Thời gian bắt đầu xuất hiện của các sinh vật ngoại lai tại địa phương

Một phần của tài liệu điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ (Trang 52 - 54)

2. Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu

2.1. Thời gian bắt đầu xuất hiện của các sinh vật ngoại lai tại địa phương

Theo kết quả phỏng vấn người dân (bảng 7), loài cây xuất hiện lâu nhất trên khu vực điều tra là Lục bình. Có tới 100% ý kiến cho rằng Lục bình đã xuất hiện từ rất lâu, hơn thời gian 15 năm và cho rằng đây là một loài thực vật bản địa. Lục bình đã xâm nhập vào nước ta và phát tán, phân bố rộng khắp cả nước với thời gian hơn 100 năm và dần trở thành một loài thực vật quen thuộc và gắn liền với cuộc sống người dân.

Về sự xuất hiện của Ốc bươu vàng tại địa phương, có tới 41,5% ý kiến cho biết Ốc bươu vàng đã xuất hiện và gây hại với thời gian tương đối lâu (10 – 15 năm). Bên cạnh đó, có 29,4% ý kiến cho rằng Ốc bươu vàng đã có mặt tại địa phương với thời gian dài hơn trên 15 năm. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ người dân (16,1% ý kiến) cho rằng tại địa phương, Ốc bươu vàng mới xuất hiện khoảng thời gian từ 5 – 9 năm. Nhìn chung sự xuất hiện của Ốc bươu vàng tại địa phương với thời gian trên dưới 15 năm.

Theo kết quả phỏng vấn người dân tại hai quận, có tới 44,0% ý kiến cho rằng Cá lau kính đã xuất hiện tại địa phương với thời gian tương đối lâu từ 10 – 15 năm. Bên cạnh đó, có 25,0% ý kiến cho rằng Cá lau kính xuất hiện tại khu vực điều tra với thời gian tương đối gần đây (5 – 9 năm). Nhìn chung, Cá lau kính là một loài ngoại lai đã được du nhập và có mặt tại khu vực điều tra là tương đối lâu.

Về sự xuất hiện của Bọ cánh cứng hại dừa, có 24,9% ý kiến cho biết loài côn trùng gây hại này mới bắt đầu xuất hiện thời gian gần đây và gây hại nhiều trong khoảng thời gian dưới 5 năm. Trong khi đó, 20,4% ý kiến cho rằng Bọ cánh cứng hại dừa đã xuất hiện tương đối lâu tại địa phương (5 – 9 năm). Nhưng cũng có tới 24,6% ý kiến không biết rõ là Bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện tại địa phương với thời gian bao lâu. Nhìn chung, việc xuất hiện Bọ cánh cứng hại dừa tại khu vực điều tra với thời gian tương đối gần (khoảng 10 năm).

Đối với sự xuất hiện cây Trăm ổi, có 19,9% ý kiến cho rằng không biết cây Trăm ổi đã xuất hiện tại địa phương từ khi nào. Trong khi đó có 8,3% ý kiến cho

Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ

rằng cây Trăm ổi mới xuất hiện gần đây khoảng 5 năm. Nhìn chung, sự xâm nhập của Trăm ổi vào Việt Nam với thời gian khoảng đầu thế kỉ XX.

Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về thời gian bắt đầu xuất hiện của các loài sinh vật

ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến)

Loài Dưới 5 năm 5 – 9 năm 10 – 15 năm Trên 15 năm Không biết Không ý kiến (*) - Mai dương - - - - 35,4 64,5 - Trinh nữ móc - - - - 7,5 92,5 - Lục bình - - - 100,0 - - - Trăm ổi 8,3 - 6,0 4,7 19,9 61,2 - Cúc bò 8,8 4,1 - - 24,6 62,5 - Bọ cánh cứng hại dừa 24,9 20,4 12,1 3,1 24,6 14,9 - Ốc bươu vàng 3,1 16,1 41,5 29,4 9,8 -

- Ốc sên Châu Phi 16,5 5,7 6,7 16,6 51,9 2,6

- Cá lau kính 12,7 25,0 44,0 9,5 7,3 1,6

(*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương

Theo kết quả phỏng vấn người dân (bảng 7) về thời gian xuất hiện cây Cúc bò tại địa phương thì có tới 24,6% ý kiến không biết là loài cây này đã có mặt khi nào. Bên cạnh đó, có 8,8% ý kiến cho rằng loài cây này mới bắt đầu xuất hiện tại địa phương gần đây (dưới 5 năm). Ngoài ra, có 4,1% ý kiến cho rằng Cúc bò cũng đã xuất hiện khá lâu (5 - 9 năm). Nhận xét chung là Cúc bò là loài cây mới bắt đầu xâm nhập vào khu vực điều tra với thời gian tương đối ngắn, trên dưới 5 năm.

Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả điều tra về sự xuất hiện của Ốc sên Châu Phi tại hai Quận cho thấy có tới 51,9% ý kiến cho biết rằng họ không biết loài ốc này đã xuất hiện bao lâu. Người dân chưa có thái độ quan sát tốt về loài ốc lạ xuất hiện tại đại phương. Bên cạnh đó, có tới 16,6% ý kiến cho rằng Ốc sên Châu Phi đã xuất hiện với thời gian khá lâu, trên 15 năm. Nhưng cũng có tới 16,5% ý kiến cho rằng loài ốc này mới bắt đầu có mặt tại đại phương trong thời gian gần đây dưới 5 năm.

Về sự xuất hiện cây Mai dương, có 35,4% ý kiến cho rằng họ không biết Mai dương đã bắt đầu xuất hiện tại địa phương khi nào. Vì cây Mai dương là một loài cỏ dại, không có công dụng thiết thực cũng như chưa ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân nên họ chưa quan tâm về sự xuất hiện của loài cây này. Tương tự đối với cây Trinh nữ móc, 7,5% ý kiến cho rằng họ không biết loài cây này đã bắt đầu xuất hiện tai địa phương khi nào. Vì Trinh nữ móc là một loài cỏ dại, có mặt rất ít và chúng cũng không ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nên người dân chưa quan tâm về sự có mặt của loài cây này.

2.2. Lợi ích

Một phần của tài liệu điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)