1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC GIAI đoạn từ 1986 đến 2001

114 766 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Từ năm 1945 đến nay, cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), lịch sử chinh phục biển, đảo Tổ quốc đã bước sang một trang mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ta, vùng biển, đảo của Tổ quốc, đã và đang dần có một vị thế xứng đáng trong quá trình phát triển đi lên của dân tộc. Thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2001, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được Đảng đặc biệt quan tâm và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.Tuy nhiên, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ một địa bàn vô cùng phức tạp và hết sức nhạy cảm, liên quan tới nhiều yếu tố lịch sử, pháp lý, trong đó có cả những yếu tố chưa có sự đồng thuận trong đời sống chính trị quốc tế.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông, có bờ biển dài 3260 km,thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán rộng một triệu km2, với nhiềuvịnh biển có giá trị và hơn 3000 đảo lớn, nhỏ; trong đó có hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa án ngữ ngoài cửa biển; Việt Nam được coi là nước có

vị trí chiến lược thuận lợi về biển Vùng biển, đảo Việt Nam giàu tài nguyênthiên nhiên và có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia

và khu vực Do vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, và anninh - quốc phòng, cho nên vấn đề khai thác nguồn lợi biển và quản lý, bảo vệvùng biển, đảo của Tổ quốc đã được đặt ra như một tất yếu từ rất sớm trongquá trình xây dựng, phát triển đối với dân tộc ta

Từ năm 1945 đến nay, cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dânchủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), lịch sửchinh phục biển, đảo Tổ quốc đã bước sang một trang mới Dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước ta, vùng biển, đảo của Tổ quốc, đã và đangdần có một vị thế xứng đáng trong quá trình phát triển đi lên của dân tộc.Thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm

2001, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được Đảng đặc biệt quantâm và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN.Tuy nhiên, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ một địa bàn vôcùng phức tạp và hết sức nhạy cảm, liên quan tới nhiều yếu tố lịch sử, pháp lý,trong đó có cả những yếu tố chưa có sự đồng thuận trong đời sống chính trị quốctế

Hiện nay, trong xu thế nguồn tài nguyên trên lục địa ngày càng cạnkiệt, khi khoa học - công nghệ phát triển cho phép con người có thể khaithác nguồn lợi biển tốt hơn, các quốc gia ven biển trên thế giới và một số

Trang 2

quốc gia không có biển, đều hướng về biển và coi hướng phát triển về biểnnhư một cứu cánh Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng: thế kỷ

XXI là “Thế kỷ Đại Dương” Một số nước lớn, trong đó có Trung Quốc coi

biển là lối thoát duy nhất trên bước đường phát triển

Biển Đông, vốn là một vùng biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với sựgiao lưu, phát triển của khu vực và thế giới, cho nên luôn được nhiều nướcquan tâm chú ý Các nước ven biển trong khu vực, vì có quyền lợi trực tiếp ởđây luôn tăng cường đẩy mạnh quá trình tranh chấp chủ quyền biển, đảo Một

số nước có tiềm lực khoa học – kỹ thuật, tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh như:

Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… vì các tham vọng kinh tế, chính trị riêngcủa mình luôn tìm mọi cách can thiệp sâu vào địa bàn này, khiến cho tìnhhình Biển Đông trở nên vô cùng phức tạp Có thể nói, Biển Đông chính là

“điểm nóng”, nơi hội tụ rất nhiều mâu thuẫn căng thẳng về kinh tế, chính trị

của khu vực và thế giới Nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang, thậm trí bùng

nổ một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia với nhau là rất lớn…

Tất cả các yếu tố nêu trên, đã và đang tác động mạnh mẽ tới an ninhquốc gia, cũng như tới chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.Điều đó đòi hỏi trong quá trình phát triển, Việt Nam phải không ngừng nêucao tinh thần cảnh giác nhằm đối phó với mọi diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.Phát triển kinh tế biển, đi đôi với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninhbảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đặt ra như một yêu cầu kháchquan, cấp thiết

Thực tiễn cho thấy, quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổquốc từ năm 1986 đến năm 2001, có nhiều thành công, nhưng cũng còn nhiềuhạn chế, khuyết điểm, mà hạn chế lớn nhất chính là Đảng đã chậm đề ra

Chiến lược biển, trong đó có Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhằm

đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới Con đường cách mạng

Trang 3

phía trước còn dài và có nhiều thử thách; hướng phát triển về biển trong đógắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biểnphải được coi là ưu tiên số một; vươn lên trở thành một quốc gia mạnh vềbiển là thách thức lớn đối với dân tộc và đối với sự nghiệp cách mạng củaĐảng Thách thức đó đang đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hơn lúc nào hết

cần phải nêu cao bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng

tạo của một Đảng cầm quyền, để đề ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn

nhằm bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo Tổ quốc, tạo điều kiện đưa đất nướctiếp tục vươn lên

Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thời

kỳ đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến năm 2001, qua đó rút ra nhữngkinh nghiệm quý báu là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tínhthời sự cấp thiết

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001” làm đề

tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đó là một vấn đề lớn có ý nghĩa lý luận,

thực tiễn sâu sắc, nên luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các đồng chílãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta và của nhiều nhà khoa học trong,ngoài nước, tiêu biểu là các công trình sau:

Các bài viết của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội:

Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam), với bài

“Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ

vững chắc vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” – Báo QĐND ngày

8-5-2005; Trần Đức Lương (nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Việt Nam), với “Những chiến sỹ Hải quân tiêu biểu” – Báo QĐND ngày 2005; Nguyễn Văn Hiến (Tư lệnh Quân chủng Hải quân), với “Xây dựng thế

5-5-trận chiến tranh nhân dân trên biển” – Báo QĐND ngày 7-5-2005; Nguyễn

Văn Tình (Chính uỷ Quân chủng Hải quân), với “Lực lượng nòng cốt bảo vệ

vững chắc vùng biển, đảo Tổ quốc” – Báo QĐND ngày 6-5-2005; Đỗ Xuân

Công (nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân), với “Tăng cường sức mạnh

quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc” - Tạp chí quốc

phòng toàn dân số 6-2002… Những bài viết này chủ yếu đề cập đến quanđiểm, chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đồng thời nêu bật một số yêu cầu nhằm tăngcường sức mạnh bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo Tổ quốc trong tình hìnhcách mạng mới

Các sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề biển, đảo, có: Vũ Phi, với “Vùng biển và quyền làm chủ” – Nxb QĐND – Hà Nội 1984; Lê Đức Tố, Hoàng Trọng Lập…, với “Quản lý biển” – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội –

Hà Nội 2005; Lưu Văn Lợi, với “Việt Nam đất, biển, trời” – Nxb CAND –

Hà Nội 1990; Hồng Thao, với “Hai Hiệp định vịnh Bắc Bộ – Một chế độ

pháp lý mới” – Hà Nội 2005… Đây là các tác phẩm chuyên khảo về những

vấn đề liên quan đến việc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước

ta, trong đó có đưa ra những định hướng và các giải pháp cho việc phát triểnkinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc chủquyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Các đề tài khoa học, các luận văn, luận án tiến sĩ, tiêu biểu như:

Nguyễn Văn Nhã, với “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - Luận án tiến sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử

Việt Nam, mã số 50315 – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TrườngĐại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Thành phố Hồ Chí Minh 2002; Tập thể

Trang 5

các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà

Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài cấp Nhà nước “Hợp đồng nghiên

cứu khoa học về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” – Mã số BĐHĐ 01-01; Vụ Biển, Ban biên giới, Bộ Ngoại giao,

với đề tài “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các

vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” - Đề tài khoa học cấp Nhà nước do

Thạc sỹ Huỳnh Minh Chính làm chủ nhiệm – Hà Nội 2003… Đây là nhữngcông trình nghiên cứu có giá trị, phản ánh tổng quan lịch sử vùng biển, đảoViệt Nam, đồng thời đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ vùng biển, đảo Tổ quốc Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, đáng

chú ý là đề tài “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên

các vùng biển, đảo Việt Nam đến 2020” Đề tài này đã làm rõ được nhiều vấn

đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; đề tài đã đề ra các giải pháp chiếnlược cụ thể để Việt Nam có thể phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biểntrong thời gian trước mắt cũng như lâu dài…

Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài, đề cập đến vấn đề tranh

chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là vấn

đề tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ví dụ như:

Đaniel J.Dzurck, với “Cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa: ai là người sở

hữu đầu tiên?” – Tạp chí Thông tin biển, số 2 - 1996; Monique Chemilier –

Gendreau, với “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” – Nxb CTQG, Hà Nội 1996; Paul Medes Antunes, với “Phân tích về địa lý - chính

trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Trung – Việt liên quan đến quần đảo Paracel và Spraly ở biển Nam Trung Hoa” (Luận án tiến sĩ – 2002,

Trường Đại học Pari I, Tatheon Sorbone – bản dịch lưu tại Ban Biên giới, Bộ

Ngoại giao); Viện Nghiên cứu các vấn đề Châu Á tại Ham Buốc, với “Các

Trang 6

đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, Hoàng Sa – Trường Sa – Pratas – bãi Macclesfield” (Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao dịch và giới thiệu, Hà Nội

2002); Viện nghiên cứu khoa học pháp lý quốc tế – Trường Đại học Tổng hợp Philippin, với “quần đảo Trường Sa: liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về

vấn đề chủ quyền” (Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao - Nxb Pháp lý, Hà Nội,

2002)

Tổng quan nội dung các bài viết, các sách chuyên luận, chuyên khảo vàcác công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quanđến vấn đề biển, đảo nói chung, trong đó có vấn đề bảo vệ chủ quyền biển,đảo của Việt Nam Mặc dù chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quátrình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển,đảo của Tổ quốc dưới góc độ Khoa học Lịch sử Đảng, nhưng đó chính lànhững tư liệu, tài liệu quý, giúp cho tác giả có thể tiếp cận về nội dung,phương pháp trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ.

* Mục đích:- Làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong quá trình lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đếnnăm 2001, qua đó rút ra những kinh nghiệm để chúng ta có thể vận dụng vào sựnghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong thời gian tới

* Nhiệm vụ: - Làm rõ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là

yêu cầu khách quan, cấp thiết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcthời kỳ đổi mới đất nước

- Phân tích, luận giải làm rõ quan điểm, đường lối và sự chỉ đạo củaĐảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001;

- Đánh giá kết quả, làm rõ nguyên nhân, hạn chế; rút ra một số kinhnghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng: Đề tài nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo của Đảng

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986đến năm 2001

* Phạm vi:

- Về thời gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên

quan đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 4 năm 2001 Tuy nhiên, để

có cơ sở luận giải sâu sắc vấn đề, tác giả vẫn phải đề cập khái quát đếnmột số vấn đề có liên quan diễn ra trước tháng 12 năm 1986 và sautháng 4 năm 2001;

- Về nội dung: Nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc theo tư

duy mới của Đảng, có nội hàm rộng, bao gồm nhiều vấn đề liên quan đếnchủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta trên biển gắn vớicác nhiệm vụ cụ thể như bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân; bảo vệ nền văn hoá và lợi ích dân tộc; bảo vệ trật tự anninh, môi trường biển Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quantác giả chưa có điều kiện nghiên cứu tất cả Trong khuôn khổ của luận văntốt nghiệp cao học tác giả chỉ tập trung đi sâu luận giải vấn đề Đảng lãnhđạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc gắn với nhiệm vụ bảo vệ độc lậpchủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo

Trang 8

đường lối của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo là cơ sở lý luận chủ yếu đểcác tác giả thực hiện đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp lịch sử, phương pháp logíc và sự kết hợp 2 phương pháp

này là những phương pháp chính để các tác giả thực hiện đề tài; ngoài ra cácphương pháp khác như phương pháp đồng đại, lịch đại, quy nạp, diễn dịch, sosánh và thống kê, tổng hợp cũng được các tác giả sử dụng với tư cách làphương pháp hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủquyền biển, đảo từ 1986 đến 2001, thông qua đó nâng cao niềm tin của quầnchúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sựlãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới

Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiêncứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở các Học viện, nhà trường trong và ngoài quânđội

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.Luận văn kết cấu thành 2 chương, 4 tiết

Trang 9

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2001 1.1 Bảo vệ chủ quyền biển, đảo – một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới đất nước

1.1.1 Vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Biển Đông là tên mà người Việt Nam dùng để gọi vùng biển được baobọc bởi: Đài Loan, quần đảo Philippin ở phía Đông; quần đảo Inđônêxia, bánđảo Malaixia ở phía Nam; bán đảo Đông Dương ở phía Tây và lục địa NamTrung Hoa ở phía Bắc Trong sinh hoạt quốc tế, Biển Đông thường được gọi

là biển Nam Trung Hoa (The south China sea), theo nguyên tắc đặt tên quốc

tế, dựa vào vị trí tương đối gần nhất của một lục địa tiếp giáp lớn nhất đó làlục địa Trung Hoa, hoàn toàn không có hàm nghĩa Biển Đông thuộc sở hữuriêng của người Trung Quốc Thực tế, theo tập quán lịch sử gắn với chủquyền lãnh thổ của các quốc gia được xác lập từ rất lâu đời và được quốc tếthừa nhận, cũng như theo Công ước Luật biển quốc tế quy định (Công ước

1958 và Luật biển quốc tế 1982), Biển Đông gắn với chủ quyền và lợi ích trựctiếp của các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Philippin,Brunây, Campuchia, Singapo và Trung Quốc

Về mặt địa lý, Biển Đông là một biển nửa kín nằm ở phía Tây TháiBình Dương, có diện tích vào khoảng 3triệu 400.000km2, trải dài từ vĩ độ 30lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 210 Đông với độ sâu trung bình là1140m và độ sâu cực đại là 5016m Đường trục dài nhất của Biển Đông kéodài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tính từ đường ranh giới phía Bắc (PhúcKiến – Bắc Đài Loan) đến đường ranh giới phía Nam (Sumatra – Bankan –Bilitơn – Borneo) dài khoảng 3520km Nơi rộng nhất của Biển Đông không

Trang 10

qúa 600 hải lý (khoảng gần 1200km) Biển Đông thông với Thái Bình Dươngqua eo biển Đài Loan (phía Đông Bắc) và eo biển Basi nằm giữa Philipin vàĐài Loan Về phía Tây Nam, con đường duy nhất trực tiếp nối biển Đông với

Ấn Độ Dương là eo biển Malacca Về phía Đông Nam, có thể đi qua eo biểnsâu Mondoro và eo biển Balabac để đến biển Sulu – một biển nối liền Ấn ĐộDương với Thái Bình Dương

Biển Đông, được coi như “một biển đảo”, với hàng ngàn các đảo lớnnhỏ, trong đó có 2 quần đảo án ngữ trung tâm Biển Đông, thuộc chủ quyềncủa Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan Vịnh Bắc

Bộ nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông do bờ biển và đảo của hai quốc gia ViệtNam , Trung Quốc bao bọc Vịnh có diện tích khoảng 124.500km2 và có haicửa thông ra Biển Đông: cửa phía Nam vịnh rộng 211km, cửa phía Đông Bắcqua eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 20km Độ sâu trung bình của vịnh Bắc Bộ

là 50m Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, do bờ biển của ViệtNam, Campuchia, Thái Lan, Malayxia bao bọc Diện tích của vịnh là293.000km2 với độ sâu lớn nhất khoảng 80m và độ sâu cửa vịnh vào khoảng60m

Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương Ở cả 4 phía của Biển Đông đều có đường thông

ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển Trên bản đồ giaothông vận tải thế giới, hầu hết các tuyến hàng không và hàng hải quốc tế đều

đi qua Biển Đông – Biển Đông chính là nút giao thông quan trọng bậc nhấtcủa các con đường giao thông huyết mạch, nối liền giữa Thái Bình Dương và

Ấn Độ Dương; giữa Châu Âu, Trung Cận Đông, với Trung Quốc, Nhật Bản

và các nước khu vực Đông Nam Á

Biển Đông là vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời

Trang 11

còn là vùng biển án ngữ vị trí chiến lược có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhphát triển của thế giới và khu vực Biển Đông chứa đựng nhiều nguồn tàinguyên có giá trị kinh tế cao với trữ lượng lớn: Tài nguyên hải sản, tài nguyênkhoáng sản, tài nguyên dầu khí, tài nguyên năng lượng… Chỉ tính riêng trữlượng dầu khí trên vùng biển Việt Nam theo tính toán đã lên tới 10 tỷ tấn dầuquy đổi Trong xu thế các nguồn nguyên liệu trên lục địa ngày càng cạn kiệt,nếu các nước trong khu vực quanh Biển Đông quản lý, khai thác tốt nguồn tàinguyên này, thì đây sẽ là thế mạnh, là lợi thế đặc biệt trong quá trình cạnhtranh để phát triển thành khu vực thịnh vượng, bền vững lâu dài.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông, có vịtrí chiến lược thuận lợi về biển Việt Nam có bờ biển dài 3260km, được coi làquốc gia có tỷ lệ chiều dài bờ biển so với đất liền thuộc loại cao nhất thế giới

Tỷ lệ chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của Việt Nam là 0,01 đứng đầuĐông Nam Á và đứng thứ 27 trên tổng số 157 quốc gia ven biển trên thế giới(trên thế giới, trung bình 600km2 đất liền mới có 1km bờ biển, tỷ lệ đó ở ViệtNam là 100km2/1km; Thái Lan là 140km2/1km; Trung Quốc là 500km2/1km)

Ngoài hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có hệ thống đảoven bờ bao gồm hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích trên 1600km2,trong đó có 24 đảo có diện tích trên 10km2, 84 đảo có diện tích 1km2, 66 đảo

có cư dân sinh sống, với tổng dân số khoảng 155.000 người Mật độ dân sốtrung bình trên các đảo là 95người/km2 Các đảo lớn nhất là Đảo Phú Quốc(567 km2 có 50.000 người dân sinh sống), đảo Cái Bầu (200km2/ 21.000 dân),đảo Cát Bà (149km2/15.000 dân), đảo Phú Quý (32km2/18.000 dân), CônĐảo (56,7km2/21.000 dân), đảo Lý Sơn (3km2/ 16.000 dân) Hệ thống các đảoven bờ và xa bờ của Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng: Đó là nhữngđiểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là điểm tựa thuận lợi để khaithác các nguồn lợi, phát triển kinh tế biển và vươn ra khai thác biển cả trong

Trang 12

tương lai.

Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên hợpquốc về Luật biển (1982), một quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủquyền và quyền tài phán trên vùng biển bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnhhải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.Trong đó quy định:

Vùng nội thuỷ, là vùng biển nằm phía trong của đường cơ sở để tính

chiều rộng lãnh hải Vùng nước thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lý như lãnh thổtrên đất liền Đây là vùng thuộc chủ quyền hoàn toàn bất khả xâm phạm củamột quốc gia ven biển, được coi như một bộ phận cấu thành lãnh thổ khôngthể tách rời của quốc gia đó

Vùng lãnh hải, là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (một hải lý bằng

1.852m), tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trênđất liền Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trênbiển Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qualại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển củaquốc gia ven biển quy định

Vùng tiếp giáp lãnh hải, là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ

ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 24hải lý Trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có quyền quy định biện phápngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuếkhoá, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình

Vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ

sở Trong vùng biển này, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với mọiloại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụngcác tài nguyên thiên nhiên đó; có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiêncứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình, các

Trang 13

thiết bị nhân tạo Tuy nhiên, các nước khác cũng có quyền tự do hàng hải, đặtdây cáp và ống dẫn ngấm trên vùng này, nhưng với điều kiện phải thông qua

và được sự đồng ý của quốc gia ven biển

Vùng thềm lục địa, là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài

lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đấtliền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường

cơ sở lãnh hải khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn Tuynhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa dùthế nào cũng không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sởlãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500m Đốivới thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phántương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế Quyền chủ quyền của quốc giaven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc quốcgia đó có tuyên bố hay không

Ngoài việc quy định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài pháncủa quốc gia ven biển, luật pháp quốc tế cũng quy định rõ chế độ pháp lý đốivới Biển cả, Vùng hay còn gọi là Công biển và đáy đại dương

Biển cả (Công biển): là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm

vi chủ quyền và quyền tài phán của những quốc gia ven biển Biển cả được đểngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc gia có biển hay không có biển.Trong vùng biển này, tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do,như: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt các dây cáp và ống dẫnngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luậtquốc tế cho phép; tự do đánh bắt hải sản và tự do nghiên cứu khoa học…

Vùng (đáy đại dương): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoàicác vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Vùng và tài nguyên của Vùng là disản chung của nhân loại Mọi quốc gia đều có quyền tiến hành thăm dò, khai

Trang 14

thác trên phạm vi Vùng theo đúng nguyên tắc bảo đảm các lợi ích của nhữngquốc gia khác thông qua Cơ quan quyền lực quốc tế được thành lập theo quyđịnh của Công ước 1982 Cơ quan quyền lực quốc tế có nhiệm vụ điều chỉnh,giám sát sự công bằng cho mỗi quốc gia ở Vùng tránh tình trạng các nước cótiềm lực khoa học kỹ thuật mạnh, lấn át các nước nghèo chậm phát triển (đâycũng là một trong những lý do mà Mỹ không ký kết hiệp ước này) [5, tr15- 34 ].

Ngày 23-6-1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá IX, kỳ họp thứ 5, đã ra Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982 (Công ước này có hiệu lực từ ngày 16-11-1994).Trên cơ sở phù hợp với các quy định của Công ước 1982, vùng nội thuỷ, vùnglãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được mở rộng

về phía biển Với những quy định này, đất nước Việt Nam chúng ta không chỉ

đơn thuần là lục địa hình chữ S, mà còn là một “nước Việt Nam biển”, với

một vùng biển, đảo rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liềncủa Tổ quốc Toàn bộ vùng biển, đảo rộng lớn đó của Việt Nam là một bộphận cấu thành không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam

Xét trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng,vùng biển, đảo Việt Nam là một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng đốivới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Về mặt kinh tế: vùng biển, đảo Việt Nam là địa bàn giàu tiềm năng cho

phát triển kinh tế đất nước Do có vị trí chiến lược, nằm trên các tuyến hànghải huyết mạch thông thương gữa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và cáckhu vực khác, vùng biển, đảo Việt Nam chính là “cầu nối” cực kỳ quan trọng

để mở rộng giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực, cũngnhư các nước trên thế giới Đồng thời, đó là nơi chứa đựng, cung cấp chochúng ta nhiều nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, hết sức phong phú, đadạng với một trữ lượng tương đối lớn

Trang 15

Nguồn tài nguyên sinh vật biển: Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt

đới gió mùa Vì vậy, nguồn sinh vật biển ở đây rất phong phú, đa dạng vềgiống nòi bao gồm: nguồn lợi tôm cá; nguồn lợi các loài nhuyễn thể (trai,

sò, ốc, mực…); nguồn lợi rừng nước mặn (đước, sú, vẹt, tràm) và các loàisan hô, rong biển v.v… Vùng biển, đảo Việt Nam được đánh giá là vùngbiển giàu có, có hệ sinh thái phong phú vào bậc nhất của khu vực và thếgiới Chỉ tính riêng về cá, ở đây đã có tới 2.030 loài khác nhau với trữlượng khoảng 2.770 nghìn tấn, trong đó có tới hơn 100 loài cá có giá trịkinh tế cao Biển, đảo Việt Nam có thể cung ứng khoảng 20% nhu cầuthực phẩm cho cư dân nước ta, đồng thời đáp ứng các yêu cầu xuất khẩumang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho đất nước

Nguồn tài nguyên khoáng sản: Về tiềm năng khoáng sản trên vùng biển

Việt Nam, cho đến nay chưa có sự khảo sát đầy đủ Tuy nhiên, bước đầu cóthể thấy vùng biển, đảo Việt Nam chứa đựng trong lòng nhiều nguồn tàinguyên khoáng sản như: Titan, zircon, thiếc, vàng, ilmenit, đất hiếm, cát thủytinh, dầu khí… trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn, đặc biệt có giá trịkinh tế cao như dầu khí Dầu khí được coi là nguồn tài nguyên quan trọng và

có giá trị kinh tế lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam (theo kết quả khảo sát củacác nhà khoa học, trong vùng Biển Đông chỉ tính riêng lượng dầu khí, trữlượng đã lên tới 14,1 tỷ thùng, trong đó ở thềm lục địa của biển Việt Nam trữlượng vào khoảng 2,9 tỷ thùng) Hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực đầu

tư công nghệ, kỹ thuật kết hợp với hợp tác quốc tế để thăm dò và từng bước khaithác nguồn dầu khí ở vùng biển nước ta Đến nay, chúng ta đã bước đầu xác địnhđược nhiều bồn trầm tích có khả năng dầu khí, như bồn Cửu Long, Nam Côn Sơn,các bồn ở vùng biển Trung Bộ, bồn Sông Hồng và bồn Thổ Chu – Mã Lai trongvịnh Thái Lan Một số mỏ dầu khí đã đi vào khai thác với kết qủa khả quan, manglại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng…)

Trang 16

Triển vọng phát triển ngành dầu khí ở nước ta là rất lớn Ngành côngnghiệp dầu khí ở nước ta đang có những bước khởi sắc và ngày càng khẳng định

là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho Việt Nam

Về giao thông vận tải biển: Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông,

có nhiều ưu thế về địa lý cho việc phát triển ngành giao thông hàng hải.Người ta ví Việt Nam như một “ngôi nhà mặt phố” để nói tới tiềm năng to lớn

về phát triển thương mại, dịch vụ trong nước và quốc tế Trong đó, cần phảinói tới vị trí chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải Bờ biển ViệtNam dài, vùng biển rộng với nhiều eo, vịnh biển, cửa sông phân bố khá dày

từ Bắc vào Nam rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng biển, trong đónhiều nơi có khả năng xây dựng các cảng nước sâu mang tầm cỡ khu vực vàquốc tế, như: Cái Lân, Cửa Ông, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, VănPhong, Cam Ranh… hơn nữa bờ biển và vùng biển nước ta, nhất là ở khu vựcTrung Bộ, rất gần với các tuyến hàng hải quốc tế Những yếu tố đó cho phépchúng ta bằng đường biển có thể giao thông thuận lợi với tất cả các nướctrong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi đểchúng ta phát triển ngành dịch vụ hàng hải

Tài nguyên du lịch: vùng ven biển nói riêng và các vùng biển, đảo Việt

Nam nói chung có ưu thế lớn trong việc hình thành và phát triển các trungtâm du lịch Dọc bờ biển có khoảng trên 100 bãi biển lớn, nhỏ thuận lợi chophát triển du lịch, trong đó có khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩnquốc tế Các bãi biển nước ta nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, độsóng và cấp gió vừa phải, không có ổ xoáy và cá dữ…rất thích hợp cho tắmbiển và vui chơi giải trí trên biển Các khu vực có tiềm năng du lịch biển lớn

là Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, VũngTàu

Tại các khu vực này có thể hình thành các quần thể du lịch biển hiện

Trang 17

đại có tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình hoạt động hấp dẫn như tham quankết hợp với nghiên cứu, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ ngơi,giải trí và chữa bệnh…

Ngoài các nguồn tài nguyên nêu trên, cũng cần phải nói thêm rằng, vớimột vị trí chiến lược, vùng biển, đảo của nước ta còn được coi là cửa ngõ, lànơi tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, thông thương buônbán với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong xu thế, nguồn tài nguyên trên lục địa ngày càng cạn kiệt, khi cácnước có biển và cả các nước không có biển, đều nhất loạt hướng ra biển, coibiển là cứu cánh trên bước đường sinh tồn và phát triển, người ta đã và đang

nói tới thế kỷ thứ XXI là thế kỷ của biển khơi – Thế kỷ đại dương Điều đó

càng cho thấy, tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với cả nhân loại trongqúa trình phát triển Nước ta có lợi thế về biển, vùng biển, đảo rộng lớn củanước ta giầu tiềm năng kinh tế, nếu chúng ta biết quản lý, bảo vệ và khaithác tốt những tiềm năng đó, thì đây sẽ là tiền đề cơ sở có ý nghĩa lớn gópphần đưa Việt Nam phát triển vững mạnh, nhanh chóng trở thành một nướcgiàu có và phồn thịnh Vì lẽ như vậy, hiện nay vấn đề khai thác tối đa tiềmnăng và lợi thế nhiều mặt của vùng biển, đảo Tổ quốc để phát triển kinh tếbiển vững mạnh với tốc độ phát triển nhanh, tạo sự chuyển biến cơ bản theohướng CNH, HĐH; tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trênbiển phải được coi là một trọng điểm trong việc thực hiện chiến lược kinh tế -

xã hội của nước ta

Về mặt chính trị xã hội: Nước ta hiện nay có 28/64 tỉnh thành phố ven

biển với tổng dân số xấp xỉ 41,2 triệu người chiếm gần 50% dân số cả nước.Trong đó có khoảng 21 triệu người trực tiếp sinh sống ở các vùng biển, đảo

và vùng ven biển Tuy nhiên, mật độ dân số ở các vùng ven biển là khôngđồng đều Mật độ trung bình của các tỉnh ven biển trên cả nước là 369 người/

Trang 18

km2 Riêng ở các tỉnh vùng biển phía Bắc tính từ Quảng Ninh đến Ninh Bìnhmật độ là 981 người/km2, còn ở khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huếmật độ là 198 người/km2; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao; trình độ dân trítương đối thấp… Trong điều kiện, vùng biển, đảo nước ta hiện nay được mởrộng ra phía biển với hơn 1 triệu km2, đây sẽ là địa bàn quan trọng để chúng ta

có thể phân bố lại cơ cấu dân cư trong vùng và trong toàn quốc, gắn với tiếnhành phân công lại lao động xã hội góp phần giải quyết sức ép về sự gia tăngdân số và sự thiếu việc làm của cư dân trên phạm vi cả nước Nếu tiến hànhtốt các chính sách điều chỉnh cơ cấu dân cư và phân công lại lao động bằngviệc thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế biển, đó sẽ là một việc làmhết sức có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước

mà còn mang ý nghĩa chính trị – xã hội sâu sắc

Về an ninh, quốc phòng: Do đặc điểm vị thế địa hình Việt Nam, phần

đất liền chạy dài theo hướng Bắc - Nam, chiều ngang Đông - Tây hẹp, cónơi rất hẹp, chỉ vào khoảng 50 đến 60km (như ở Quảng Bình); một bên tựavào những dãy núi cao được ví như bức tường thành tự nhiên hiểm trở, bảo

vệ sườn phía Tây - Bắc, một bên hướng ra biển cả mênh mông; toàn bộ địahình trên đất liền bị chia cắt mạnh bởi dòng chảy của gần hai trăm con sông

đổ ra biển; bờ biển quanh co, khúc khuỷu, nhiều nơi biển ăn sâu vào đất liềntạo ra các vũng, vịnh vừa kín gió vừa hiểm yếu về mặt quân sự có thể xâydựng thành các quân cảng, các căn cứ quân sự mang tầm chiến lược đặcbiệt, ví dụ như khu vực Vũng Rô (Phú Yên), đặc biệt là Cam Ranh (KhánhHòa) – là một trong những hải cảng quân sự tốt nhất hiện nay trên thế giới.Với một thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, cùng hơn 3000 hòn đảo nằm rảirác khắp mặt biển, chia thành nhiều tuyến gần, xa bờ, trong đó có hai quầnđảo án ngữ ngoài cửa biển là Hoàng Sa và Trường Sa… vùng biển, đảo ViệtNam được coi là “phên dậu” , là cửa ngõ trong thế phòng thủ chiến lược bảo

Trang 19

vệ Tổ quốc Biển, đảo vừa là địa bàn đứng chân, vừa là địa bàn xây dựngthế trận chiến lược hết sức lợi hại để chống và đánh kẻ thù khi chúng tấncông, xâm nhập vào nước ta Khi có chiến tranh xảy ra, chính hệ thống cácđảo gần bờ, trong đó có các điểm đảo quan trọng như: Cô Tô, Quan Lạn,Ngọc Vừng, (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mê,Hòn Mắt (Thanh – Nghệ Tĩnh), Hòn La, Cồn Cỏ (Quảng Bình), Lý Sơn(Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc(Kiên Giang)… sẽ tạo ra bức tường thành tự nhiên vững chắc bảo vệ sườnphía Đông – Nam Tổ quốc Đây là những địa bàn lý tưởng xây dựng địa bànđứng chân, xây dựng lực lượng, các căn cứ hậu cần quân sự để tổ chức tấncông kẻ thù khi bị kẻ thù gây sức ép và phong toả các lực lượng của ta trênđất liền, đồng thời là điểm tựa để chúng ta vươn ra biển cả, mở rộng địa bànđứng chân, chủ động đánh địch từ xa trước khi chúng có ý đồ uy hiếp lãnhhải Tổ quốc Riêng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở giữa BiểnĐông, án ngữ cửa biển nước ta, là hai quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt

cả về kinh tế và quân sự Nắm giữ được hai quần đảo này sẽ cho phép có lợithế khống chế được các con đường hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông,đồng thời khống chế được mọi hoạt động diễn ra trong khu vực Hoàng Sa

và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chính là “tấm lá chắn thép”bảo vệ cửa ngõ trọng yếu của đất nước

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã luôn chú trọngđến địa bàn biển, đảo, vì nơi đây là địa bàn sống của cư dân, đồng thời làđịa bàn xung yếu để xây dựng thế trận chiến lược chống kẻ thù xâm lượcbảo vệ Tổ quốc Xuyên suốt lịch sử thời phong kiến , vùng biển, đảo Tổquốc luôn được quan tâm xây dựng phát triển, trở thành thế trận phòng thủlợi hại trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Thời Lý – Trần - Lê, các triều đạiphong kiến đã xây dựng tuyến phòng thủ Ngọc Vừng – Quan Lạn, trên

Trang 20

vùng biển Đông – Bắc Cảng Vân Đồn trở thành một thương cảng, đồngthời là một quân cảng nổi tiếng của Đại Việt Năm 1172, vua Lý NhânTông đã đích thân đi tuần tra các đảo ngoài biển và cho vẽ bản đồ các vùngbiển, đảo Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, việc vẽ bản đồ lãnh thổquốc gia trên biển được tiến hành Thời nhà Nguyễn, dưới đời vua Minh

Mạng, Nhà nước đã cho ấn bản tập Thiên Nam Tứ Chi Lộ Đồ (theo một số nguồn sử liệu, tập bản đồ này ra đời vào năm 1686), có ghi rõ địa danh hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ đất nước Cũng chính vuaMinh Mạng đã xuống lệnh cho cắm cột mốc, bia chủ quyền, xây dựng chùamiếu và trồng cây ngoài các đảo Hoàng sa, Trường sa… Như vậy, rõ rànghoạt động của các ông vua thời phong kiến đã cho thấy ngay từ rất sớm dântộc ta đã có ý thức về biển, đảo, coi biển, đảo là địa bàn quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lịch sử dựng nước của dân tộccũng cho thấy rằng, dân tộc ta là một dân tộc giỏi thuỷ chiến Lợi dụng địabàn sông nước, địa bàn biển đảo để xây dựng thế trận, tổ chức các đònđánh chiến lược nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến chính là một néttinh tuý trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ngườiViệt Nam Những trận chiến như: Trận chiến trên cửa sông Bạch Đằng, doNgô Quyền chỉ huy, đánh bại quân xâm lược Nam Hán (938); trận chiếntrên sông Như Nguyệt, thời nhà Lý, do Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bạiquân xâm lược Tống (1075 – 1077); trận chiến trên cửa sông Bạch Đằng,thời nhà Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh bại đoàn thuỷ binh hàngvạn tên của quân xâm lược Mông - Nguyên (1288); trận chiến Rạch Gầm –Soài Mút do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785)…chính là những minh chứng hùng hồn khẳng định truyền thống quý báu đó.Ngay ở thời kỳ hiện đại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954

- 1975), khi đế quốc Mỹ tìm mọi cách chia cắt, phong tỏa chúng ta trên đất

Trang 21

liền với mưu đồ chặn đứng con đường tiếp tế của hậu phương miền BắcXHCN cho tiền tuyến miền Nam, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định mởcon đường xuyên Biển Đông để tiếp viện cho chiến trường miền Namthành công, góp phần thắng lợi vào chiến thắng của cuộc kháng chiến

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng vùng biển, đảo cũng chính là nơi mà

kẻ thù thường hay lợi dụng để đột nhập, tấn công xâm lược nước ta Lịch

sử dân tộc đã chứng minh trong 14 cuộc xâm lược Việt Nam, có tới 10cuộc kẻ thù tấn công xâm lược chúng ta từ hướng biển Điều đó càng chothấy, vùng biển, đảo Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngkhông chỉ đối với phát triển kinh tế – xã hội, mà còn với cả quốc phòng,

an ninh đất nước Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc không chỉ mang ýnghĩa là bảo vệ một địa bàn sống, địa bàn phát triển kinh tế của đất nước,

mà đó còn là bảo vệ một địa bàn phòng thủ chiến lược lợi hại, nằm trongthế trận quốc phòng – an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

1.1.2 Chính sách của các nước đối với Biển Đông và tác động của

nó tới việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay

Trong xu thế nguồn nguyên liệu trên lục địa ngày càng cạn kiệt khônggian sống trên đất liền ngày càng trở nên chật chội do sự bùng nổ gia tăng dân

số, hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có tiềm lực kinh

tế, khoa học - kỹ thụât, quân sự mạnh, như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc… Bắtđầu bước vào một cuộc đua tranh lớn nhằm “tranh đoạt không gian sinh tồn”trong khoảng không vũ trụ và tầng sâu hải dương Hướng ra biển được coi là

xu thế phổ biến đối với tất cả quốc gia có biển, cũng như không có biển

Biển Đông, do có vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, quân sự đã trởthành địa bàn có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển không chỉ đối vớiViệt Nam, các nước xung quanh Biển Đông mà còn đối với cả nhiều cường quốckhác như Mĩ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc… Xuất phát từ nhiều lợi ích kinh tế,

Trang 22

chính trị khác nhau, các nước đều muốn khẳng định thế mạnh trên biển, để tranhgiành ảnh hưởng, cũng như lợi ích của mình ở địa bàn chiến lược này.

Đối với Mỹ: Vốn là một cường quốc hàng đầu của thế giới, nằm bên bờ

2 đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Vì thế Mỹ khẳng

định, họ trước hết phải là “Một cường quốc đại dương” Biển Đông có vị trí

chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khu vực và thế giới,đồng thời cũng là khu vực mà Mỹ có nhiều đồng minh chính trị và lợi íchkinh tế Cho nên, Mỹ luôn tìm mọi cách tăng cường duy trì ảnh hưởng và sự

có mặt ở đây nhằm vừa bảo đảm an toàn cho con đường huyết mạch trên biểngiữa Mỹ với các nước Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Trung Cận Đông…vừa khống chế khu vực, thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới Trong báo cáocủa Bộ Trưởng quốc phòng Mĩ Oenbơgiơ trình Quốc hội vào năm tài chính

1984, đã khẳng định:

Tầm quan trọng của an ninh Đông Á và Thái Bình Dương đối với Mĩ được thể hiện bằng những hiệp ước tay đôi với Nhật Bản, Triều Tiên, Philipphin; Hiệp ước Manila cộng thêm Thái Lan vào với những nước cùng ký Hiệp ước của chúng ta; và Hiệp ước của chúng ta với Oxtrâylia

và Niudilân – Hiệp ước Azus Tầm quan trọng đó được cân bằng cao hơn bằng việc triển khai các lực lượng trên bộ và trên không ở Triều Tiên, Nhật Bản và việc triển khai thêm Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương Những mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta, cùng với bạn bè đồng minh của chúng ta trong khu vực này là: duy trì an ninh những đường biển chủ yếu của chúng ta, những lợi ích của Mỹ trong khu vực…ngăn chặn Liên Xô, Bắc Triều Tiên và Việt Nam không được can thiệp vào công việc của các nước khác; xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu bềnvới Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và ủng hộ sự ổn định và độc lập của

các nước bạn [35 tr.176].

Trang 23

Từ năm 1992, Mỹ đã rút các căn cứ quân sự ra khỏi Philippin,

nhưng vẫn tìm cách duy trì sự có mặt về quân sự ở Biển Đông Hạm đội 7của Mỹ vẫn thường xuyên qua lại Biển Đông, tổ chức các cuộc diễn tậpHải quân song phương và đa phương với các nước thành viên của ASEAN.Mấy năm gần đây, Mỹ đã gia tăng sự có mặt về quân sự, chuẩn bị cơ sở đểtăng cường khả năng can thiệp quân sự vào khu vực này Đặc biệt, sau sựkiện 11- 9 - 2001, lấy cớ chống khủng bố Mỹ đã vận động được một sốnước Đông Nam Á đồng ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnhthổ của họ khi cần thiết Gần đây, Mỹ còn tăng cường viện trợ cho nhữngnước liên quan đến tranh chấp quần đảo Trường Sa, tạo điều kiện cho họ cóthái độ cứng rắn và hành động kiên quyết hơn trong tranh chấp, khiến chotình hình thêm phần căng thẳng

Đối với Nhật Bản: Là một quốc gia đảo, có diện tích không lớn

(372.000km2), nhưng dân số đã vượt quá 120 triệu người từ giữa thập kỷ 80của thế kỷ XX, đất nước rất nghèo tài nguyên Vì vậy, Nhật Bản coi hướngphát triển về biển là yếu tố quan trọng để phát triển đất nước

Theo người Nhật, Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với nềnkinh tế của mình, xuất phát từ nhiều lý do, nhưng trong đó chủ yếu là vì:Khoảng 50 – 70% lượng dầu nhập khẩu và 45% hàng hoá của Nhật Bản đượcvận chuyển qua Biển Đông; Đông Nam Á là thị trường quan trọng của NhậtBản, đồng thời, đó cũng là nơi đang diễn ra sự tranh chấp gay gắt giữa NhậtBản với một số nước khác

Nhật Bản muốn tăng cường vị thế chính trị ngang tầm với vị thế kinh tếcủa mình trên thế giới, bằng cách can dự nhiều hơn vào các sự kiện của thếgiới và khu vực Với Biển Đông, Nhật Bản muốn tăng cường ảnh hưởng củamình, ngăn chặn, hạn chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này, muốntham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề của Biển Đông, trong đó có

Trang 24

Trường Sa Nhật Bản cũng muốn thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông

và đặc biệt quan tâm đến nguồn dầu khí lớn ở đây Vì lý do như vậy, NhậtBản đã tuyên bố đòi hỏi bảo đảm các con đường biển cách Nhật 1000 hải lý(1852 km), bao gồm toàn bộ đường hàng hải trên Biển Đông Về quân sự, tuychỉ có lực lượng phòng vệ, song Hải quân Nhật Bản đã được đánh giá là lựclượng hải quân mạnh nhất khu vực Đông Á Nhật Bản hiện có hơn 60 tàu hộ

vệ và tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 200 máy bay chống tàu ngầm, 4 hạm đội

“Bát Đát” và 10 quần thể tàu bảo vệ Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ

XX, Nhật Bản trang bị tàu khu trục tên lửa cấp 2200 tấn, tàu ngầm cấp 2400tấn, tàu tên lửa và ngư lôi cấp 1000 tấn, 100 máy bay tuần tra chống tàungầm loại P-3C Chính sách phòng vệ biển của Nhật Bản cơ bản luôn tỏ rõthái độ cứng rắn Nhật Bản công khai tuyên bố chủ trương: sẵn sàng dùng lực

lượng hải quân mạnh để “dìm kẻ thù trên biển” Hiện nay Nhật Bản vẫn tiếp

tục duy trì, tăng cường hợp tác với Mỹ trong việc phòng thủ chung ở Đông Ánhằm tạo hậu thuẫn cho nhau, tăng cường thế lực khống chế lợi ích ở khu vựcnày

Đối với Trung Quốc: là một quốc gia lục địa khổng lồ (diện tích lục địa

9.600.000 km2), đồng thời, là quốc gia ven biển lớn (có 18.000km bờ biển).Nhưng trong lịch sử, suốt một thời gian dài Trung Quốc chỉ quan tâm đến lụcđịa mà ít quan tâm đến hướng phát triển về biển Theo người Trung Quốc,chính sự “quay lưng lại với biển” của dân tộc là một trong những lý do khiếncho Trung Quốc chưa thể phát triển hưng thịnh như tiềm năng vốn có Chođến đầu thế kỷ XX Trung Quốc mới chú ý đến biển, và bắt đầu có những hoạtđộng tranh giành biển, đảo với các nước khác

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu và địnhhình chiến lược biển quốc gia, nhằm biến Trung Quốc trước hết thành cườngquốc biển trong khu vực, tiến tới thành một cường quốc biển hàng đầu thế

Trang 25

giới Người Trung Quốc cho rằng: “Biển là lối thoát của dân tộc Trung Hoa đểsinh tồn và phát triển”, những phần biển mà Trung Quốc được hưởng chưatương xứng với tầm vóc của Trung Quốc Vì vậy, việc tranh giành biển, đảo để

mở rộng chủ quyền lãnh thổ về phía biển là tất yếu đối với Trung Quốc

Trong chiến lược biển của Trung quốc hiện nay, Biển Đông được coi làhướng phát triển chủ yếu, là bàn đạp để tiến ra đại dương, là nơi thử nghiệmchính sách vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc.Năm 1950, Trung Quốc công bố bản đồ xác định biên giới trên biển ở CựcNam là vĩ tuyến 400 Bắc Điều đó cũng có nghĩa, Trung Quốc khẳng định80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc (năm 1906 bản đồTrung Quốc mới chỉ xác định Cực Nam ở 18013’ Bắc – nằm tại cực Nam đảoHải Nam) Ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai tuyên bố yêu sách vềbiển, đảo theo bản đồ mà Trung Quốc đã hoạch định Trung Quốc cho rằng,

để đưa biên giới phía Nam đến vĩ tuyến 040 Bắc (đến đảo Borneo Indonexia), vấn đề mấu chốt là phải làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa, xây dựng ở đó những căn cứ chiến lược để khống chế các nướcven Biển Đông và toàn bộ khu vực Đông Nam Á (Thực tế từ năm 1974,Trung Quốc đã chiếm Hoàng sa và hiện đang chiếm đóng trái phép 7 đảo,thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam) Vì lý do đó, Trung Quốc đã tăng

-cường đầu tư cho phát triển hải quân Trung Quốc đã hoàn thành “Chương

trình xây dựng hải quân 13 năm (1987 – 2000)” Hiện nay Hải quân Trung

Quốc được đánh giá là lực lượng hải quân lớn nhất, mạnh nhất khu vực, mạnhhơn hải quân của tất cả các nước khác quanh Biển Đông cộng lại, đứng thứhai thế giới về quân số và số lượng máy bay của hải quân, thứ 3 thế giới về sốlượng tàu chiến đấu lớn và tàu ngầm Hạm đội Nam Hải trước đây là hạm độiyếu nhất, nay trở thành hạm đội mạnh nhất trong 3 hạm đội của Hải quânTrung Quốc Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc giành cho Hải

Trang 26

quân Trung Quốc quyền giáng trả bằng vũ lực với bất kỳ sự xâm phạm nàocủa nước ngoài vào các đảo và các vùng biển mà Trung Quốc coi là thuộc chủquyền của mình.

Chính sách về biển của Trung Quốc là một trong những nhân tố có tácđộng không nhỏ tới khu vực Chính sách đó làm cho tình hình Biển Đông trởnên phức tạp hơn, đe doạ trực tiếp đến lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của cácnước khác trong khu vực

Đối với các nước Đông Nam Á: Từ nhiều năm nay, nhất là vào những

năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên Biển Đông diễn ra sự tranhchấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp giữa các nước Hầu hết các nướcĐông Nam Á cũng đi theo xu hướng chung, tăng cường lực lượng quân sựnhằm bảo vệ chủ quyền, đồng thời tranh giành chủ quyền và lợi ích quốc giatrên biển Thái Lan cho đến thời điểm 1995 đã mua thêm 18 máy bay chiếnđấu loại F-16, 6 tàu bảo vệ tên lửa; Singappo mua thêm 30 máy bay F-16 vàmột số máy bay cảnh giới lọai E-2C; Inđônêxia mua 30 máy bay F-16, 5 tàubảo vệ tên lửa; Malaixia chi 3 tỷ USD với kế hoạch nhập khẩu của Anh, HàLan, Đức 12 máy bay chiến đấu loại hiện đại cùng với tàu tuần tra, tàu khutrục, tàu bảo vệ tên lửa và tàu ngầm; Philipin cũng hiện đại hoá 7 tàu khu trục,đóng mới 35 tàu tuần tra và mua thêm máy bay F-16…

Như vậy có thể khẳng định: Trong xu thế toàn thế giới “hướng ra biển”,

coi biển là “lối thoát” là “cứu cánh” trên bước đường phát triển, hầu hết cácnước trong khu vực và các nước lớn đều có chung xu hướng củng cố, tăngcường lực lượng nhằm phục vụ cho ý đồ khẳng định quyền lực và tranh giànhlợi ích của mình trên Biển Đông Chính việc can thiệp của các nước lớn vàokhu vực Biển Đông, sự tăng cường lực lượng của các nước lớn, cũng như cácnước trong khu vực làm cho tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, tiềm ẩnnhiều yếu tố khó lường; vấn đề tranh chấp Biển Đông là hết sức khó dự đoán

Trang 27

Biển Đông đang là nơi tồn tại những mâu thuẫn chính trị và kinh tế của thếgiới, với cả thuận lợi, khó khăn thách thức… Điều đó có ảnh hưởng và tácđộng trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng anninh trên biển của nước ta trong thời kỳ mới Trong điều kiện nước ta đangtiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đất nướcthoát khỏi khủng hoảng, đói nghèo, lạc hậu, vấn đề phát triển kinh tế biển,khai thác lợi thế vùng biển đi đôi với tăng cường quốc phòng- an ninh, bảo vệvững chắc chủ quyền biển đảo được coi là một vấn đề mang tính cấp thiết,khách quan đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa.

1.2 Chủ trương bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của Đảng từ năm 1986 đến năm 2001

1.2.1 Chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đất nước (1986-1996)

Vùng biển, đảo Tổ quốc là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổquốc gia dân tộc Việt Nam Bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà trước hết là bảo

vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam trên biển lànhiệm vụ thiêng liêng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhiệm

vụ đó luôn được Đảng ta quán triệt và tiến hành trong suốt mọi thời kỳ cáchmạng Tuy nhiên, trước năm 1986, vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khácnhau: Một mặt, Đảng phải tập trung sức lực để khôi phục, phát triển nền kinh

tế đất nước sau những năm tháng dài bị chiến tranh tàn phá; kẻ thù luôn tìmmọi cách bao vây, cô lập, chống phá cách mạng nước ta; đất nước ta cònnghèo… Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc do thiếu nhạy bén trong tư duy chiến lược, khiến Đảng ta chưa nắm bắtđược hết diễn biến phức tạp của tình hình biển, đảo gắn với xu thế phát triểnthời đại ; chưa thấy rõ được âm mưu, thủ đoạn của các nước đối với Biển

Trang 28

Đông Dẫn đến tình trạng vùng biển, đảo của nước ta chưa thể phát huy hết vịtrí, vai trò trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ quyền biển, đảocủa nước ta bị các thế lực bên ngoài vi phạm, một số đảo và vùng biển của ta

bị các nước chiếm đóng trái phép

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước được khởi đầu từ Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) những vấn đề liênquan đến tình hình biển, đảo trên thế giới, ở khu vực và trong nước đã xuấthiện nhiều nhân tố mới, tác động mạnh đến tư duy lãnh đạo bảo vệ chủquyền biển đảo của Đảng

Trước hết, thực tiễn phát triển Luật pháp quốc tế về biển với việc LiênHiệp Quốc công bố Công ước về luật biển năm 1982 đã làm thay đổi nhiềuvấn đề liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc giatrên biển Nếu như trước đây, theo Công ước về biển của Liên Hiệp Quốc banhành năm 1958 (gọi tắt là Công ước 1958), chủ quyền của mỗi quốc gia cóbiển thường vẫn chỉ được đóng khung trong vùng biển 12 hải lý, thì Công ước

về luật biển quốc tế 1982 (Luật biển 1982) đã xác định rõ các vùng biển baogồm: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tàiphán quốc gia gắn với các chế độ pháp lý khác nhau Theo đó, chủ quyền lãnhthổ và quyền chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia đều được mở rộng rấtnhiều so với trước, tối đa có thể lên tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở Luậtbiển quốc tế 1982 là công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhhoạch định biên giới trên biển của các quốc gia có biển Đó là một trongnhững nhân tố để các quốc gia có biển có thể căn cứ xác định phạm vi chủquyền của mình; là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp biển đảo đã vàđang trở thành vấn đề nóng bỏng giữa các quốc gia có biển với nhau Tuynhiên, với những điều khoản qui định mới trong luật pháp quốc tế, vấn đề

Trang 29

phân định biển trở nên phức tạp hơn do số lượng các vùng chồng lấn tăng lên,nhất là đối với những vùng biển như Biển Đông vốn đã rất phức tạp và luôndiễn ra tranh chấp quyết liệt Trước những thay đổi đó, Đảng phải nắm vữngluật pháp quốc tế về biển để đề ra chủ trương phù hợp đúng đắn giải quyết cácvấn đề liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước

ta trên biển Đó là yêu cầu mới đặt ra với Đảng ta trong quá trình lãnh đạocách mạng dân tộc

Trong xu thế, cả nhân loại ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về vaitrò đặc biệt quan trọng của biển đối với sự sinh tồn và phát triển, coi biển làhướng phát triển chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốccủa mình; xu thế một số các nước lớn có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp liênquan đến Biển Đông đang ráo riết tìm mọi cách tranh giành lợi ích, khẳngđịnh vị thế, tầm ảnh hưởng trên Biển Đông, thậm chí có nước có mưu đồ thôntính và độc chiếm Biển Đông, làm cho tình hình Biển Đông nói chung vàtranh chấp Biển Đông nói riêng trở nên vô cùng phức tạp, tác động trực tiếpđến bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta Đảng cần phải nhanh chóng đề

ra chủ trương phù hợp, kịp thời để tăng cường bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích mọi mặt của nước ta trên biển

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ cảnước tiến lên CNXH đang đặt ra những yêu cầu mới ngay trong quá trình pháttriển nội tại của nước ta Vốn là một nước nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam xâydựng CNXH trong điều kiện kinh tế thấp kém, lại bị chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực thù địch bao vây chống phá về mọi mặt Điều đó cho thấy, để vực dậynền kinh tế thấp kém của đất nước, tạo đà lực cho đất nước phát triển đi lênxây dựng thành công CNXH, vấn đề phát huy sức mạnh nội lực của đất nướctrở thành vấn đề sống còn Trong đó, việc phát huy tiềm năng, lợi thế to lớncủa cả một vùng, biển, đảo giàu có của Tổ quốc có ý nghĩa vô cùng quan

Trang 30

trọng Khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của nước ta về biển gắn với việcgiữ gìn, bảo vệ các tiềm năng, lợi thế đó chính là yêu cầu khách quan phù hợpvới xu thế phát triển thời đại và với đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong thời kỳ lịch sử mới

Trên cơ sở nắm bắt quá trình vận động của thực tiễn thế giới và đấtnước, Đảng ta đã từng bước nhận thức dâu sắc hơn các vấn đề đã và đang nảysinh để hình thành tư duy mới về lãnh đạo đất nước nói chung và lãnh đạonhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng trong chiến lược xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Tại Đại hội Đảng VI, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan tìnhhình quốc tế và trong nước, Đảng đưa ra nhận định:

Đối với Đông Dương, thế lực bá quyền và chủ nghĩa đế quốc chưa từ

bỏ âm mưu lâu dài làm suy yếu, hòng khuất phục nhân dân ba nước.Các thế lực ấy có thể tiếp tục kéo dài chính sách đối đầu, dùng uy hiếpquân sự và bao vây cô lập, hòng làm cho chúng ta chảy máu, khôngtập trung sức xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân Nhưng rõràng chúng đã thất bại và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn Nhân dân ta

có những khả năng mới để giữ vững hoà bình, tranh thủ điều kiện quốc

tế thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ Tổ quốc [21, tr.37]

Quan điểm chung về đường lối phát triển đất nước của Đảng ta trongthời kỳ mới là “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, “Toànquân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước” [21, tr.38] Từ quan điểm pháttriển chung đó, Đảng đã đề ra chủ trương cụ thể cho đường lối bảo vệ Tổquốc Trong đó, tư tưởng phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước gắn vớiviệc xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, kết hợpchặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế;

Trang 31

tư tưởng kết hợp công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước với nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc được coi là những tư tưởng chỉ đạo nhất quán, cơ bản, baotrùm Nghị quyết Đại hội Đảng VI nêu rõ: về xây dựng một nền quốc phòngtoàn dân và an ninh nhân dân phải: “phát huy sức mạnh của cả hệ thốngchuyên chính vô sản, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kếthợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh công cuộc xây dựngnền quốc phòng và an ninh toàn dân, xây dựng hậu phương đất nước mộtcách toàn diện” [21, tr.38]; về công tác đối ngoại, với phương châm ‘’Hoạtđộng đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta phải phục vụ cho công cuộc đấutranh bảo vệ Tổ quốc”[21, tr.105], trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực thù địch đang tìm mọi cách gây sức ép, bao vây, cô lập chống phámọi mặt đất nước ta, tranh chấp biển, đảo trên Biển Đông giữa các nước vớinước ta đang hết sức căng thẳng, quyết liệt; nhiều bất đồng giữa ta và cácnước chưa được giải quyết… Đảng ta đưa ra chủ trương:

Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình vàhữu nghị Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bìnhgiữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, loại trừ chiến tranhxâm lược và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố, nhất là chủ nghĩakhủng bố nhà nước mà đế quốc Mỹ coi là quốc sách của họ [21, tr.111] Riêng đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á, Đảng nêu rõ:

Chính phủ và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu nhằm pháttriển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước ĐôngNam Á khác Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trongkhu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiếtlập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á, thành khuvực hoà bình, ổn định và hợp tác [21, tr.114]

Trang 32

Thực chất, vấn đề bất đồng trong quan hệ giữa Việt Nam với một sốnước Đông Nam Á lúc bấy giờ thường xuất phát từ hai “điểm nóng” cơ bản:vấn đề quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và vấn đề tranh chấp chủquyền trên Biển Đông Bên cạnh hai “điểm nóng” đó, vấn đề chế độ chính trị

xã hội của Việt Nam không đồng thuận với chế độ chính trị – xã hội của sốđông các nước Đông Nam Á, cũng dễ dẫn đến cái nhìn trái ngược nhau vềnhiều vấn đề trong quan hệ khu vực và quốc tế Từ tình hình như vậy chothấy, chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội VI

là mềm dẻo, linh hoạt và đúng đắn, sát, hợp với thực tiễn Chủ trương đó là cơ

sở định hướng cho Việt Nam giải quyết tốt nhiều vấn đề phức tạp nóng bỏng,tránh thế bị cô lập ở khu vực và thế giới

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốcđược Nghị quyết Đại hội Đảng VI khẳng định, chính là cơ sở định hướng choviệc thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trongnhững năm đầu đổi mới đất nước Trong phương hướng phát triển đất nước từ

1986 đến 1990 nhiệm vụ quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc, được Đảng xácđịnh rõ: Cần phải "Tổ chức tốt việc bảo vệ chủ quyền và giữ vững an ninh cáctuyến biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo…" [21, tr.38]

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI, ngày 30-11-1987 Bộ

Chính trị ra Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đối

với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tăng cường sự có mặt của Việt Nam ở Biển Đông và Trường Sa Nghị quyết khẳng định, hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam, giữ vị trí hết sức quan trọng vềmặt quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế biển của nước ta Việc ta tăngcường đóng giữ trên quần đảo và thường xuyên có mặt trên Biển Đông là sựkiện có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong bốicảnh tình hình Biển Đông diễn ra vô cùng phức tạp, tranh chấp biển, đảo luôn

Trang 33

căng thẳng và quyết liệt Một số các nước đang vi phạm nghiêm trọng đến chủquyền của ta ở trên biển nhất là đối với khu vực hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ nhiều nămnay và vẫn chưa chịu trao trả cho Việt Nam, họ ngang nhiên coi Hoàng Sa làcủa họ Riêng đối với Trường Sa, một số nước đang tăng cường sự có mặt củamình ở đây, đồng thời đẩy mạnh tranh chấp khiến cho tình hình trở nên căngthẳng, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột và chiến tranh khu vực.

Có thể nói, nếu tình hình Biển Đông là “điểm nóng” của mối quan hệ giữa tavới các nước trong khu vực và một số nước khác có liên quan, thì khu vựcTrường Sa là “điểm nóng” quyết liệt, căng thẳng nhất Xu thế các nước lớn vàcác nước trong khu vực đang tiếp tục tăng cường sự có mặt của mình trên BiểnĐông với nhiều âm mưu và thủ đoạn kinh tế – chính trị khác nhau Điều đó chothấy : việc Bộ Chính trị BCHTW Đảng ra Nghị quyết 06/NQ/TW (30-11-1987)với việc khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tăng cường

sự có mặt của Việt Nam trên biển là một chủ trương đúng đắn, kịp thời đáp ứngđược tình hình cấp bách của thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng talúc đó Nghị quyết này đánh dấu một bước quan trọng trong tư duy hoạch địnhđường lối chiến lược của Đảng về bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo thân yêucủa Tổ quốc Vấn đề tăng cường bảo vệ chủ quyền, tăng cường sự có mặt củaViệt Nam trên biển đã được Đảng khẳng định

Tuy nhiên tình hình Biển Đông sau thời điểm nghị quyết 06 của BộChính trị (11-1987), có những diễn biến hết sức phức tạp và bất ngờ : Ngày14-3-1988 Trung Quốc ngang nhiên nổ súng bắn chìm 3 tàu Hải quân củaViệt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển, chiếm đóng trái phép bãi Gạc Mathuộc chủ quyền của Việt Nam ; tháng 4-1989 xung đột vũ trang giữa ta vớiTrung Quốc và Philippin ở khu vực đảo Vành Khăn Đứng trước tình hìnhđang diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, Đảng uỷ Quân sự

Trang 34

Trung ương trên cơ sở quán triệt tinh thần của Bộ Chính trị BCHTW Đảng đã

ra Nghị quyết 286 (31-12-1988), đề ra nhiệm vụ quốc phòng trong thời giantrước mắt Trong đó, nhận định về tình hình biển, đảo, Nghị quyết chỉ rõ: Cácthế lực bành trướng đang thực hiện âm mưu lấn chiếm cục bộ ở khu vựcTrường Sa và Biển Đông của ta Từ nhận định đó, Nghị quyết đã khẳng định:chúng ta phải hết sức đề phòng những diễn biến bất ngờ về mặt quân sự trênBiển Đông; phải tăng cường lực lượng, củng cố thế trận trên các vùng biểntrọng yếu, nhất là ở khu vực Trường Sa để sẵn sàng đối phó với âm mưu vàcác hoạt động vi phạm chủ quyền của nước ta trên biển

Từ năm 1988 – 1991, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có nhiềuthay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốccủa nước ta Trên thế giới, hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu lún sâu vàokhủng hoảng và đi đến chỗ tan rã Lợi dụng sự khủng hoảng của CNXH, chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết tập trung lực lượng, nhằm “xoásổ” vĩnh viễn các lực lượng XHCN trên toàn thế giới, trong đó các nướcXHCN như CuBa, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên vàViệt Nam chính là mục tiêu hàng đầu của chúng

Ở trong nước, sau những năm đầu đổi mới, tình hình có những biếnchuyển khả quan: nền kinh tế, chính trị – xã hội dần đi vào chiều hướng ổnđịnh ; công tác quốc phòng – an ninh, công tác đối ngoại bước đầu đượctăng cường củng cố Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định đó, vẫncòn nhiều bất cập, hạn chế : kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm, thị trườngkhông ổn định, sự hợp tác, hỗ trợ từ các nước XHCN ở Đông Âu khôngcòn ; nền quốc phòng – an ninh quốc gia chưa thật vững chắc, công tác đốingoại còn có thiếu sót

Tháng 6-1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đượctiến hành Trên cơ sở phân tích mọi mặt tình hình thế giới, trong nước ; đánh

Trang 35

giá toàn diện thành công, hạn chế của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốcqua năm năm đổi mới đất nước (1986-1990) ; đồng thời xuất phát từ thực tế,

Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi

lên Chủ nghĩa Xã hội Trong đó nêu bật những định hướng lớn về chính sách

kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại Đối với nhiệm vụ quốcphòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc, từ quan điểm “Sự ổn định và phát triển mọimặt đời sống xã hội là nền tảng của quốc phòng – an ninh”, Đảng chỉ rõ:

“phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng – anninh Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh, quốc phòng – anninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ” [21, tr.325]

Cụ thể hoá nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tếbiển, Đảng đã đưa ra chủ trương, phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường

quốc phòng – an ninh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Trong Chiến lược

ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, Đảng khẳng định :

Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển,phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiệnchủ quyền đối với với vùng đặc quyền kinh tế

Các tỉnh ven biển phát huy thuận lợi mở cửa ra bên ngoài, điều chỉnhphương hướng sản xuất và xây dựng thích nghi với điều kiện bất lợi vềthiên tai, phát triển và bảo vệ kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, anninh [21, tr353]

Có thể nói những vấn đề về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủquyền và lợi ích quốc gia Việt Nam trên biển là một chủ trương lớn của Đảng

ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳlịch sử mới Chủ trương đó thể hiện tư duy mới của Đảng trong nhìn nhận,đánh giá về vị trí, vai trò to lớn của vùng biển, đảo đối với sự phát triển đi lêncủa đất nước, đồng thời xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ

Trang 36

chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Đại hội VII được coi là bước ngoặt, mở ra trang

sử mới trong sự nghiệp chinh phục biển, đảo thời kỳ đổi mới toàn diện đấtnước Những tư tưởng của Đại hội VII đã đặt nền móng cho chiến lược bảo

vệ chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế, tăng cường và kết hợp chặt chẽ quốcphòng và an ninh trên biển Đó là tiền đề cơ sở để Việt Nam có thể hướng tớiphát triển thành một quốc gia mạnh về biển

Từ sau năm 1991, tình hình Biển Đông có phần dịu đi do sự thay đổichính sách về biển của các nước Đông Nam Á Ngày 22-7-1992, Bộ trưởngNgoại giao 6 nước ASEAN, bao gồm : Brunây, Indônêxia, Malaixia, Singapo,Philippin, Thái Lan, họp ở Manila (Philippin) đã đưa ra Tuyên bố, thể hiện rõquyết tâm giải quyết vấn đề tranh chấp biển, đảo thông qua thương lượng hoàbình, tránh đối đầu quân sự, gây xung đột căng thẳng Sau Tuyên bố này, xuthế chung của các nước ở khu vực là : Một mặt tiến hành cuộc chiến pháp lý,từng bước hợp thức hoá những vùng biển, đảo đang chiếm giữ có tranh chấp,đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh tế như thăm dò khai thác tài nguyên,nghiên cứu khoa học biển, du lịch Mặt khác, vẫn ngấm ngầm tiếp tục tăngcường chạy đua vũ trang, tạo thế lực quân sự làm hậu thuẫn, gây sức ép trênbàn ngoại giao nhằm đạt được lợi ích nhiều nhất khi đàm phán tranh chấp.Trong bối cảnh đó, trên cơ sở quán triệt tinh thần Đại hội VII của Đảng, ngày

5-5-1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 03/NQ-TW về phát triển kinh tế biển

gắn với tăng cường quốc phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trên biển Nghị quyết khẳng định rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta, cùng

với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phảiđẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủquyền và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về

kinh tế biển” Đồng thời nhấn mạnh: “trở thành một nước mạnh về kinh tế

Trang 37

biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

Tháng 1-1994, Đảng ta tiến hành Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII.Xuất phát từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trên cơ sở chỉ ra 4nguy cơ, thách thức đối với cách mạng nước ta (chệch hướng XHCN ; tụt hậu

xa hơn về kinh tế ; tệ nạn quan liêu tham nhũng ; chiến lược ‘‘diễn biến hoàbình’’ của kẻ thù đối với Việt Nam), Hội nghị nêu bật : ‘‘Trong khi tập trungsức xây dựng đất nước, chúng ta phải coi trọng tăng cường quốc phòng và anninh, chấp hành thật tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội vàđịnh hướng phát triển xã hội chủ nghĩa’’ [21, tr.429] Đề cập đến nhữngnhiệm vụ cần phải tập trung thực hiện tốt trong thời gian trước mắt đối vớinhiệm vụ quốc phòng - an ninh, Hội nghị cũng nhấn mạnh : phải xây dựngcác khu vực phòng thủ vững mạnh, nhất là ở các khu vực trọng điểm nhưvùng biên giới, hải đảo

Ngày 28-7-1995, Việt Nam trở thành Thành viên chính thức củaASEAN Đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ViệtNam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việc Việt Nam ranhập ASEAN, đã nâng cao vị thế của nước ta trong mối quan hệ ở khuvực và thế giới, tạo đối trọng cần thiết để chúng ta có thể giải quyết hiệuquả hơn các vấn đề liên quan đến tranh chấp trên biển, nhất là trongtranh chấp với các nước lớn Đồng thời với sự kiện này, quá trình bảo vệchủ quyền biển, đảo của nước ta chuyển sang một thời kỳ mới với nhiềuthời cơ và thách thức

1.2.2 Chủ trương bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của Đảng từ năm 1996 đến năm 2001

Trang 38

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6-1996), là đại hộigắn với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đồng thời là Đại hội đánhdấu bước chuyển quan trọng trong quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo Tổ quốc trong thời kỳ lịch sử mới.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình thế giới và trong nước,nêu bật những thời cơ, thách thức đối với cách mạng nước ta, Đại hội ĐảngVIII đã đề ra đường lối phát triển đất nước Trong đó khẳng định nhiệm vụtrọng tâm của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm 1996-

2000 là đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp Nghị quyết Đại hội VIII chỉ rõ:

Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ pháttriển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm

vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượtqua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện vàđồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược

ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tếnhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đềbức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống củanhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắccho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau [21, tr.544, 545]

Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng trongnhững năm 1996 – 2000 là tập trung phát triển mạnh nền kinh tế đất nước, lấyCNH, HĐH đất nước làm nhiệm vụ trọng tâm; mọi chính sách về kinh tế,chính trị, văn hoá xã hội, an ninh – quốc phòng và công tác đối ngoại đều phải

Trang 39

được hoạch định và tiến hành xoay quanh việc thực hiện thành công nhiệm vụtrọng tâm đó.

Đây là chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Đảng Chủ trương đó chothấy, Đảng đã quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lêninvào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin luôn chỉ rõ vai trò quyết định của lực lượngsản xuất đối với quan hệ sản xuất nói riêng và toàn bộ bước phát triển của xãhội nói chung Xét cho đến cùng, mọi vấn đề của xã hội đều bắt nguồn từ sựthay đổi của kinh tế mà cốt lõi, trước hết của nó chính là sự phát triển của lựclượng sản xuất, của cơ sở vật chất xã hội Đặt trong điều kiện của thời kỳ lịch

sử mới, gắn với xu thế phát triển của quốc tế và thời đại “các nước dành ưutiên cho sự phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đốivới việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia”[21, tr.464] Chủ trươngđẩy mạnh CNH-HĐH của Đảng, đưa đất nước phát triển, thoát ra khỏi nghèonàn lạc hậu, vươn lên trên một tầm cao mới là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp

Từ quan điểm như vậy, Đại hội VIII của Đảng đã chỉ ra nhiệm vụ quốc

phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ này là: Đối với quốc phòng phải :

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị,từng bước tăng cường lực lượng quốc phòng và an ninh của đất nước,xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòngtoàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lựclượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toànvẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế

độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạtđộng gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất

Trang 40

nước ; ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả mọi loại tội phạm, bảo đảmtốt trật tự, an toàn xã hội [21, tr.500,501] ;

Đối với công tác đối ngoại :

Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình

và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinhtế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranhchung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội [21, tr.502]

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng quántriệt: Cần hết sức lưu ý đến các vấn đề kết hợp quốc phòng- an ninh với kinhtế; gắn nhiệm vụ quốc phòng với an ninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốcphòng-an ninh với công tác đối ngoại phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc;củng cố quốc phòng-an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyêncủa Đảng và Nhà nước

Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo nêu trên, chính là cơ sở để Đảng

ta vạch ra chủ trương bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước Nghị quyết Đại hội Đảng VIII trên cơ sở nhận định tìnhhình Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông vẫn đang tiếp tụcdiễn biến vô cùng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường đã đi đến khẳngđịnh: “Đầu tư thích đáng cho việc tăng cường, củng cố an ninh, quốc phòng,bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo Bổ sung

và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý, khai thác biển, venbiển và các hải đảo”[21, tr.584] Trong phương hướng phát triển đất nước đếnnăm 2000, Nghị quyết Đại hội VIII đã chỉ rõ :

Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc

phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy

Ngày đăng: 06/11/2016, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (1998), Một số suy nghĩ về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và quốc phòng trên biển, Phụ lục giáo trình về nâng cao năng lực quản lý biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về xây dựng chiếnlược phát triển kinh tế và quốc phòng trên biển
Tác giả: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao
Năm: 1998
2. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (2002), Các đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa - Hoàng Sa - Trường Sa - Pratas - Bãi Macclesfield, Viện nghiên cứu các vấn đề Châu Á tại Ham burg xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các đảo tranh chấp ở vùng biểnNam Trung Hoa - Hoàng Sa - Trường Sa - Pratas - Bãi Macclesfield
Tác giả: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao
Năm: 2002
3. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (2002), Quần đảo Trường Sa: liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Trường Đại học Tổng hợp Philippin, Nxb Pháp lý Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần đảo Trường Sa: liệu có cònthích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền
Tác giả: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Pháp lý Hà Nội
Năm: 2002
4. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học khu vựchai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004
5. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản củaLuật biển ở Việt Nam
Tác giả: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
6. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (1998), Sổ tay biển đảo Việt Nam, Nxb lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay biển đảo Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxblao động
Năm: 1998
7. Bộ Ngoại giao (1995), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
8. Bộ Nội vụ (1997), Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, Nxb CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trongtình hình mới
Tác giả: Bộ Nội vụ
Nhà XB: Nxb CAND
Năm: 1997
9. Bộ Quốc phòng (2004), Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷXXI
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
10. Đỗ Xuân Công (2002), “Tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân ( 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững chắcvùng biển, đảo của Tổ quốc”
Tác giả: Đỗ Xuân Công
Năm: 2002
11. Trần Quang Cơ (1992), “Đông Nam Á thời kỳ sau Liên Xô”, Tạp chí Quan hệ quốc tế, (31) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Nam Á thời kỳ sau Liên Xô”
Tác giả: Trần Quang Cơ
Năm: 1992
12. Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (2003), Tài liệu tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam, Tài liệu lưu tại Ban biên giới Hải Đảo, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tuyên truyền về biển, đảo ViệtNam
Tác giả: Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân
Năm: 2003
13. Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (2005), 50 năm Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm Hải quân nhân dân Việt Namanh hùng
Tác giả: Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân
Năm: 2005
14. Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng (2001), Chuyên đề quân đội tham gia chương trình khai thác xa bờ và làm nhiệm vụ kinh tế biển với quốc phòng, Tài liệu lưu tại Ban biên giới hải đảo, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề quân đội tham gia chương trìnhkhai thác xa bờ và làm nhiệm vụ kinh tế biển với quốc phòng
Tác giả: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng
Năm: 2001
15. Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, Hợp đồng nghiên cứu khoa học về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số BĐHD 01 – 01 (Bản lưu tại thư viện trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng nghiên cứu khoahọc về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Nghị quyết Bộ Chính trị về những vấn đề cơ bản của đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Hồ sơ 453A ngày 9-6-1985, Lưu tại phòng mật thư viện HVCTQS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Bộ Chính trị về nhữngvấn đề cơ bản của đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1985
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Chỉ thị của BCTsố 60-CT/TƯ (26-5-1990) về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh quốc gia trong tình hình mới, Tài liệu lưu tại kho bảo mật HVCTQS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của BCTsố 60-CT/TƯ (26-5-1990) vềnhiệm vụ quốc phòng - an ninh quốc gia trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1990
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết của BCTsố 27/NQ/TƯ (18-5-1991) về nhiệm vụ quốc phòng 5 năm 1991-1995, Tài liệu lưu tại kho bảo mật HVCTQS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của BCTsố 27/NQ/TƯ(18-5-1991) về nhiệm vụ quốc phòng 5 năm 1991-1995
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1991
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết của BCTsố 03/NQ/TƯ (6-5-1993) về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, Tài liệu lưu tại Cục lưu trữ Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1993
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của BCT số 08-NQ/TƯ (ngày 17-12-1998), Về chiến lược an ninh quốc gia, tài liệu lưu tại Cục lưu trữ Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chiến lược an ninh quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w