Từ thực trạng đó,để phát huy tính tích cực và điều chỉnh những lệch lạctrong suy nghĩ, hành động của sinh viên, hơn lúc nào hết.Cả xã hội đang quantâm tìm cách giải quyết, ngành giáo dục
Trang 1TRẦN THỊ VINH
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINHVIÊNTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyênngành : Chínhtrịhọc
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS TRẦN VIẾT QUANG
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ VINH
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CẦN THƠTRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
ĐồngTháp, 6/2015
Trang 4DANH MỤC QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCSCN : Cộng sản chủ nghĩa
Trang 5Tôi xin bày tỏ sự tri ân đến PGS.TS Trần Viết Quang đã tận tình hướngdẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp vàcảm ơn sự hợp tác của các bạn sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ đã giúp đỡtôi hoàn thành luận văn này
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điềukiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót về nội dung và hình thức Tác giả rất mong nhận được sự góp ýcủa Hội Đồng để công trình được hoàn thiện hơn
Đồng Tháp, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
TRẦN THỊ VINH
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT 1
MỤC LỤC 3
B NỘI DUNG 12
Chương 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 12
CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 12
1.1 Các khái niệm cơ bản 12 1.2 Nội dung và phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên 19 1.3 Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên 28 Chương 2 43
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 43
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 43
2.1 Khái quát về Thành phố Cần Thơ và Trường Cao đẳng Cần Thơ 43 2.2 Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ trong những năm qua 48 2.3 Thực trạng đạo đức cách mạng của sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ 59 Chương 3 77
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC 77
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG 77
CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 77 3.1 Quan điểm về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay 77
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Trường Cao đẳng Cần Thơ trong đoạn hiện nay 89
C KẾT LUẬN 110
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 7A.MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên (SV) là lực lượng hùng hậu và ngày càng có vai trò quan trọngđối với sự phát triển của xã hội Những năm học giảng đường đại học, cao đẳngsinh viên không chỉ được học những kiến thức cơ bản và chuyên ngành mà cònđược rèn dạy về đạo đức, hơn nữa là đạo đức cách mạng Nhưng dường nhưnhững giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trongnhà trường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận trong thicử, Đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đứctrong nhà trường hiện nay
Đạo đức cách mạng đang được Đảng, Nhà nước, nhà trường, xã hội và giađình quan tâm Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh:Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý,nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa chất lượng nền giáo dục Việt Nam Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sựnghiệp đổi mới ở nước ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn và đáng tựhào Bên cạnh đó, không thể không thừa nhận những nguy cơ và thách thức đốivới lĩnh vực giáo dục và đào tạo Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự tác độngxấu của văn hóa ngoại lai đang tác động mạnh mẽ tới nhân cách, đạo đức cáchmạng của thế hệ trẻ Một bộ phận không nhỏ sinh viên chạy theo lối sống thựcdụng, chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới, nhiều giá trịđạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp, không ít sinh viên thiếu tích cực tronghọc tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống Thựctrạng sinh viên mắc vào tệ nạn xã hội, thành lập các nhóm không lành mạnh,đánh nhau, tổ chức đua xe trái phép, bạo lực học đường, quan hệ tình dục trướchôn nhân đang là mối lo lớn của toàn xã hội ta, đã tạo ra hình ảnh không đẹp
về sinh viên
Trang 8Từ thực trạng đó,để phát huy tính tích cực và điều chỉnh những lệch lạctrong suy nghĩ, hành động của sinh viên, hơn lúc nào hết.Cả xã hội đang quantâm tìm cách giải quyết, ngành giáo dục và đào tạo đang trăn trở tìm giải pháp,Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo quyết liệt với tính đổi mới căn bản và toàndiện nền giáo dục nước nhà không những về chuyên môn, phải hết sức quantâm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên.Tất cả điều đó đặt ra yêu cầubức thiết đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và giáodục đạo đức cách mạng cho sinh viên.
Trường Cao đẳng Cần Thơ là một trong những trường với vai trò vị tríquan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long (ĐB SCL) với số lượng sinh viên rất đông, đến từ nhiềutỉnh thành khác nhau, bên cạnh nhiều sinh viên với lập trường tư tưởng chính trịđúng đắn có đạo đức của người sinh viên thì cũng có một bộ phận sinh viên lậptrường tư tưởng chính trị chưa vững vàng, xa rời lý tưởng, có lối sống thựcdụng,thích hưởng thụ, ngại học tập, rèn luyện, dẫn đến vi phạm nội quy, quychế, tệ nạn xã hội, vi phạm kỉ luật, pháp luật… Ảnh hưởng không nhỏ đến mụctiêu cũng như hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường
Với những lý do trên và với cương vị công tác của mình, tác giả chọn vấn
đề “Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng đã thu hút sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Cho đến nay đã có khá nhiềucông trình được công bố, trong đó có những công trình liên quan đến đề tài, tiêubiểu như:
Trang 9- Về đạo đức cách mạng:
Giáo sư Vũ Khiêu (1974) chủ biên cuốn Đạo đức mới Trong tác phẩm này,
vấn đề đạo đức mới được làm sáng tỏ trên những nét cơ bản
Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn – Phó Giáo sư Nguyễn Văn Phúc (2003)
đồng chủ biên cuốn Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Các tác giả đã bàn về những nội hàm
của đạo đức, giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trường, những giải phápkhắc phục sự tha hóa, xuống cấp trên một số mặt của đạo đức trong xã hội hiệntại
- "Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976 Hồ
Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng,coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Trịnh Huy Duy (2009) trong công trình Xây
dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã khẳng định trong nền kinh tế thị trường có sự thayđổi về một số hệ giá trị, sự hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài, vì vậy, vấn đềxây dựng đạo đức mới cần được quan tâm một cách đúng mực, phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình hiện nay
Về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay
có các công trình:
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999 Võ Minh Tuấn, Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, tháng 5-
Trang 102004 Các công trình này đã nêu những nội dung giáo dục đạo đức và các hìnhthức giáo dục đạo đức cho thế hệ mới Các vấn đề đều phải chú trọng và đượcquan tâm đúng, kịp thời.
Luận án tiến sỹ Triết học của tác giả Trần Sỹ Phán (1999), “Giáo dục đạo
đức đối với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách sinh viên, trong
đó khẳng định “nhân cách sinh viên là nhân cách chưa hoàn chỉnh, đang tronggiai đoạn định hình”, vì vậy, sự biến đổi đạo đức diễn ra ở tầng lớp xã hội đặcthù này là một tất yếu Trên cơ sở đó tác giả tập trung phân tích vai trò của giáodục, nhất là giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinhviên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế
Tác giả Lương Thị Bích Ngọc đã tiến hành nghiên cứu đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kĩ thuật
Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” Tác
giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (SV) phântích nguyên nhân, thực trạng của việc giáo dục đạo đức, từ đó đề ra những giảipháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho SV trường Đại học Kĩthuật Công nghiệp Thái Nguyên
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của tác giả Bùi Thị Thanh Huyền
với đề tài “Sự biến đổi đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay Tác giả đã
nghiên cứu vai trò của SV trong đời sống xã hội, đặc điểm cơ bản đạo đức vàphân tích thực trạng sự biến đổi đạo đức SV Việt Nam hiện nay cũng như nhữngnhân tố tác động đến sự biến đổi đó từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằmthúc đẩy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực
Ngoài ra, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác
của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn
Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Bài viết xoay quanh các giá
Trang 11trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nổi lên hàng đầu đó là tinh thần yêunước, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm
lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc,luôn tự hào về dân tộc…
“Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống
cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của tác giả Trần Kiều
(2001) Tác giả đã nghiên cứu về thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sốngcủa thanh niên học sinh sinh viên trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tìm ra nguyên nhân của thực trạng từ đó đề ra giải pháp để giáo dục đạo đức, tưtưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, SV
"Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp
giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32
do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục
và Đào tạo), 1995
Đặc biệt, các công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài viết của tác giả ĐặngCảnh Khanh về đối tượng thanh niên đã cho cái nhìn khá đầy đủ về vai trò, đặcđiểm phát triển đạo đức, cũng như những thay đổi trong sự phát triển đạo đức, lốisống và định hướng giá trị của họ trong điều kiện mới Như các công trình
nghiên cứu Xã hội học Thanh niên (2006); Cần đẩy mạnh hơn nữa những
nghiên cứu khoa học về thanh niên, (Tạp chí Cộng sản số 6/2011)
GS TSKH Huỳnh Khái Vinh với bài viết “Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn giá trị xã hội” Trong công trình này, tác giả đã làm rõ những vấn đề
lí luận về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và sự vận động của nó dưới tácđộng của các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội
Trang 12Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Triết học xoayquanh các vấn đề về tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên như:
Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà
Nội, 1994
Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình
cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học Bài viết này cho
chúng ta một cách nhìn khái quát về vai trò của tình cảm đạo đức trong đời sốngcon người, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình cảm đạo đứccho mọi đối tượng xã hội
Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung.
"Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường,
Tạp chí Triết học, số 6, 2002…
Các chuyên khảo, đề tài, bài viết đã nghiên cứu đạo đức cách mạng và giáodục đạo đức cách mạng dưới nhiều góc độ khác nhau, đề xuất nhiều giải pháptiến hành giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, sinh viên Tuynhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện có hệthống toàn diện về giáo dục đạo đức cách mạng của sinh viên Trường Cao đẳngCần Thơ trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả khôngtrùng lặp với các công trình khác đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳngCần Thơ trong giai đoạn hiện nay
Trang 13và Sở Giáo dục và Đào tạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về côngtác giáo dục đạo đức cách mạng cho SV.Luận văn kế thừa các kết quả nghiêncứu của những công trình liên quan đã công bố, nghiệm thu, đồng thời còn sửdụng những tài liệu của các Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trườngCao đẳng Cần Thơ có liên quan đến đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14+ Nghiên cứu thực tế: điều tra thực trạng; điều tra bằng bảng câu hỏi đượcthiết kế sẵn, điều tra bằng nghiên cứu tài liệu, hồ sơ lưu trữ.
+ Sử dụng các phương pháp: thống kê xã hội học, phân tích, so sánh để
xử lý kết quả điều tra, khảo sát
6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đứccách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dụcđạo đức cách mạng cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục đạo đứccách mạng cho sinh viên nói chung và sinh viên của trường Cao đẳng Cần Thơnói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương, 8 tiết
Trang 15B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCHMẠNGCHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Thuật ngữ đạo đức bắt nguồn chữ“Mos” (tiếng La tinh) - lề thói (morolia).Nghĩa là khi nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mốiquan hệ nhất định giữa người với người trong cuộc sống Đạo đức là khái niệmtriết học, nó tồn tại ở mỗi người trong một xã hội nhất định Đạo đức là mộttrong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xãhội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộngđồng.Căn cứ vào chuẩn mực ấy, người ta đánh giá hành vi của mỗi người theocác quan niệm về cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác; chống lại cái giả dối,cái xấu… hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ
Trong lịch sử, cùng với sự vận động biến đổi của tồn tại xã hội, đạo đứccũng có nhiều thay đổi và cũng đã tồn tại nhiều những quan niệm về đạo đứckhác nhau, thậm chí đối lập nhau Quan điểm duy tâm tôn giáo cho rằng đạo đức
là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực rút ra từ những lực lượng siêu nhiênhay những bản tính trừu tượng "ý niệm tuyệt đối", "thượng đế" rồi đem áp dụngvào đời sống hiện thực của con người mà không xuất phát từ điều kiện sinh hoạtvật chất của xã hội, từ quan niệm xã hội hiện thực để suy ra lĩnh vực tư tưởngtrong đó có tư tưởng đạo đức
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin,đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh
Trang 16và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sứcmạnh của dư luận xã hội 27; 8
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chế độ kinh tế – xã hội là nguồn gốc của quanđiểm về đạo đức con người Sự phát sinh phát triển của đạo đức xét đến cùng làmột quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định ChínhPh.Ăngghen đã chỉ rõ: “Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trướccho đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ” 28;137
Tâm lý học định nghĩa đạo đức theo hẹp và nghĩa rộng như sau:
+ Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp cácquy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnhhành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, vớitiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân- cá nhân và quan hệ cá nhân- xã hội
Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy tắc chuẩn mực ứng xử trongquan hệ của con người Trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con ngườicũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng
xử của con người với con người, với công việc với bản thân, kể cả thiên nhiên
Trang 17đã được xã hội hóa Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh,trong sáng.
Xét về góc độ chính trị học với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạođức mang bản chất xã hội, có tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp Là sảnphẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế, cho nên tương ứng với mỗichế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất có một loại hình đạo đức nhất định.Mặt khác mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, bản sắc đó được phản ánh vào đờisống đạo đức tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc.Trong xã hội có giai cấp đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp Mỗi giai cấp
có vai trò, địa vị, lợi ích khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội Đạo đức với
tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh và thể hiện lợi ích của các giai cấp.Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng và do dó cũng có những quan niệm đạo đức,
có nền đạo đức riêng Mặt khác mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như
là một công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Tuy nhiên, nền đạo đức được
áp đặt cho toàn xã hội luôn là nền đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù trongcuộc sống mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo lợi ích trực tiếp của giai cấp mình
1.1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra" Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cáchthức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục"
Giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này nảy sinh, tồntại, phát triển và tiến bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người,trong đó nổi bật là việc các thế hệ đi trước truyền thụ lại các kinh nghiệm sống,kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã hội nói chung cho các thếhệ.Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục học đã chứng minh rằng: Từ thời cổxưa cho đến nay, khi nói đến giáo dục là người ta nói đến những tác động làmphát triển con người cả về thể chất lẫn tâm hồn tức là dạy dỗ, bảo ban, nuôi
Trang 18dưỡng, chăm sóc Xã hội ngày càng phát triển, nội dung kinh nghiệm ngày càngphong phú và việc truyền thụ kinh nghiệm ngày càng được chuyên môn hóa dần.Trong xã hội dần dần xuất hiện những nhà tri thức – nghề dạy học ra đời.
Như vậy về thực chất, nếu xét theo phương diện lịch sử, giáo dục là hiệntượng xã hội trong đó thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệmlịch sử xã hội (chứa đựng những giá trị văn hóa của xã hội, kinh nghiệm xã hộibao gồm: Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, niềm tin, các thái độ …Tức làcácchuẩn mực, các phương thức và các phương tiện của các hoạt động và giaolưucủa con người), thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội đó biến nóthànhkinh nghiệm của bản thân, thành nhân cách của mình để có thể tham giavàocuộc sống, tham gia vào hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động xãhộikhác, cũng như các mối quan hệ xã hội Nếu xét về phương diện xã hội thìgiáodục là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội giữangười này
và người kia Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xãhội, nhân cách được hình thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn Trong quátrình đó các thế hệ sau không chỉ tiếp thu, lưu trữ, giữ gìn mà còn phát triển giátrị văn hóa xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội Cho nên, sự kế tục các thế
hệ đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội
Về giáo dục đạo đức thì có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục đạođức, tuy nhiên có thể hiểu giáo dục đạo đức như sau:
Giáo dục đạo đức là sự hướng dẫn và giảng dạy của hành vi tốt và giá trị.Giáo dục đạo đức được dạy cho mọi người, mọi lứa tuổi cung cấp cho họ cảmgiác lịch sự và hợp pháp Đây là một quá trình nhà sư phạm tổ chức có mụcđích, có kế hoạch cho người được giáo dục hình thành được ý thức đạo đức,hình thành tình cảm đạo đức và thể hiện hành vi có giá trị đạo đức
1.1.3 Khái niệm đạo đức cách mạng
Trang 19Đạo đức cách mạngchính là đạo đức mới của giai cấp công nhân hay còngọi là đạo đức cộng sản Nó mang bản chất của giai cấp công nhân, do giai cấpcông nhân xây dựng nên và nó vận động, phát triển gắn liền với cuộc đấu tranhcách mạng của giai cấp công nhân Vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi íchcăn bản của giai cấp công nhân trong cách mạng vô sản, là vũ khí tinh thần giúpgiai cấp công nhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủnghĩa và cộng sản chủ nghĩa Theo Lênin, đạo đức cộng sản đó là "những gì gópphần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những ngườilao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của ngườicộng sản" 29; 41 Như vậy đạo đức cộng sản là bước phát triển mới về chất,phù hợp với tiến bộ xã hội Là đạo đức của những con người đấu tranh cho tự
do, cho những giá trị cao đẹp của nhân loại, hướng con người vươn tới chân,
thiện, mỹ.
Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ đạo đức cách mạng: “là đạo đức mới, đạođức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung củaĐảng, của dân tộc, của loài người” 31; 5 Đạo đức mới, đạo đức cách mạng ởnước ta được hình thành trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động Việt Nam để giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệđất nước Đó là nền đạo đức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng vớiĐảng ta lãnh đạo xây dựng, phát triển Là nền đạo đức mang bản chất của giaicấp công nhân, được xây dựng trên cơ sở những quan niệm đạo đức của chủnghĩa Mác- Lênin, đồng thời kế thừa, tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp củadân tộc và nhân loại Nó là sự kết hợp, sự thống nhất biện chứng giữa lý tưởngđạo đức với lý tưởng chính trị, giữa tính cách mạng và tính khoa học
Từ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, của chủ tịch HồChí Minh và cũng là quan điểm của Đảng ta về đạo đức cách mạng Từ đó ta cóthể quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức mới, hình thành trong cuộc đấu
Trang 20tranh do giai cấp công nhân lãnh đạo; là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc,chuẩn mực để điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của những người cách mạngtrong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin vàomục đích, lí tưởng cộng sản, bởi sức mạnh của cách mạng, của truyền thống và
dư luận xã hội 37; 16
Về nội dung của đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh có thể khái quátthành bốn nội dung cơ bản sau:
- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan
trọng nhất chi phối các phẩm chất khác, là điểm xuất phát mang tính cách mạngtrong quan niệm về đạo đức "Trung với nước" là trung thành với sự nghiệpdựng nước, giữ nước của nhân dân, của Đảng; "hiếu với dân" là đem lại cuộcsống "ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân", "thương dân, gần dân, gắn bó vớidân, kính trọng lễ phép với dân, học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc"
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Cần: Là chuyên cần, cần mẫn Mọi người cần phải có đức tính cần cù,
chủ động tích cực, sáng tạo mới mang lại hiệu quả cao trong công việc mà mìnhđảm nhận Tính hiệu quả là yêu cầu khách quan, là chuẩn mực quan trọng đểđánh giá cán bộ đảng viên Cán bộ, đảng viên phải chuyên cần, phải yêu, say mêcông việc của Đảng, của nhân dân giao phó như chính công việc của gia đìnhmình Phải tìm tòi, sáng tạo, phát hiện các sáng kiến, kinh nghiệm hay, vận dụngvào thực tiễn có hiệu quả
+ Kiệm: Là tiết kiệm, không xa xỉ hoang phí, mục đích của tiết kiệm là
nâng cao hiệu quả của lao động sản xuất, mọi người phải thực hành tiết kiệm.Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, việc gì khôngnên tiêu sài dù một hào cũng không nên tiêu, việc gì đáng làm mà có ích cho
Trang 21nhân dân cho đất nước thì dù có tốn đến bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vuilòng, như thế mới đúng là tiết kiệm.
+ Liêm: Là trong sạch, không tham lam, không tham tiền của, địa vị, danh
lợi, không tham ăn ngon, mặc đẹp Cán bộ, đảng viên phải lấy chữ Liêm làmđầu, phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất, liêm khiết trước nhân dân, trướcĐảng Cán bộ, đảng viên phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu chonhân dân
+ Chính: Là ngay thẳng, không tà, đứng đắn, là người làm việc công, phải
công tâm, công đức, chớ đem của công dùng vào việc tư, chớ đem người tư làmviệc công, việc gì cũng phải công minh chính trực, không nên tư ân, tư huệ hoặc
tư thù, tư oán Mình có quyền dùng người thì phải dùng người có tài năng, làmđược việc, thực sự cần, kiệm, liêm, chính
+ Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư đối với người, với việc, hamlàm những việc ích nước lợi dân, không ham địa vị, công danh phú quý Chícông vô tư là chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà, chăm lo việc tập thể nhưviệc gia đình Như vậy, chí công vô tư không phải là không chăm lo đến lợi íchriêng, Bác chỉ yêu cầu trong quan hệ lợi ích chung và riêng phải hài hòa, nghĩlợi ích riêng nhưng cần tính toán ưu tiên đến lợi ích chung
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức căn bảncủa người cách mạng
- Thương yêu, quý trọng con người: Người cách mạng, người có lý tưởng
xã hội chủ nghĩa không thể là người không có tình yêu thương con người Rộnglượng, khoan dung với người, biết cách nâng đỡ con người, thái độ tôn trọng conngười luôn gắn liền với yêu thương, quý trọng con người và đồng thời phảinghiêm khắc với bản thân mình
Trang 22Tình yêu thương con người không chung chung trừu tượng, phi giai cấp màgắn với cuộc đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc và tiến lên chủnghĩa xã hội; con người được giải phóng, được sống trong đất nước độc lập, trởthành chủ nhân thật sự của đất nước, được "ấm no, tự do, hạnh phúc".
- Tinh thần quốc tế trong sáng: Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước phải
gắn liền với tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính Nếu chỉ có tinh thần yêunước mà không có tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính thì sẽ dẫn đến hoặc
kỳ thị dân tộc, chủng tộc, nước lớn hoặc dân tộc hẹp hòi Tinh thần quốc tế trongsáng chân chính là tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết các dân tộc bị áp bức vàgiai cấp vô sản toàn thế giới trong cuộc đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình, độc lậpdận tộc, hữu nghị, và chủ nghĩa xã hội(XHCN), chủ nghĩa cộng sản(CSCN)
1.2 Nội dung và phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
1.2.1.Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Con người sinh ra, tồn tại và phát triển tất yếu phải nhận thức và cải tạo thếgiớitự nhiên, xã hội và bản thân Việc nhận thức thường diễn ra từ đơn giản đếnphức tạp, con người ngày càng mở rộng tầm nhìn, tìm hiểu ngọn nguồn của hiệnthực Kết quả nhận thức là những quan niệm, quan điểm, nguyên tắc, hình thành
lý tưởng, niềm tin, những định hướng giá trị chung và trở lại soi sáng địnhhướng cho cuộc sống cụ thể của con người
Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là một trong những địnhhướng giáo dục của xã hội chủ nghĩa cơ bản và quan trọng Để hiểu rõ về đạođức cách mạng phải có lý tưởng cách mạng, mà để có lý tưởng cách mạng phảithông qua sự phân tích, chứng minh có căn cứ lý luận và thực tiễn sâu sắc Việcgiáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên đãđược đặt ra và giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Bồi dưỡng sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, nâng cao
ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành
Trang 23công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ,đảng viên năm 1965 tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Người cộng sản chúng ta không mộtchút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toànđộc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thếgiới”[36; 374]
Dựa trên quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung của đạo đứccách mạng, đặc biệt là dựa trên quan điểm của Đảng ta về những phẩm chất cơbản của con người Việt nam trong giai đoạn mới, căn cứ vào quy định của Luậtgiáo dục Việt Nam năm 2005 về mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáodục Đại học nói riêng, điều 2 của luật giáo dục xác định: “Mục tiêu giáo dục làđào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức sức khỏe,thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” và “mục tiêu củagiáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ýthức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng vớitrình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ TổQuốc”(điều 39) Sinh thời Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thanh niên là chủtương lai của nước nhà Thật vậy nước nhà yếu hay mạnh, thịnh hay suy mộtphần lớn là do các thanh niên” [34;123].Đạo đức là một vấn đề tiên quyết củaviệc xây dựng con người mới, theo Người cần giáo dục thế hệ trẻ những nộidung sau:
Một là: Làm cho thế hệ trẻ nhận thức được đạo đức cách mạng, trung với
nước, hiếu là với dân, Hồ Chí Minh đã dùng đạo đức của Nho giáo Nước ở đây
là nước của vua, trung với nước là trung thành với vua Hiếu là hiếu thảo với cha
mẹ, thương yêu chăm sóc cha mẹ Ta thấy, Hồ Chí Minh đã nâng cao hơn chuẩn
Trang 24mực đó, trung là trung với nước, hiếu là hiếu với dân, phải có lòng yêu thươngnồng nàn, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lợi ích của nhân dân “Nhiệm vụ nào cũnghoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Hiếukhông dừng ở hiếu với nhân dân, mà còn hiếu với đồng bào, gia đình và xã hội.
Vì vậy cần thương yêu nhân dân, sống lao động chiến đấu vì nhân dân Thườngxuyên chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, việc gì có lợi cho dân thìlàm, việc hại cho dân thì hết sức trách, chống lại mọi biểu hiện phiền hà nhũngnhiễu nhân dân, dựa vào dân, làm dân tin tưởng vào chế độ XHCN
Hai là: Chú trọng phát triển những phẩm chất cao quý, cần kiệm, liêm
chính, chí công, vô tư Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương đông, tây, nam, bắc
Người có bốn đức cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời,Thiếu một phương thì không thành đấtThiếu một đức thì không thành người”
Ở đây, “Cần” là cần cù, siêng năng lao động, học tập, “kiệm” là tiết kiệm thờigian của cải, không hoang phí, xa xỉ “Còn “Liêm” là trong mọi tình thế luôn giữcho mình trong sạch, ngay thẳng, thật thà Hồ Chí Minh mong muốn thế hệ trẻluôn trao dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, không kiêu căng tự mãn, không xahoa lãng phí.Cần kiệm trong lao động học tập và có đời tư trong sáng Thực hành
tự phê bình và phê bình, thẳng thắn để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Ba là: Đạo đức cách mạng của thế hệ trẻ phải tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu cho lý tưởng XHCN Đảng cộng sản ViệtNam là đội quân tiên phong, là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi
Trang 25đến bờ thắng lợi Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng Vì vậy, thế hệ trẻphải không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, phấn đấu hi sinh vì lợi íchcủa nhân dân, vì lý tưởng XHCN và cộng sản chủ nghĩa với tinh thần “ Đâu cầnthanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Bốn là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ phải chú trọng cả đức
và tài Tài ở đây Hồ Chí Minh nói đến sự hiểu biết tinh thông về văn hóa, khoahọc, chính trị, kỹ thuật, quân sự và khả năng vận dụng sự hiểu biết đó vào cuộcsống Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh
tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì đượccho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví nhưngông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”.[31;222].Vì vậy, hai mặt đức và tài “ hồng” và “ chuyên”, phẩm chất và năng lực phảikết hợp hài hòa với nhau làm cho thế hệ trẻ phát huy tài năng trí tuệ và tâm hồnmột cách toàn diện để xứng đáng những con người mới XHCN
Năm là: Giáo dục đạo đức cách mạng của thế hệ trẻ là phải tự giáo dục, tự
rèn luyện Vì tuổi trẻ là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh về nhâncách, với ham muốn tự khẳng định mình Theo Hồ Chí Minh khi mặt tự giáo dụcthực sự đặt ra ở mỗi người thì việc giáo dục mới có hiệu quả và chắc chắn Vì vậy,người muốn nhắc nhở thế hệ trẻ phải tự tu dưỡng trên mọi phương diện: đạo đức,
lý tưởng, trình độ nghề nghiệp
Đối với thiếu niên nhi đồng, Hồ Chí Minh khuyên: “Cácem cần rèn luyệncái đức tính thành thật và lòng dũng cảm Ở trường thì kính thầy yêu bạn đoàn kết
và giúp đỡ nhau, ở nhà thì kính yêu và giúp đỡ cha mẹ Ở xã hội thì tùy sức mình
mà tham gia những công việc có lợi ích chung” [27; 74].Phải cố gắng học tập, cốgắng lao động hơn nữa để sau này trở thành những người XHCN [33; 203]
Trang 26Sáu là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, thế hệ trẻ là phải hòa
mình với quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học ở nhà, học ởtrường, học sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân” nếu không sẽ bị bỏ rơi Phảigương mẫu, là cho dân tin, dân yêu, đoàn kết xung quanh Đảng xây dựng đất nướcquê hương giàu mạnh theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước
Khi nói đến nhiệm vụ này, Hồ Chí Minh nhắc nhở thế hệ trẻ phải giải quyếtmối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụtrước Người yêu cầu: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nước nhà đã chomình những gì mà phải tự hỏi xem mình đã làm gì cho nước nhà Mình phải làmthế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinhđấu tranh chừng nào[37;185].Vì chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác của CNXH.Chủ nghĩa cá nhân đề ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm như: Quan liêu, hách dịch,
bè phái, tham ô Thế hệ trẻ nếu không tự rèn luyện, tự giáo dục, đặt lợi ích tập thểlên trên lợi ích cá nhân thì đạo đức cách mạng sẽ bị che lấp, chủ nghĩa cơ hội sẽ cóđiều kiện sẽ trỗi dậy, dỗ dành người ta đi xuống dốc Mỗi người đều có tính cách,
sở trường và nhu cầu riêng Người cũng nhấn mạnh:“ Nếu lợi ích cá nhân khôngtrái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu” [31; 291] Do đó mỗi người phải biếthài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Đồng thời xã hội phải quan tâm đếnlợi ích cá nhân làm cho chúng phát triển hài hòa cân đối
Bảy là: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, thế hệ trẻ là phải giáo
dục tinh thần quốc tế trong sáng Là làm cho sinh viên luôn biết quan tâm đến tìnhhình thế giới Cần tăng cường sự hiểu biết, có tinh thần hữu nghị đoàn kết với sinhviên trên thế giới Vì sinh viên là lực lượng năng động, thích khám phá và cónhiều đóng góp cho xã hội Cho nên phải tích cực đóng góp vào phong trào thanhniên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Gơt đã từng nói: “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xamhtươi” Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên không chỉ bằng lý thuyết chung
Trang 27chung, mà đạo đức được thể hiện rõ nhất trong từng hành động, việc làm cụ thể.
Để sinh viên giác ngộ sâu sắc về lý tưởng đạo đức cách mạng, thấm nhuần sâu sắc
lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, xây dựng xã hội tốt đẹp côngbằng và hạnh phúc, xây dựng cho sinh viên thế giới quan và phương pháp luậnbiện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân sinh quan cách mạng, những hiểubiết đúng đắn về chủ nghĩa xã hội Khi đã có cái nhìn đúng đắn về tự nhiên, xã hội
và con người, xác định ý nghĩa cuộc sống, hiểu rõ được mục tiêu tiến tới thì niềmtin của sinh viên sẽ không bị mù quáng, mong muốn không phải là chủ quan vàước mơ không còn là ảo tưởng
1.2.2 Phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Theo Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, thế hệ trẻ làmột quá trình từ thấp đến cao, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau.Mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi phải có nội dung và hình thức giáo dục phù hợp vớitâm sinh lí của thế hệ trẻ
Giáo dục đạo đức theo Hồ Chí Minh: “Óc của người tuổi trẻ trong sạch nhưmột tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽđỏ”[37;102].Vì vậy, giáo dục cho sinh viên phải căn cứ vào đặc điểm từng lứatuổi mà định ra nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp Người dặn: Đạihọc, Cao đẳng thì cần kết hợp lí luận khoa học với thực hành, ra sức học tập líluận và khoa học tiên tiến của nước bạn Kết hợp với thực tiễn nước ta để thiếtthực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà
Phải kết hợp học tập với việc chơi, giáo dục gắn liền với thi đua: Bản chấtcủa tuổi trẻ lànăng động, thích khám phá, thích thể hiện bản thân Vì vậy, cầnphải quan tâm tới nhu cầu vui chơi giải trí của tuổi trẻ Đối với trẻ nhỏ thì làmsao: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm chochúng học” [32;85].Đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tựđộng, trẻ chung của chúng Chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm
Trang 28Nhiều thư các cháu gửi cho Bác Hồ viết như người lớn viết, đó là một triệuchứng già sớm nên tránh [37;102].Bên cạnh đó, ta nêngiáo dục kết hợp với cácmôn học lý luận chính trị và những môn xã hội khác để cho thế hệ trẻ có một thếgiới quan phong phú Hình thành tư tưởng cách mạng chuẩn mực.
- Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Đạo đức, Pháp luật Đây chính là hình thức chủ yếu để tuyên truyền chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống cách mạng, đường lối, chủtrương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên một cáchhiệu quả nhất, là con đường cơ bản để cung cấp tri thức khoa học, hình thành,xây dựng, củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin, lí tưởng cộng sản chủnghĩa cho sinh viên, từ đó để họ có những hành động thực tiễn cách mạng đápứng yêu cầu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN Chính vì vậy mà Đảng
ta đã xác định: “Phải tổ chức cho hàng triệu cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanhniên…học tập chủ nghĩa Mác- Lênin theo các chương trình đã quy định, nhằmtrang bị cho họ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộngsản chủ nghĩa và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước” [37;131]
- Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua việc giảng dạy, học tập các môn
khoa họcxã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và các môn khoa học chuyên nghành Có thể nói hình thành thế giới quan khoa học, các phẩm chất
đạo đức mới cho sinh viên là nhiệm vụ chung của các môn khoa học tự nhiên,khoa học xã hội và các môn khoa học chuyên ngành trong các trường đại học,cao đẳng Những quan điểm, quan niệm chung nhất về tự nhiên, xã hội, những quyluật vận động của nó, cũng như vai trò của con người trong việc nhận thức và cảitạo nó được hình thành trong quá trình nghiên cứu học tập các môn khoa học nóichung Bởi vậy nếu quá trình giảng dạy, học tập các môn khoa học này không đượctiến hành một cách đồng thời, có ý thức, có mục đích để xây dựng thế giới quan
Trang 29mácxít và những phẩm chất đạo đức mới cho sinh viên thì sẽ dẫn đến việc hìnhthành những người lao động có trình độ chuyên môn nhưng thiếu những phẩm chấtđạo đức cần thiết - những người mà như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức”rất nguy hiểm đối với sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua các phong trào, các hình thức hoạt động, sinh hoạt tập thể đa dạng, phong phú của các tổ chức, các đoàn thể chính trị xã hội trong trường Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua các hoạt
động tập thể chính là tạo điều kiện cho sinh viên hoạt động thực tiễn ngay trongquá trình đào tạo Các hoạt động này xuất phát từ yêu cầu gắn nhà trường với xãhội, lí luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục đi đôi với rèn luyện Cóthể nói đây là môi trường rất quan trọng để sinh viên có điều kiện biến niềm tincách mạng, tình cảm cách mạng thành hành động cách mạng; là môi trường đểhình thành, củng cố, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức mới cho sinh viên; lànơi rèn luyện, thử thách, phân loại sinh viên; là cơ hội để sinh viên vận dụng, thểhiện những tri thức đã được học tập; là bước chuẩn bị quan trọng để sinh viênbước vào cuộc sống thực tiễn, hòa nhập xã hội, hòa nhập cộng đồng sau khi ratrường
- Giáo dục đạo đức cách mạng thông qua hình thức nêu gương, khen thưởng,
kỉ luật Trong họat động giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, hình thức nêu
gương, khen thưởng, kỉ luật có hiệu quả giáo dục rất cao Các cán bộ, đảng viên,thầy cô giáo bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng vốn hiểu biếtsâu rộng, bằng sự công minh có tình có lí trong đối xử với sinh viên sẽ có tác dụngcảm hóa, hình thành lòng tin, những phẩm chất đạo đức tốt cho sinh viên Công tácthi đua, khen thưởng kịp thời nhằm biểu dương khuyến khích những sinh viên cóthành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện về nhiều mặt cũng như việc nhắcnhở, kỉ luật hợp lí những sinh viên có những hành vi vi phạm kỉ cương, kỉ luật,pháp luật cũng sẽ có tác dụng to lớn trong việc định hướng cho sự phát triển những
Trang 30phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho sinh viên đồng thời góp phần ngăn chặn kịp thờinhững suy nghĩ, hành vi trái đạo đức ở họ
- Kết hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội trong việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên Sinh viên ngoài thời gian chủ yếu học tập và tham gia
các hoạt động tại trường, họ còn có thời gian sống ở gia đình và tham gia vàođời sống xã hội nói chung Bởi vậy việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinhviên không chỉ do nhà trường thực hiện mà nhà trường phải có sự phối kết hợpvới gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức cho sinh viên một cáchđồng bộ và hiệu quả Nói về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộitrong giáo dục, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dụctrong nhà trường được tốt hơn”
Để trở thành những công dân hữu ích, có tài, có đức thì ngoài việc học ởtrường, sinh viên phải tự học, tự giáo dục rèn luyện để hoàn thiện mình Hồ ChíMinh nhắc nhở ngành giáo dục phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học Bởi vì
học ngày nay “không phải như học ở các trường lối cũ, không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phải biết tự động học tập”[38; 14].
Theo Người, nền giáo dục mới của chúng ta nhằm biến quá trình đào tạothành tự đào tạo, tự học tập để nắm vững tri thức khoa học và hiểu biết về mọi
mặt của đời sống chính trị, xã hội Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trường huấn luyện đã
giúp anh em biết phương hướng, biết nhằm mục đích mà đi Như vậy anh em học ít nhưng bổ ích nhiều rồi sau anh em còn phải học nữa, học mãi trong khi
đi làm việc”[30; 101] Tự học, tự tu dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi
sinh viên “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lý
luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hếtrồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng
ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [37; 215] Việc tự học,
Trang 31phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ,không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, tuyệt đối không nênnhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều Hồ Chí Minh là một tấmgương tự học, tự giáo dục Lúc ra đi tìm đường cứu nước, Người chỉ mới tốtnghiệp tiểu học Nhưng trong suốt những năm hoạt động, qua các nước, cácChâu lục, Người đã tự học, tự rèn luyện để có được vốn tri thức uyên bác và trởthành lãnh tụ thiên tài, một nhà văn hoá lớn của thời đại.
Tự học, tự rèn luyện mình là nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời, đòi hỏi mỗingười phải tự giác học tập, tu dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cáchmạng, của cuộc sống đang đặt ra Tự học, tự rèn luyện là một công việc hết sứckhó khăn, vì cuộc sống muôn hình, muôn vẻ đòi hỏi mỗi sinh viên phải có ý chí,bản lĩnh, lập trường kiên định để chiến thắng chủ nghĩa cá nhân trong bản thânmình, không thoả mãn dừng lại; không tự kiêu, tự đại, giấu dốt mà phải họcthường xuyên, liên tục, suốt đời để tu dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lựccông tác
1.3 Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
1.3.1.Vai trò của giáo dục đạo đức cách mạng đối với sinh viên
SV là một lực lượng xã hội đặc thù, có vai trò hết sức quan trọng trong quátrình phát triển của đất nước Họ cũng là lực lượng kế tục và phát huy nguồn lựctrí tuệ của nước nhà, là lớp người đang trong quá trình hoàn thiện, khẳng địnhnhân cách và tài năng của mình Vị trí, vai trò của sinh viên Việt Nam trong bốicảnh hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý cả về phương diện lýluận cũng như thực tiễn, không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn đối với cácnhà lãnh đạo quản lý, các tổ chức, cơ quan giáo dục - đào tạo
Đạo đức cách mạng có vai trò rất quan trọng đối với cả quá trình hoạt động,công tác của mỗi cá nhân Đối với sinh viên, những người đã bắt đầu biết suynghĩ đến tương lai của mình, của dân tộc và đã bắt đầu có ý thức về trách nhiệm
Trang 32và nghĩa vụ công dân; Những người bước đầu đã có những trăn trở, suy nghĩtrước những khó khăn của đất nước thì đạo đức cách mạng càng có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với việc học tập, rèn luyện của họ
-Đạo đức cách mạng là yếu tố quyết định giúp cho sinh viên có ý thức, thái
độ, động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, đạt kết quả cao.
Đạo đức cách mạng chính là yếu tố bên trong điều chỉnh suy nghĩ, hành vicủa mỗi người phù hợp với mục tiêu, lí tưởng của Đảng; phù hợp với yêu cầu của
xã hội mới Bởi vậy nếu có đạo đức cách mạng, sinh viên sẽ có ý thức, thái độ,động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn Họ sẽ nhận thức được học tập là một quátrình rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân,lập nghiệp, phục vụ đất nước, phục vụnhân dân Sinh thời Bác Hồ luôn đòi hỏi sinh viên, học sinh phải ra sức học tập:học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở vàchính từ thực tiễn cuộc sống Học không phải để “làm quan” như trong xã hội cũ, mà
là “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là
để làm trọn nhiệm vụ là người làm chủ nước nhà” 30; 399 Từ nhận thức đúng đắn
đó sinh viên sẽ có ý thức tự giác tích cực đấu tranh chống những biểu hiện sai trái
về ý thức, thái độ, động cơ, hành vi học tập trong sinh viên như: Học chỉ để thi đủđiểm; học để đối phó với thầy cô; chỉ học những môn chuyên nghành; chỉ cần họcgiỏi chuyên môn, không cần tu dưỡng rèn luyện; không lo học tập, rèn luyện, chỉ lokiếm tiền; học để lấy bằng; học để sau này “ làm quan, phát tài”; …Từ việc cónhận thức đúng đắn, có động cơ, thái độ học tập, rèn luyện nghiêm túc sinh viênnhất định sẽ nỗ lực phấn đấu và sẽ đạt được kết quả cao nhất trong học tập, rènluyện Khi đó họ mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo đại học, yêu cầu của xã hội vàmới có thể làm tròn vai trò là người làm chủ đất nước
- Đạo đức cách mạng tạo ra nhiệt tình, tâm huyết, sức mạnh, nghị lực, thôi
thúc sinh viên nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kiên trì học tập rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, nhân đạo, từ thiện.
Trang 33Đạo đức cách mạng là yếu tố bên trong, là nội lực quan trọng tạo cho thanhniên, sinh viên- những người chủ tương lai của đất nước- ý chí tự lực tự cường,tinh thần kiên trì, khả năng chịu đựng và quyết tâm vượt lên mọi gian khó đểthực hiện ước mơ, lí tưởng của mình Chính đạo đức cách mạng là yếu tố thôithúc nội tâm làm bùng cháy ngọn lửa nhiệt tình và khát vọng mãnh liệt được họctập, rèn luyện; được nghiên cứu, sáng tạo; được hoạt động, cống hiến trong sinhviên Nó chính là yếu tố sẽ tạo nên sức mạnh “rời non, lấp biển” của thế hệthanh niên, sinh viên hôm nay Sinh thời Bác Hồ cho rằng: phải có cái đức để điđến cái trí, đức là gốc trong nhân cách của mỗi người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niêntrong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Người biểu lộ niềm tin vữngchắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “ xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế
và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [35; 488].Trong mọicông việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh: đâu cần thanh niên có;việc gìkhó có thanh niên
Đảng ta xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huynhân tố và nguồn lực con người “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên pháthuy vai trò là chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiệnđược sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạchậu xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh” [18;79].Văn kiệnĐại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đã khẳng định” Thanh niên làrường cột của nhà nước, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kíchtrong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thànhbại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế vàxây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong sựnghiệp bồ dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo phát triển
Trang 34thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và pháttriễn vững bền của đất nước” [37; 82].
- Đạo đức cách mạng giúp sinh viên có lối sống lành mạnh, tiến bộ, trung
thực, nhân nghĩa.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, sinh viên luôn là lớp người điđầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,lối sống văn hóa sinh viênhình thành trên cơ sở tâm lý, được phát triển từ môi trường xã hội đổi mới,những yêu cầu về phát triển học vấn, tri thức nghề nghiệp, đạo đức nhân cáchchi phối đời sống của sinh viên, mục tiêu sinh viên đang hướng tới đó là sựnghiệp và dân tộc được độc lập, ấm no hạnh phúc Hiện nay nước ta trong quátrình hội nhập cũng đang tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, tưtưởng sinh viên Nhiều sinh viên học tập, trong công tác luôn đặt quyền lợi củamình lên quyền lợi trước tập thể, để đạt được mục đích họ luôn làm bất cứ thủđoạn nào, dù điều đó có hại cho người khác để đạt quyền lợi bản thân Chính vìvậy, đã làm cho lý tưởng của một bộ phận thanh niên trở nên vị kỷ, thiếu tráchnhiệm, dẫn tới lối sống thực dụng
Đạo đức cách mạng không chỉ có tác dụng định hướng lí tưởng chính trịcho sinh viên, mà còn có tác dụng định hướng cho sự phát triển nhân cách, lốisống cho sinh viên Có đạo đức cách mạng sinh viên sẽ có một lối sống lànhmạnh, tiến bộ, trung thực, nhân nghĩa Họ sẽ vững vàng trước mọi cám dỗ, mọicạm bẫy trong xã hội, cũng như mọi sự lôi kéo của các thế lực thù địch Họkhông sa vào lối sống buông thả, tự do; chơi bời thác loạn Họ sẽ không rơi vàonhững sai lầm như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, cơ hội Lối sống vị
kỉ chỉ vì bản thân mình Đối với sinh viên những người mà do tâm lí lứa tuổiđang còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm trong cuộc sống, lại gặp phải tác động từ
sự thay đổi quá nhanh và đa dạng trong các quan niệm về các chuẩn giá trị vàvăn hóa; sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, sự tha hóa, biến chất trong một bộ
Trang 35phận cán bộ đảng viên; những thông tin xấu độc hại lan tràn trên Internet, những
âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch…thì việc giáo dục đạođức cách mạng cho họ càng có ý nghĩa hết sức quan trọng
- Đạo đức cách mạng giúp cho sinh viên có tinh thần, thái độ, trách nhiệm
đúng đắn đối với công việc, là nền tảng vững chắc cho quá trình lao động, công tác của sinh viên sau khi ra trường.
Đạo đức cách mạng sẽ giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có suy nghĩ,lựa chọn công tác và nơi công tác đúng đắn Họ sẽ không ngại khó ngại khổ,không sợ đi vùng sâu, vùng xa Biết lựa chọn công tác phù hợp với chuyên mônđược đào tạo để phát huy tối đa năng lực, trình độ, hiểu biết của bản thân Sẵnsàng nhận công tác ở những nơi đang cần đến chuyên môn của mình để cốnghiến được nhiều nhất cho đất nước cho nhân dân Có đạo đức cách mạng họ sẽtránh được những sai lầm đáng tiếc mà không ít sinh viên đã mắc phải như sẵnsàng chấp nhận từ bỏ ngành nghề mà mình yêu thích, chuyên môn mà mình đãđược đào tạo, vốn tri thức, hiểu biết mà mình đã tích lũy để làm một công việc khácchỉ vì được ở gần nhà, được ở thành phố Dẫn đến lãng phí chất xám của cá nhân,của xã hội Đạo đức cách mạng còn là yếu tố đảm bảo cho cả quá trình hoạt động,công tác của sinh viên sau khi ra trường luôn đạt kết quả cao Giáo dục đạo đứccách mạng cho sinh viên là con đường cơ bản giúp cho sinh viên có những hiểubiết về những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đặc biệt là sẽgiúp họ có một thế giới quan và nhân sinh quan, có niềm tin và lí tưởng cộngsản chủ nghĩa Từ đó họ sẽ có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong cuộc sống, cóthể nhận diện được các mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động của con người
và xã hội Họ sẽ có thái độ đúng đắn trước hiện thực, có ý thức trách nhiệm hơn,dám vì mình, vì mọi người và vì những giá trị đạo đức đích thực Tất cả sẽ tạothành động lực thúc đẩy họ thực hiện ước mơ, lí tưởng của mình Ngày nay giáodục đạo đức cách mạng cho sinh viên là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng,
Trang 36hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết
và chính trực Đó là giáo dục đạo đức Xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân,tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị
kỷ Giáo dục đạo đức sinh viên gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dụctruyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nướcXHCN, cung cấp cho sinh viên những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của
xã hội … giúp cho sinh viên có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thânmột cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống
1.3.2.Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trước sự chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới
1.3.2.1 Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến đạo đức của sinh viên.
Trau dồi đạo đức luôn là yêu cầu nền tảng của mỗi con người trong cuộcsống cộng đồng Yêu cầu đó càng trở nên đặc biệt cần thiết đối với sinh viên, thế
hệ trẻ của đất nước Bởi lẽ, sinh viên là những mầm non tương lai có vai trò rấtquan trọng đốivới sự nghiệp cách mạng
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và trước những tác động mặt trái của
nó thì vai trò của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là hết sức cầnthiết, cụ thể là:
Đạo đức cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn thể sinhviên Đạo đức cách mạng là cái gốc, là phẩm chất nền tảng trong nhân cách conngười Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng "Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân"
Trang 37Đạo đức cách mạng còn là cơ sở, là điều kiện rất cơ bản để sinh viên thựchiện được mục tiêu lý tưởng và hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng vẻ vang củamình Đáng tiếc rằng, hôm nay vẫn còn không ít sinh viên có biểu hiện thoáihoá biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Nhiều chuẩn mực, nguyêntắc đạo đức rất cơ bản không được thực hiện trong cuộc sống Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: "Tình trạng suy thoái về tưtưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ,chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng".
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin và truyền thông, khoảng cách
về địa lý giữa các quốc gia và dân tộc trước đây ngày càng được thu hẹp chỉtrong tầm tay với việc sử dụng máy tính định vị toàn cầu Trong thời đại ngàynay, thời đại phát triển của cách mạng khoa học và kỹ thuật, đã thúc đẩy sự pháttriển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ đã trở thành động lực của pháttriển kinh tế xã hội, chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có tác động rấtlớn đến việc giáo dục các giá trị đạo đức cách mạng của Đảng đối với sinh viên.Thời đại thông tin diễn ra sự giao thoa của các nền văn hóa, sự tích hợp, tiếpnhận, dung nạp của nhiều hệ thống giá trị, sự phát triển của khoa học và côngnghệ đã dẫn đến những thay đổi trên nhiều mặt đời sống của xã hội, sự biến đổinhanh trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, ở mọi lúc, mọi nơi Toàn cầu hóa ngàycàng mạnh mẽ về nền kinh tế lẫn công nghệ, trong đó nổi bật là công nghệ vàthông tin đã tác động không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng củaĐảng đối với học sinh, sinh viên Một mặt thành tựu của khoa học kỹ thuật, giúpchúng ta ghi lại những giá trị vật chất, cũng như giá trị tinh thần, lưu giữ và bảoquản chúng một cách khoa học và hợp lý, tái sử dụng khi cần thiết
Mặt khác, khi thế giới bước vào thế giới phẳng mọi khoảng cách về địa lýtrước kia gần như không tồn tại, thay vào đó là sự kết nối toàn cầu, chính yếu tố
Trang 38đó đã đặt các quốc gia trước những nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộctrong quá trình hội nhập và phát triển, quyền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia và
sự can thiệp sâu hơn của các lực lượng từ bên ngoài
Trong điều kiện hội nhập văn hóa thế giới, khoa học công nghệ tạo điềukiện cho sinh viên tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, học tập và ứng dụngnhững tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, sau hội nhập cũng làm nảysinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị ảnhhưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc, thích hưởng thụ, ích kỷ, đặt cái riêng trên cái chung,đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với gia đình vàcộng đồng, sống không có lý tưởng, ước mơ và hoài bảo
Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng: “Làm tốt công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiệnhọc tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ Khuyến khích,
cổ vủ học sinh, sinh viên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo,làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại Hình thành lớp học sinh, sinh viên ưu tútrên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH-HĐH) xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa” [18; 242-243].Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề
mở rộng và giao lưu, hợp tác đối với các nước là một xu thế tất yếu của lịch sử,vừa là quá trình hợp tác, dung nạp, đồng thời là quá trình đấu tranh giữa các nềnvăn minh giữa các nước để bảo vệ quyền lợi giữa các quốc gia Quá trình toàncầu hóa đan xen giữa thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với mộtquốc gia dân tộc, chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các nước đang phát triểnnhư: chảy máu chất xám, sự phân hóa giàu nghèo giữa các thành phố và trungtâm lớn với các cùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặt biệt khó khăn,
Trang 39phai nhạt lý tưởng, đạo đức cộng sản,xói mòn các giá trị đạo đức cách mạng,nguy cơ hòa tan bản sắc văn hóa dân tộc trong toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếluôn là cái hiện hữu Đứng trước thực trạng đó, trước hết Đảng và Nhà nước cần
có cơ chế đặc biệt trong công tác giáo dục và rèn luyện thế hệ sinh viên kế thừa
và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc phù hợp với quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, theo tinh thần của Đại hội lần thứ IX của Đảng: “Bồi dưỡngthế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lýtưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếuhọc, trí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn ” [16; 201]
Toàn cầu hóa là chất xúc tác, là đòn bẩy quan trọng, đồng thời đang đặt rayêu cầu để học sinh, sinh viên tiếp xúc với các yếu tố của thời đại, kế thừa cóchọn lọc các yếu tố truyền thống sao cho phù hợp với tình hình hiện nay Do vậygiáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nayphải là quá trình giáo dục mở, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, là quá trình
tự giáo dục, tự rèn luyện trong môi trường thực tiễn, đa dạng về nội dung, phongphú về hình thức thể hiện, để đào tạo ra một thế hệ học sinh, sinh viên hội tụ đủ
cả đức và tài, vững tin làm chủ trình độ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu củaquá trìnhCNH, HĐH đất nước
1.3.2.2 Sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế đến đạo đức của sinh viên
Năm 1986 đất nước bắt đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới Sau gần 30 nămđổi mới diện mạo đất nước có những bước tiến mới, thế và lực của Việt Namngày càng cao trên thị trường quốc tế, nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu nổibật, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao và bền vững, quốc phòng và anninh được giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, cũng cố và
mở rộng Những thành tựu đó đã tạo động lực cho toàn xã hội tiến lên phíatrước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, đây
Trang 40chính là điều kiện rất lý tưởng đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng củaĐảng và của dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu vào quátrình toàn cầu hóa quốc tế, một sự hội nhập tích cực và chủ động với những cơhội và thách thức đan xen nhau, những chuyển động dù là nhỏ nhất của tình hìnhthế giới sẽ có tác động ít nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị trong nước, nềnkinh tế nước ta đang xây dựng là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Trong điều kiện nềnkinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu với đặc điểm tâm sinh lý của giới trẻ,sinh viên dễ tiếp thu cái mới, bị cái mới lôi quấn, có những sinh viên bị tiêmnhiễm tư tưởng ngoại lai, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ theo kiểuphương Tây, các giá trị hiện đại lấn áp giá trị truyền thống, lợi ích cá nhân coitrọng hơn lợi ích tập thể, cộng đồng Nhiều cách sống trái với thuần phong mỹtục của dân tộc, xa rời phong tục tập quán của gia đình, quê hương Một bộ phậnsinh viên không có trí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ đạo đức cách mạngcủa Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước, lười lao động, học tập,ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình
và xã hội, không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội,một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện giảm sút niềm tin, lý tưởng, bảnlĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm phápluật, số lượng sinh viên vi phạm hình sự ngày càng có xu hướng trẻ hóa, sự viphạm đó không chỉ xảy ra ở các thành phố, các trung tâm lớn mà cả các vùngnông thôn, vùng sâu xa, biên giới hải đảo Nghị quyết Trung ương 4 khóaVIIcủa Đảng khẳng định: “ về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh
to lớn của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng làm chongười ta chỉ chú ý đến vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý tới lợi ích