1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

126 1,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 653 KB

Nội dung

Một bộ phận thanh niên bản lĩnhchính trị non kém, dao động về lập trường, tư tưởng, thờ ơ chính trị, dễ bị kíchđộng, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật… Chính vì vậy, vấn đề q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯ THỊ NGỌC ANH

NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Đồng Tháp, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯ THỊ NGỌC ANH

NÂNG CAO B N LĨNH CHÍNH TR Ả Ị CHO THANH NIÊN THÀNH PH C N TH Ố Ầ Ơ

TRONG GIAI ĐO N HI N NAY Ạ Ệ

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Viết Quang

LƯ THỊ NGỌC ANH

NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Viết Quang

Đồng Tháp, 2015

Trang 3

Tác giả đề tài trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và Quý Thầy cô giáo củaTrường Đại học Vinh và Trường Đại học Đồng Tháp đã tận tình giúp đỡ tác giảtrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Phó Giáo Sư,Tiến sĩ Trần Viết Quang, Phó Trưởng khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại họcVinh, đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tác giả hoàn thành được luận vănnày

Tác giả chân thành cảm ơn quý Lãnh đạo cơ quan Thành Đoàn CầnThơ, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn

Dù đã nổ lực rất nhiều, song trong quá trình thực hiện luận văn, khôngthể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự quantâm góp ý kiến quý báu của quý lãnh đạo, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2015

TÁC GIẢ

Lư Thị Ngọc Anh

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

1.1 Bản lĩnh và bản lĩnh chính trị……… 7 1.2 Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam

……… 21 1 1.3 Tính tất yếu nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên trong giai đoạnhiện

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY.79

3.1 Quan điểm về nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên trong giaiđoạn hiện nay 79 9 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niênthành phố Cần Thơ hiện nay 89

Trang 5

PHỤ LỤC Error: Reference source not found 14

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bản lĩnh là nhân tố rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triểnnhân cách, phát triển tài năng và đảm bảo cho thành công trong sự nghiệp vàcuộc sống của con người Bản lĩnh chính trị là khả năng nhận thức và hành độngđúng quy luật phát triển khách quan, là trình độ và trí tuệ, nhạy bén với thựctiễn, là năng lực hành động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Bảnlĩnh chính trị là kết quả của một quá trình tu dưỡng, rèn luyện của con ngườitrong lĩnh vực chính trị, là một phần thuộc tính xã hội của nhân cách con ngườitrong lĩnh vực chính trị, trong các hoạt động và quan hệ chính trị

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thanh niên là lực lượngđóng vai trò rất quan trọng, họ là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranhcách mạng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội, là lực lượng điđầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới Đánh giá vềvai trò và vị trí của thanh niên trong quá trình phát triển lịch sử xã hội, các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá làlực lượng đông đảo đang góp phần quan trọng vào mọi hoạt động của đời sống

xã hội, là lực lượng đang lớn lên, đang trưởng thành, có khả năng thích ứngnhanh nhạy trước những biến động của xã hội

Đánh giá về vai trò thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X đã có nhận định: Ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, thanhniên và công tác thanh niên cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng Ở mỗi giaiđoạn cách mạng khác nhau thì yêu cầu, tiêu chuẩn về bản lĩnh và bản lĩnh chínhtrị của thanh niên cũng khác nhau và liên tục được đổi mới và phát triển

Đại hội IX của Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh, đã có một số nhận định vềthanh niên như sau:

Trang 7

Thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, thông minh, nhanhnhạy có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, tích cực đi trước, đón đầu

ở những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn… Tính tích cực chính trị xã hội,tinh thần xung phong tình nguyện, xung kích cách mạng của thanh niên tiếp tụcđược khơi dậy và phát huy mạnh mẽ…định hướng giá trị của thanh niên ngàynay có thay đổi tích cực theo hướng coi trọng hơn các yếu tố giá trị nhân văn,thiết thực, cụ thể và ngày càng quan tâm đến các hoạt động chính trị, xã hội củađất nước

Tuy nhiên, thanh niên Việt Nam ngày nay cũng còn một số hạn chế đángquan tâm đó là:

Quan niệm về cuộc sống của một bộ phận thanh niên còn lệch lạc, có lốisống thực dụng, không có lý tưởng, coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị văn hóatinh thần, ý thức chấp hành pháp luật kém Một bộ phận thanh niên bản lĩnhchính trị non kém, dao động về lập trường, tư tưởng, thờ ơ chính trị, dễ bị kíchđộng, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật…

Chính vì vậy, vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệthống về vấn đề bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam nói chung, thanhniên Cần Thơ nói riêng, trong giai đoạn hiện nay Đây là một đòi hỏi cấp bách

cả về lý luận và thực tiễn, từ đó tìm ra một số giải pháp giúp thanh niên phát huynhững giá trị tích cực, khắc phục những tiêu cực, nâng cao sức đề kháng đểthanh niên đứng vững trước những thử thách trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… xứng đáng là người chủ tương

lai của đất nước Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bản lĩnh chính trị là một phạm trù tổng hợp thể hiện nhiều phẩm chất vànăng lực của con người Bản lĩnh chính trị được hình thành và thể hiện từ tri

Trang 8

thức đến tình cảm, niềm tin và ý thức chính trị, từ trình độ nhận thức lý luậnchính trị đến năng lực hoạt động chính trị trong thực tiễn Đến nay đã có một sốcông trình nghiên cứu, một số cuốn sách viết về bản lĩnh, bản lĩnh chính trị, bảnlĩnh chính trị của thanh niên, có thể chia làm 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Vấn đề về công tác thanh niên

- Dương Tự Đam (2002), Định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội

- Đoàn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

- Trần Thành (Chủ biên) (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

- Trần Thị Quy Nhơn (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên

trong cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng,

Các công trình nghiên cứu trên đều có chung quan điểm là: Thanh niên có

vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội, cho nên Đảng, Nhà nước và các tổ chức xãhội cần phải quan tâm tác động một cách có ý thức tới thanh niên, tạo điều kiệnthuận lợi cho thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy vai trò làm chủtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhóm 2: Vấn đề giáo dục thanh niên

- Trần Viết Hơn (2005), Giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên trong

điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, Tạp chí Dân vận.

- Nguyễn Văn Bắc (2006), Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh và ý nghĩa của

nó đối với việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay, Luận

văn thạc sĩ chính trị học, Hà Nội

Trang 9

Vấn đề giáo dục thanh niên phải được xem là nhiệm vụ quan trọng hàngđầu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, đồng thời là nhiệm vụ chung của toàn xãhội, trong đó Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là nòng cốt.

Nhóm 3: Vấn đề giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên

- Trần Hùng Phi (2006), Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước

ta hiện nay, Tạp chí khoa học Chính trị, [2].

- Đào Văn Mừng (2008), Tự học, tự rèn – nhân tố quyết định chất lượng,

hiệu quả hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, Tạp chí Khoa học

Chính trị,

Ngoài ra còn có một số luận văn về bản lĩnh chính trị và thanh niên như:

- Trần Ngọc Vinh (2007), Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo trong sự

nghiệp đổi mới ở nước ta, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội

- Nguyễn Xuân Hải (2008), Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam

hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội

Việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên là việc làm cần thiết và cấpbách, nhất là trong giai đoạn hiện nay; đồng thời các tác giả còn đưa ra một sốnội dung cần chú ý trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đếnnhiều vấn đề về bản lĩnh, bản lĩnh chính trị của cán bộ đảng viên trong đó đề cậpđến một số nội dung có tính định hướng cho việc giáo dục nhân cách, đạo đứccho thanh niên Những công trình nghiên cứu này là những cơ sở dữ liệu bổ íchcho việc nghiên cứu bản lĩnh chính trị của thanh niên Các công trình này đãcung cấp những cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu bản lĩnh chính trị của thanhniên Việt Nam về cả lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâunghiên cứu về bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay Với tínhcách là luận văn thạc sĩ, nhất là từ góc độ của chính trị học về bản lĩnh chính trịcủa thanh niên Việt Nam thì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở nước ta

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên thành phố Cần Thơ trước nhữngyêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị của thanh niên

- Khảo sát, đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của thanh niên thành phốCần Thơ hiện nay

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị chothanh niên thành phố Cần Thơ hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu vấn đề bản lĩnh chính trị của thanh niên

- Luận văn tập trung nghiên cứu bản lĩnh chính trị của thanh niên thành phốCần Thơ qua các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội LiênHiệp thanh niên Việt Nam thành phố Cần Thơ

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chính trị và bản lĩnhchính trị, về thanh niên và công tác thanh niên hiện nay; các văn kiện Đại hộicủa Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên ViệtNam, thanh niên thành phố Cần Thơ qua các nhiệm kỳ về thanh niên và công tácthanh niên

Trang 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như lôgic – lịch sử, phân tích -tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê

6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn làm rõ thêm một số khái niệm về bản lĩnh, bản lĩnh chính trị;các nhân tố ảnh hưởng đến bản lĩnh chính trị của thanh niên Đồng thời, đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu để rèn luyện bản lĩnh chính trị của thanh niên thànhphố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứucác khoa học chính trị trong đó có Chính trị học về vấn đề bản lĩnh chính trị nóiriêng và về văn hóa chính trị, con người chính trị nói chung; tài liệu tham khảođối với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệpthanh niên trong việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chương, 7 tiết

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1 B n lĩnh và b n lĩnh chính tr ả ả ị 1.1.1 Bản lĩnh

Bản lĩnh là một thuật ngữ, một khái niệm được sử dụng nhiều trong đời

sống và là một khái niệm khá phức tạp Có nhiều cách tiếp cận đối với vấn đềbản lĩnh.Từ góc độ lĩnh vực hoạt động của con người thì có “bản lĩnh chính trị”,

“bản lĩnh nghề nghiệp”, “bản lĩnh giai cấp”…; Từ góc độ các tầng lớp, cácnhóm người, các giới thì có: "bản lĩnh thanh niên”, “bản lĩnh phụ nữ”, “bản lĩnh

Bộ đội cụ Hồ”… Có nhiều cách hiểu khác nhau về bản lĩnh, có quan niệm chorằng bản lĩnh là kiến thức và kinh nghiệm sống của con người, bản lĩnh là sựvững vàng của con người trước những thử thách của cuộc sống Phần lớn cácquan niệm đều đề cập đến sự tự chủ, vững vàng và từng trải của con người trongcuộc sống

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do nhà xuất bản ĐàNẵng tái bản năm 2006 thì bản lĩnh là “đức tính tự quyết định một cách độc lậpthái độ, hành động của mình, không vì áp lực ngoài mà thay đổi quan điểm” [52;31] Theo Đại từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin ấn hànhnăm 1998 thì cho rằng bản lĩnh là “Khả năng và ý chí kiên định trước mọi hoàncảnh” [57; 93] Hai khái niệm trên đều có hàm ý chỉ ý chí và năng lực để thựchiện mục tiêu đã được xác định mà không bị chi phối bởi bất kỳ hoàn cảnh nào

Dưới góc độ tâm lý học, bản lĩnh được hiểu là một phẩm chất của nhâncách mà thành phần cốt lõi là ý chí con người được thể hiện ra trong hoạt độngthực tiễn bao gồm các phẩm chất cơ bản như: tính mục đích, tính kiên định-

Trang 13

là người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, là người dám thể hiệnmình và có lập trường đúng đắn, kiên định, không bị sự chi phối bởi những hoàncảnh khó khăn tác động đến, hay bởi ý kiến của những người khác Người cóbản lĩnh là người không dễ dàng bị khuất phục bởi bất cứ điều gì, mà luôn nổlực vượt qua tất cả Dám xung phong vào những nơi mà người khác chưa dámlàm với những thái độ quyết đoán nhưng không phải làm một cách mù quáng,cũng không phải làm liều, làm cho xong mà những việc làm đó xuất phát từ sựnhận thức, những tri thức và kinh nghiệm, từ những phân tích, tổng hợp và các

vấn đề có liên quan một cách nghiêm túc, khoa học và khi thực hiện đạt hiệu quả.

Bản lĩnh còn được hiểu như một sự thể hiện của cá tính, trong những điềukiện cần thiết thì bản lĩnh của cá nhân sẽ được bộc lộ rõ nét Người có bản lĩnh

có đủ điều kiện để chứng tỏ mình bằng năng lực, phẩm chất, uy tín và tư cáchđạo đức cũng như các giá trị khác của bản thân trước người khác Trong nhữnghoàn cảnh, môi trường thử thách cụ thể, cá nhân cần khẳng định mình thông quaviệc thể hiện bản lĩnh của mình Ngoài ra, người có bản lĩnh còn thể hiện ở sựdám thừa nhận cái sai, cái hạn chế của mình, không bảo thủ và cực đoan, chủquan và tự biện

Quá trình hình thành bản lĩnh của cá nhân được bắt đầu từ việc xây dựngcác mục tiêu phấn đấu, hình thành các kế hoạch cuộc đời từ đó xác định nghềnghiệp cũng như những hướng đi trong cuộc đời của mỗi cá nhân Đó là cả một

Trang 14

quá trình phấn đấu của mỗi cá nhân xuyên suốt các giai đoạn trong cuộc đờimình Một con người yếu đuối, sống không có mục tiêu, không có định hướng

rõ ràng trong cuộc sống thì khó có được bản lĩnh, trách nhiệm đối với cuộc đờimình còn không quyết định được, thì làm sao dám đương đầu trong cuộc sống,dám chứng tỏ bản lĩnh

Trong các quan hệ giao tiếp, bản lĩnh thể hiện không chỉ ở chỗ có trình độtri thức (nhạy bén, năng động, thông minh ) đôi khi còn bao hàm cả kỹ nănggiao tiếp, ứng xử, tạo nên một mẫu người để lại những ấn tượng đặc biệt, có khả

năng thu hút cảm tình của người khác, qua đó cũng thể hiện được bản lĩnh của mình.

Như vậy, yếu tố bản lĩnh cá nhân có một ý nghĩa rất quan trọng trong việcquyết định sự thành đạt của cá nhân trong cộng đồng xã hội Vai trò giáo dụccủa gia đình, nhà trường và xã hội đối với cá nhân rất quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách con người, nhưng đối với yếu tố bản lĩnh cá nhân, cơ sở quyếtđịnh phụ thuộc vào sự hoạt động tích cực của chủ thể trong quá trình sống, phấnđấu và rèn luyện không ngừng

Xét dưới góc độ văn hóa chính trị, con người chính trị thì:

Bản lĩnh là khái niệm thuộc phạm trù Người Nó là hiện thân và chỉ có ýnghĩa đối với con người sống trong xã hội Đây là phẩm chất có tính tổng hợpcủa con người, nó thể hiện tính kiên định và khả năng quyết định một cách độclập thái độ, hành vi (hành động) của chủ thể (người); không vì một tác động,một áp lực bên ngoài làm thay đổi quan điểm, thay đổi chí hướng của mình;bằng ý chí và năng lực của chính mình, chủ thể quyết tâm thực hiện mục đíchtheo chí hướng kiên định của chủ thể [41; 11]

Bản lĩnh của một con người không phải và không chỉ thể hiện ở các yếu tốriêng biệt mà là tổng hòa các yếu tố tâm- sinh lý của con người, trong đó quantrọng nhất là khí chất, phẩm chất và năng lực

Khí chất là nền tảng về bản chất sinh lý- tâm lý của con người, nó xâydựng nên mặt vật chất của cấu trúc bản lĩnh Sinh lý và tâm lý là cái quy định

Trang 15

khí chất của con người Khí chất mạnh mẽ, cứng rắn và kiên quyết là cơ sở cho

ý chí quyết tâm, không nghiêng ngã trước những xáo động của thời cuộc, trướcnhững thách thức của cuộc sống Khí chất mạnh mẽ không chỉ có ở những cánhân sôi nổi, mà còn tồn tại ở cả những cá nhân có khí chất trầm tĩnh; tính kiênđịnh và quyết tâm không chỉ thể hiện ở người mạnh mẽ, mà cả ở người hòa nhã,nhẹ nhàng

Phẩm chất được hình thành cơ bản trên khí chất, nhưng do các điều kiện

xã hội quyết định và phát triển Khí chất cứng rắn, kiên quyết, kiên định đượcnuôi dưỡng trong môi trường xã hội tốt làm nở rộ các phẩm chất tốt đẹp của conngười Phẩm chất con người là những yếu tố có giá trị xã hội do các yếu tố dântộc, quốc gia, giai cấp quy định Phẩm chất con người trong xã hội là sốngtheo các quy định xã hội như phong tục, tập quán, pháp luật, các chuẩn mực vănhóa, đạo đức, thẩm mỹ của cộng đồng, giai cấp và dân tộc Ngoài ra phẩm chấtcon người còn thể hiện cụ thể ở việc thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội, yêucầu công tác của tập thể, cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể thựchiện mục tiêu của sự phát triển theo lý tưởng xã hội- chính trị, lý tưởng của một

tổ chức, của đảng mà mình phấn đấu

Một phần cơ bản nữa của bản lĩnh là năng lực hay là khả năng chủ thể cóthể đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội và thực hiện được mục tiêu, lý tưởng củamình Một người mà thiếu yếu tố, thiếu sự kết hợp, sự thống nhất, sự hài hòagiữa khí chất, phẩm chất và năng lực thì không thể nói là người có bản lĩnh Mộtngười có đủ phẩm chất nhưng thiếu năng lực thì người đó không thể biến suynghĩ thành hành động mà bản lĩnh xét đến cùng là thể hiện ở hành động

Với các khía cạnh tiếp cận nêu trên, dù cách thể hiện có khác nhau nhưngđều nêu bật những điểm chính sau:

- Bản lĩnh là khái niệm thuộc phạm trù Người, chỉ có ở con người, là mộtphẩm chất tổng hợp của con người, được hình thành trên những tiền đề tâm-sinh lý của con người

Trang 16

- Bản lĩnh phản ảnh trình độ làm chủ của con người trong mối quan hệ với

tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình Người có bản lĩnh là người có khảnăng và ý chí làm chủ bản thân trước mọi biến cố của xã hội Bản lĩnh là do conngười tự rèn luyện mà nên

- Người có bản lĩnh sẽ vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, kiên

quyết thực hiện cho được mục tiêu đã chọn và mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.

Như vậy, bản lĩnh là khái niệm chỉ những phẩm chất xã hội cơ bản của

con người, phản ảnh trình độ làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân, thể hiện sự vững vàng của con người trước mọi khó khăn, thử thách để kiên định thực hiện mục đích đã lựa chọn.

Bản lĩnh là một phẩm chất xã hội cơ bản, phản ánh vai trò của chủ thể conngười trong mối quan hệ biện chứng với hoàn cảnh và với chính mình Ở mỗingười có bản lĩnh khác nhau, phụ thuộc vào sự khác nhau về khả năng tâm- sinh

lý, về lĩnh vực hoạt động, môi trường công tác, chức vụ, địa vị xã hội, học vấn,

độ tuổi, sự trải nghiệm thực tiễn của họ Trong những điều kiện, hoàn cảnh xãhội như nhau nhưng ở mỗi người cũng có thể có những bản lĩnh khác nhau

* Khái niệm chính trị

Trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, có nhiều cách hiểu, cáchđịnh nghĩa khác nhau về chính trị Mỗi học thuyết chính trị, mỗi nhà tư tưởngchính trị có những cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau về chính trị trên cơ sởnhững lợi ích, mục đích và trình độ tư duy của họ Do đó chính trị là lĩnh vực rấtphức tạp bao hàm nhiều quan hệ, khía cạnh khác nhau, thậm chí đối lập nhau

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, chính trị thực chất là việc giảiquyết các mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốcgia- dân tộc, mà trong đó cơ bản nhất là lợi ích về kinh tế

Tất cả cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp, và tất cả các cuộcđấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi

Trang 17

nữa - vì bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị- xét đếncùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế Do đó, ít ra ở đây, nhà nước,tức là chế độ chính trị, cũng là yếu tố tùy thuộc, còn xã hội công dân, tức là lĩnhvực của những quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định [27; 441].

Chính trị chịu sự quy định của kinh tế, đồng thời nó có tác động to lớn đốivới kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Chính trị có quá trình hìnhthành, tồn tại, phát triển và tiêu vong như một hiện tượng lịch sử Chính trị rađời khi xã hội phân chia thành các giai cấp và các mâu thuẫn giữa các giai cấptrở nên không điều hòa được Cái chi phối chủ yếu đến chính trị chính là quan

hệ giai cấp và vấn đề trung tâm của chính trị là quyền lực nhà nước Quan hệgiai cấp và quyền lực nhà nước là hai vấn đề cơ bản nhất của chính trị Nói đếnchính trị là nói đến giai cấp và nhà nước “Chính trị là sự tham gia vào nhữngcông việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác địnhnhững hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước" [25; 404]

Về mặt quan hệ, chính trị là một lĩnh vực rất rộng gồm nhiều mối quan hệkhác nhau như: quan hệ giữa các giai cấp, các đảng chính trị với các giai cấp,giữa đảng cầm quyền với các đảng phái khác nhau, giữa đảng với nhà nước,giữa nhà nước với công dân, giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị

Về mặt kết cấu, chính trị bao gồm các nhân tố: Chính sách và các quyếtđịnh của các chủ thể chính trị; Các thiết chế và thể chế chính trị; Quan hệ giữagiới lãnh đạo chính trị với công dân

Đối với Hồ Chí Minh, Người quan niệm về chính trị là hành động vìnước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ, chính trị là đoàn kết và đạo đức Đoàn kết làhành động chính trị đặc trưng nhất lôi cuốn hàng triệu người vào cuộc đấu tranhxây dựng một xã hội mới tiến bộ, văn minh không còn áp bức, bóc lột Đó làchính trị thân dân và chính tâm, sức mạnh của nó bắt nguồn từ đoàn kết và thanhkhiết, từ việc nhỏ tới việc lớn

Trang 18

Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhànước, các đảng phái chính trị, xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp và dựa trên

cơ sở hạ tầng Cho nên, chính trị là lĩnh vực hoạt động phổ biến, quan trọng của

xã hội, mà cốt lõi của nó là việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, nhằmthực hiện mục đích giai cấp, dân tộc và quốc gia

Do đó ta có thể hiểu: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan

đến những quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và các tầng lớp xã hội,

mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đến quyền lợi và quyền lực của giai cấp, nhà nước, nhân dân và ngược lại Hiểu chính trị là hiểu một lĩnh vực thể hiện của bản lĩnh con người

hay bản lĩnh chính trị

1.1.2 Bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị trước tiên là bản lĩnh của con người và nó được thể hiện

ở hành vi của mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị Theo đó, bản lĩnh chính trịcủa mỗi cá nhân hay cộng đồng người thể hiện sự độc lập, sáng tạo của họ tronglĩnh vực hoạt động chính trị- lĩnh vực giải quyết các mối quan hệ giữa các giaicấp, các tầng lớp, các dân tộc trong quá trình giành, giữ và thực thi quyền lựcchính trị, quyền lực nhà nước

“Bản lĩnh chính trị là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ mà nhờ

nó hành động mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị được định hướng theohướng tích cực (xét theo kết quả cuối cùng), mang lại thắng lợi nhất định chomột sự kiện chính trị [41; 14-15]

Bản lĩnh chính trị là sự kiên định, trung thành tuyệt đối với quan điểmchính trị, chính đáng và chế độ chính trị mà một cá nhân đã lựa chọn Mỗi tổ

Trang 19

chức chính trị, mỗi đảng đều có tư tưởng, lý tưởng, tôn chỉ, mục đích của mình.Nếu mục tiêu của đảng là đấu tranh, phấn đấu thực hiện lợi ích giai cấp, lợi íchdân tộc, lợi ích cho nhân dân mình thì hệ thống chính trị sẽ phải có các yếu tốcấu thành, các thiết chế hoạt động và cơ chế vận hành sao cho phù hợp và đạtđược mục tiêu chung của đảng, của nhân dân.

Như vậy, bản lĩnh chính trị là bản lĩnh gắn liền với mục tiêu, lý tưởng củacon người đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn Nó được thể hiện trong việc xử

lý các mối quan hệ của công dân với đất nước và cộng đồng, liên quan đếnquyền lực của chính quyền nhà nước, của quốc gia, dân tộc

Từ các khái quát trên, chúng ta có thể hiểu, bản lĩnh chính trị là tập hợp

những phẩm chất tích cực, tiến bộ của mỗi người được thể hiện ra trong hoạt động chính trị, thể hiện trình độ làm chủ các tình huống chính trị, sự vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, kiên định mục đích chính trị đã lựa chọn và mang lại những thắng lợi nhất định cho một sự kiện chính trị

Bản lĩnh chính trị có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, có khả năng chi phốicác loại bản lĩnh khác trong sự phát triển của mỗi cá nhân trong điều kiện xã hộicòn giai cấp, còn nhà nước và còn chính trị Bởi vì chính trị là lĩnh vực tập trungcác quan hệ kinh tế, quyền lực kinh tế, trong khi kinh tế có khả năng chi phối cácyếu tố khác, xét đến cùng chính trị là nhân tố chi phối đời sống xã hội

* Cấu trúc của bản lĩnh chính trị

Là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ của mỗi người thể hiện ratrong hoạt động chính trị Đó là tri thức chính trị, niềm tin chính trị và ý chíchính trị Để có bản lĩnh chính trị nhất thiết ba yếu tố này phải có sự thống nhất,

sự phát triển nhất định, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội và được khẳngđịnh trong các tình huống chính trị

+ Vấn đề tri thức chính trị

Trang 20

Bản lĩnh chính trị thể hiện tầm cao của trí tuệ, là sản phẩm của tổng thể sựphát triển văn hóa, trong đó, bộ phận tri thức đóng vai trò quan trọng là tri thứcchính trị.

Tri thức chính trị là toàn bộ những hiểu biết về lợi ích và quyền lực, vềquy luật và những tính quy luật của việc giành, giữ và sử dụng quyền lực chínhtrị của các giai cấp và các dân tộc mà cơ bản nhất là quyền lực nhà nước, cùngnhững biểu hiện đặc thù trong tiến trình lịch sử về con đường, phương thức hiệnthực hóa lợi ích Tri thức chính trị giúp con người nắm bắt kịp thời, đúng đắncác yêu cầu thực thi quyền lực, trên các lĩnh vực, ở những hoàn cảnh và điềukiện cụ thể

Tri thức chính trị bao gồm tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, đó làmột chỉnh thể về số lượng và chất lượng lý luận và kinh nghiệm tích lũy được.Nếu xét trong bản thể và khuynh hướng thì tri thức lý luận giữ vai trò chi phối vì

nó khái quát kinh nghiệm thực tiễn để vạch ra những bản chất và quy luật ẩngiấu đằng sau những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy Còn tri thức kinhnghiệm lại làm cơ sở cho sự tiếp thu, khái quát thực tiễn thành lý luận, đồng thờitri thức kinh nghiệm còn là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn Cũng trong chỉnhthể đó, những tri thức thuộc về bản chất, về quy luật cùng những kinh nghiệmđiển hình và các phương thức chính trị mang tính nghệ thuật cao, đóng vai tròchủ đạo trong việc hình thành và phát triển thế giới quan và phương pháp luậncho hành động chính trị của con người Trình độ lý luận càng cao, kinh nghiệmtrong thực tiễn chính trị càng dày dặn, thì con người càng có nhận thức sâu sắc

về chính trị Vì vậy, tri thức lý luận chính trị của con người cần phải đạt đếntrình độ khái quát về bản chất và quy luật của sự vận động chính trị, của hoạtđộng chính trị thực tiễn Còn tri thức kinh nghiệm cũng phải là những kinh

nghiệm đã được đúc kết, những kinh nghiệm phổ quát đạt đến trình độ điển hình.

+ Vấn đề niềm tin chính trị

Trang 21

Yếu tố thứ hai trong cấu trúc chính trị đó là niềm tin chính trị Niềm tinchính trị là sự tin tưởng về sự đúng đắn của một lý tưởng chính trị Là sự địnhhướng giá trị được xác định vững chắc trong tư tưởng, nhận thức và chi phốihành động của cá nhân trong cuộc sống vì sự phát triển và tiến bộ con người,luôn hướng con người tìm đến các giá trị chân- thiện- mỹ để tạo dựng nhâncách Niềm tin chính trị được hình thành trong giao tiếp, trong mối quan hệ xãhội, trong cuộc sống sinh tồn và phát triển con người [22; 16].

Như vậy, niềm tin chính trị trước hết là một trạng thái tâm lý, tình cảmthừa nhận sự đúng đắn của một đối tượng đối với một lý tưởng chính trị với,mục đích cao đẹp mà chủ thể vươn tới Nó được hình thành từ tri thức chính trị,

là sự hiểu biết về đời sống chính trị, các quan điểm, hệ tư tưởng chính trị, đượcbiểu hiện tự giác, có tính hướng đích trong hoạt động chính trị thực tiễn

Niềm tin chính trị là một hình thức biểu hiện, một lĩnh vực của niềm tinkhoa học Niềm tin chính trị không phải tự nhiên mà có và càng không phải do

áp đặt Nó xuất phát từ mục đích, nhu cầu cuộc sống và dựa trên sự hiểu biết, trithức khoa học, tri thức chính trị đã đạt được thông qua hoạt động thực tiễn

Ý chí được thể hiện ra bằng các phẩm chất: tính mục đích trong hành

động, tính nhất quán, tính độc lập tự chủ, tính kiên trì, tính dũng cảm Đây là

Trang 22

những phẩm chất giúp con người biến những dự định mà mình muốn làm trởthành hiện thực Ý chí của con người chịu sự chi phối của quy luật phát triểnkhông đều trong từng con người và trong cả cộng đồng Đối với một con người

có thể giỏi lĩnh vực này nhưng lại không giỏi ở lĩnh vực khác, trong một cộngđồng cũng vậy, có người giỏi mặt này, có người giỏi mặt khác

Ý chí chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triểnbản lĩnh chính trị, cùng với tài năng - gồm những tri thức khoa học và khả năngvận dụng các tri thức ấy; đã góp phần quan trọng để tạo ra bản lĩnh chính trị củacon người, là phần đóng vai trò làm nền tảng của bản lĩnh chính trị Hai bộ phậnnày có mối quan hệ hỗ trợ nhau, tương tác nhau và không thể tách rời nhau Khi

có được đường lối chính trị đúng đắn thì ý chí chính trị cùng với quyết tâmchính trị sẽ đóng vai trò quyết định trong việc biến chủ trương, đường lối đóthành hiện thực

Trong cấu trúc của bản lĩnh chính trị thì các yếu tố trên không tồn tại độclập mà hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau để hình thành nên bản lĩnh chínhtrị Và để có bản lĩnh chính trị đòi hỏi mỗi cá nhân khi tham gia vào các hoạtđộng chính trị - xã hội, phải có ý thức tự khẳng định mình, sự tự khẳng địnhcàng rõ ràng, mãnh liệt thì bản lĩnh chính trị càng được thể hiện

* Cơ sở hình thành bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị không tự nhiên sinh ra, nó được hình thành và phát triểndựa trên sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau Bản lĩnh chính trị là kết quảcủa sự học tập và rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu một cách nghiêm túc của bản

thân trong quá trình hoạt động chính trị và chịu ảnh hưởng của những điều kiện như:

Một là, bản lĩnh chính trị của con người được hình thành trên cơ sở

những tiền đề tâm – sinh lý của bản thân

Trang 23

Bản lĩnh chính trị có cơ sở hình thành từ những tiền đề tâm- sinh lý củacon người Dưới góc độ tâm lý học thì “tính khí là một thuộc tính tâm lý cá nhântương đối ổn định, nó làm cho hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân có sắc thái độcđáo khiến cá nhân này khác cá nhân kia một cách rõ rệt” [53; 98].

Tính khí là sắc thái của hành vi cá nhân, chịu sự chi phối của tâm lý conngười và không quy định nội dung tốt hay xấu của hành vi con người Tính khítương đối bền vững, nó có thể tồn tại trong suốt cuộc đời hoặc ít nhất cũng trongmột quãng đời khá dài của mỗi cá nhân Tính khí có thể thay đổi được nhưngkhông phải là dễ dàng và nhanh chóng

Con người mang bản chất xã hội và hình thành nhân cách của mình từ sựtổng hòa các mối quan hệ xã hội mà họ tồn tại Do đó, việc hiểu được tính khíđặc trưng của mỗi cá nhân sẽ giúp sử dụng đúng người, từ đó có hướng đào tạo,bồi dưỡng cho họ Mỗi người cũng phải hiểu rõ tính khí của mình để tự bồidưỡng, phát huy những tính khí thích hợp và kiềm chế những biểu hiện tiêu cực,không thích hợp

Hai là, bản lĩnh chính trị được hình thành do sự tự học tập, rèn luyện của

bản thân cùng với sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội

Học tập có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển củabản lĩnh chính trị Bản lĩnh của con người nói chung, ngoài những yếu tố kháchquan tác động thì học tập và rèn luyện của chính họ là phần quan trọng trongviệc hình thành bản lĩnh của cá nhân con người Bản lĩnh chính trị cũng vậy,mỗi con người muốn có bản lĩnh chính trị vững vàng thì phải học tập về chuyênmôn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, không ngừng học tập các quan điểm,đường lối, chủ trương của chính đảng mà mình tham gia, cống hiến, đồng thờiphải tham gia một cách tích cực vào các hoạt động chính trị để tích lũy thêmnhững kinh nghiệm

Trang 24

Bản lĩnh chính trị của mỗi người được hình thành và phát triển trongnhững môi trường xã hội nhất định, trong những cộng đồng xã hội nhất định mà

họ là thành viên, trong đó gia đình là nơi có ảnh hưởng đầu tiên, trực tiếp vàmạnh mẽ nhất đến sự hình thành bản lĩnh chính trị của con người Giáo dục conngười phải bắt đầu từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời Bởi khoảng thờigian đầu đời là cơ hội thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức đối với một công dântương lai khi mà sự trong sáng trong tâm hồn họ là “miếng đất tốt “để gieo" hạtgiống “giá trị đạo đức", để từ đó sẽ “nẩy mầm" những phẩm chất đạo đức caođẹp của con người Một con người có đạo đức, dám hy sinh vì người khác,không hám danh, hám lợi, là người dám đấu tranh vì lẽ phải, vì sự công bằng,dám bảo vệ cái đúng, dám làm những việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng

Người không có đạo đức thì không thể có bản lĩnh nói chung và bản lĩnhchính trị nói riêng Sự giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong giáodục đạo đức con người, do đó gia đình là cái nôi rèn luyện, trao dồi và phát triểnbản lĩnh con người Đến khi trưởng thành, nhà trường và xã hội, bằng cách trựctiếp hoặc gián tiếp cung cấp cho họ những hiểu biết, trình độ học vấn và thế giớiquan nhất định để góp phần vào việc hình thành bản lĩnh chính trị của conngười Mỗi người sẽ tự sàng lọc, tiếp thu tri thức từ nhà trường và xã hội để hìnhthành nên tình cảm, niềm tin, ý chí và hành vi chính trị phù hợp với các yêu cầu

và chuẩn mực của xã hội

Ba là, bản lĩnh con người được hình thành từ thực tiễn chính trị

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh rằng hoạt động thực tiễn của conngười đã làm cho lịch sử của loài người vận động và phát triển không ngừng.Bằng những hoạt động thực tiễn, con người cải tạo hiện thực theo nhu cầu lợiích của mình đồng thời cải tạo chính mình Nhờ hoạt động thực tiễn, nhận thứccon người ngày càng được nâng lên và củng cố vững chắc, từ cơ sở nhận thứcthực tiễn mà con người tìm ra nhiều cách thức, phương pháp tác động vào thế

Trang 25

giới có hiệu quả hơn Con người không ngừng hoàn thiện, nâng cao các phẩmchất của mình đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn và hoàn thiện nhân cách.

Con người có được kinh nghiệm, bộc lộ được bản thân mình nhờ hoạt động thực tiễn.

Bản lĩnh chính trị của con người chỉ hình thành và phát triển trong xã hội

có sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị Bản lĩnh chínhtrị của mỗi người, mỗi cộng đồng người cũng vận động và phát triển Nhữngnhân tố cấu thành bản lĩnh chính trị ngày càng được xây dựng vững chắc qua rènluyện, thử thách Bản lĩnh chính trị là kết quả của một quá trình rèn luyện, thửthách trong hoạt động thực tiễn chính trị Chỉ có từ thực tiễn hoạt động chính trị,con người mới hình thành và phát triển bản lĩnh chính trị của mình

Bốn là, bản lĩnh chính trị của con người là sự kế thừa và phát triển tinh thần, truyền thống của cộng đồng, dân tộc

Kế thừa là quy luật phát triển của mọi sự vật, hiện tượng Nó phản ánh sựvận động không ngừng của thế giới Sự vận động phát triển của chính trị là mộtdòng chảy với những bước thăng trầm khác nhau Biện chứng vận động pháttriển của chính trị bao hàm trong đó nhân tố của sự phủ định, nhưng không phải

là sự phủ định sạch trơn, mà là sự phủ định coi như vòng khâu của sự liên hệ,vòng khâu của sự phát triển Con người là một sinh vật có tính tộc loài, có tính

xã hội, đương nhiên những phẩm chất xã hội của nó cũng tuân theo con đườngbiện chứng trên

Sự hình thành và phát triển bản lĩnh chính trị của mỗi người cũng khôngtách rời hoặc nằm ngoài sự hình thành, vận động và biến đổi của đời sống chínhtrị của một xã hội có giai cấp Một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc nhất định,bản lĩnh của con người chịu sự chi phối ở nhiều mức độ khác nhau của quá trìnhhình thành và phát triển bản lĩnh dân tộc Và ngược lại, bản lĩnh một cộng đồng,một giai cấp, một dân tộc lại do bản lĩnh của cá nhân tạo nên Bản lĩnh chính trịcũng như vậy

Trang 26

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành nênbản lĩnh và bản lĩnh chính trị của dân tộc ta Và cũng chính nhờ có bản lĩnh đó

mà ông cha ta đã tạo dựng và gìn giữ non sông Việt Nam chúng ta cho đến ngàyhôm nay Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam mà mỗi người có thểtiếp nhận để hình thành bản lĩnh chính trị là lòng yêu nước, ý thức tự tôn dântộc, tinh thần tự lực tự cường, tính cần cù sáng tạo, sự linh hoạt mềm dẻo, tinhthần đoàn kết Đó là những phẩm chất được hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử,những phẩm chất đó khiến cho kẻ thù dù hung hãn và tàn bạo đến đâu cũng phảilùi bước và nể phục Những giá trị này là những nội dung cơ bản trong bản lĩnhchính trị của con người chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại

1.2 B n lĩnh chính tr c a thanh niên Vi t Nam ả ị ủ ệ 1.2.1 Vấn đề bản lĩnh của thanh niên

Thanh niên là lực lượng xã hội đông đảo, giàu tiềm năng, là nguồn lực tolớn của sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước Cóthể nói trong tiến trình phát triển của lịch sử, ở bất cứ thời đại nào thanh niêncũng luôn luôn là người đi đầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị vàkinh tế, văn hóa và xã hội mà lịch sử đặt ra

Thanh niên là lớp người chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, cho nên đòihỏi thanh niên phải có bản lĩnh để bước “vào đời" Bản lĩnh thanh niên đượchình thành từ việc giáo dục trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội, từ việctham gia các hoạt động xã hội đến việc rèn luyện của cá nhân Bản lĩnh thanhniên trên cơ sở tri thức, trí tuệ và nhân cách, ở những khía cạnh nhất định, bảnlĩnh lại gắn chặt với tri thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức lối sống tốt đẹp.Thanh niên có bản lĩnh và được xã hội thừa nhận là những con người có phẩmchất, nhân cách, trí tuệ và hoàn thành những yêu cầu mà xã hội đặt ra Trongtừng thời kỳ lịch sử, bản lĩnh của thanh niên có thể khác nhau, thể hiện ở những

tư tưởng khác nhau, song những giá trị cơ bản vẫn không thay đổi

Trang 27

Bản lĩnh thanh niên là tập hợp của nhiều đức tính, nhưng quan trọng nhất

là mấy đức tính sau đây:

- Dám nghĩ, dám nói, dám làm theo quan niệm mà mình tin là đúng, không

bị bất cứ áp lực nào làm nhụt chí và dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

- Có tính độc lập cao, không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác

- Không cầu an, không ngại khó, không chùn bước trước những trở lực

- Có chí lớn dám chấp nhận mạo hiểm để đạt tới mục tiêu đã chọn

- Đầu óc khoáng đạt, cởi mở với cái mới, không bảo thủ, cố chấp, cũngkhông tủn mủn, hẹp hòi [42; 16]

Bản lĩnh con người nói chung mang tính xã hội và lịch sử Khi mới đượcsinh ra, con người chưa có ngay bản lĩnh, người ta phải rèn luyện mới trở nên cóbản lĩnh Tâm lý học mac-xít coi vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành vàphát triển nhân cách là tập hợp các mối quan hệ xã hội và những dạng hoạt động

mà nhân cách thực hiện trong quá trình phát triển của mình Bản lĩnh thanh niên

là bộ phận trong tổng thể nhân cách thanh niên, có liên quan đến đạo đức lốisống và nổ lực của thanh niên Người thanh niên có bản lĩnh là người kiên trìphấn đấu đến cùng cho mục đích của mình, vượt lên mọi hoàn cảnh và số phận

để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn

1.2.2 Những nội dung chủ yếu trong bản lĩnh chính trị của thanh niên

Bản lĩnh chính trị của thanh niên là một phần trong bản lĩnh chính trị của

cá nhân con người, là những biểu hiện của nhân cách thanh niên trên lĩnh vựchoạt động chính trị Người thanh niên có bản lĩnh chính trị là người có lậptrường giai cấp vững vàng, không bị dao động, hoang mang trước những hoàncảnh khó khăn, phức tạp và những tình huống chính trị không thuận lợi; là ngườibình tĩnh, tự tin, biết chọn những phương án tối ưu để thực hiện những hành vichính trị có hiệu quả nhất Bản lĩnh chính trị của thanh niên có thể biểu hiện ở

Trang 28

những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, sớm xác định và xác định đúng mục tiêu, lý tưởng chính trị của cuộc sống

Lý tưởng chính trị là mục tiêu phấn đấu cao nhất của mỗi chủ thể chínhtrị, lý tưởng chính trị định hướng cho hoạt động chính trị, không có lý tưởngchính trị thì người ta không có phương hướng, ý thức và hành vi chính trị Lýtưởng chính trị do tri thức chính trị quy định, tri thức chính trị đúng đắn sẽ là cơ

sở cho sự lựa chọn lý tưởng chính trị đúng đắn Lý tưởng chính trị đến lượt mìnhđịnh hướng tư tưởng, tình cảm, ý chí chính trị và hoạt động chính trị trong thựctiễn Khi đã xác định đúng mục tiêu, lý tưởng chính trị thì cần phải nắm vữngquy luật vận động và phát triển của chính trị, từ đó chủ động, sáng tạo trong mọitình huống chính trị để thực hiện những mục tiêu lý tưởng chính trị đã lựa chọn

Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu cho người thanh niên Việt Nam yêunước sớm xác định đúng đắn lý tưởng chính trị và kiên trì thực hiện thắng lợi lýtưởng chính trị đã lựa chọn Từ lý luận và thực tiễn, Người đã chọn con đườngcứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, conđường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, con đường xây dựng đấtnước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh

Thứ hai, kiên trì và dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị đã đề ra.

Người thanh niên có bản lĩnh chính trị là người có đủ dũng khí đươngđầu với mọi khó khăn, thách thức với bản thân và với mọi hoàn cảnh, dám nghĩ,dám làm và dám chịu trách nhiệm trong hoạt động xã hội và hoạt động chính trị

Có những quyết định táo bạo, đột phá để vượt qua những cam go và bế tắc đểtạo ra bước ngoặt cho sự phát triển; đủ sức vượt qua nguy cơ và thách thứcđồng thời còn biết tạo ra những lợi thế cho bản thân để vượt qua những thách

Trang 29

thức, tìm mọi cách để thực hiện bằng được những mục tiêu chính trị đã đề ra.Trên con đường đi tới mục tiêu đó, có thể có vô vàn gian khổ, khó khăn, thậmchí có khi tạm thời thất bại, nhưng gian khổ, khó khăn không làm họ nhụt chí,thất bại tạm thời không làm họ nản lòng Trái lại, họ quyết vượt qua mọi khókhăn, dù có làm đi làm lại nhiều lần để hoàn thành nhiệm vụ họ cũng làm

Thứ ba, nhanh chóng tiếp thu những tri thức lý luận và những kinh nghiệm trong hoạt động chính trị để đưa các tri thức và kinh nghiệm đó vào thực tiễn

Tri thức lý luận và kinh nghiệm chính trị bao gồm số lượng và chất lượngcủa lý luận và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình hoạt động chính trị.Trong đó, tri thức lý luận chính trị giữ vai trò chi phối, có tính quyết định Tuynhiên, kinh nghiệm chính trị là cơ sở quan trọng để có thể tiếp thu, khái quátthực tiễn thành lý luận khoa học Hồ Chí Minh nói: “Lý luận là sự tổng kếtnhững kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và

xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử [30; 491] Những tri thức thuộc về bảnchất và quy luật cùng với những kinh nghiệm điển hình và các phương thứcchính trị đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành thế giới quan và phươngpháp luận cho hoạt động chính trị của người thanh niên Trong hoạt động chínhtrị, tri thức lý luận càng cao, càng phản ánh đúng bản chất và quy luật vậnđộng chính trị; kinh nghiệm chính trị càng phong phú, được đúc kết, kiểmnghiệm trong thực tiễn, càng giúp thanh niên nâng cao nhận thức, khả năng tưduy để tạo niềm tin và ý chí chính trị của mình

Thứ tư, tự tin vươn lên làm chủ tri thức về khoa học và công nghệ hiện đại

Tự tin là một phẩm chất tâm lý quan trọng trong mỗi con người Phải tựtin vào khả năng và phẩm chất của mình để hành động có hiệu quả Tự tingiúp cho con người minh mẫn, tỉnh táo và nhạy cảm trước mọi tình huống củacuộc sống, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách

Trang 30

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện đại,đang tạo ra sự biến đổi lớn không những trong đời sống kinh tế - kỹ thuật màcòn trong cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa và xã hội Khoa học- công nghệhiện đại đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đòi hỏi mỗicon người, quốc gia, dân tộc phải rất nhanh nhạy để thích ứng và vươn lên làmchủ Trình độ làm chủ khoa học - công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định sựphát triển của các dân tộc Nó vừa là đòi hỏi khách quan, vừa thể hiện ý chí,lòng tự trọng của mỗi quốc gia, dân tộc Đối với nước ta, để nhanh chóng thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng taphải nhanh chóng ứng dụng và làm chủ khoa học- công nghệ hiện đại Trong sựnghiệp ấy, thanh niên phải là lớp người đi tiên phong, nhanh chóng nắm vữngnhững thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại để đưa đất nước tiến lên giàumạnh, văn minh Phải chăng đây là những yêu cầu mới trong bản lĩnh và bảnlĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay.

Tự tin vươn lên chiếm lĩnh và làm chủ khoa học - công nghệ hiện đại, làmchủ trí tuệ chính là phương thức tốt nhất để tự làm chủ bản thân, làm chủ tươnglai và góp phần làm chủ vận mệnh của quốc gia, dân tộc Làm chủ trí tuệ, nguồntài sản vô giá của nhân loại chính là hướng đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong bản lĩnh chính trị của thanh niên, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa vàkinh tế tri thức hiện nay

1.2.3 Cơ sở hình thành bản lĩnh chính trị của thanh niên

Bản lĩnh chính trị của con người nói chung và của thanh niên nói riêngkhông phải là bẩm sinh, tự nhiên mà có, mà phải là kết quả của một quá trìnhrèn luyện của mỗi cá nhân Bản lĩnh chính trị của thanh niên được hình thành vàphát triển do nhiều yếu tố khác nhau tác động Đó là sự học tập, rèn luyện, tudưỡng và phấn đấu không mệt mỏi của bản thân người thanh niên với nhữngđiều kiện khách quan bên ngoài tác động nên Bản lĩnh chính trị của thanh niên

Trang 31

được hình thành chủ yếu trên các cơ sở sau:

Một là, những tiền đề tâm - sinh lý của thanh niên.

Mỗi người được sinh ra, lớn lên đều có những tính khí khác nhau, nó lànền tảng về bản chất của tâm- sinh lý của con người Mỗi người có tính trầmtĩnh hay sôi nổi hoạt bát, tính lạc quan hay bi quan, trung thực hay giả dối, dũngcảm hay yếu hèn Những yếu tố này chịu sự chi phối của các quy luật sinh họccũng như quy luật của xã hội, môi trường hoạt động chính trị và từ đó đã tạo nên

cá tính của bản thân mỗi người và những cá tính này có ảnh hưởng, tác động tớiviệc hình thành bản lĩnh chính trị của từng người Những người có tính tình ủy

mị, yếu đuối thì khó có thể có được bản lĩnh nói chung cũng như bản lĩnh chínhtrị nói riêng

Hai là, sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội và sự tự rèn luyện của thanh niên.

Bản lĩnh chính trị của mỗi người được hình thành bắt đầu từ sự giáo dụccủa gia đình và người thanh niên cũng nằm trong quy luật đó Ngay từ thời thơ

ấu, sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng tới việc hình thành bản lĩnh của conngười Sống trong một gia đình luôn có sự giáo dục về lòng trung thực, sự hysinh cao cả cho người khác, có lòng vị tha, khoan dung, độ lượng… sẽ là cơ sở

để hình thành nên bản lĩnh dám đấu tranh vì lẽ phải, tình nguyện làm những việc

vì cộng đồng không hám danh, hám lợi Sự giáo dục của gia đình đóng vai tròrất lớn trong việc giáo dục đạo đức của con người Thông qua gia đình, bản lĩnh,nhất là bản lĩnh chính trị của con người được giáo dục, rèn luyện và phát triển

Sự giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao trình độ nhận thức cũngnhư nhân cách, phẩm chất đạo đức cho con người, gián tiếp góp phần hình thànhbản lĩnh nói chung và bản lĩnh chính trị nói riêng của mỗi thanh niên Đối với xãhội, thông qua dư luận, định hướng cũng như môi trường tác động, mỗi thanh

Trang 32

niên có sự nhận thức, điều chỉnh hành vi, ý chí, tình cảm, niềm tin của mình chophù hợp với yêu cầu của xã hội Trên cơ sở đó bản lĩnh chính trị của họ cũng sẽđược hình thành và phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội.Ngoài ra, bản lĩnh chính trị của thanh niên được hình thành còn do sự tự rènluyện của bản thân thanh niên Để có được bản lĩnh chính trị, thanh niên phải cốgắng tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt phấn đấu và vươn lên.

Ba là, hoạt động thực tiễn chính trị của thanh niên

Thực tiễn hoạt động chính trị là môi trường tốt nhất để người thanh niênhình thành và phát triển bản lĩnh chính trị của mình Nếu thiếu hoạt động thựctiễn thì con người khó có thể có được bản lĩnh, phải trải qua hoạt động thực tiễnthì mới thấy được những thành công hay thất bại, lúc đó bản lĩnh mới được hìnhthành và phát triển Hoạt động chính trị qua thực tiễn cung cấp cho người thanhniên những tri thức về đời sống chính trị sinh động, những kinh nghiệm chính trịquý báu, đồng thời cũng giúp họ bộc lộ những khả năng, ưu điểm và những tồntại, thiếu sót để khắc phục

Những cơ sở trên có tác động qua lại lẫn nhau góp phần vào việc hìnhthành bản lĩnh chính trị của thanh niên, ngoài ra còn có sự tác động của các điềukiện về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, của môi trường chính trị mà người

đó đang sống, làm việc Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ đóng vai trò tác độngchứ không quyết định đến việc hình thành bản lĩnh chính trị của thanh niên, chỉ

có sự nỗ lực phấn đấu học tập, nghiên cứu, rèn luyện và qua công tác thực tiễnmới là điều kiện quyết định đến việc hình thành bản lĩnh chính trị của ngườithanh niên

1.2.4 Quan niệm về bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam

Cũng như các quan niệm về bản lĩnh, bản lĩnh chính trị của con người nóichung, từ trước tới nay có rất ít nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về vấn đề bản

Trang 33

lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam một cách chi tiết, cụ thể, chỉ đưa ra một

số quan niệm chung nói về nhân cách, lý tưởng, niềm tin, hoài bão… của thanhniên Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam và những hành động không ngại khó khăn, gian khổ của thanh niêntrong học tập, lao động, trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Có thể thấy một số quan niệm sau:

Bản lĩnh chính trị của thanh niên là nhân cách chủ yếu của thanh niêntrên lĩnh vực chính trị Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.Nhân cách của thanh niên là một chỉnh thể bao gồm tất cả các phẩm chất xã hội,năng lực thể chất và năng lực nghiệp vụ chuyên môn Trong đó phẩm chất chính

trị và đạo đức, lối sống là những phẩm chất cơ bản và rất quan trọng [42; 189].

Bản lĩnh chính trị của thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay là sựkiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội do Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.Trong đó trước hết có sự thể hiện rõ ràng sự vững vàng niềm tin vào mục tiêu, lýtưởng của Đảng, vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân; là ý thức, trách nhiệmtrong học tập, lao động để tạo ra cho mình có đủ trí tuệ, trình độ học vấn, tàinăng, ý chí góp sức vào xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống

ấm no, tự do, hạnh phúc [5; 55]

Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam:

Là sự kiên định lý tưởng phấn đấu, sống với nhiệt huyết trong hành động,luôn làm chủ bản thân bằng sự hiểu biết của mình trên cơ sở những kiến thứckhoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhân văn để không bị lôi cuốn vào nhữngcám dỗ tầm thường, không ảo tưởng nhưng cũng không thực dụng, biết phải làm

gì để cống hiến cho đất nước, cho xã hội… Bản lĩnh chính trị của thanh niên tangày nay còn là sự phấn đấu không mệt mỏi để hoàn thiện nhân cách mà cốt lõi

là đạo đức, là sự vươn tới chân, thiện, mỹ, là “vừa hồng, vừa chuyên” [46; 103]

Như vậy, có thể hiểu bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam là sự

Trang 34

kiên định lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng củaĐảng và của dân tộc, không ngừng rèn luyện và tu dưỡng, có ý thức tráchnhiệm trong học tập và lao động, không ngại khó khăn, gian khổ để góp tàinăng và sức trẻ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam đòi hỏi người thanh niên phải

có khả năng nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn đối với đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tinh thần đấu tranh vì sựnghiệp cách mạng, không dao động trước những cám dỗ, có niềm tin vào mụctiêu, lý tưởng của Đảng, vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vào thắng lợi của

sự nghiệp đổi mới đất nước

1.2.5 Sự hình thành bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam trong lịch sử (nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,nhân dân ta đã chứng minh sức sống và bản lĩnh của mình, đã lớn lên trong môitrường đầy thiên tai và địch họa để xây dựng đời sống, bảo vệ nền độc lập, tựchủ, phát triển trí tuệ và tài năng, tạo ra những giá trị cao đẹp trên mọi lĩnh vựccủa cuộc sống cộng đồng dân tộc Trong tiến trình lịch sử đó, thanh niên lànguồn lực, là sức mạnh của dân tộc, là lớp người có bản lĩnh và trí tuệ để thựchiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khi bị xâm lăng vàlao động xây dựng đất nước khi hòa bình Đồng thời cũng chính từ những hoàncảnh đó đã góp phần hình thành nên bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam,bản lĩnh đó được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng thời kỳ, từng giai đoạncủa lịch sử Tuy nhiên, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấpcông nhân và Đoàn Thanh niên Cộng sản - nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam ra đời thì bảnlĩnh chính trị của thanh niên mới được thể hiện rõ nét và nâng lên tầm cao mới

Trang 35

Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lãnhđạo các tầng lớp thanh niên Việt Nam đấu tranh giành độc lập, tự do cho dântộc Từ chỗ chỉ có “những cuộc đời con nước và cách mạng Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Ái Quốc đầu những năm 1920; người thanh niên yêu nước Phạm HồngThái - tiếng bom báo hiệu những bão táp của cách mạng Việt Nam những năm

1924, 1925 đến lớp lớp những người thanh niên yêu nước được lãnh tụ Nguyễn

Ái Quốc giáo dục và rèn luyện thành những hạt giống của cách mạng ViệtNam Tổ chức tiền thân của Đảng ta cũng chính là tổ chức của thanh niên và

do thanh niên - tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội với tiếngnói là báo “Thanh niên” Có thể thấy, bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam

từ khi có Đảng, có Đoàn lãnh đạo được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực, trong

sự lựa chọn hệ ý thức tư tưởng, mục tiêu lý tưởng theo đuổi cũng như trong cáchoạt động thực tiễn Khi lựa chọn cho mình con đường cách mạng chính là lúc

họ đã được giác ngộ về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cho

dù có phải vượt qua những khó khăn gian khổ, thậm chí phải hy sinh thì với sựlựa chọn đó và bằng một bản lĩnh chính trị đã được tôi luyện trong thực tiễn

Trong các cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảnlĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam được hình thành và phát triển trong chiếnđấu ác liệt ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, ở miền Nam cũng như ở miềnBắc Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta từ khi có Đảng Cộng sản, ĐoànThanh niên Cộng sản lãnh đạo đã chứng kiến bao thanh niên như: Lý Tự Trọngvới “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không cócon đường nào khác”, Nguyễn Viết Xuân với “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”,

La Văn Cầu, trong một phút quyết định của trận chiến có thể chặt đứt một cánhtay để dễ dàng chiến đấu tiêu diệt địch, cùng Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thị HồngGấm, Võ Thị Sáu… và biết bao con người khác đã góp phần làm nên một bảnlĩnh Việt Nam Đó là những tấm gương cho những thanh niên Việt Nam rèn

Trang 36

luyện, xây dựng và hình thành nên bản lĩnh chính trị của mình Trong nhữngnăm tháng chiến tranh ác liệt chống ngoại xâm, thanh niên ta luôn luôn là lớpngười xung kích, biết bao tấm gương anh dũng hy sinh ở lứa tuổi thanh niên đãtrở thành biểu tượng cho bản lĩnh của dân tộc - bản lĩnh Việt Nam “Cuộc đờiđẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” [Lê Mã Lương] là bản lĩnh, bản lĩnhchính trị của thanh niên Việt Nam.

Mỗi thời kỳ cách mạng do mục tiêu cần đạt tới có những thay đổi nên bảnlĩnh chính trị của thanh niên cũng có những đòi hỏi khác nhau Trong các cuộckháng chiến cứu nước là chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc thì ngàynay là phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh Các phong trào vượt khó học tập, lập thân lậpnghiệp là điều kiện và cơ hội để thanh niên hình thành, thể hiện và khẳng địnhbản lĩnh chính trị của mình Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam khôngchỉ là lòng dũng cảm, đức hy sinh mà còn có tính năng động, sáng tạo, dám nghĩdám làm được xác lập trên một nền tảng tri thức sâu rộng, cùng với tính năngđộng, nhạy bén trong hoạt động thực tiễn sẽ là những cơ hội để thanh niên pháthuy bản lĩnh chính trị của bản thân, đáp ứng những đòi hỏi của nhiệm vụ cáchmạng đặt ra

1.2.6 Những đặc trưng chủ yếu của bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam

Một là, sự vững vàng, kiên định về quan điểm, lập trường chính trị.

Người có bản lĩnh chính trị phải là người vững vàng, kiên định trướcnhững biến động chính trị - xã hội, trước những nguy cơ và thời cơ Để luôn có

sự vững vàng, kiên định thì người đó phải có ý chí mạnh mẽ, vượt qua mọi khókhăn, thử thách, kiên trì thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra

Trang 37

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng ý chí nảy sinh và phát triển từ điều kiệnsống và hoạt động của cá nhân, nó phụ thuộc vào quan điểm tư tưởng và quanniệm sống của từng người, ý chí không bao giờ tồn tại ngoài hành động của conngười Bản chất của ý chí là ở chỗ con người trên cơ sở nhận thức được quy luật

tự nhiên và xã hội mà chủ động tích cực biến đổi mình và hiện thực khách quannhằm đáp ứng nhu cầu của mình và xã hội Theo đó sự vững vàng và kiên địnhcủa người có bản lĩnh chính trị gắn liền với niềm tin vào sự tất thắng của lýtưởng chính trị mà mình theo đuổi

Sự vững vàng về quan điểm lập trường của thanh niên Việt Nam là sựvững vàng tin tưởng vào những vấn đề về quan điểm, đường lối chủ trương củaĐảng Cộng sản Việt Nam Đó là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,

là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và dân tộc, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh là kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Sự kiên định củathanh niên Việt Nam là sự kiên định quyết tâm xây dựng đất nước theo conđường xã hội chủ nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh

Hai là, sự chủ động và sáng tạo trong thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính trị.

Người có bản lĩnh chính trị luôn độc lập, tự chủ, chủ động sáng tạo tronghành động Sự độc lập trong suy nghĩ và hành động là một phẩm chất xã hộiđược hình thành trong quá trình hoạt động, thể hiện khả năng tự đặt mục đích,nhiệm vụ hành động, tự điều khiển bản thân, có sự nỗ lực cao về trí tuệ, thể lựctrong quá trình hoạt động Sự chủ động, sáng tạo thể hiện việc luôn tìm mọicon đường, hình thức và biện pháp cần thiết để vượt qua mọi khó khăn, trởngại nhằm thực hiện bằng được mục đích chính trị mà mình theo đuổi

Nhạy bén là yếu tố quan trọng phản ánh khả năng, trình độ nắm bắt diễnbiến của tình hình thực tiễn Người nhạy bén chính trị là người có tầm nhìn xa,trông rộng, phát hiện, dự kiến kịp thời mọi biến động của tình hình chính trị để

Trang 38

từ đó có những phương hướng giải pháp cụ thể đối phó với tình hình Nếukhông có nhạy bén chính trị sẽ dẫn đến bị động, lúng túng, thậm chí mấtphương hướng nhất là trong những tình huống chính trị phức tạp.

Thanh niên Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh dìu dắt trong hoạt động của mình đã có niềm tinmãnh liệt vào lý tưởng cộng sản, vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trungthành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, có niềm tin vào sức mạnh của chínhnghĩa, vào nhân dân và vào chính bản thân mình Điều này giúp thanh niên tựkhẳng định mình với tư cách là một chủ thể độc lập, biết khơi dậy và cống hiếncông sức của mình vào các hoạt động chính trị - xã hội, luôn say mê, tìm tòichân lý trong thực tiễn hoạt động chính trị

Ba là, xung kích, tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, của dân tộc.

Xung kích là một thuộc tính đặc thù của thanh niên, người thanh niên cóbản lĩnh chính trị luôn là người có tinh thần xung kích, tình nguyện và tinh thầncách mạng tiến công Môi trường hoạt động chính trị - xã hội luôn đòi hỏi ngườithanh niên phải có chí tiến thủ, nghị lực sống phi thường, lạc quan cách mạng,dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động nhất

là trong chiến đấu, học tập và lao động sản xuất

Trong chiến đấu, tính xung kích của thanh niên được thể hiện ở sự dũngcảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, tình nguyện vào những nơi khó khăn giankhổ nhất để quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Trong học tập,thanh niên luôn đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sángchế, thường xuyên học tập và rèn luyện, tiếp thu, nắm bắt kiến thức mới để phục

vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học Trong lao động sản xuất, sựxung kích, tình nguyện của thanh niên được thể hiện với tinh thần dám nghĩ,dám làm, tinh thần tự lực, tự cường với tác phong lao động công nghiệp, có ý

Trang 39

thức tổ chức kỷ luật, có kỹ thuật và năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Như vậy, những đặc trưng chủ yếu của bản lĩnh chính trị của thanh niênViệt Nam được biểu hiện ở sự vững vàng, kiên định, sự cảm nhận sâu sắc vàniềm tin mãnh liệt vào lý tưởng, vào tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản Sự độc lập tự chủ, sáng tạo trong suy nghĩ và hànhđộng, tính xung kích, tình nguyện thể hiện ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ củangười thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dântộc, phát huy vai trò xung kích trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từnggiai đoạn cách mạng và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa

1.3 Tính t t y u nâng cao b n lĩnh chính tr cho thanh ấ ế ả ị niên trong giai đo n hi n nay ạ ệ

1.3.1 Công cuộc đổi mới toàn diện theo con đường xã hội chủ nghĩa

và việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên

Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đấtnước Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới Việt Nam kiên trì chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đi theo con đường mà HồChí Minh đã lựa chọn Thực hiện đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam cónhững đặc điểm chủ yếu sau đây:

Một là: đất nước đã thu được những thành tựu cơ bản.

Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh khốc liệt để lại hậu quả nặngnề; các thế lực phản động chống phá quyết liệt nhằm phủ nhận thành quả cáchmạng Việt Nam khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội Dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã vượt qua được nhữngthử thách đó, đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, bước vào thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 40

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộngđồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển

Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển vớinhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực Tình hình chính trị của đấtnước luôn luôn giữ được ổn định Tình hình xã hội có tiến bộ Đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Vị thế của đất nướckhông ngừng được nâng cao trên trường quốc tế Thế và lực của đất nước tamạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tụcphát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bềnvững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho Việt Nam trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoahọc và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đượctăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hìnhthành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao

Hai là: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau.

Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội lớn để pháttriển của đất nước Đó là lợi thế so sánh để phát triển do nhiều yếu tố, trong đóyếu tố nội lực là hết sức quan trọng Những cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đitắt, đón đầu, tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và côngnghệ trên thế giới Thực hiện đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh, quan hệ đốingoại rộng mở và tăng cường hợp tác quốc tế theo phương châm độc lập tự chủ,

đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác các bên đều có lợi trên cơ sở tôn trọng cácquyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia-dân tộc là độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ Mặt khác, chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cả

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Bằng, Nguyễn Hồng Thanh (2005), Tình hình thanh niên Việt Nam thế kỷ XX – những sự kiện quan trọng nhất, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thanh niên Việt Nam thếkỷ XX – những sự kiện quan trọng nhất
Tác giả: Phạm Bằng, Nguyễn Hồng Thanh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
2. Lê Bỉnh (2004), Những nhân tố tác động đến quá trình nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Đảng, cán bộ chính trị trong quân đội ta hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, [4] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố tác động đến quá trình nâng cao bản lĩnhchính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Đảng, cán bộchính trị trong quân đội ta hiện nay
Tác giả: Lê Bỉnh
Năm: 2004
3. Nguyễn Văn Buồm (2005), Tình hình thanh niên Việt Nam, số liệu và phân tích, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thanh niên Việt Nam, số liệu và phântích
Tác giả: Nguyễn Văn Buồm
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
4. Dương Quốc Dũng (1999), Nâng cao bản lĩnh người cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin khoa học và kỹ thuật biên phòng, [5] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao bản lĩnh người cán bộ cách mạngtheo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Dương Quốc Dũng
Năm: 1999
5. Dương Tự Đam (2000), Bản lĩnh thanh niên, sinh viên ngày nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh thanh niên, sinh viên ngày nay
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb Thanhniên
Năm: 2000
6. Dương Tự Đam (2003), Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ ChíMinh
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
7. Dương Tự Đam (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanhniên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb Thanhniên
Năm: 2005
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Kỷ yếu hội thảo – Đoàn Thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo – ĐoànThanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2006
12. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), 75 năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vinh quang và trách nhiệm, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 75 năm Đoàn Thanh niên"Cộng sản Hồ Chí Minh, vinh quang và trách nhiệm
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2006
13. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2002 – 2007, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hình thanhniên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2002 – 2007
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanhniên
Năm: 2007
14. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và các phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 – 2007 , Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết côngtác đoàn và các phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 – 2007
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: NxbThanh niên
Năm: 2007
15. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Những nội dung cơ bản Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung cơ bảnNghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2008
16. Vũ Minh Đức (Chủ biên) (2006), Nâng cao bản lĩnh chính trị của bộ đội tác chiến điện tử trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao bản lĩnh chính trị của bộ độitác chiến điện tử trong tình hình mới
Tác giả: Vũ Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2006
17. Nguyễn Đình Gấm (1999), Giáo dục nhân cách cho thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Tâm lý học, [5] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách cho thanh niên trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Nguyễn Đình Gấm
Năm: 1999
18. Trần Văn Giàu (2004), Bản lĩnh Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Con người, [4] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 2004
19. Mai Trung Hậu (2005), Bản lĩnh Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, [18] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh Hồ Chí Minh
Tác giả: Mai Trung Hậu
Năm: 2005
20. Đỗ Đức Hinh (2004), Bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, [5] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh và Đảng ta trongtiến trình cách mạng Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Hinh
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w