PHẦN MỞ ĐẦU Theo các chuyên gia về quản trị truyền thông quốc tế, sự bùng nổ của internet, mạng xã hội và các phương tiện thông tin điện tử trực tuyến ngày càng mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cần quan tâm phù hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng đối với dư luận xã hội nhằm phục vụ cho công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của đất nước. Tại Việt Nam, trong những năm qua, vấn đề dư luận xã hội cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, song chưa thực sự trở thành một công cụ chính thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Trong bối cảnh hiện nay, việc cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có quan tâm và có kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội cần phải được xem là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ. Kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương cần được coi là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý. Thậm chí, việc quan tâm, tiếp cận và nắm bắt dư luận xã hội thực chất là thước đo về mức độ “gần dân, bám sát thực tiễn” của cán bộ. Chính vì vậy, học viên lựa chọn nội dung “Vấn đề nắm bắt dư luận xã hội trong vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội giai đoạn hiện nay” làm nội dung bài thu hoạch môn “Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý” của mình.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Theo các chuyên gia về quản trị truyền thông quốc tế, sự bùng nổ của internet, mạng xã hội và các phương tiện thông tin điện tử trực tuyến ngày càng mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cần quan tâm phù hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng đối với dư luận xã hội nhằm phục vụ cho công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của đất nước
Tại Việt Nam, trong những năm qua, vấn đề dư luận xã hội cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, song chưa thực sự trở thành một công cụ chính thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý
Trong bối cảnh hiện nay, việc cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có quan tâm và có kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội cần phải được xem là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ
Kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương cần được coi là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý Thậm chí, việc quan tâm, tiếp cận và nắm bắt dư luận xã hội thực chất là thước đo về mức độ “gần dân, bám sát thực tiễn” của cán bộ
Chính vì vậy, học viên lựa chọn nội dung “Vấn đề nắm bắt dư luận xã hội trong vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội giai đoạn hiện nay” làm nội dung bài thu hoạch môn “Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý” của mình.
Trang 2NỘI DUNG
Với những kiến thức đã được học, học viên xin được đề cập đến một số
nét chính trong nội dung “Vấn đề nắm bắt dư luận xã hội trong vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội giai đoạn hiện nay” cụ thể như sau:
1 Khái quát về dư luận xã hội.
1.1 Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội không phải là cá nhân mà là số đông người, một nhóm hay nhiều nhóm xã hội mà lợi ích của họ có quan hệ với sự kiện đang diễn ra và được thảo luận công khai Đây là những người có được những thông tin, quan tâm và có năng lực tham gia vào sự trao đổi, tranh luận về sự kiện xã hội đó
Đối tượng của dư luận là các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội đang diễn ra, tác động đến lợi ích của các nhóm xã hội, gây ra sự quan tâm của công chúng
Đây là những vấn đề mang tính chất xã hội và được thông tin, thảo luận rộng rãi
1.2 Bản chất của dư luận xã hội
Tìm hiểu bản chất dư luận xã hội cho phép ta hiểu được vì sao dư luận
xã hội được xem là một hiện tượng tinh thần đặc biệt, phức tạp của đời sống
xã hội và vì sao vốn là một hiện tượng tinh thần nhưng dư luận xã hội lại có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội
Trang 3- Dư luận xã hội mang tính tổng hợp của các hình thái ý thức xã hội
Dư luận xã hội là ý kiến, thái độ của nhiều người dựa trên cơ sở ý thức xã hội của mỗi người, mỗi nhóm khác nhau Mỗi dư luận xã hội hình thành là kết quả của sự cọ xát, nhào nặn, tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội: tư tưởng triết học, chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo Do
đó, có thể tuy cùng một vấn đề nhưng các nhóm xã hội khác nhau lại có cách thức, khuynh hướng thể hiện dư luận khác nhau
- Dư luận xã hội mang tính hiện thực
Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần nhưng gắn rất chặt với đời sống hiện thực Nó phản ánh đời sống hiện thực và tác động trở lại đời sống hiện thực một cách mạnh mẽ Dư luận xã hội không phải là sản phẩm con người sáng tạo ra để thoả mãn hay để làm phong phú đời sống tinh thần của mình mà nó là sự phản ánh tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của các nhóm xã hội Vì vậy, các nhóm, giai cấp khác nhau thường có phản ứng khác nhau về cùng một vấn đề nhất định Trong xã hội có giai cấp, dư luận xã hội cũng mang tính giai cấp Trong mỗi dư luận xã hội đều chứa đựng hai phần
cơ bản
+ Một là, phần tư tưởng, nhận thức, nó phản ánh sự hiểu biết của chủ thể
dư luận đối vấn đề mà họ quan tâm
+ Hai là, phần tâm thế, xu hướng, lập trường quyết định hành động của chủ thể dư luận xã hội Vì vậy, dư luận xã hội được xem là điềm báo trước hay là cầu nối giữa ý thức và hành động xã hội, là hiện tượng tinh thần - thực tiễn Thông qua phân tích dư luận xã hội mà chủ thể lãnh đạo, quản lý có thể xác định thời điểm chín muồi, thích hợp nhất cho việc ban hành các quyết định quản lý
- Dư luận xã hội mang tính kinh nghiệm
Dư luận xã hội được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở của quá trình tiếp xúc và tác động trực tiếp lẫn nhau giữa con người trên các lĩnh vực của
Trang 4đời sống, của sinh hoạt thường ngày, từ những điều mắt thấy, tai nghe trực tiếp hơn là từ những quan hệ xã hội gián tiếp, ẩn sâu Vì vậy, các ý kiến, phán đoán trong dư luận xã hội không phải là sản phẩm của sự phân tích mang tính chất logic, mà đó là kết quả của sự khẳng định mang tính chất kinh nghiệm
Do mang tính kinh nghiệm nên một mặt, dư luận xã hội có tính khẳng định, thuyết phục trực tiếp cao, nhưng mặt khác, nó có thể sai lầm, phản ánh không đúng sự thật
- Dư luận xã hội là cơ chế tâm lý - xã hội tác động mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội và hành vi các cá nhân Dư luận xã hội có sức ép mạnh mẽ đối với hành vi cá nhân Đứng trước dư luận xã hội, con người cảm thấy như bị cưỡng bức về tâm lý, bắt buộc tự động tuân theo Nếu ai đó được dư luận xã hội đồng tình, tán thưởng, ủng hộ thì như được tăng thêm sức mạnh, có thể làm được những việc phi thường Ngược lại, nếu bị dư luận xã hội phê phán, lên án, tẩy chay, người đó có thể sẽ cảm thấy mình mất hết nhuệ khí, bủn rủn chân tay, thậm chí tự sát vì không chịu đựng nổi sức ép của “búa rìu” dư luận xã hội Từ buổi bình minh của lịch sử xã hội loài người cho đến nay, các chủ thể lãnh đạo, quản lý đã sử dụng dư luận xã hội với cơ chế tâm
lý xã hội của nó để quản lý xã hội, bên cạnh việc sử dụng hệ thống nhà nước
và pháp luật
1.3 Các chức năng của dư luận xã hội
- Chức năng đánh giá:
Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội Trên thực tế, người ta thường chạy theo các giá trị mà dư luận xã hội đề cao chứ không phải các giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra
- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội:
Trang 5Dư luận xã hội rất nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi
có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ vũ, các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự
xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm
xã hội
- Chức năng giáo dục của dư luận xã hội:
Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp xấu
- Chức năng giám sát:
Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của nhà nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận xã hội vì báo chí, dư luận xã hội luôn “nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ
- Chức năng tư vấn, phản biện:
Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được Dư luận xã hội cũng có khả năng đưa ra các ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội
- Chức năng giải toả sự căng thẳng xã hội:
Trang 6Theo các nhà tâm lý học, sự bất bình, các nỗi niềm oan ức của con người, nếu không được giãi bày, nói ra, sẽ không mất đi mà lắng chìm xuống tầng vô thức trong tâm thức của con người và có thể trở thành những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát thành những hành vi, phản ứng bất thường không thể kiểm soát được Sự bày
tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con người Bị oan ức mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm
1.4 Sự khác nhau giữa dư luận xã hội và tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội nhưng khác với dư luận xã
hội Tin đồn không phải là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân, nhóm xã hội tạo ra nó Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, mang nặng màu sắc chủ quan của chủ thể truyền tin và được loan truyền từ người này sang người khác, trong quá trình loan truyền luôn có sự thêm thắt những tình tiết ly kỳ Tin đồn lan càng xa, nội dung của nó càng khác với nội dung lúc ban đầu
Còn dư luận xã hội là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân, nhóm xã hội tạo ra nó Dư luận xã hội thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân, nhóm
xã hội tạo ta nó, trước các hiện tượng, sự kiện, vấn đề mà họ quan tâm Dư luận xã hội lan càng rộng, sự thống nhất về nội dung phán xét càng lớn Tin đồn có thể làm nảy sinh dư luận xã hội khi trên cơ sở tin đồn, người ta đưa ra những phán xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình
1.5 Các yếu tố tác động đến sự hình thành, biến đổi dư luận xã hội
- Quy mô, cường độ, tính chất của các sự kiện, hiện tượng hay quá trình đang diễn ra và mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể với vấn đề mà dư luận quan tâm
Công chúng thường chỉ bày tỏ sự ủng hộ đối với những sự kiện mang lại lợi ích cho họ và phản đối những gì làm thiệt hại lợi ích của họ Trong thực tế có những sự kiện lúc đầu chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một
Trang 7nhóm xã hội (hoặc chỉ nhóm xã hội đó nhận ra) nhưng sau đó ảnh hưởng đến nhiều nhóm (hoặc nhiều nhóm đã nhận ra), nên đã lôi cuốn các nhóm xã hội vào cuộc trao đổi, tranh luận Những sự kiện ngay lúc đầu đã ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều nhóm, các nhóm đó đã nhận ra thì dư luận xã hội hình thành mạnh mẽ ngay từ đầu
- Mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực
tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước
Dư luận xã hội hình thành qua trao đổi, thảo luận Do đó, cá nhân, nhóm xã hội khi được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến công khai mới trở thành chủ thể dư luận Quần chúng càng được tự do ngôn luận, được cung cấp thông tin đầy đủ, dư luận xã hội sẽ hình thành nhanh và tích cực Ngược lại, khi không được cung cấp thông tin đầy đủ, không có tự do ngôn luận thì tâm tư, tình cảm của quần chúng sẽ thể hiện bằng tin đồn hoặc bằng hình thức văn học, nghệ thuật lan truyền trong xã hội
Bất cứ xã hội nào quyền tự do ngôn luận và được cung cấp thông tin cũng có giới hạn nhất định, do quyền lợi của giai cấp thống trị hay để giữ bí mật quốc gia hoặc vì truyền thống văn hoá Trong xã hội dân chủ, những giới hạn này được quy định một cách rõ ràng
Dư luận xã hội còn chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn và tính tích cực chính trị – xã hội của công chúng Do đó, với các nhóm xã hội khác nhau, việc hình thành dư luận cũng diễn ra khác nhau
- Các yếu tố thuộc về tâm trạng xã hội Tâm trạng xã hội là trạng thái tâm lý phổ biến, đặc trưng của các nhóm xã hội trong một thời kỳ nhất định Tâm trạng xã hội thể hiện ở sự hưng phấn hay ức chế, tích cực hay tiêu cực, lạc quan hay bi quan của xã hội ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động và tinh thần của quần chúng Quần chúng trong những hoàn cảnh kinh tế – xã hội thuận lợi tâm trạng thường tích cực lạc quan Trước một sự kiện xã hội, con người thường nhìn nhận, đánh giá và có tâm thế sẵn sàng hành động,
Trang 8tác động đến sự kiện theo chiều hướng tích cực Ngược lại, khi hoàn cảnh kinh tế – xã hội khó khăn thường xuất hiện tâm trạng xã hội tiêu cực, người ta nhìn nhận, đánh giá sự kiện theo chiều hướng bi quan Sự lo lắng, nản chí cũng xuất hiện
- Phong tục, tập quán và hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành
Hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hoá hiện hành tạo ta những khuôn mẫu trong
tư duy, làm cơ sở cho sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội Trước một sự kiện xã hội đang diễn ra, các nhóm xã hội khác nhau với các giá trị, chuẩn mực xã hội khác nhau đều đánh giá, tỏ thái độ khác nhau
- Công tác truyền thông, vận động Truyền thông, vận động là phương tiện giao tiếp xã hội nhằm thuyết phục đối tượng chấp nhận, chia sẻ và ủng hộ quan điểm, hành động nào đó của chủ thể, đối với quốc gia Chủ thể này là đảng phái, đoàn thể hay cơ quan chính quyền Truyền thông đại chúng ngày càng hiện đại, phong phú và hấp dẫn nên có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội Những người làm truyền thông đại chúng lựa chọn, cung cấp thông tin, bình luận, so sánh đã định hướng tư duy, tập hợp lực lượng, kích thích tính chủ động, tích cực của công chúng trong trao đổi, thảo luận hình thành quan điểm và thái độ đối với sự kiện Do đó, truyền thông đại chúng có thể tạo ra, điều chỉnh và thay đổi kịp thời, đầy đủ, trung thực, khách quan đối với quá trình hình thành, biến đổi dư luận xã hội; tạo ra được diễn đàn công khai của công chúng, định hướng được dư luận xã hội theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, từ đó sẽ tạo ra được những hành động tích cực của nhân dân
Hiệu quả của truyền thông đến quá trình hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin (nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn thông tin sớm nhất có tác động lớn nhất đến việc hình thành dư luận xã hội, ai đưa ra thông tin sớm nhất, người đó dễ
có khả năng làm chủ được dư luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức thông tin…
Trang 9Các yếu tố xã hội khác có thể có nhiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận xã hội: gia đình, nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp, đảng tịch
1.6 Ý nghĩa của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội
- Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng dư
luận xã hội Các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội một cách khách quan, trung thực và dự báo chính xác tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý đất nước là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội có khả năng đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả
- Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong xã hội Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội góp phần quan trọng đối với việc phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát, của cán
bộ, đảng viên và nhân dân
- Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm trạng,
tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng Lâu nay, cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ đảng viên và nhân dân mang tính truyền thống của các cấp ủy đảng thường là tổng hợp phản ánh của cấp dưới, các tổ chức chính trị-xã hội hay trao đổi, đối thoại trực tiếp với các đối tượng…Cách này dễ làm, tiết kiệm nhưng không phản ánh được về định lượng, dễ mang
Trang 10tính chủ quan Điều tra dư luận xã hội đúng phương pháp, kỹ thuật giúp khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống trên
2 Công tác dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác nghiên cứu, nắm bắt dư
luận xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”
Nhiều văn bản, quyết định của các cơ quan lãnh đạo Đảng đã khẳng định điều này Ngay từ năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định: “Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu
dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề quan trọng có tính thời sự theo quan điểm Mác - Lênin; tổng hợp, phân tích
dư luận xã hội để báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy đảng, các ngành, các toàn thể quần chúng để tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội”
Những năm đầu đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra
dư luận xã hội.”