Tác hại của các loài động vật ngoại lai

Một phần của tài liệu điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ (Trang 58 - 59)

2. Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu

2.3.2.Tác hại của các loài động vật ngoại lai

Theo kết quả khảo sát người dân địa phương (bảng 11), Bọ cánh cứng hại dừa là loài gây ra tác hại lớn nhất đối sự hoạt động canh tác nông nghiệp. Bọ cánh cứng hại dừa là loài động vật nguy hiểm đối với sự phát triển của cây dừa, làm khô lá, đọt cây dừa (78,4% ý kiến), có thể gây chết cây. Bên cạnh đó, sự gây hại của Ốc bươu vàng cũng không nhỏ đối với hoạt động nông nghiệp chính là lúa nước. Tác hại chủ yếu của Ốc bươu vàng là cắn phá lúa (75,8% ý kiến). Trên toàn vùng điều tra, đặc biệt là ở Bình Thủy chủ yếu là làm ruộng nên việc canh tác lúa gặp phải sự gây hại lớn từ Ốc bươu vàng. Tuy nhiên, có tới 24,2% ý kiến cho rằng Ốc bươu vàng không gây hại và không ảnh hưởng lớn đến đời sống như ở Quận Cái Răng, nơi có hoạt động nông nghiệp chính làm rẫy, rau màu, số lượng ruộng lúa ít nên Ốc bươu vàng không gây ra thiệt hại đáng kể nào.

Ốc sên Châu Phi cũng là một loài ốc cạn gây tác hại lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Có tới 66,4% ý kiến cho rằng Ốc sên Châu Phi có tác chính là cắn phá cây trồng, các loại cây ngắn ngày như rau cải, hoa, dưa hấu, dưa leo, mướp… đặc biệt là các vườn chuối…

Cá lau kính là loài gây ra những tác hại như đục hang, làm lỡ bờ sông, mương vườn (76,0% ý kiến). Bên cạnh đó, có 4,1% ý kiến cho rằng loài Cá lau kính còn cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống, hay hút chất nhờn ở các loài cá khác trong ao nuôi cá, làm giảm năng suất cá nuôi.

Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014 Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 11: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài động vật ngoại lai (% ý

kiến)

Tác hại của các loài động vật ngoại lai Bọ cánh cứng hại dừa Ốc bươu vàng Ốc sên Châu Phi Cá lau kính - Làm khô lá, đọt 78,4 - - - - Ăn lá 7,0 - - - - Cắn thân cây 1,3 - - - - Cắn phá lúa - 75,8 - -

- Cắn phá cây trồng (rau, cải, hoa…) - - 66,4 -

- Đục hang, phá lỡ bờ - - - 76,0

- Cạnh tranh thức ăn cá nuôi - - - 4,1

- Không hại 2,6 24,2 31,0 18,3

- Không ý kiến (*) 14,9 - 2,6 1,6

(*) Không ý kiến: người dân không biết về loài sinh vật này hay loài này chưa xuất hiện tại địa phương

Một phần của tài liệu điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ (Trang 58 - 59)