nông, đời sống nhân dân còn ghèo, dân trí còn thâp, cơ sở hạ tầng còn thiếu cần phảiđược hổ trợ mạnh mẽ của Nhà nước hoặc từ các tổ chức Quốc tế để xoá đói giảmnghèo và xã đã được dự án
Trang 1Muốn thực hiện việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần phải ápdụng các kỹ thuật tiến bộ Việc sử dụng giống mới, quy trình sản xuất, kỷ thuật mớithì cần phải nắm vững những đặc trưng nông học, sinh lý, sinh thái học… Của chúngcũng như điều kiện sống, trình độ dân trí, phong tục tập quán của nông dân ở từngđại phương Do đó, việc xây dựng mô hình trình diễn là rất quan trọng
Dự án phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình là một dự án phát triển nông thôntổng hợp, được thực hiện theo hiệp định vay vốn được ký kết ngày 15 tháng 02 năm
2005 giữa quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế ( IFAD) và Chính phủ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa việt nam Mục tiêu của dự án là cải thiện, thu nhập nâng cao mứcsống của những hộ nghèo nông thôn Quảng Bình và tăng cường khả năng tham dựcủa họ vào quá trình phát triển Những lợi ích kèm theo là cải thiện an ninh lươngthực và giảm sự cách biệt cũng như tăng khả năng tiếp cận thị trường của nhữngngười ở cùng đường sá xa xôi
Mục đích của việc phân cấp là tăng cường sự tham gia của người hưởng lợitrong quá trình lựa chọn quyết định và thực hiện quá trình đầu tư, nâng cao tráchnhiệm của họ đối với sự phân cấp, nhằm huy động tối đa nguồn lực và quản lý tốtnguồn vốn đầu tư trong quá trình xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn
Dương Thuỷ là một xã nghèo của Huyện Lệ Thuỷ, một xã vùng trung du thuần
Trang 2nông, đời sống nhân dân còn ghèo, dân trí còn thâp, cơ sở hạ tầng còn thiếu cần phảiđược hổ trợ mạnh mẽ của Nhà nước hoặc từ các tổ chức Quốc tế để xoá đói giảmnghèo và xã đã được dự án DPPR đầu từ.
Việc xây dựng mô hình trình diễn nông nghiệp nằm trong hợp phần hổ trợ sản xuất được coi là một hoạt động quan trọng của dự án nhằm để nâng cao thu nhập củacác hộ nông dân và của những người nghèo
Mặc dù, đã được đầu tư một nguồn lực đáng kể vào các mô hình này nhưngchưa có một đánh giá nào về cách tiếp cận quá trình thực hiện các mô hình Vì vậy,
để góp phần hoàn thiện quá trình thiết kế và triển khai các MHTD nông nghiệp tôi đã
chọn đề tài “ Đánh giá quá trình thực hiện mô hình trình diễn nông nghiệp trong
hợp phần hổ trợ sản xuất của dự án phân cấp giảm nghèo tại xã Dương Thuỷ- Lệ Thuỷ – Quảng Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, nghiên cứu này nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung hoạt động và tiến trình thực thi các mô hình trìnhdiễn của dự án
- Đánh gía được quá trình triển khai các mô hình của dự án
- Đánh giá được khả năng nhân rộng các mô hình của dự án
- Đề xuất được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng môhình trình diễn
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU2.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng mô hình trình diễn.
* Khái niệm về mô hình
Trong thực tế để khái quát hoá các sự vật và hiện tượng các quá trình hay một ýtưởng nào đó Người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình Có nhiều loại mô hìnhkhác nhau mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuấtnhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khácnhau
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao, mô hình trình diễn kỹ thuật cần
có các điều kiện sau:
+ Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất
+ Phải có tính đại diện cho vùng điều kiện tương tự
+ Phải ứng dụng được các KTTB vào sản xuất
+ Phải có tính hiệu quả về: kinh tế, xã hộ và môi trường [3]
* Mục tiêu của mô hình trình diễn( MHTD)
Thông qua MH có thể quảng bá quy trình kỹ thuật mới để mọi người biết làmtheo nhằm nhân rộng kỹ thuật mới ra sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ.Kết quả mong đợi cho một MHTD là phưuơng pháp và quy trình kỹ thuật đượcthử nghiệm tại môi trường nông dân và nông dân chấp nhận các tiến bộ của mô hìnhđược giới thiệu
* Người hưởng lợi trong chuyển giao KTTB trong việc xây dựng mô hình.
Theo quan niệm truyền thống, người hưởng lợi trong chuyển giao là nông dânnói chung, những người trực tiếp áp dụng các KTTB mà cơ quan chuyển giao manglại Nông dân là người hưởng trực tiếp các kết quả KTTB được chuyển giao Họ làngười tiếp thu, ứng dụng KTTB vào sản xuất và đời sống của họ Tuy nhiên, nôngdân rất khác nhau về hoàn cảnh kinh tế, trình độ, đặc điểm văn hoá, xã hội và rấtkhác nhau về ứng xử khi tiếp thu cái mới
Bên cạnh nhóm nhận kết quả chuyển giao KTTB là nông dân, nhóm hưởng lợitrong việc xây dựng MH còn bao gồm các tổ chức, các cá nhân tham gia thực hiệnxây dựng MH Đó là các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông, khuyến lâm, các tổchức phát triển, các cơ quan nghiên cứu là người hưởng lợi vì kết quả nghiên cứu
Trang 4của hộ được nông dân và thị trường chấp nhận Các cơ quan khuyến nông Nhà nước
là người được lợi từ việc xây dựng mô hình vì họ thực hiện được chức năng quản lýNhà nước về khuyên nông, chuyển giao được KTTB tới nông dân Các tổ chức pháttriển, các chương trình dự án cũng là người hưởng lợi vì họ đạt được các mục tiêutrong các chương trình phát triển như giúp nông dân, những người nghèo, các dântộc thiểu số cải thiện được mức sống của họ thông qua áp dụng các KTTB đượcchuyển giao [2]
* Đặc điểm của người nông dân trong việc tiếp thu TBKH kỹ thuật.
=> Người nông dân thường có những đặc điểm sau
- Qua quá trình lao động sản xuất đã hình thành cho người nông dân đức tínhsiêng năng, cần cù, chịu khó, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Đa số nông dân có trình độ dân trí cũng như khoa học kỹ thuật còn thấp vì vậyviệc tiếp thu TBKT vào sản xuất là hạn chế
- Người nông dân ( đặc biệt là nông dân miền núi) thường thiếu các thông tin vềsản xuất cũng như thị trường
- Tính bảo thủ cao hay hoài nghi với cái mới, ngại thay đổi cách sống củ, tính tự
ti cao
- Người dân chỉ làm áp dụng vào sản xuất nếu họ thấy KTTB đó chắc hẳn thànhcông
=> Quá trình tiếp nhận TBKT mới của người dân
Trong nông dân có nông dân tiến bộ và nông dân bảo thủ, có nông dân nghèo vànông dân khá giả, có nông dân thuộc dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, có nông dân ởđồng bằng, gần đô thị lại có nông dân ở vùng sâu, vùng xã Trong thực tế không phảitất cả nông dân đều tiếp thu và áp dụng KTTB trong cùng một lúc Căn cứ vào mức
độ chấp nhận một TBKT mới có thể chia nông dân thành những nhóm sau
- Nhóm nông dân tiên phong: Là những nông dân năng động, ham học hỏi cáimới, dám nghĩ dám làm Vì vậy họ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành côngcủa các chương trình khuyến nông do dễ thuyết phục, họ áp dụng những sáng kiếnhoặc những cách làm mới Điều đó sẽ tạo ra những mô hình “người thật việc thật”ngay tại địa phương để nâng cao nhận thức của nông dân khác Cán bộ khuyến nôngcần phải biết tranh thủ năng lực và sự giúp đỡ của nhóm này
- Nhóm nông dân áp dụng sớm: Nhóm này thường ít mạo hiểm và rất thận trọng
Trang 5trong mọi vấn đề Họ muốn phải tận mắt chứng kiến xem tiến bộ kỹ thuật đó cóthành công trong những điều kiện của địa phương hay không rời mới quyết định Họsớm quan tâm đến kỹ thuật mới nhưng phải chắc chắn thành công họ mới làm theo.
- Nhóm nông dân còn lại: Nhóm nông dân này chiếm phần đông và thường ápdụng TBKT một cách chậm chạp, miễn cưỡng, có thể là do thiếu các nguồn lực cầnthiết nhưng cũng có những người do không biết cách làm ăn hoặc lười biếng và bảothủ
Vì vậy để thuyết phục nông dân áp dụng một TBKHKT vào sản xuất, cơ quankhuyến nông cần xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương để chứng minh chonông dân thấy tận mắt kết quả của kỹ thuật đó.[4]
* Cơ sở khoa học
Nông nghiệp là một hệ thống sản xuất ngoài trời, có địa bàn hoạt động rộng lớn
và nhạy cảm Đối tượng của sản xuất nông ngư nghiệp là những cơ thể sống chúngchịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện ngoại cảnh: đất đai, khí hậu, thời tiết
Ngay bản thân các tiến bộ KHKT đã mang tính hiệu quả nhưng chỉ đạt hiệu quảcao khi được ứng dụng trong điều kiện thích hợp
Mỗi giống cây trồng chỉ thích hợp với mỗi một điều kiện sinh thái nhất định Vìvậy có những giống cây trồng được xem là phát triển tốt và rất hiệu quả ở địaphương này nhưng chưa chắc đã có năng suất cao ở địa phương khác
* Sự cần thiết phải xây dựng các MHTD
Để giúp cho người dân phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo, việc xây dựngcác mô hình sản xuất là rất cần thiết vì các lý do sau đây:
- Thực tế đã khẳng định, muốn làm giàu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệpthì không thể sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cấp, tự túc mà phải áp dụng cácKTTB, thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất theo kiểu hướng hàng hoá
- Để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi phương thức canh tác nhằm phù hợpvới thực tế sản xuất, phục vụ cho chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp nôngthôn hiện nay ngày càng có nhiều TBKT mới của các nhà nghiên cứu được tạo ranhằm ứng dụng vào sản xuất Do đó chỉ thông quan xây dựng MHTD thì TBKT đómới đến được với nông dân và thực sự có hiệu quả
- Đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiệnsinh thái để đem lại hiệu quả kinh tế hoặc phải luồn lách theo thời vụ nhằm né tránh
Trang 6thời tiết khắc nghiệt Ví dụ: các mô hình vườn đồi, mô hình trồng rau ở trung du vàmiền núi.
- Nhằm tạo cho người dân ý thức về phát triển bến vững, nghĩa là phát triển kinh
tế phải quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tàinguyên thiên nhiên Ví dụ: mô hình biôga, vườn đồi
- Tạo ra những hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến tham quan học tập,các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các KTTB vào sản xuất theocách nông dân tự chuyển giao cho nông dân
- Để ứng dụng kỹ thuật mới hay thuyết phục người dân trước khi phát triển radiện rộng
Nghiên cứu về phương pháp chuyển giao KTTB tại 13 tỉnh miền núi phía Bắccho thấy : Xây dựng MHTD là phương pháp chủ đạo để chuyển giao các KTTB chongười dân ( 93,3% số cơ quan và dự án áp dụng) Đây là phuơng pháp rất thànhcông, nhất là với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Kết quả nghiên cứu cũng chothấy, hầu hết cán bộ và nông dân được phỏng vấn ở 13 tỉnh đều cho rằng: MHTD làrất quan trọng vì:
1 Nông dân chỉ làm theo khi họ thấy được kết quả
2 Mô hình là nhằm để khẳng định tính phù hợp của KTTB tại địa phương
* Khái niệm giám sát và đánh giá mô hình.
=> Khái niệm về giám sát:
- Giám sát là quá trình theo dõi thường xuyên và liên tục toàn bộ quá trình thựchiện các hoạt động thuộc các mô hình sản xuất nhằm giúp cho Ban QLDA đưa ranhững điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu, hoạt động và mục tiêu của dự án
- Giám sát có sự tham gia: Là một tiến trình có tính hệ thống được thực hiệntrong giai đoạn thực thi chương trình hoặc dự án với mục đích cung cấp thông tincho quá trình
+ Tư vấn ra quyết định, đặc biệt là trong từng giai đoạn nhỏ, nó giúp cho việcnâng cao hiệu quả của các dự án
+ Bảo đảm việc giải trình cho tất cả các bên, các cấp của dự án từ cộng đồng địaphương cho đến nhà tài trợ, đặc biệt là trong các vấn đề tài chính
+ Đánh giá, nhận xét về vai trò cá nhân hoặc của các tổ chức thực thi dự án + Mục đích của giám sát và đánh giá có sự tham gia
Trang 7+ Gắn bó quyền lợi của cộng đồng, các hộ gia đình đối với các hoạt động của dựán.
+ Góp phần giúp cho việc thực thi các mô hình, hay hoạt động dự án có hiệu quảhơn
=> Khái niệm về đánh giá dự án.
- Đánh giá dự án là quá trình xem xét một cách khách quan, khoa học, toàn diệnnhững hoạt động và toàn bộ dự án nhằm đưa ra những quyết định kịp thời để đạtđược mục tiêu dự án
- Giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân đều có cùng mục tiêu:+ Đó là những công cụ để các bên có khả năng cải thiện hiệu quả và hiệu suấtcủa họ
+ Đó cũng là một quá trình đào tạo mà trong quá trình đó những người tham giatăng khả năng hiểu biết và nhận thức của họ về tính đa dạng của các yếu tố và tácđộng ảnh hưởng của chúng
+ Quá trình đó cũng tăng khả năng kiểm soát của họ đối với quá trình phát triển.Đồng thời đánh giá sự tiến bộ của họ, đánh giá học tập từ những thiếu sót đã qua [6]
* Các nhân tố quyết định thành công trong việc xây dựng mô hình trình diễn.
Từ thực tiển nước ta đã chỉ ra 6 nhóm nhân tố cơ bản sau đây quyết định tới sựthành công của công tác chuyển giao
Thứ nhất: Chính sách của Chính phủ
Chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp và nông thôn, các công cụchính sách cho chuyển giao bao gồm chính sách đầu tư cho khuyến nông, chính sáchcán bộ chuyển giao, nhất là cán bộ khuyến nông Chính sách hộ trợ giá đầu vào(giống, phân bón, thuốc bảo vệ cải tạo đất và thuỷ lợi) để nông dân tiếp thu được kỹthuật, cơ chế chính sách trong việc bao tiêu sản phẩm Hiện nay, Chính phủ dùng cáccông cụ không qua cơ chế giá như đầu tư vào xây dựng các mô hình khuyến nông,các điểm trình diễn
Thứ hai: Là năng lực hệ thống khuyến nông ở địa phương
Năng lực khuyến nông bao gồm: Mức độ phù hợp với điều kiện chính trị và xãhội của hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở, năng lực của cán bộ khuyến nông Hệthống khuyến nông càng được tổ chức phù hợp với tập quán văn hóa xã hội của cộngđồng bao nhiêu thì hiệu quả của chuyển giao càng cao bấy nhiêu Kiến thức và sự
Trang 8hiểu biết của cán bộ khuyến nông về KTTB mà họ chuyển giao cho nông dân, khảnăng am hiểu nông dân, khả năng phân tích vấn đề và cùng nông dân xây dựng giảipháp, sự vận dụng có hiệu quả các phương pháp khuyến nông và khả năng vận độngquần chúng quyết định rất lớn tới sự thành công của công tác chuyển giao.
Thứ ba: Là công tác lập kế hoạch khuyến nông
Kế hoạch khuyến nông bao gồm việc xác định đúng nhu cầu của nông dân cầngiải quyết, xác định các giải pháp phù hợp với người dân, tổ chức tốt nguồn lực đểthực hiện, đánh giá, rà soát và hoàn thiện quy trình kỹ thuật, công nghệ có ảnhhưởng lớn tới sự thành công của xây dựng mô hình
Thứ tư: Là bản chất của KTTB trong mô hình chuyển giao tới nông dân
Nếu KTTB giúp nông dân giải quyết được khó khăn của họ, phù hợp với nhucầu của dân và của thị rường, phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ sử dụng củanông dân thì công tác xây dựng mô hình dễ thành công hơn
Thứ năm: Là các nhân tố thuộc về nông dân
Các nhân tố này bao gồm khả năng về vốn đầu tư, kỹ năng và kiến thức củanông dân, hình thức tổ chức sản xuất, trình độ văn hóa, giới tính, độ tuổi, kinhnghiệm và sự tiếp xúc xã hội
Thứ sáu: Là đặc điểm cộng đồng mà mô hình được xây dựng
Cấu trúc làng xã, học tộc, phân bố dân cư, sự gần các đường giao thông và sựtiện lợi thị trường cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả của quá trình chuyển giao KTTBtới nông dân [2]
2.2 Tình hình xây dựng mô hình của khuyến nông trung ương và các địa phương [5]
Từ khi thành lập cho đến nay hoạt động khuyến nông của Nước ta luôn đạtđược Những bước phát triển quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triểnnông nghiệp và nông thôn Trong các hoạt động khuyến nông được triển khai thìhoạt động xây dựng mô hình luôn được xem là phương pháp chuyển giao TBKT rấtquan trọng Thông qua xây dựng MHTD , hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụngKTTB vào sản xuất, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nôngnghiệp hàng hoá đa dạng và có hiệu quả, hướng mạnh xuất khẩu, phát triển ngànhnghề nông thôn mới, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo Công tác xây dựng MHtrong thời gian qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: Đã đáp ứng được nhu
Trang 9cầu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tạo được lòng tin và hưởng ứng của nông dân,
đã thực hiện được chuyển giao KTTB tới nông dân theo các chương trình khuyếnnông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai, các
kỹ thuật áp dụng thành công trong nông nghiệp Sau đây là một số kết quả đạt được
* Chương trình khuyến nông cây trồng nông nghiệp.
Khuyến nông cây trồng nông nghiệp đã tập trung vào các chương trình khuyếnnông trọng điểm được Chính phủ phê duyệt và đáp ứng nhu cầu của người dân.Nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển tải tới nông dân và được áp dụng rộng rãi vàosản xuất thông qua xây dựng các MHTD
=> Chương trình khuyến nông sản xuất hạt giống lúa lai.
Đã áp dụng thành công quy trình sản xuất hạt giống F1 của thế giới cho một số
tổ hợp lai Nhị ưu 838, nhị ưu 63, bác ưu 64, Dưu 577 , đạt mục tiêu đề ra Đồngthời tiết kiệm cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng
Chương trình được hỗ trợ 278,385 tỷ đồng Triển khai ở 26 tỉnh, thu hút trên88.260 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích trên 8.000 ha ( cộng dồn qua cácnăm) Những năm đầu, khi mới triển khai, diện tích không quá 100 ha, năng suất chỉđạt 300 kg/ha, giống sản xuất ra chất lượng không cao Từ năm 2000 đến năm 2004diện tích sản xuất lúa lai F1 Mỗi năm trên 1.500 ha, năng suất bình quân đạt 2.500kg/ha, chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn quốc gia
=>Chương trình khuyến nông phát triển lúa lai thương phẩm.
Song song với phát triển giống lúa lai F1, chương trình khuyến nông phát triểnlúa lai thương phẩm cũng được mở rộng Đến nay, phong trào đã phát triển 37 tỉnh,thành phố, năng suất bình quân của lúa lai đạt 65 tạ/ha cá biệt có nơi đạt 90tạ/ha,tăng so với lúa thuần 10 – 15% tạ/ha Các mô hình trình diễn thu hút hàng chục vạnnông dân tham gia học tập Nhờ đó việc phát triển lúa lai đã được nhân rộng ra nhiềutỉnh thành góp phần tăng năng suất đáng kể
=> Chương trình phát triển lúa lai chất lượng.
Từ kết quả nghiên cứu, chọn tạo và nhập nội một số giống lúa có chất lượng cao,khuyến nông đã tập trung tổ chức xây dựng MHTD và nhân nhanh các giống lúa Bắcthơm 7, hương thơm 1, các giống lúa P, nhóm lúa đặc sản ( tám xoan, dự hương, nếpcái hoa vàng ) để cung cấp cho nhân dân
Chương trình được hộ trợ 16.317 tỷ đồng, đã tổ chức nhân giống được trên
Trang 1023.000 ha thu hút được trên 3.000 hộ nông dân tham gia Kết quả đã cung cấp chosản xuất trên 70.000 tấn hạt giống chất lượng cao, nó đã góp phần ổn định và hìnhthành vùng sản xuất lúa cá chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trongnước ( 1,3 triệu ha) Sản xuất lúa chất lưuợng cao cho hiệu quả kinh tế hơn lúathường 500 – 700 đồng/kg.
=> Chương trình khuyến nông phát triển ngô lai.
Chương trình khuyến nông phát triển ngô lai đã triển khai ở hầu hết các tỉnh,nhiều nhất là vùng trung du, miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Với
sự tham gia của hơn 9000 hộ nông dân trên 12.000 ha MH, góp phần tăng năng suấtngô từ 21,1 tạ/ha năm 1995 đến 32 tạ/ha năm 2004 tăng 57,6% Giống được sử dụngtrong mô hình là DK 2000 LVM20, VM 10 Giá thành sản xuất hạt giống trongnước chỉ bằng 50% so với giá nhập nội, góp phần tiết kiệm đươc 20 triệu đồng nhậpgiống hàng năm
=> Chương trình khuyến nông phát triển cây công nghiệp dài ngày ( tiêu, điều,
cà phê, chè, cao su )
Chương trình được triển khai trên nhiều tỉnh nhất là vùng Tây nguyên và trung
du, miền núi phía Bắc, thu hút trên 2.000 hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích
MH 10.031 ha Kết quả đã góp phần mở rộng diện tích theo quy hoạch và cung cấpnguyên liệu cho cơ sở chế biến tham gia công tác xuất khẩu
Ngoài ra các chương trình cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đã góp phầntăng xuất khẩu rau quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng Đặc biệt là làm đa dạng hoá cây trồng, phong phú nông sản ở vùng đồng bằng sôngHồng và nhiều vùng khác, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và phát triển sảnxuất nông nghiệp hàng hoá
Chương trình KN trồng trọt đã góp phần phát huy sáng tạo, năng động về sửdụng những giống cây lương thực mới chất lượng cao, những giống có ưu thế lai phục vụ chiến lược phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nôngsản hàng hoá xuất khẩu Với cây công nghiệp, cây ăn quả đã xây dựng được nhữngvườn giống cây đầu dòng, từ những vườn cây này cung cấp thực liệu nhân giống.Mỗi năm sản xuất được hàng triệu cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.Thông qua chương trình đã ứng dụng và nhân rộng thành công công nghệ nhângiống tiên tiến Nhiều cơ sở đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cung cấp giống tốt cho
Trang 11sản xuất
* Chương trình khuyến lâm
=> Chương trình trồng tra lấy măng
Chương trình đã triển khai ở 38 tỉnh thành trong cả nước, xây dựng nhiều môhình với trên 1.364 ha gồm các loại: Bát độ, Điền Trúc, Lục Trúc, Mạnh Tông Năng suất bình quõn đạt 15 – 20 tấn măng tươi/ha Đa số hộ trồng tre có thu nhập từsản xuất giống trong đoạn đầu
=> Chương trình trồng cây nguyên liệu giấy
Đã xây dựng nhiều mô hình với diện tích 10.628 ha, mô hình gồm các loại cây:bạch đàn lai, keo lai, tại vùng nguyên liệu các nhà máy giấy của Trung ương và địaphương, 10% nông hộ vùng nguyên liệu giấy đã sử dụng giống mới, sử dụng môhình để trồng rừng nguyên liệu góp phần tăng năng suất trồng rừng từ 1,5 – 2 lần sovới các giống cũ
* Chương trình khuyến nông chăn nuôi
Chương trình khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến nâng caonăng suất, chất lượng vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi Sau đây là một số chươngtrình đạt kết quả tốt
=> Chương trình chăn nuôi lợn hướng nạc.
Tính từ năm 1993 – 2005 chưuơng trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc
đã thu hút trên 30.000 hộ nông dân tham gia ở 40 tỉnh, thành phố Số lợn nuôi trongchương trình là 32.786 con ( gồm cả lợn nái, lợn đực ngoại và lợn nái lai nhiều máungoại) chương trình góp phần cải tiến chất lượng đàn lợn giống, lợn cao sản( Yorshine, Landrac ) vào mô hình nên đã góp phần cải tạo giống lợn hiện có đưa tỷ
lệ nạc từ 35 – 36% lên 45 – 47%
=>Chương trình cải tạo đàn bò
Chương trình đã thu hút trên 482.000 hộ nông dân của gần 50 tỉnh, thanh thamgia Trong đó 27 tỉnh trọng điểm, tổng kinh phí cải tạo đàn bò là 217 tỷ đồng
Các giống bò Red, Sind, Trahman được lai với bò vàng Việt Nam để tăng khốilượng đàn bò từ 170 kg/con lên 220 – 250 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 40% lên 47%năng suất sữa từ 400 – 500 kg lên từ 1.200 kg/con/chu kỳ Huấn luyện kỹ thuật cho51.400 lượt hộ Qua 10 năm tỷ lệ đàn bò lai cả nước tăng từ 10% lên 25% so vớitổng đàn bò Đàn bê lai ngày càng phát triển đặc biệt là ở tỉnh Sơn La, Thái Nguyên,
Trang 12Kon Tum
=> Chương trình khuyến nông chăn nuôi gia cầm.
Chương trình được triển khai trên toàn quốc và đã chuyển giao được trên650.000 gia cầm giống mới cho các hộ nông dân ( gà Lương Phượng, Kabir, Sasso,
JA – 57, Lương Phượng lai gà ri, BT1, BT2 các giống vịt, ngan super M, nganPháp dòng R51, R71 ) Chương trình giúp nâng tỷ lệ nuôi sống và tốc độ tăng trọngcủa gia cầm, cung cấp con giống tại chỗ cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xã,tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân Qua thực tế cho thấy nuôi
100 con gà, vịt, ngan giống mới có thu lãi 0,3 – 0,5 triệu đồng sau 2- 3 tháng chănnuôi thậm chí có những hộ lãi từ 0,9 – 1,0 triệu đồng Nhưng hiện nay do dịch cúmgia cầm nên đã làm cho đàn gia cầm giảm mạnh
Chương trình khuyến nông chăn nuôi đã góp phần nâng cao trình độ dân trí,trình độ kỹ thuật, đưa ngành chăn nuôi từ manh múm lên sản xuất hàng hoá tập trung
có hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, nhất là nông dân ở các tỉnh khókhăn, tỉnh miền núi
=> Trình diễn mô hình thử nghiệm phòng chống bệnh vàng lùn – lùn xoắn
lá ( VL – LXL)[1]
Vụ Hè thu năm 2006 vừa qua, nông dân toàn vùng Đông bằng SCL điêu đứng vìbệnh VL – LXL do rầy nâu nhiễm bệnh lan truyền cho lúa Thiệt hại tới hàng ngàn
tỷ đồng khiến người dân hoang mang lo lắng Đứng trước tình hình đó viện BVTV
đã xây dựng một mô hình ( 78,5 ha) phòng chống bệnh VL – LXL khiến người dâncàng tin tưởng hơn và tìm đến nhà tư vấn kỹ thuật qua khảo sát toàn mô hình trong
mô hỉnh thử nghiệm này, năng suất lúa bình quân đạt từ 9,1 – 9,75 tấn/ha( so vớinăng suất công của mô hình phòng chống bệnh VL – LXL của viên BVTV đã tiếnhành ở Long An cũng như Bến Tre hay nhiều nơi khác đã đem lại niềm phấn khởibước đầu cho nông dân vùng ĐBSCL trong vụ Đông – Xuân này
* Một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng phương pháp mô hình trình diễn.[2]
Mô hình được xem là phương pháp chủ đạo, nhưng cho đến nay công tác chuyểngiao KTTB đã chưa thành công trong một số mô hình như: Mô hình chăn nuôi bòsữa, mô hình trồng cây phi lao chắn sóng, mô hình nuôi lợn nái ngoại ở Quảng Ninh,
Trang 13mô hình dưa hấu không hạt Kim Vương Tử, Lê chịu nhiệt Tứ Xuyên, khoại sọ LệPhố ở Phú Thọ, mô hình nông lâm kết hợp, cải dầu, cà phê ở Hà Giang, mô hìnhnuôi lợn nái ở Mai Châu Có thể rút ra một số nguyên nhân không thành công củacông tác xây dựng mô hình như sau:
- Khuyến cáo KTTB thông qua mô hình chỉ đơn thuần kỹ thuật, chưa gắn giữasản xuất với thị trường dẫn đến tình trạng hàng hoá sản xuất ra nhiều nhưng không
có người mua, hoặc mua với giá rẻ, làm cho người dân bị lỗ và nông dân không làmnữa Đặc biệt, rất ít các mô hình khuyến cáo công nghệ sau thu hoạch, quản lý trangtrại và thị trường
- Thiếu điều tra kỹ về điều kiện kinh tế – tự nhiên và xã hội ở địa phương trướckhi áp dụng mô hình Vì vậy có rất nhiều mô hình khi triển khai đã thất bại như môhình nuôi dê được làm ở Bản Kìa từ năm 2002, mô hình trồng giống ngô mới năm
mô hình thành công mà người dân không tiếp tục mở rộng
- Thực hiện mô hình là tiến hành các quyết định đã được quyết định từ bên trên
Vì vậy có nhiều mô hình không đáp ứng được nhu cầu của người dân, không mangtính thực tiễn
- Giống, vật tư cung cấp cho mô hình chưa đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởngtới năng suất hiệu quả của mô hình như mô hình lợn nái ngoại đang triển khai của dựán
- Mô hình phức tập, biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt, nông dân khó làm, khó tiếpthu
- Nông dân được chọn làm mô hình gồm hai loại: Các mô hình khuyến nông nhànước thường chọn nông dân khá giả Những nông dân này có thể áp dụng thành công
Trang 14mô hình Tuy nhiên, tính nhân rộng cho các nông dân nghèo bị hạn chế Các dự ánquốc tế như AVV đã lựa chọn nông dân nghèo làm mô hình Họ thường không đủcác điều kiện để thoả mãn các yêu cầu của mô hình, hạn chế về kiến thức nên khi rủi
ro cao Mô hình dể thất bại
- Một số nơi mô hình đã thành công nhưng không nhân rộng được vì những lý
do hình thức chủ nghĩa và phô trương
2.3 Phương pháp tiếp cận trong công tác xây dựng mô hình trình diễn.
* Phương pháp tiếp cận khuyến nông qua các chương trình dự án.
Phương pháp tiếp cận chuyển giao KTTB thông qua hình thành các dự án pháttriển nông nghiệp hay dự án khuyến nông từ cơ sở( gọi tắt là phương pháp khuyếnnông theo dự án) Theo phương pháp tiếp cận này, hoạt động xây dựng mô hìnhđược thực hiện theo các chương trình dự án Hiện nay ở tỉnh có nhiều dự án pháttriển như dự án bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp Quảng Bình ( ARCD),
dự án phân cấp giảm nghèo do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế ( IFAD) tài trợ.Nhìn chung, các dự án này áp dụng phương pháp chuyển giao công nghệ có sự thamgia của người dân Các tổ chức cơ sở để xây dựng MHTD chuyển giao KTTB Dự
án đã đầu tư đáng kể kinh phí cho cán bộ và nông dân tiếp cận với cách chuyển giaomới là đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân ( PRA), đánh giá có sựtham gia, tập huấn có sự tham gia
Phương pháp tiếp cận này xuất phát từ nhu cầu của người dân thông qua đánhgiá nông thôn có sự tham gia của dân ( PRA) Theo phương pháp này, việc xây dựngMHTD để chuyển giao KTTB tới nông dân phải dựa vào kết quả của dân đánh giátình hình nông nghiệp và nông thôn, dân xác định nhu cầu và khó khăn của họ, cán
bộ khuyến nông cùng dân phân tích khó khăn và lựa chọn giải pháp để giúp dân vượtqua khó khăn đó
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp khuyến nông có sự tham gia,phát huy sự tham gia của người dân, người dân làm chủ các hoạt động khuyến nông,đảm bảo việc học đi đôi với hành và họ có thể thực hiện ngay trên chính đồng ruộngcủa mình Phương pháp này được dựa theo nguyên tắc người dân tự học tập tốt nhất
từ những kinh nghiệm của mình, phát huy mối liên hệ giữa người dân và cán bộkhuyến nông với mục đích nâng cao quá trình cùng nhau học hỏi
=>Một số nguyên tắc khi thực hiện mô hình.
Trang 15- Phải đáp ứng nhu cầu đích thực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế chohọ.
- Người dân cần xác định rõ trách nhiệm của mình khi tham gia các mô hình.Phải làm cho dân hiểu, làm mô hình là vì lợi ích của chính họ, không phải làm “ cho
dự án”
- Khuyến khích sự tham gia của người dân càng nhiều càng tốt đó chính là điềukiện để đảm bảo tính bền vững của mô hình
- Chỉ hổ trợ không “ ban pháp” làm thay dân
- Thông qua mô hình để xây dựng năng lực và chuyển giao kỹ thuật cho ngườidân
- Cần xác định quy mô phù hợp với khả năng đầu tư của dân đã có thể thực hiệnthành công mô hình và nhân rộng sau này
- Kỹ thuật chuyển giao phải phù hợp với trình độ dân trí và các điều kiện thực tếcủa địa phương
- Chú ý sự phát triển bền vững và khả năng để nhân rộng[ 3]
Trang 16PHẦN 3 PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU3.1 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài khóa luận tiến hành đánh giá tiến trình thực hiện MHTD nông nghiệptrong hợp phần hổ trợ sản xuất của dự án DPPR tại xã Dương Thuỷ – Lệ Thuỷ –Quảng Bình trong thời gian từ ngày 02/01/2007 – 07/5/2007
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp.
- Các số liệu từ báo cáo của ban quản lý dự án xã
- Các báo cáo hàng tuần, hàng tháng của ban quản lý dự án huyện
- Báo cáo định kỳ của cán bộ cộng đồng
- Các báo cáo về tiến độ thực hiện mô hình của khuyến nông
Các thông tin này giúp cho đề tài có cơ sở để đánh giá tiến trình xây dựng môhình trình diễn và cơ sở khoa học, lý luận cho việc xây dựng mô hình trình diễn
3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp.
* Phương pháp thu thập số liệu bằng phiếu điều tra Để thu thập được tình hìnhthực hiện mô hình bao gồm đội ngủ cán bộ thực hiện mô hình, tình hình xây dựng
mô hình, các kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện mô hình.Mục đích của cuộc điều tra là để tìm hiểu việc triển khai các mô hình trình diễn ởcác hộ gia đình và thu thập thông tin ở các hộ tham gia học tập và không tham gia
mô hình để kiểm tra các thông tin được cung cấp bởi cán bộ dự án và cán bộ khuyếnnông với các thông tin được cung cấp bởi nông dân ( 24 hộ tham gia mô hình, 10 hộkhông tham gia mô hình )
Cuộc điều tra được thực hiện đối với 34 hộ được lựa chọn thông qua phươngpháp chọn ngẩu nhiên phân tầng ở tất cả các thôn của xã, bao gồm cả hộ tham gia
mô hình, hộ học hỏi từ mô hình và hộ không tham gia mô hình và không học hỏi từ
mô hình
* Đánh giá có sự tham gia của dân ( PRA): Những người dân sống trong cộngđồng cũng được tham gia vào đánh giá quá trình thực hiện mô hình Thông qua cáccông cụ đánh giá nhanh nông thôn ( RRA), PRA, cộng đồng nông dân được khuyếnkhích đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội, tình hình tiếp thu và các nhân tố ảnhhưởng tới tiếp thu, thuận lợi khó khăn, mong muốn trong việc thực hiện mô hình
Trang 17trình diễn.
3.3 Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu về tình hình cơ bản của địa phương
- Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của trạm khuyến nông Huyện
- Tìm hiểu nội dung, mục tiêu, hoạt động của dự án tại địa phưong
- Đánh giá tiến trình thực hiện các mô hình của dự án tại đại phương
3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu.
* Tình hình cơ bản của địa phương.
+ Các loại đất: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Đất nông nghiệp: Tình hình sử dụng, cơ cấu cây trồng, loại đất
+ Dân số, lao động trong độ tuổi
* Tình hình sản xuất nông nghiệp.
- Trồng trọt ( lúa ngô, khoai sắn về diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập )
* Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của Trạm khuyến nông huyện.
+ Hoạt động xây dựng mô hình và hiệu quả của các hoạt động
- Tình hình xây dựng mô hình trình diễn của trạm khuyến nông huyện trong năm
2006 – 2007: Số lượng và các loại mô hình ( trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) kinhphí và cơ quan hổ trợ, các lớp tập huấn trong xây dựng mô hình, hàng năm có xácđịnh nhu cầu xây dựng mô hình không
- Hiệu quả về kinh tế xã hội của mô hình Nâng cao về năng suất, sản lượng, thunhập
- Hiệu quả về khuyến nông của mô hình, số lượng người ứng dụng thành công
và được hưởng lợi gián tiếp từ mô hình đó, nâng cao trình độ kỹ thuật, kinh nghiệmsản xuất Các mô hình đã được xây dựng thành công qua các năm
+ Phương pháp khuyến nông đã áp dụng trong mô hình là phương pháp nào, ưunhược điểm của phưuơng pháp đó
* Tìm hiểu nội dung, mục tiêu hoạt động của dự án tại địa phương.
- Hợp phần phát triển trồng trọt
- Phát triển chăn nuôi
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và thị trường
- Các dịch vụ tài chính nông thôn
Trang 18* Đánh giá tiến trình thực hiện các mô hình của dự án tại địa phương.
- Tình hình xây dựng mô hình trình diễn và hiệu quả của các hoạt động
+ Tình hình xây dựng mô hình trình diễn và hiệu quả của các hoạt động kếhoạch thực hiện, số lượng và các loại mô hình ( trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) phânkhai kế hoạch các mô hình của dự án mà xã đang thực hiện, cách thức tiến hành thựchiện mô hình
+ Các tiến trình thực hiện mô hình: Xác định nhu cầu của người dân, đánh giácác điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và điều kiện sản xuất của hộ, lựa chọn
mô hình phù hợp, lựa chọn thời gian và cách thức triển khai, lựa chọn hộ nông dântham gia mô hình, địa điểm thực hiện mô hình, triển khai mô hình và giám sát
- Hiệu quả của các hoạt động, xây dựng mô hình trình diễn Đánh giá đượcnhững thành công của mô hình và những điểm cần rút kinh nghiệm, khả năng nhânrộng của mô hình
+ Hiệu quả kinh tế của mô hình: Nâng cao về năng suất, sản lượng, thu nhập,giải quyết công ăn việc làm cho người dân
+ Hiệu quả khuyến nông của mô hình: Số lượng người ứng dụng thành công vàđược hưởng lợi từ dự án, nâng cao trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, thay đổiphưưong thức canh tác cho người dân
- Phương pháp khuyến nông được áp dụng trong việc xây dựng mô hình trìnhdiễn là phương pháp gì
- Điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc xây dựng môhình trình diễn của dự án
Trang 19PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.11.1 Vị trí địa lý
Xã Dương Thuỷ nằm ở phía Nam trung tâm huyện Lệ Thuỷ, tổng diện tích tựnhiên 930.00 ha Địa giới hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Cam Thuỷ
- Phía Nam giáp xã Thái Thuỷ
- Phía Đông giáp xã Tân Thuỷ
- Phía Tây giáp xã Mỹ Thuỷ
4.11.2 Địa hình
Địa hình của xã bị chia cắt mạnh bởi dãy núi phía tây và thấp dần về hướngĐông Nam Địa hình khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạngcây trồng và xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
4.11.3 Khí hậu
Xã Dương Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểmchung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng,mưa ít có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trungbình 20m/s, làm nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có giómùa phía Tây – Nam (gió Lào)
Dương Thuỷ có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hàng năm là 2602 giờ;nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C; lượng mưa trung bình cả năm là 1931.1 mm;
số ngày mưa trung bình trong năm trên địa bàn là 138 ngày Tần suất những trậnmưa lớn trên 300 mm trong 24 giờ có nhiều vào tháng 8, 9, 10, 11 Tháng có lượngmưa lớn nhất là tháng 9, 10 là 464 – 751 mm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,tháng 7 từ 22 – 47 mm
Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83 – 85%), ngay những tháng có mùa khôhạn nhất của mùa hề có gió Tây – Nam độ ẩm hàng tháng vẫn thường xuyên trên70%
Trang 20Bão lụt thường suất hiện từ tháng 9 – 10, trung bình hàng năm có 1 – 1.8 cơnbão trực tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất vàđời sống của nhân dân trong vùng.
4.11.4 Thuỷ văn
Điều kiện thuỷ văn của xã khá thuận lợi, phía Đông được bao bọc bởi sông QuyHậu Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương, để cung cấp nước cho sảnxuất nông nghiệp
Chế độ thuỷ văn khá thuận lợi nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vàochế độ mưa
4.1.2 Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Dương Thuỷ thuộc xã bán sơn địa của huyện Lệ Thuỷ, có tổng diện tích tự nhiên
là 930.00 ha Căn cứ nguồn gốc phát sinh tài nguyên đất của xã, đãnh giá đặc tínhthổ nhương như sau:
Đất phù sa ven sông suối (Pc), đất xám kết von ít glây
Đất xám Feralit (Xf), đất xám mùn trên núi(Xu) diện tích phân bố phía ĐôngNam của xã
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Dương Thủy năm 2006
Trang 2141.2.2 Tài nguyên nước
Xã Dương Thuỷ có hệ thống sông Quy Hậu, hiện đang tưới cho một số diện tíchđất 2 vụ của xã
Nước ngầm phân vố không đều mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địahình và lượng mưa Vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông và dồi dào,vùng đồi núi mực nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô
Chất lượng nước nhìn chung khá tốt thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của
1 số cây trồng cũng như sinh hoạt của nhân dân trữ lượng không nhiều
4.1.2.3 Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại của DươngThuỷ là 137.89 ha, độ che phủ là 14.83% chủ yếu là rừng trồng phòng hộ Công tácquản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt
4.1.2.4 Tài nguyên thảm thực vật
Xã Dương Thuỷ có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đa dạng,bao gồm các cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, lạc, , cây công nghiệp ngắn ngày,cây lâu năm, cây ăn quả,…
4.1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Người dân trong xã có truyền thống cách mạng, bản chất cần cù lao động, tinhthần đoàn kết Quan hệ truyền thống của người dân nông thôn được giữ gìn tốt, quan
hệ dòng tộc, gia đình nhìn chung rất tốt Phong tục tập quán văn hoá nói chung lànhmạnh, các lễ hội tại các thôn được tổ chức hàng năm làm cho đời sống tinh thần củangười dân phong phú
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Dương Thuỷ có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đốithuận lợi cho việc phát triển ngành kinh tế tổng hợp đa dạng, như: công nghiệp –TTCN, thương mại dịch vụ và sản xuất nông – Lâm nghiệp
Về tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàngnăm
Bên cạnh thuận lợi cũng có khó khăn là đất đai ngày càng bị giảm về diện tíchnhất là đất nông nghiệp Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùamưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp,
Trang 22gây thiệt hại cho nhân dân vùng thấp khi có lụt, bão và vùng cao khi có gió TâyNam Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, một số tài nguyên khaithác chưa có kế hoạch nên suy giảm nhanh Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đượcchú trọng nên đã đáp ứng được phần nào trong cuộc sống của nhân dân Tuy nhiên
do sự tàn phá của thiên tai hàng năm đã làm xuống cấp và gây khó khăn cho sự pháttriển kinh tế Đây là những khó khăn trở ngại đối với người dân trong vùng trong sựnghiệp đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
4.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.4.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả vùng, nền kinh tế xãDương Thuỷ đã có những bước tăng trưởng khá, các hoạt động sản xuất tiểu thủcông nghiệp, thương mại, ngành nghề dịch vụ phát triển tương đối nhanh cùng với
sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, trong giai đoạn 2000 - 2006,tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8.5% Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 2.5triệu đồng, đây là kết quả chưa cao so với điều kiện của xã
Để đạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đãđược Đảng uỷ và UBND xã Dương Thuỷ áp dụng triệt để, đổi mới theo cơ cấu thịtrường có sự quản lý của Nhà nước Kết quả về phát triển kinh tế trong những nămqua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng Ngược lại hiện nay số hộ đói vẫncòn khá cao là 23.00% năm 2006 (theo tiêu chí mới)
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tếgiỏi, có thu nhập cao, 25 - 30 triệu đồng/năm
4.1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế Dương Thuỷ thuộc loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu là nônglâm nghiệp Những năm qua, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, nhómngành nông lâm nghiệp giảm tỷ trọng tương đối trong khi các nhóm ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng lên Tuy nhiên,
do một số điều kiện hạn chế nên tốc độ chuyển dịch chưa cao Năm 2002 tỷ trọngngành nông nghiệp chiếm 75.7% tổng thu nhập toàn xã, đến năm 2006 giảm còn72.6%, tỷ trọng công nghiệp – TTCN là 12.20%, dịch vụ thương mại đạt 15.20%
(Chi tiết xem thêm bảng 1 phần phụ lục )
Trang 234.1.4.3 Thực trạng phát triển kinh tế
4.1.43.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Đây là ngành sản xuất chính của xã, chiếm tới 72.6% cơ cấu kinh tế toàn xã Cụthể các ngành như sau:
a Ngành trồng trọt
Đây là ngành chính trong phát triển nông nghiệp của xã Theo kết quả thống kê,tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 735.52ha, chiếm 79.09% tổng diệntích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 324.04 ha Là xã nằm giữa huyện lại có diệntích đất trồng lúa lớn lên tỷ trọng phát triển nông nghiệp cao
Hệ thống công thức cây trồng chính của xã bao gồm: Lúa xuân + lúa mùa; Lúaxuân + lúa mùa + cây màu(ngô, khoai lang, đậu tương, rau đậu ) Đất vườn: Chủyếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, hồng, na, chuối, bưởi,… tuy nhiên mức độ sảnxuất hàng hoá chưa cao, do đó chưa có nhiều sản phẩm hàng hoá
Hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp của xã theo hình thức nông hộ,nhưng do đặc điểm đất đai manh mún dẫn tới mỗi hộ gia đình có nhiều mảnh gâykhó khăn cho việc quản lý cũng như tổ chức sản xuất
Hiện tại, trên địa bàn xã đã có sự áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật,chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sảnxuất đã góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tếnói chung, năng suất lúa bình quân từ 45-50 tạ/ha, các cây trồng khác đều đạt vàvượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2006 ước đạt 2576 tấn Bình quânlương thực đầu người năm 2006 đạt 566 kg/người/năm
(Chi tiết xem thêm bảng 2 phần phụ lục)
Tổng đàn gia cầm đến năm 2006 có trên 15703 con, phát triển mạnh theo hướng
Trang 24sản xuất hàng hoá với việc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi Tuynhiên do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên số lượng nuôi có giảm so với một sốnăm trước, khoảng 10% về số lượng và 15% về thu nhập.
Về thủy sản hàng năm vẫn thu hoạch được khoảng 35 tấn cá, tôm các loại
(Chi tiết xem bảng 3 phần phụ lục)
4.1.4.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Do đặc thù của xã nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới đang pháttriển, chủ yếu là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tranh thủ thời gian nông nhàn.Ngoài ra còn có một số cơ sở hoạt động như nghề cơ khí, mộc dân dụng, may mặc,sửa chữa điện gia đình, vận tải Phục vụ tại chỗ cho nhân dân địa phương
Nhìn chung, giá trị sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp - TTCN chưa cao
4.1.4.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Về hoạt động thương mại dịch vụ bắt đầu có chiều hướng phát triển, số hộ hoạtđộng kinh doanh buôn bán nhỏ ước khoảng trên 150 hộ, nhiều hộ đã có số vốn kinhdoanh lên tới hàng trăm triệu đồng Tuy nhiên trên địa bàn xã mới chỉ có các cơ sởdịch vụ chủ yếu hoạt động buôn bán nhỏ phục vụ cho sản xuất và đời sống hàngngày của người dân như nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, các mặt hàng phục vụ sảnxuất (phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm )
Tóm lại, trong những năm qua, nền kinh tế Dương Thuỷ có chiều hướng đi lên
rõ rệt, bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá,nguồn thu nhập của nhân dân
có sự chuyển biến tích cực Nhờ có sự phát triển mạnh từ kinh tế hộ, do đó kinh tếcủa nhân dân ở đây đã được cải thiện Đây là một vấn đề cần được phát huy trongchiến lược phát triển sắp tới
Trong những năm tới cần chuyển dịch mạnh về cơ cấu giữa các ngành, gắn vớithị trường, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là phát triển ngànhnuôi trồng thuỷ sản để tạo hàng hoá Mở rộng thị trường buôn bán hàng hoá nông -thuỷ sản Tăng tỷ trọng của 2 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thươngmại - dịch vụ, có như vậy mới phát triển mạnh và khai thác đầy đủ thế mạnh của xã
4.1.5 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.1.5.1 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2006, dân số xã Dương Thuỷ là 4550 khẩu, 944 hộ,
Trang 252093 lao động.
Trong những năm qua, do nhận thức được vấn đề dân số và kế hoạch hoá giađình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của đạt mức thấp là 0.53%, thấp hơn so với bìnhquân toàn huyện Tuy nhiên, sự biến động dân số cơ học tương đối phức tạp, số hộphát sinh khá nhanh, trong tương lai cần cấp đất ở cho các đối tượng này và cần chú
ý bố trí các khu vực giãn dân, các công trình công cộng đáp ứng nhu cầu gia tăng vềdân số
4.1.5.2 Lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê, năm 2006, Dương Thuỷ có 2093 lao động Lao động của
xã tuy dần đã chuyển dần sang làm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao Trình độ của người lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước khoảng 11%, như vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn Nhìn chung, nguồn nhân lực xã Dương Thuỷ tương đối dồi dào, tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nhàn cao, gây lãng phí nguồn nhân lực
Việc làm trên địa bàn xã đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo, để người dân chủ động được về khoa học công nghệ đặc biệt là chế biến tại chỗ
Bình quân thu nhập của xã khoảng 2.5 triệu đồng/người/năm, đạt ở mức thấp so với các xã trong huyện
(Chi tiết xem thêm bảng 4 và bảng 5 phần phụ lục).
4.1.6 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Xã Dương Thuỷ được chia làm 5 thôn (Thôn Bình Minh, Trung Thiện, TâyThiện, Đông Thiện và Nam Thiện) với hệ thống khu dân cư lâu đời và tương đối ổnđịnh Thôn có dân số cao nhất là thôn Bình Minh (1476 khẩu), thấp nhất là thôn NamThiện (710 khẩu) Do đặc điểm của xã nên dân số thường sống tập trung Việc dân
cư sống tập trung có những thuận lợi và khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất vàđời sống của người dân
Khả năng phát triển khu dân cư trong thời gian sắp tới theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Vì vậy cần có quy hoạch và mở rộng hợp
lý tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội toàn diện, thay đổi bộ mặt khu dân
cư, xây dựng nông thôn mới
Trang 264.1.7 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội
4.1.7.1 Giao thông
Hệ thống giao thông của xã chủ yếu là đường bộ, nhìn chung những năm qua,tuy còn nhiều khó khăn nhưng hệ thống đường trục xã, liên xã, liên thôn, đường khudân cư đã được nâng cấp, rải cấp phối rất nhiều, đáp ứng một phần nhu cầu của nhândân
Các tuyến đường nội đồng chủ yếu là đường đất Do vậy, trong giai đoạn tới cần chú
ý nâng cấp, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu đi lại sản xuất của người dân
4.1.7.2 Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của xã được cung cấp tưới tiêu nhờ hệ thống sông Quy Hâu và
hệ thống mương nội đồng tưới tiêu cho hầu hết diện tích gieo trồng trong xã Hiệnnay, chương trình kiên cố hoá kênh mương được triển khai cụ thể, góp phần khôngnhỏ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã
Mở rộng, chống suy dinh dưỡng, kết quả đạt 100% số cháu trong độ tuổi đượctiêm chủng, tổ chức cho trẻ em từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi uống vitamin A đạt100%
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trang thiết bịphục vụ cho công tác khám chữa bệnh cũng như cơ sở hạ tầng cần được đầu tư trongnhững năm tới
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
Qua thực trạng phát triển kinh tế và xã hội của Dương Thuỷ cho thấy sự pháttriển về kinh tế - xã hội bước đầu đã có sự phát triển, tạo tiền đề và động lực cho sựphát triển chung của xã trong giai đoạn tới Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã,UBND xã, nhân dân đã tích cực đổi mới, mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng sẵn
có, đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào áp dụng ở quê hương Do đó đời sốngnhân dân xã ngày càng được cải thiện tốt hơn, chính trị xã hội ổn định Nhiều hộ giađình văn hoá mới được công nhận, nhiều hộ gia đình sản xuất giỏi được khenthưởng Trình độ dân trí ngày càng nâng cao
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn mang nặng tính thuần nông, tốc độ chuyển dịchchậm Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đà tăng của yêu cầu phát triển kinh tế, xã
Trang 27hội, chưa phát huy được lợi thế của xã.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội áp lực đối với đất đai càng ngàycàng lớn, đặc biệt là đất phát triển công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, khu dân cư
Vì vậy đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp về đất đai, đảm bảo sự phát triển chung của toàn xã
4.2 Hoạt động xây dựng mô hình của trạm khuyến nông huyện Lệ Thuỷ.
Năm 2006 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệpgiai đoạn 2006 – 2010, để có cơ sở giúp cho người nông dân tiếp thu và ứng dụngnhững tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm đưa hiệu quả kinh tế lên cao Dưới sự chỉđạo của UBND huyện, phòng kinh tế phối hợp với trạm khuyến nông đã triển khaithực hiện một số mô hình trình diễn trên nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau: Trồngtrọt, chăn nuôi, lâm nghiệp Thông qua những mô hình người dân chủ động hạchtoán, so sánh và đầu tư có hiệu quả
4.2.1 Nội dung một số mô hình đã được trạm khuyến nông xây dựng.
Đầu năm 2006 trạm khuyến nông kết hợp với phòng kinh tế, khuyến nông viên
cơ sở triển khai các mô hình sản xuất lương thực cũng như các loại rau màu, cây ănquả, cây công nghiệp, chăn nuôi Đã có 16 loại mô hình được trạm khuyến nông xâydựng và thực hiện, tổng kinh phí sử dụng 356.951.000 đồng Trong đó kinh phí tậphuấn là 35.140.000 đồng ( huyện 37 lớp – 23.580.000đ; tỉnh 8 lớp – 6.960.000đ;người nghèo 3 lơp – 4.500.000đ) Có nhiều mô hình đạt kết quả cao được các cơquan ban ngành, đặc biệt là người dân đánh giá cao và nhân rộng vào sản xuất như :
Mô hình lúa lai HYT 83, mô hình trồng cỏ VA 06, mô hình lạc che phủ nilon, môhình lạc thâm canh Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu được kết quảnhư sau:
Qua bảng trên ta thấy tất cả các mô hình đều được triển khai trong 2 năm Mặc
dù mới được triển khai nhưng hầu hết các mô hình đều đạt kết quả tốt và khá, có một
mô hình bị thất bại đó là mô hình dưa bao tử tại Hưng Thuỷ do ảnh hưởng của lũtiểu mản Và một mô hình đạt kết quả trung bình là mô hình ngô lai Còn các môhình chăn nuôi và trồng cây lâu năm đang phát triển tốt
Trang 28Bảng 2: Tình hình xây dựng mô hình của Trạm khuyến nông
huyện Lệ Thuỷ
Chỉ tiêu
Loại MH
SốlượngMH
Quy mô( ha/con)
Nămthựchiện
Kinhphí(1000đ)
Số hộthamgia
Kết quảMH
cả cây dài ngày như bạch đàn, trầm dó Trong hơn 100 ha đất xây dựng mô hình thì
mô hình trồng lúa chất lượng cao ( lúa lai HYT – 83) được triển khai với diện tíchlớn nhất là 20 ha, kinh phí là 59.540.000đ, sử dụng nguồn vốn của trung tâm khuyếnnông quốc gia với 111 hộ tham gia Sau đó là mô hình ngô lai Mô hình có diệntích ít nhất là mô hình cà chua bi, sau đó là mô hình lạc thâm canh và trồng cỏ VA06 Hầu hết các mô hình về trồng trọt dân được trung tâm khuyến nông hổ trợ 60%phân bón và 40% giống Nhìn chung, các mô hình chủ yếu tập trung về trồng trọt màtrong đó phần lớn là cây ngắn ngày
* Chăn nuôi
Trang 29Trạm khuyến nông đã triển khai xây dựng nhiều mô hình đạt kết quả Đặc biệt làviệc đưa giống lợn ngoại vào mô hình và đưa bò lai Sind vào để cải tạo đàn bò củađịa phương.
Trong các mô hình chăn nuôi thì mô hình lợn nái sinh sản được đầu tư xây dựngnhiều nhất với kinh phí là 37.931.000đ, 50con lợn được đưa vào nuôi và có 10 hộtham gia, sau đó là mô hình cải tạo đàn dê Mô hình nái sinh sản đã có chữa 20 con,
số còn lại đang tiếp tục theo dõi Mô hình cải tạo đàn bò đã nhảy được 13 con, trong
đó 10 con có chữa, 3 con đang theo dõi mô hình cải tạo đàn dê đã nhảy được 25 con
và đều có chữa
4.2.1.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình.
Hiệu quả kinh tế là yếu tốt quan trọng cần phải đạt được khi xây dựng mô hìnhtrình diễn, mô hình trình diễn chỉ có thể được nông dân chấp nhận, ứng dụng vànhân rộng vào sản xuất khi nó đạt hiệu quả kinh tế cao Vì vậy chúng tôi đã tìm hiểuhiệu quả kinh tế của các mô hình trồng trọt, kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 : Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng trọt ( tính cho 1 ha)
Chỉ tiêu
Loại MH
Năng suất ( tạ/ha)
Giá bán (1.000đ/tạ)
Tổng thu ( 1000đ)
Tổng chi ( 1000đ)
Lãi (1000đ)
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Trạm khuyến nông huyện Lệ Thuỷ)
Qua bảng trên cho các mô hình được xây dựng đều cho hiệu quả kinh tế khá cao Môhình cho lãi cao nhất là mô hình ngô ngọt, sau khi cân đối, lãi thu được 20.100.000đ/
ha, chưa tính công lao động Sau đó là mô hình lạc che phủ nilon lãi thu được10.230.000đ/ha Mô hình cho thu lãi ít nhất là mô hình cà chua bi 4.877.000đ/ ha
4.2.1.2 Hiệu quả khuyến nông của mô hình.
Hầu hết các mô hình xây dựng đều đạt hiệu quả kinh tế Tuy nhiên mô hình đạt
Trang 30hiệu quả kinh tế nhưng chưa chắc đã được nông dân chấp nhận và áp dụng Vì vậychúng tôi tiếp tục tiến hành tìm hiểu hiệu quả khuyến nông của mô hình Kết quả đóthể hiện như sau:
Bảng 4: Hiệu quả khuyến nông của các mô hình
Số hộ áp dụngMH( hộ)
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Trạm khuyến nông huyện năm 2006)
Từ kết quả bảng trên cho thấy mô hình lúa lai là mô hình có số hộ tham gianhiều nhất 180 và số người học tập là 309 người, số hộ áp dụng mô hình là 350người ( chiếm hơn 85% số người học tập) Ngô lai là mô hình có số hộ tham gianhiều thứ 2 với 111 hộ tham gia Hầu hết số người tham gia học tập đều áp dụng môhình( chiếm 75%) Sau đó là đến mô hình lạc thâm canh với 60 hộ tham gia Môhình lợn nái sinh sản tuy số hộ tham gia mô hình ít nhưng số hộ học tập là 25 người
và số hộ áp dụng từ mô hình là 20 hộ chiếm 80% Mô hình nông lâm kết hợp và môhình trồng cỏ VA 06 là 2 mô hình có số hộ tham gia ít nhất do những mô hình nàytriển khai với diện tích ít, diện tích đất phải tập trung, sử dụng kinh phí của tỉnh.Riêng mô hình cỏ VA 06 là một loại cỏ mới mua ở nơi khác nên số lượng hạn chế.Tóm lại các mô hình được xây dựng đã góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹthuật của nông dân lên rất nhiều Các mô hình thành công đã được nông dân ứngdụng rộng rãi vào sản xuất như lúa lai, lạc thâm canh, lạc che phủ ni lon, ngô ngọt.Các mô hình trồng trọt có tỷ lệ các hộ áp dụng mô hình sau khi học tập cũng nhưhiệu quả lan rộng nhiều hơn chăn nuôi thường phải đầu tư bởi nguồn kinh phí lớn,
Trang 31nguồn con giống ít khó mua, vật nuôi hay bị bệnh Nhất là những mô hình nuôi lợnngoại, không phù hợp với hộ nghèo.
4.2.2 Phương pháp khuyến nông đã áp dụng trong xây dựng mô hình.
Phương pháp tiếp cận trong xây dựng mô hình là phương pháo tiếp cận theochương trình khuyến nông nhà nước, đây được coi là phương pháp chủ đạo trongchuyển giao KTTB tới nông dân Theo cách tiếp cận này, trung tâm khuyến nôngquốc gia đóng vai trò chủ đạo trong chuyển giao KTTB tới nông nghiệp và nôngthôn Các cơ quan khuyến nông Nhà nước ở cấp trung ương triển khai các chươngtrình lớn trong chuyển giao KTTB thông qua việc xây dựng MHTD tới các địaphương Các cơ quan khuyến nông cấp tỉnh, huyện và cụm xã được cấp kinh phínhất định triển khai các chương trình khuyến nông được xây dựng từ trung ương.Nội dung, quy mô hoạt động của các cơ quan khuyến nông phụ thuộc nhiều vào mụctiêu, nội dung và lượng kinh phí cấp cho địa phương Các chương trình khuyến nônglớn như ngô lai, lúa lai, bò lai sind, lợn siêu nạc, gà thả vườn Đã được triển khairộng khắp cả nước theo cách tiếp cận này Vì vậy, phương pháp tiếp cận từ trênxuống này đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc lập kế hoạch, nội dung triển khai và kinhphí hoạt động của các địa phương Phương pháp tiếp cận từ trân xuống này có ưuđiểm là giúp thực hiện chương trình chuyển giao KTTB trong nông nghiệp từ trênxuống, theo ý định của Chính phủ hay của địa phương Nếu chương trình được xâydựng đúng đắn và phù hợp thì sẽ có kết quả cao Tuy nhiên, một số chương trìnhchuyển gioa theo hệ thống khuyến nông nhà nước chưa thật sự xuất phát từ nhu cầucủa dân, đặc điểm của địa phương và của thị trường như mô hình dưa chuột bao tử.Một số chương trình khuyến nông với cơ chế tập trung từ trên xuống, với mục tiêu
và kinh phí đã định sẵn, không có điều kiện để phát huy tính linh hoạt ở địa phương.Công tác xây dựng MHTD còn nặng đưa từ trên xuống, chưa phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh kinh tế xã hội, tập quán và nhu cầu của nông dân và của cộng đồng Chưagắn chặt giữa việc chuyển giao với thị trường tiêu thụ Công tác xây dựng mô hìnhchưa huy động được sự tham gia có hiệu quả của nông dân và cộng đồng và vì thếcác mô hình trong nông nghiệp thường không bền vững
Trung tâm khuyến nông
Trang 32Sơ đồ1: Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam 4.3 Nội dung hoạt động của dự án trong hợp phần hổ trợ sản xuất tại địa phương.
Trong những năm qua nhân dân và chính quyền các cấp đã rất nổ lực để khắcphục khó khăn để thực hiện tốt chỉ tiêu về kinh tế – xã hội đề ra Do những khó khănkhách quan về điều kiện tự nhiên, hiện nay xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tronghợp phần này, mục tiêu của dự án là cung cấp hổ trợ sản xuất để nâng cao năng suất
và thu nhập hộ gia đình Hợp phần hổ trợ sản xuất bao gồm
4.3.1 Phát triển trồng trọt
* Khuyến nông
- Tiến hành mở các lớp đào tạo cơ bản công tác khuyến nông cho can bộ cấp xã
về các vấn đề sản xuất , chăn nuôi và mùa vụ
- Để nâng cao nhận thức của người dân về các kiến thức canh tác, dự án sẽ hộtrợ tài liệu về khuyến nông, cẩm nang về trồng trọt bao gồm: Sổ tay khuyến nông,các tờ rơi khuyến nông, tạp chí khuyến nông và một tủ sách tham khảo ở xã
* Giao đất và cấp sổ đỏ.
Hiện nay đất nông nghiệp đang thực hiện dồn điền đổi thửa, chưa được cấp sổ
đỏ Dự án sẽ hộ trợ kinh phí giao đất và cấp sổ đỏ cho bà con ổn định sản xuất
Trang 33* Sản xuất cây lương thực và cây màu.
Dự án sẽ tập trung thúc đẩy an toàn lương thực thông qua thâm canh sản xuấtcấy trồng nhưu lúa, lạc, khoai, sắn, ngô và rau xanh Các hoạt động chủ yếu baogồm:
- Tập trung kỹ thuật IPM
- Tập huấn kỹ thuật làm vườn gia đình
- Tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả
- Xây dựng mô hình lúa lai
Đối với các MHTD, dự án sẽ đầu tư công chuẩn bị đất, giống, phân bón ( vô cơ) với sự hổ trợ của cán bộ khuyến nông
- Dự án cũng sẽ hổ trợ để thiết lập 2 mô hình trồng cây ăn quả/vườn nhà
4.3.2 Phát triển chăn nuôi
Về chăn nuôi xã Dương Thuỷ được chú trọng theo mô hình kinh tế hộ gia đình,phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, chăn nuôi gắn với thị trường Ngườidân đã bắt đầu nhận thức tầm quan trọng của chăn nuôi nên đã có một số hộ gia đìnhđầu tư cho chăn nuôi với quy mô lớn hơn chứ không đơn thuần xem chăn nuôi như
là một hình thức tận dụng nguồn thức Tuy nhiên, xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
mà đặc biệt là phần lớn người dân còn nghèo thiếu vốn, thiếu cả kiến thức làm ăncần được sự đầu tư hổ trợ từ các nguồn lực bên ngoài Các hoạt động cụ thể đối với
xã Dương Thuỷ như sau:
- Thiết lập các cơ sở nhân giống gia súc( trâu, bò) quay vòng trên cơ sở chọn lọc
và phối giống Ban quản lý dự án xã sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn các hộ và giám sáthoạt động này
- Dự án sẽ hổ trợ việc thiết lập các hộ chuyên nuôi lợn nái ở xã nhằm tăng cườngứng dụng đàn lợn con có chất lượng cao Các đơn vị nhân giống này có thể dùnggiống địa phương hoặc các giống lai tuỳ theo yêu cầu và tình hình sản xuất củangười dân, Hoạt động này có thể được đưa vào lồng ghép với việc lập các MHTDlợn nái ngoại hoặc mô hình lợn siêu nạc
- Nuôi gia cầm trong vườn là hoạt động có mức đầu tư thấp phù hợp với các hộđặc biệt khó khăn Dự án sẽ hổ trợ hoạt động này thông qua việc cung cấp gà con, kỹthuật chi phí thấp về ấp và nâng cao tỷ lệ sống sót của đàn gà con Dự án cũng sẽ hổtrợ hệ thống tiêm phòng vacxin cho gia cầm trên cơ sở thu phí và hổ trợ thị trường
Trang 34đối với gia cầm.
4.3.3 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Trong năm 2004 công tác làm hồ nuôi cá, mô hình lúa cá được phát triển mạnhtại xã Dương Thuỷ Tuy nhiên Dương Thuỷ không phải là xã có ưu thế về nuôi trồngthuỷ sản, toàn xã có 11 ha ao hồ nuôi cá, đạt 8 tấn/năm Làm mô hình và tập huấn kỹthuật nuôi cá lồng
4.3.4 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và thị trường.
Dương Thuỷ là một xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với cơ cấu lao độngchiếm 95% lao động xã Ngành nghề phụ ở xá rất ít Hoạt động hổ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ và tiếp cận thị trưuờng giúp cho nhân dân đa dạng hoá đượcnguồn thu nhập của mình Hoạt động này bao gồm ba nội dung: hổ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ, đào tạo nghề và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường
4.3.5 Các dịch vụ tài chính nông thôn
Thành lập và đào tạo cán bộ cho ban quản lý tín dụng xã Thành lập các nhómtín dụng trong xã chỉ bao gồm các hộ nghèo Đào tạo các nhóm tín dụng về các kỹnăng giữ gìn sổ sách cơ bản và hổ trợ một khoản phụ cấp hoạt động nhỏ cho 12tháng hoạt động đầu tiên
Cung cấp các khoản vay từ Quỹ tín dụng xã tới các nhóm tín dụng với lãi suất
áp dụng cho vay tối thiểu là 0,85%tháng Trong thời hạn ba năm hoặc ngắn hơn Cácnhóm tín dụng lại tiếp tục cho các thành viên trong nhóm vay Mục đích và điều kiệnvay vốn sẽ do các nhóm quyết định
Khó khăn về nguồn vốn sản xuất là một khó khăn chung và rất bức thiết của nhân dân các xã dự án, đặc biệt là các hộ nghèo tại Dương Thuỷ, vốn tín dụng được vay chủ yếu để đầu tư cho chăn nuôi và trồng trọt
4.4 Mô hình và các bước xây dựng, thực hiện mô hình trình diễn
4.4.1 mục tiêu của mô hình trình diễn nông nghiệp trong hợp phần hỗ trợ sản xuất của dự án DPPR
MHTD được xem như một quá trình mà qua đó dự án muốn giới thiệu những
kỹ thuật sản xuất mới bằng cách trình diễn thực tế trên đồng ruộng, để qua đó ngườidân có cơ hội quan sát, học tập rồi ứng dụng và nhân rộng nó Mục tiêu chính củanhững MHTD này là:
- Giới thiệu những TBKT mới cho người dân
Trang 35- Nâng cao kỹ năng sản xuất của nông dân thông qua đào tạo và sự tham giatrực tiếp của họ.
- Phổ biến thông tin cho nông dân thông qua kết quả, hiệu quả rõ ràng có thểnhìn thấy được của MHTD, và
- Tạo điều kiện cho nông dân học hỏi lẫn nhau
4.4.2.Tiến trình xây dựng MHTD của dự án DPPR
MHTD nông nghiệp là nhân tố quan trọng trong các dự án phát triển nông thôntổng hợp Những MHTD này được xem như là một công cụ quan trọng để nâng caothu nhập của các hộ nông dân và của những người nghèo trong nông thôn, ở hầu hếtcác chương trình của chính phủ, khuyến nông nhà nước MHTD đều theo cách tiếpcận là từ trên xuống, tức là trung tâm khuyến nông của tỉnh, huyện xây dựng cácMHTD được cấp trên giao Việc xây dựng các MHTD này không tính toán đến nhucầu của người dân dẫn tới hậu quả là những cây trồng vật nuôi hay công nghệ sảnxuất được trình diễn trong mô hình không được nhân rộng Trong thời gian gần đây,với những bài học được rút ra từ sự thất bại của những dự án theo kiểu tiếp cận từtrên xuống và các dự án do các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế Chonên dự án DPPR đã áp dụng phương pháp tiếp cận xây dựng MHTD trong nôngnghiệp là phương pháp khuyến nông theo dự án, tức là phương pháp xây dựngMHTD có sự tham gia của người dân Việc xây dựng MHTD theo cách tiếp cận nàynhằm để xác định nhu cầu và sở thích của ngưòi dân, xác định điều kiện kinh tế xãhội của địa phương, để lựa chọn những người nông dân tham gia và phổ biến thôngtin của các mô hình Nguyên tắc cơ bản của phương thức tiếp cận, xây dựng mô hình
có sự tham gia là:
- Chuyển giao KTTB xuất phát từ nhu cầu của dân
- Dân chủ và công khai
- Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị
- Có sự tham gia của dân, nhà nước các cấp trung ương tỉnh, huyện, xã và thôn
Bảng 5 : Vai trò của các bên tham gia xây dựng mô hình
Đóng gópnguồn lực
Tổ chức thực hiện
kế hoạch
Giám sátkiểm tra
Hưởng lợi và chuyên giao cho