Thực trạng bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 67)

- Truyền thống lịch sử thành phố Cần Thơ

2.2.1. Thực trạng bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ hiện nay

Bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ là những hoạt động của thanh niên Cần Thơ trên lĩnh vực chính trị, là sự kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng bản thân, có ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động, không ngại khó khăn, gian khổ để góp tài năng và sức trẻ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tìm hiểu thực trạng bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ hiện nay chính là tìm hiểu tình hình tư tưởng, hoài bão của thanh niên, ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên cũng như sự nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên; tìm hiểu sự kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước. Bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới có thể được thể hiện qua các mặt cơ bản sau đây:

- Về tư tưởng, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên

Những thay đổi to lớn, tích cực về kinh tế - xã hội do kết quả của công cuộc đổi mới và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang lại đã tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên Cần Thơ. Thanh niên ngày càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới và sự phát triển của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa, phần lớn đoàn viên thanh niên vẫn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào mục tiêu và lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa của Đảng, của Đoàn. Sự ủng hộ và niềm tin này không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được

thể hiện trong hành động qua sự hưởng ứng thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia vào các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Có thể thấy một số phong trào lớn như: “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”… và sự tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương.

Có thể chứng minh những nhận định trên qua các điều tra, khảo sát thực tế sau đây:

Tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2002 - 2007 cho thấy, qua khảo sát, lấy ý kiến của 2000 thanh niên của 8 tỉnh, thành phố về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước hiện nay cho thấy: “phần lớn thanh niên (72%) cảm thấy lạc quan, phấn khởi nhưng cũng có nhiều băn khoăn, 22,7% lạc quan, phấn khởi, 5,3% bi quan, lo lắng. Lý do băn khoăn của thanh niên tập trung chủ yếu vào những vấn đề tiêu cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội” [13; 16].

Về nhận thức và thái độ của thanh niên đối với công cuộc đổi mới, cũng qua kết quả khảo sát của Trung ương Đoàn ở một số tỉnh, thành, trong đó có Cần Thơ, có 71,6% hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và tích cực tham gia, 26% thanh niên có quan tâm đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng không hy vọng vào vai trò của mình, có 1,9% thanh niên ít quan tâm và cho đó là trách nhiệm của người khác và 0,5% khó trả lời… Vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam hầu hết ý kiến được hỏi (94,6%) cho rằng hội nhập là rất cần thiết, chỉ có 1,2% cho rằng hội nhập là không cần thiết và 4,2% còn lại thì cho rằng hội nhập hay không đều được [13; 19-20]. Những nhận thức đúng đắn và tin tưởng sâu sắc vào công cuộc đổi mới của đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng, của Đoàn, sự quản lý của nhà nước... trong điều kiện khó khăn và phức tạp của xã hội ta hiện nay thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của thanh

niên Việt Nam.

- Về ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên

Về ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên, cũng theo kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn đoàn viên, thanh niên có nguyện vọng vào Đảng, vào Đoàn với mục đích, động cơ trong sáng. Đó là: 77,8% đoàn viên và 68,2% thanh niên phấn đấu vào Đảng, vào Đoàn là để có điều kiện và môi trường phấn đấu rèn luyện, là niềm vinh dự tự hào. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng vào Đảng, vào Đoàn là để có cơ hội thăng quan tiến chức (21,6% đoàn viên và 12,6% thanh niên) [13; 21]. Theo báo cáo tại đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành Phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2007 – 2012 thì số thanh niên được kết nạp vào Đoàn cũng như số đoàn viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng hàng năm đều tăng, năm 2008 có 15.043 thanh niên tiên tiến được kết nạp Đoàn; 1.310 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng. Năm 2009 số thanh niên tiên tiến được kết nạp Đoàn tăng lên 16.739 và số đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng là 1.532 người. Năm 2011, con số tương ứng là 16.875 và 1.771 (xem phụ lục 3).

Điều này cho thấy bản lĩnh chính trị của thanh niên ta ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Nhiều thanh niên đã nhận thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới, tích cực rèn đức, luyện tài, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu vào Đảng, vào Đoàn để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội, làm giàu cho mình và cho xã hội là thể hiện của bản lĩnh chính trị thanh niên Việt Nam hiện nay.

- Về những biểu hiện của lý tưởng, hoài bão của thanh niên Cần Thơ

Bản lĩnh chính trị của thanh niên Cần Thơ được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có hoài bão và lý tưởng cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong xây dựng đất nước, thanh niên Cần Thơ một lòng, một dạ đi theo Đảng, thực hiện lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân

tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hoài bão và lý tưởng cách mạng của thanh niên Cần Thơ ngày nay thể hiện ở sự tin tưởng vững chắc và vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo số liệu điều tra của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đối với 500 người, trong đó 400 người là đoàn viên thanh niên và 100 người là cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể về một số phẩm chất của thanh niên thủ đô cho thấy:

Thứ nhất, “có 74,7% số người được hỏi cho rằng thanh niên thủ đô hiện nay kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, 82,3% cho rằng thanh niên thủ đô giàu lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội” [22; 48]. Điều này cho thấy bản lĩnh chính trị vững vàng của thanh niên thủ đô đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Đoàn và của dân tộc. Trước những biến đổi ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, phần lớn thanh niên ta vẫn tin tưởng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều này thể hiện lòng trung thành của thanh niên với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, bản lĩnh chính trị là ở chỗ đó.

Thứ hai, “về khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước, được thanh niên thủ đô đánh giá rất cao (90,1%) [22; 48-49]. Có thể nói đây là biểu hiện mới trong hoài bão và lý tưởng của thanh niên hiện nay. Khát vọng này thể hiện sự đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước, của việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Để thực hiện được khát vọng làm giàu chính đáng của mình, thanh niên ý thức được rằng họ cần phấn đấu học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cao để cống hiến cho đất nước. Bản lĩnh chính trị ở đây thể hiện niềm khao khát làm ăn có hiệu quả về kinh tế và chính trị của chúng ta hiện nay như cách nói của Lênin “chính trị của chúng ta lúc này là kinh tế”.

nơi đâu, làm những nhiệm vụ khó khăn nhất. Có 72,2% ý kiến thanh niên cho rằng cần phải kiên định lý tưởng cách mạng, 2,1% cho rằng không cần kiên định [22; 50]. Điều này cho thấy cần phải giáo dục, giải thích rõ hơn về lý tưởng cách mạng để thanh niên hiểu và có sự lựa chọn. Một biểu hiện tích cực của thanh niên thủ đô trong hoài bão và lý tưởng là việc sẵn sàng đến những nơi khó khăn nhất (72,7%) và nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất (77,1%) [22; 49]. Đây là phẩm chất chính trị tiêu biểu thể hiện bản lĩnh chính trị của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Về tính tự giác, chủ động và tích cực nghiên cứu học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trước sự ổn định về tình hình an ninh chính trị và sự phát triển của đất nước, ý thức chính trị của thanh niên Cần Thơ cũng phát triển theo chiều hướng tích cực. Phần đông thanh niên muốn được đóng góp xây dựng và phát triển đất nước, tuy nhiên do những điều kiện và hoàn cảnh lao động, sinh hoạt và học tập khá căng thẳng của cuộc sống hàng ngày, nhiều thanh niên đã không có thời gian và sự chủ động trong việc học tập chính trị, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo báo cáo tổng hợp kết quả: “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với 1.750 người cho thấy: “thanh niên tích cực học tập chính trị, học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là 29,1%, số cho rằng thanh niên đã học tập nhưng chưa có những biểu hiện tích cực là 49,3%, ít học tập và chưa tích cực là 16,4%. Về việc học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì có các kết quả sau: Tích cực chủ động là 38,3%, có học tập nghiên cứu nhưng chưa có biểu hiện tích cực là 45,2%, ít học tập và chưa tích cực là 13,2%” [23; 28] và số còn lại trả lời không biết.

Đơn vị: %

Các khuynh hướng học tập rõ, nổi bậtTích cực Thể hiệnchưa rõ Chưa thấythể hiện Khôngbiết Tích cực nghiên cứu, học tập

chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

29,1 49,3 16,4 5,2

Tích cực học tập, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

38,3 45,2 13,2 3,3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả: “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của Bộ Khoa học và

Công nghệ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thành Phố Cần Thơ tuy chưa có khảo sát thực tế về tình hình trên, nhưng với kết quả là tiếng chuông báo động trong công tác thanh niên và vấn đề rèn luyện bản lĩnh cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên thành phố Cần Thơ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Điều này cho thấy trách nhiệm của các cấp, các ngành trong đó có ngành giáo dục - đào tạo trong việc xác định vị trí và tầm quan trọng của vấn đề học tập các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay; Đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cấp bách về việc phải đổi mới nội dung và phương thức học tập lý luận chính trị để việc học tập chính trị của thanh niên đạt kết quả cao hơn. Thanh niên không thể có bản lĩnh chính trị khi không hoặc ít được học tập lý luận chính trị, không được trang bị cơ sở thực tiễn và phương pháp luận cho nhận thức và hành động chính trị.

- Về những biểu hiện sa sút trong nhận thức chính trị tư tưởng của một bộ phận thanh niên hiện nay .

Trong những năm gần đây, dưới tác động của những vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, một bộ phận thanh niên đã có những biểu hiện sa sút trong nhận thức

chính trị tư tưởng như phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, sùng bái đồng tiền...

Thứ nhất, theo kết quả “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên”, khi được hỏi những biểu hiện về sự sa sút trong nhận thức chính trị tư tưởng ở một bộ phận thanh niên hiện nay đang diễn ra ở mức độ nào, với 1.750 thanh niên được hỏi thì tư tưởng sùng bái đồng tiền, đặt tiền bạc và lợi ích cá nhân lên trên tất cả được đa số thanh niên cho là sự sa sút nghiêm trọng nhất. Có 51,2% số thanh niên được hỏi cho rằng đây là sự sa sút nghiêm trọng; 30,5% cho rằng đây là sự sa sút bình thường, chưa đáng ngại; 18,3% cho rằng hiện tượng này không có gì nghiêm trọng. Ở đây, gần một nửa (48,8%) thanh niên được hỏi chưa thấy hết nguy hiểm của sự sa sút trong nhận thức chính trị của thanh niên.

Thứ hai, việc một bộ phận thanh niên không chịu cống hiến, chỉ thích hưởng thụ cũng bị coi là một sự sa sút nghiêm trọng về nhận thức ở thanh niên. Có 44,2% số thanh niên được hỏi khẳng định rằng đây là sự sa sút trầm trọng; 34,2% cho rằng đây là sự sa sút bình thường, chưa đáng ngại; và 21,7% cho rằng hiện tượng này không có gì nghiêm trọng. Như vậy, hơn một nửa (55,9%) thanh niên được hỏi cũng chưa thấy được sự nguy hiểm của sự sa sút trong nhận thức chính trị của thanh niên về vấn đề này.

Thứ ba, sự sa sút về nhận thức của thanh niên là tư tưởng thực dụng, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình. Kết quả điều tra cho thấy có 36,5% thanh niên được hỏi cho rằng đây là sự sa sút nghiêm trọng, 41,6% cho rằng đây là sự sa sút bình thường chưa đáng ngại và 21,9% số thanh niên cho là không có gì nghiêm trọng [23; 30]. Như vậy, vẫn còn 63,5% số thanh niên được hỏi chưa thấy được sự nguy hiểm của sự sa sút của thanh niên ở điểm này.

Phụ lục 5: Những sa sút về tư tưởng và nhận thức chính trị ở thanh niên Đơn vị: % Số TT Những biểu hiện Nghiêm trọng Bình thường Không nghiêm trọng 1 Phai nhạt lý tưởng cách mạng 39,0 38,0 23,0 2 Sống thực dụng, ích kỷ 36,5 41,6 21,9

3 Không chịu cống hiến, chỉ thích hưởng thụ

44,2 34,2 21,7

4 Không coi trọng truyền thống cha, ông 36,2 35,5 28,3

5 Sùng ngoại 35,3 39,8 24,9

6 Không thích tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

27,9 46,5 25,5

7 Sùng bái đồng tiền 51,2 30,5 18,3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả: “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 67)