm 1991 đến 2007 tại điểm đo Bến Thủy chúng tôi thấy rằng:  - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
ua bảng thống kê các giá trị đặc trưng của độ mặn xảy ra trong mùa kiệt từ năm 1991 đến 2007 tại điểm đo Bến Thủy chúng tôi thấy rằng: (Trang 8)
Bảng 3.8. Các đợt nắng nóng trong năm 2011[12] - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.8. Các đợt nắng nóng trong năm 2011[12] (Trang 8)
Bảng 3.9. Các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.9. Các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa (Trang 8)
Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc và tử vong do bệnh thương hàn từ năm 200 0- 2011 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
i ểu đồ 3.1. Tình hình mắc và tử vong do bệnh thương hàn từ năm 200 0- 2011 (Trang 10)
Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình (Trang 10)
Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình (Trang 10)
Biểu đồ 3.2. Tình hình mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết từ năm 2000 – 2011 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
i ểu đồ 3.2. Tình hình mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết từ năm 2000 – 2011 (Trang 11)
Biểu đồ 3.3. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy từ năm 2000 – 2011 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
i ểu đồ 3.3. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy từ năm 2000 – 2011 (Trang 11)
Biểu đồ 3.5. Tình hình mắc và tử vong do bệnh phụ khoa từ năm 2000 – 2011 Nguồn: Báo cáo Trạm y tế xã Hưng Hòa(2000 – 2011), TP Vinh, Nghệ An  - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
i ểu đồ 3.5. Tình hình mắc và tử vong do bệnh phụ khoa từ năm 2000 – 2011 Nguồn: Báo cáo Trạm y tế xã Hưng Hòa(2000 – 2011), TP Vinh, Nghệ An (Trang 12)
Bảng 3.11. Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.11. Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ (Trang 12)
Bảng 3.11.  Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.11. Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ (Trang 12)
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các giai đoạn 1990 – 2012 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các giai đoạn 1990 – 2012 (Trang 13)
Bảng 3.12. Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.12. Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất (Trang 13)
Bảng 3.12.  Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.12. Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất (Trang 13)
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các giai đoạn 1990 – 2012 - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các giai đoạn 1990 – 2012 (Trang 13)
Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37] - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37] (Trang 16)
Bảng 3.16.  Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương (Trang 16)
Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37] - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37] (Trang 16)
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh (Trang 17)
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh - Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã hưng hòa   thành phố vinh   tỉnh nghệ an
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w