2. Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu
2.4. Những biện pháp phòng trừ mang hiệu quả cao
Theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương (bảng 12), việc sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả cao nhất.
Kết quả điều tra ở bảng 12 cho thấy, có 42,9% ý kiến cho rằng thường sử dụng thuốc hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc khai hoang để tiêu diệt Lục bình và biện pháp này luôn mang lại hiệu quả cao và nhanh nhất. Việc sử dụng thuốc hóa học diệt Lục bình tuy mang lại hiệu quả cao nhưng đây là biện pháp tốn nhiều chi phí và đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường, tác hại đến động thực vật thủy sinh bản địa, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt Bọ cánh cứng hại dừa là không thể thiếu (39,8% ý kiến). Biện pháp sử
Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ
dụng thuốc hóa học này thường được sử dụng nhất vì hiệu quả mang lại tương đối cao, dễ thực hiện. Nhưng do biện pháp này hạn chế chỉ sử dụng được với những cây dừa con hay những giống dừa có chiều cao trung bình. Và đối với Ốc bươu vàng việc sử dụng biện pháp phun xịt các loại thuốc hóa học để tiêu diệt loài ốc này rất phổ biến (75,0% ý kiến). Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc dạng bã mồi để rãi trên đồng ruộng cũng thường được áp dụng (25,0% ý kiến). Các phương pháp này thường mang tác dụng nhanh, hiệu quả mang lại cao, tiết kiệm công lao động… Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hóa học để diệt ốc thì thường có độ độc cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm chết động vật thủy sinh như cá, tôm, cua…
Ngoài việc sử dụng thuốc hóa học, thì biện pháp phổ thông nhất là sử dụng các biện pháp cơ giới như dùng tay chặt đối với các loài cây, dùng tay bắt đối với động vật cũng được sử dụng phổ biến. Biện pháp thủ công là dọn chặt tay đối với Lục bình vẫn luôn được sử dụng nhưng với mức độ thấp hơn (9,8% ý kiến) và cho rằng biện pháp này tốn nhiều công sức và hiệu quả nó mang lại chỉ ở mức tương đối. Và để tiêu diệt Cúc bò thì người dân sử dụng biện pháp chặt tay như những loài cây cỏ khác. Biện pháp bắt Ốc bươu vàng bằng tay cũng được sử dụng. Đặc biệt với một loài ốc sống trên cạn như Ốc sên Châu Phi, việc tiêu diệt loài ốc này nhờ biện pháp bắt tay là chủ yếu (45,2% ý kiến). Cá lau kính cũng được tiêu diệt bằng biện pháp bắt bằng tay (64,9% ý kiến). Có thể sử dụng biện pháp này khi cá bị mắc lưới, chày hay vét ao thì người dân tiến hành bắt tay và đem đi tiêu diệt.
Ngoài ra, các loài như Mai dương, Trinh nữ móc, Trăm ổi thì người dân thường không sử dụng một biện pháp nào để tiêu diệt những loài cây này. Đa phần chúng chưa có ảnh hưởng đến hoạt động sống và sản xuất nông nghiệp.
Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 12: Những biện pháp phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai có hiệu quả (% ý
kiến). Biện pháp tiêu diệt Mai dương Trinh nữ móc Lục bình Trăm ổi Cúc bò Bọ cánh cứng hại dừa Ốc bươu vàng Ốc sên Châu Phi Cá lau kính - Xịt thuốc - - 42,9 - - 56,9 75,0 6,7 - - Rãi thuốc - - - 25,0 2,6 - - Chặt tay - - 9,8 - 5,7 - - - - - Bắt tay - - - 2,8 21,9 45,2 64,9 - Không diệt 35,4 7,5 51,6 38,8 31,9 32,3 12,5 47,1 33,6 - Không ý kiến (*) 64,6 92,5 - 61,2 62,5 14,9 - 2,6 1,6
(*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương.
2.5. Đánh giá chung ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học
Sự du nhập của các loài của sinh vật ngoại lai gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến sự đa dạng loài. Các loài động vật ngoại lai như Bọ cánh cứng hại dừa, Ốc bươu vàng đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn trong việc canh tác dừa và lúa nước, nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn. Các loài động vật ngoại lai như Ốc bươu vàng phát tán với phạm vi rộng, cạnh tranh môi trường sống, gây suy giảm thành phần loài và lai giống với các loài ốc bản địa gây suy giảm nguồn gen. Ngoài ra, Ốc sên Châu Phi cũng như 2 loài Cá lau kính thể hiện mối nguy cơ trong việc bắt đầu gây hại và khả năng phát tán nhanh. Tuy có thể sử dụng được làm thực phẩm, nhưng mức độ gây hại của loài này ở diện rộng, khó quản lý và tiêu diệt. Cá lau kính đang phát tán nhanh trong
Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ
các lưu vực sông ngòi, kênh rạch với khả năng cạnh tranh nguồn thức ăn và nơi sống với các loài cá bản địa khác, gây nên sự suy giảm số lượng các loài các khác cùng chung sống trong thủy vực.
Mức độ gây hại của các loài thực vật ngoại lai chưa nhiều, chỉ mang tính tiềm ẩn. Việc Mai dương, Cúc bò, Trinh nữa móc mới bắt đầu xâm lấn những khu vực ít chịu tác động của con người như ven đường, khu dân cư chưa sử dụng… và dần được phát tán sang những dạng sinh cảnh vườn, làm nổi lên mối nguy cơ xâm hại trên diện rộng của các loài cây này. Các loài Mai dương, Cúc bò cạnh tranh môi trường sống và làm suy giảm các loài cây cỏ bản địa trong cùng khu vực sinh sống. Đặc biệt người dân chưa biết được tác hại của việc trồng Sò đo cam. Sò đo cam xuất hiện ngày càng nhiều trong các khu dân cư, ven đường cũng làm tăng mối nguy cơ trong việc phát tán và phân bố rộng loài ngoại lai xâm hại này, làm suy giảm và cạnh tranh với các loài cây thân gỗ được trồng làm cảnh khác.
Nhìn chung, việc du nhập của các loài sinh vật ngoại lai gây ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, đặc biệt sự suy giảm đa dạng loài sinh vật bản địa do sự cạnh tranh thức ăn và môi trường sống từ sinh vật ngoại lai. Ngoài ra, người dân vẫn chưa ý thức được sự xâm nhập nguy hại của các loài sinh vật ngoại lai. Ngoài việc biết được tác hại, sự phân bố cũng như một số biện pháp tiêu diệt của các loài này, thì đa phần người dân chưa chủ động trong việc tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự phát tán ra môi trường bên ngoài, nhằm đưa ra một số biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự phát tán và gây hại đối với các loài sinh vật ngoại lai gây hại.
Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ