Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 106)

- Truyền thống lịch sử thành phố Cần Thơ

3.2.3. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị

niên rèn luyện bản lĩnh chính trị

- Muốn thực hiện tốt việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, một trong những yêu cầu quan trọng là phải tạo cho thanh niên sống, học tập và làm việc trong một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh là cơ sở đầu tiên mà trên đó nhân cách của con người được hình thành và phát triển. Nó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, vừa là nhân tố có tính vật chất quy định và tác động đến việc rèn luyện bản lĩnh chính trị của thanh niên. Một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức, hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng.

Để đạt được mục tiêu đó, điều cần thiết trước mắt là phải tích cực nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa ấm no và hạnh phúc. Nguyên tắc là vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa kết

hợp tạo điều kiện cho thanh niên tham gia và phát huy vai trò năng động sáng tạo của mình, từng bước đưa họ làm quen với thực tiễn và tham gia hoạt động thực tiễn, có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm kiến thức và bản lĩnh trong thực tế, kết hợp lý thuyết và thực hành, vun đắp tinh thần yêu lao động và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Kiện toàn cơ chế thị trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, quy tắc, chuẩn mực phù hợp với sự vận hành lành mạnh của thị trường. Tăng cường vai trò điều tiết của pháp luật đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, mà đồng thời còn là yêu cầu xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên. Có tác dụng như một yếu tố then chốt là vấn đề tạo việc làm, thu nhập chính đáng và cơ hội phát triển cho mọi người, trong đó có thanh niên. Cần tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục chất lượng cao, mở rộng mạng lưới dạy nghề, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên.

Trước thực trạng sa sút về đạo đức ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt trong một số cán bộ đảng viên đã gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến quan niệm cũng như hành vi của thanh niên hiện nay. Vì vậy, việc lành mạnh hóa môi trường xã hội, công bằng dân chủ và có kỷ cương pháp luật, tạo dư luận phê phán những biểu hiện đạo đức sai lệch sẽ có tác dụng làm gương cho thanh niên, tạo lập và củng cố niềm tin trong họ. Đồng thời thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong thanh niên. Tuyên truyền, xây dựng và củng cố các quan hệ xã hội truyền thống của dân tộc như “lá lành đùm lá rách”, sự tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau… sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển bản lĩnh chính trị của thanh niên.

cho thanh niên, cung cấp những món ăn tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng năng lực thẩm mỹ và tăng cường thể lực, hình thành và cổ vũ lối sống lành mạnh trong thanh niên. Đồng thời có biện pháp tích cực ngăn chặn các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm đồi trụy… có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền lừa bịp, kích động, lôi kéo thanh niên làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của các thế lực thù địch. Phát huy tốt tính tích cực xã hội của thanh niên, thành lập, củng cố và nâng chất lượng hoạt động của các đội thanh niên xung kích, các đội thanh niên tình nguyện vì cộng đồng… góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cùng với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Có như vậy mới giúp cho thanh niên có điều kiện tốt trong việc rèn luyện bản lĩnh chính trị của mình.

- Giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị thanh niên là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc huy động gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội cùng có trách nhiệm chính là nhằm xây dựng nên môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức xã hội tự giác, tích cực tham gia vào sự nghiệp giáo dục với phương châm: “giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Khi xác định giáo dục thanh niên có tính xã hội thì các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và gia đình phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp sức lực, trí tuệ, cơ sở vật chất và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thanh niên được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Sự phát triển của con người là liên tục, giáo dục với tư cách là quá trình hướng dẫn của sự phát triển con người cũng là liên tục, con người là một thể thống nhất với sự phát triển liên tục vì vậy, xây dựng mối quan hệ để cùng kết hợp giữa các cấp giáo dục là một tất yếu khách quan, hết sức cần thiết để cho cấp học này kế tục và phát triển của cấp học kia, để bộ phận này phát huy kết quả của bộ phận giáo dục kia và bổ sung những chỗ còn thiếu sót, làm cho cả

nền giáo dục của đất nước bao gồm các cấp, các ngành, trường học, gia đình, xã hội cùng tiến hành đồng bộ và có trách nhiệm chăm lo giáo dục thanh niên. Cần tránh và khắc phục tình trạng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp học, giữa các bộ phận cùng chịu trách nhiệm giáo dục thanh niên. Trong mối quan hệ này nhà trường trở thành một thiết chế giai cấp - xã hội của cộng đồng, là nơi dạy người và dạy nghề, để mỗi thanh niên sau khi học xong trong các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp đều trở thành những công dân hữu ích cho đất nước. Đồng thời nhà trường phải là nơi xây dựng, củng cố mối quan hệ giáo dục thống nhất với gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình là nơi chuyển giao các giá trị, nuôi dưỡng lớp trẻ, hình thành nhân cách con người. Để thanh niên sau này trở thành người hữu ích cho xã hội, gia đình cần quan tâm thường xuyên và làm tốt chức năng giáo dục đối với con cháu mình.

Vai trò giáo dục của gia đình là không nhỏ, với những ưu thế riêng so với giáo dục của nhà trường và xã hội. Giáo dục của gia đình xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, bằng lời nói, hành động, thái độ, cử chỉ, đa dạng phong phú nhiều lúc nhiều nơi. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể, thích ứng linh hoạt với đặc điểm của từng thành viên. Giáo dục gia đình có tính thực tiễn, giáo dục bằng cuộc sống và hướng đến kết quả thực tế. Giáo dục gia đình là sự kết hợp của một tập thể đa dạng về trình độ, kinh nghiệm, tính cách, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác (ông bà, bố mẹ, anh chị), vì thế nó mang tính phối hợp [48; 8].

Do vậy, gia đình cần quan tâm đến trách nhiệm giáo dục con cái, nêu cao tình thương và trách nhiệm, các thế hệ đi trước sống mẫu mực, là tấm gương cho con cái noi theo. Tăng cường giáo dục truyền thống gia đình và dòng họ, tôn trọng người lớn tuổi, kính trên nhường dưới, thương yêu người thân. Quan tâm đến mối quan hệ bình đẳng trong gia đình, phù hợp với những biến đổi của xã hội.

phải thường xuyên liên hệ mật thiết với gia đình. Bởi vì, giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần phải có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không cao. Để tạo nên sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên, trước hết người giáo viên phải nhận thức đúng về sự cần thiết của việc phối hợp, phải tổ chức các hoạt động phối hợp trên cơ sở thống nhất mục đích, nhiệm vụ chung.

- Xây dựng mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội để tạo ra sự hiểu biết, hỗ trợ, kiểm tra đôn đốc việc học tập, rèn luyện của các thanh niên. Để thực hiện tốt mối quan hệ này, nhà trường cần chủ động lôi cuốn gia đình và các tổ chức xã hội tham gia giáo dục thanh niên bằng cách vận động, thuyết phục trên cơ sở chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội không chỉ là trách nhiệm mà còn là con đường để thực hiện dân chủ hóa trong sự nghiệp giáo dục thanh niên. Do đó khi vận động thuyết phục cũng như khi tổ chức thực hiện, nhà trường cần chú ý bảo đảm sự bình đẳng, thống nhất giữa trách nhiệm và quyền lợi của gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc kết hợp giáo dục thanh niên. Sự phối hợp đó phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc vai trò, chức năng của mỗi thành viên và yêu cầu cụ thể dưới dạng những cam kết giáo dục.

Thanh niên là đối tượng chung của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, do đó cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình; nhà trường và xã hội, để tạo điều kiện cho thanh niên được phát triển toàn diện, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội cần duy trì thường xuyên, chặt chẽ mối quan hệ này trong công tác giáo

dục thanh niên.

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w