1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (nghiên cứu trường hợp thành phố đà nẵng)

9 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 321,05 KB

Nội dung

Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng Lê Thị Kim Oanh Viện Đảm bảo chất lượng giáo

Trang 1

Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà

Nẵng)

Lê Thị Kim Oanh

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Luận văn Ths Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Mã Số: Chuyên ngành đào tạo

thí điểm Nghd: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu tác động của các yếu tố về điều kiện học Tin học ở trường (máy vi

tính, phần mềm học tập, internet của nhà trường), điều kiện học Tin học ở nhà (mua thêm sách tham khảo Tin học, gia đình hướng dẫn học Tin học ở nhà và đưa đi học bồi dưỡng)

và người học (mục tiêu học tập, thời gian dành cho môn Tin học và phương pháp học) tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học của học sinh tiểu học Kết quả nghiên cứu trên giúp học sinh và các bậc phụ huynh biết được yếu tố nào tác động đến kết quả học tập của con em mình và từ đó tạo điều kiện phát huy những yếu tố tác động tích cực và hạn chế những yếu tố tác động chưa tốt để các em đạt kết quả tốt hơn trong học tập Ngoài ra còn giúp nhà trường: có chính sách, kế hoạch chỉ đạo cụ thể để phối hợp với gia đình trong công tác đào tạo môn Tin học, thúc đẩy các hoạt động giảng dạy của giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Keywords: Đánh giá giáo dục; Đo lường đánh giá; Kết quả thi; Môn Tin học

Contents:

Mở đầu

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong bối cảnh phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài

xu thế mang tính toàn cầu đang diễn ra trong những năm đầu của thế kỷ XXI Đó là xu thế của cuộc cách mạng khoa học và đổi mới công nghệ đang thúc đẩy việc tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội từ vật chất đến tinh thần Để chuyển đổi từ một xã hội với nền sản xuất nông nghiệp là cơ bản sang một xã hội công nghiệp hiện đại, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới, mà quan trọng trước hết là đổi mới về tư duy lý luận cũng như về hành động thực tiễn với việc chấp nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trong định hướng xã hội chủ nghĩa

Toàn cầu hoá có sức tác động mạnh mẽ trước hết đến thế hệ trẻ tuổi vì lý do đây là nhóm người có những đặc trưng phổ biến, là đại diện đảm nhiệm sứ mệnh cho một thế giới tương lai Đặc điểm nổi trội của lực lượng trẻ là tính tiên phong và nhạy cảm, hướng tới những điều mới mẻ

và tốt đẹp, là sứ giả tích cực trong việc giao lưu, hội nhập với thế giới bên ngoài

Để nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến thế giới, yêu cầu đặt ra phải phát triển con người Việt Nam hội nhập Trong đó, phải tăng cường các môn học tự chọn mà các em yêu thích, hoạt động ngoại khoá, khám phá ngoài trời để các

em sáng tạo, tư duy, tự khám phá tri thức…

Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức đưa Tin học vào chương trình phân ban cho khối Trung học phổ thông (THPT), việc triển khai môn học này bắt buộc trên phạm vi toàn quốc Đồng thời Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình dạy học các môn tự chọn (Tin học, Tiếng Anh) cho HS cấp TH và THCS với mục tiêu: HS có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong đời sống và học tập; Giúp HS có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại

Thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về

“Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008-2012”, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 05/11/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về

“Tập trung đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước”; đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cho đội tuyển của thành phố Đà Nẵng tham dự Hội thi Tin

Trang 3

học trẻ toàn quốc lần thứ XVIII- 2012, Sở GD&ĐT, tổ chức kỳ thi học sinh giỏi (HSG) môn Tin học cấp thành phố năm 2012 dành cho HS Tiểu học, THCS, THPT thành phố Đà Nẵng

Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức …” Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và

Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng người tài Với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chất lượng GD có nhiều chuyển biến

và đội ngũ HS giỏi Việt Nam ngày càng được phát triển qua số lượng HS giỏi đạt giải cao trong

kỳ thi thế giới

Đối với các nhà quản lý giáo dục, ngoài nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS, còn có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, đó là những học sinh có năng khiếu, có tư chất và kết quả học tập tốt, tạo điều kiện cho các em được phát triển tài năng, đồng thời tạo nguồn HS giỏi cho các bậc học cao hơn Chính vì thế hoạt động bồi dưỡng HS giỏi ở các trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước

Trong quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của HS mà còn là nguồn thông tin ngược (phản hồi) giúp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh HS nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc giảng dạy và quản lý để từ đó xem xét, khảo sát những vấn đề tác động đến kết quả học tập của HS và điều chỉnh để cải tiến chất lượng

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề và khảo sát xem những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS để từ đó có những giải pháp và định hướng phát triển hơn

trong tương lai Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học” để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có mục tiêu xác định, đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học của HS tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 4

Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là đo lường tác động của các yếu tố về điều kiện học Tin học ở trường (máy vi tính, phần mềm học tập, internet của nhà trường), điều kiện học Tin học ở nhà (mua thêm sách tham khảo Tin học, gia đình hướng dẫn học Tin học ở nhà và đưa đi học bồi dưỡng) và người học (mục tiêu học tập, thời gian dành cho môn Tin học và phương pháp học) tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học của HS tiểu học

3 Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài đem lại một số ý nghĩa cho HS, các bậc phụ huynh và nhà trường những ý nghĩa sau:

- Đối với HS và các bậc phụ huynh: biết được yếu tố nào tác động đến kết quả học tập của con em mình và từ đó tạo điều kiện phát huy những yếu tố tác động tích cực và hạn chế những yếu tố tác động chưa tốt để các em đạt kết quả tốt hơn trong học tập

- Đối với nhà trường: có chính sách, kế hoạch chỉ đạo cụ thể để phối hợp với gia đình trong công tác đào tạo môn Tin học, thúc đẩy các hoạt động giảng dạy của giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu này được thực hiện tại các trường Tiểu học có HS tham gia thi Tin học cấp thành phố năm học 2011-2012 trên phạm vi 7 quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng (cụ thể: quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và huyện Hòa Vang)

- Kỳ thi HSG Tin học được tổ chức hằng năm dành cho cấp Tiểu học, THCS, THPT với các nội dung thi: phần thi chung và phần thi tự do với các sản phẩm về phần mềm sáng tạo, forum Đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung thi phần chung của HS cấp tiểu học

- Đề tài dự kiến sử dụng kết quả thi thực bằng điểm số của kỳ thi HSG Tin học cấp thành phố Tuy nhiên theo quy định của kỳ thi, học sinh không được thông báo kết quả thực bằng điểm

số mà chỉ được thông báo giải Chính vì vậy, trong nghiên cứu này đề tài đã thay đổi biến phụ thuộc ban đầu (kết quả thi thực bằng điểm số của kỳ thi HSG Tin học cấp thành phố) thành kết quả kỳ vọng (mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố)

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào đã tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG Tin học cấp thành phố của HS tiểu học?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 5

Giả thuyết H1: có mối tương quan thuận giữa các yếu tố thuộc về gia đình và mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học của HS tiểu học

Giả thuyết H2: có mối tương quan thuận giữa các yếu tố thuộc về nhà trường với ứng độ đáp ứng

kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học của HS tiểu học

Giả thuyết H3: có mối tương quan thuận giữa mục tiêu học tập và mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học của HS tiểu học

Giả thuyết H4: có mối tương quan thuận giữa thời gian dành cho môn Tin học với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học của HS tiểu học

Giả thuyết H5: có mối tương quan thuận giữa phương pháp học tập dành cho môn Tin học của HS với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học của HS tiểu học

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.1 Khách thể nghiên cứu

HS tiểu học tham gia kỳ thi HSG môn Tin học cấp thành phố năm 2012 tại thành phố Đà Nẵng

6.2 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến kết quả thi HSG môn Tin học cấp thành phố của HS tiểu học

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tác giả tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại

hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi

Dựa vào mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin nhằm phân tích và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Sau khi kết thúc kỳ thi HSG Tin học cấp thành phố, bảng hỏi được gửi về trường để khảo sát Năm học 2011-2012, toàn ngành có

267 em HS tiểu học tham gia kỳ thi và được khảo sát thông qua phiếu hỏi

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Trang 6

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha;

- Phân tích phương sai ANOVA để xác định sự khác biệt giữa các yêu tố tác động đến kết quả thi Tin học cấp thành phố của HS tiểu học;

- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu theo mô hình nghiêu cứu của đề tài

8 Cấu trúc luận văn

- Mở đầu: đề cập một số vấn đề chung của đề tài

- Nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thiết kế và đánh giá thang đo

Chương 3: Kiểm định mô hình và phân tích kết quả

- Kết luận

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A Tài liệu Tiếng Việt

1 Bế Thị Điệp (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Cao Bằng, Đại học Quốc Gia Hà Nội

2 Hà Thu Hiền (2011), Biện pháp quản lý " xây dựng trường học thân thiện" của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội

3 Hoàng Thu Huyền (2012), Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội, Đại học Giáo dục

4 Nguyễn Thị Thanh Nam (2012), Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên, Đại học Giáo dục

5 Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học Nxb

ĐHQG Hà Nội

6 Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội

7 Hoàng Khắc Tiệp (2012), Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học

cơ sở Lê Quý Đôn, huyện Ý Yên, Nam Định trong bối cảnh hiện nay, Đại học Quốc Gia Hà

Nội

8 Đinh Thị Trinh (2012), Kỳ vọng của học sinh lớp 5 về kiểu tương tác của giáo viên trong môi trường lớp học tại Hà Nội, Đại học Giáo dục

9 Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,

NXB Thống Kê

Trang 8

B Tài liệu nước ngoài

10 Adams, Alayne M., et al (1997), Socioeconomic stratification by wealth ranking: is it valid? World Development 25.7 1165-1172

11 Barrow, Lisa, and Cecilia Rouse (2006), The economic value of education by race and ethnicity Economic Perspectives, Second Quarter

12 Chambers*, E A., & Schreiber, J B (2004), Girls' academic achievement: varying associations of extracurricular activities Gender and Education, 16(3), 327-346

13 Charles A Dana (1999), Hope for urban education: A study of nine highperforming, high-poverty, urban elementary schools University of Texas at Austin: Charles A Dana Center

(Washington, DC: US Department of Education, Planning and Evaluation Service, 1999)

14 Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A and Rustichini, A (2000), College Choice and Academic Performance, version of paper prepare for the conference on "Politiche pubbliche per il lavoro" in Pavia

15 Clark, Reginald M (1993), Homework-focused parenting practices that positively affect student achievement Families and schools in a pluralistic society, 85-105

16 Darling-Hammond, L (2006), Securing the right to learn: Policy and practice for powerful teaching and learning Educational Researcher, 35(7), 13-24

17 Darling-Hammond, L (2000), Teacher quality and student achievement: A review of state policy evidence Education policy analysis archives, 8(1), n1

18 Dickie, M (1999), Family Inputs, School Quality and Educational Achievement: A Household Production Approach', Working paper

19 Feranchak, B., Hurtig, J., Shefner, R., Slavsky, D., & Wenzel, S A (2009), Math and science education systemic reform in Chicago, 2002–2008

20 Hansford, B.C., & Hattie, J.A (1982), The relationship between self and achievement/performance measures, Educational Research, 52, p 123-142

21 Holly, W (1987), Self Esteem: Does it Contribute to Student’s Academic Success?, Oregon School of Study Council, University of Oregon, Eugene

22 Hoover Dempsey, Kathleen V., et al (2005), Why do parents become involved? Research findings and implications The Elementary School Journal 106.2: 105-130

23 Kim Soo-jin (2011), Research Trends in Science and Mathematics International

Trang 9

24 Krashen, S., & Brown, C L (2005), The ameliorating effects of high socioeconomic status:

A secondary analysis Bilingual Research Journal, 29(1), 185-196

25 Mark Schneider, M., Teske, P E., & Marschall, M (2002), Choosing schools: Consumer choice and the quality of American schools Princeton University Press

26 Pianta, R C., Cox, M J., Taylor, L., & Early, D (1999), Kindergarten teachers' practices related to the transition to school: Results of a national survey The Elementary School Journal, 71-86

27 Sanders, William L., and Sandra P Horn (1998), Research findings from the Tennessee Value-Added Assessment System (TVAAS) database: Implications for educational evaluation and research Journal of Personnel Evaluation in Education 12.3: 247-256

28 Stinebrickner, T R and Stinebrickner, R (2001), The Relationship between Family Income and Schooling Attainment: Evidence from a liberal Arts College with a Full Tuition Subsidy Program

29 Wilma, V., Patrick C L., Ciarrochi, J., The relationship between self-esteem and academic achievement in high ability students, Wollongong Youth Study, The Australasian Journal

of Gifted Education, 14 (2), p 39-45

Ngày đăng: 24/08/2015, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w