đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010

142 609 1
đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ Lấ THỊ YẾN ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HểA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 602256 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn LÊ THỊ YẾN MỤC LỤC HÀ NỘI - 2012 1 LỜI CAM ĐOAN 2 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc 2 Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 2 Hà Nội, ngày tháng năm 2012 2 Tác giả luận văn 2 LÊ THỊ YẾN 2 MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài 4 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội GDPT Giáo dục phổ thông NQTW Nghị quyết Trung ương Nxb Nhà xuất bản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục là một lĩnh vực mà từ xưa đến nay, bất kể quốc gia, dân tộc và chế độ nào muốn tồn tại và đi lên đều phải chăm lo phát triển. Khi sáng lập ra học thuyết của mỡnh, cỏc nhà kinh điển Mỏc - Lờnin nhấn mạnh: “Tương lai của cả loài người phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ giai cấp công nhân đang lớn lờn” [87, tr.15]. Từ ngàn xưa, cha ông ta cũng đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhân tài, trọng dụng những người có học thức trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Kế thừa những tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [57, tr.36]. Người coi giáo dục là chỡa khoỏ để xây dựng, giữ vững nền độc lập và đưa đất nước phát triển. GDPT là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về học vấn, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người. GDPT cũng là tiền đề cho học sinh tiếp tục học lên những bậc cao hơn như: trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc đi vào cuộc sống,… Bước sang thế kỉ XXI, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất. Sự hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi trình độ ngày càng cao của các quốc gia. Kinh tế tri thức ra đời, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong sản phẩm ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam cũng đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Thực tế trên, đòi hỏi phải có một sự đổi mới thực sự trong tư duy về giáo dục nhằm đào taọ ra một thế hệ công dân đáp ứng những yêu cầu của đất nước và thời đại mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu và là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.Tại Hội nghị lần 4 thứ hai Ban Chấp hành Trung ương VIII (1996), Đảng đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nói chung và GDPT nói riêng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đến Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đại hội XI của Đảng (1/2011), tiếp tục hoàn thiện: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Thanh Hóa là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học và chăm lo đào tạo con người. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về đường lối đổi mới, đẩy mạnh phát triển GDPT thời kì CNH, HĐH đất nước, Đảng bộ tỉnh Thanh Húa đó kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách nhằm hiện thực húa cỏc chủ trương của Đảng. Nhờ vậy, trong những năm qua GDPT ở Thanh Húa đó cú những bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, GDPT ở Thanh Hóa còn tồn tại không ít khó khăn, yếu kém. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới GDPT ở Thanh Hóa càng có ý nghĩa chiến lược khi: Thanh Hóa là một tỉnh lớn với đủ các loại địa hình: miền núi, đồng bằng, ven biển, dân số đông, nhiều dân tộc, trình độ dân trí không đều. Tỉnh có đường Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua và vì thế tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành khu vực kinh tế miền Trung và trục kinh tế Bắc - Nam. Tuy nhiên, GDPT chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thanh Hóa có nhiều thế mạnh về kinh tế. Ở đây đã có nhiều khu công nghiệp, hải cảng trong đó đặc biệt có cảng nước sâu và khu kinh tế Nghi Sơn. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đòi hỏi phải có 5 nguồn lao động có kiến thức và kĩ thuật cao. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh sự nghiệp GDPT để tạo nền tảng vững chắc cho việc đào tạo nhân lực. Việc tổng kết 15 năm Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển GDPT, rút ra những kinh nghiệm cho thời gian tới và làm phong phú thêm kho tư liệu giảng dạy về lịch sử địa phương cũng là một việc làm cần thiết. Vì những lí do trên, tác giả đã chọn vấn đề: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010 làm đề tài luận văn Th.s lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục nói chung, GDPT nói riêng là nội dung quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, đây là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà quản lí, nhà khoa học, nhà giáo và của nhiều tác giả. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Có thể nêu ra một số tác giả với những công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài này như sau: Đầu tiên là cuốn "Bàn về công tác giáo dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1972. Sinh thời Người luôn chăm lo đến sự nghiệp "trồng người". Người thường nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn sách này, Bỏc đó nêu bật vai trò cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục, đặc biệt tác phẩm đã khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền giáo dục mới dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đó cú cỏc tác phẩm, bài viết về giáo dục và đào tạo như: Cuốn "Về vấn đề giáo dục - đào tạo" của đồng chí Phạm Văn Đồng được Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản 1999. Một lần nữa vai trò của giáo dục và đào tạo được tiếp tục khẳng định và để sự nghiệp giáo dục phát 6 triển mạnh mẽ cần có sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân và có được những chính sách hữu hiệu nhất. Bài viết "Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước" của đồng chí Đỗ Mười - đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục (tháng 1/1996) cũng đã khẳng định: muốn đưa sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng đến thắng lợi thì dứt khoát phải phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bài phát biểu với Bộ Giáo dục và đào tạo về "chuẩn bị nguồn lực con người" của Đồng chí Lê Khả Phiêu. Nội dung bài viết khẳng định: Sẽ không thể xây dựng được một đất nước văn minh giàu mạnh nếu mọi người dân không được trang bị về trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến, Tất cả các bài viết đó đều thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết của việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đồng thời cũng từ sự phát triển của giáo dục đào tạo sẽ là động lực để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb. Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003, trong đó có dành một phần nhỏ mô tả hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, GDPT nói riêng giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ sài. Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” do Bùi Minh Hiền biên soạn được Nxb Đại học sư phạm phát hành năm 2004. Đây là giáo trình viết sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam, trong đó có dành hai chương viết về giáo dục Việt Nam hai giai đoạn 1975 - 1986 và 1986 đến nay (năm 2004). Cuốn sách không dành viết riêng về GDPT, nhưng qua việc trình bày những chính sách, những tổng kết tình hình giáo dục Việt Nam nói chung, ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến GDPT. 7 Ngoài ra cũn cú cỏc công trình định hướng về giáo dục và đào tạo như: "Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" của GS.TS Phạm Minh Hạc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách này đã trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục nước ta qua các giai đoạn lịch sử; phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và phương hướng phát triển giáo dục trong thời gian tới. Cũng bàn về giáo dục, cuốn sách "Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH " do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 cũng đã nêu bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học; có được những kết quả này là do sự cải tiến về phương pháp của cả thầy lẫn trò, phong trào học tập trong nhân dân được đẩy mạnh. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu về giáo dục trên bình diện chung có liên quan đến đề tài như: “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Viện Khoa học giáo dục do Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; “35 năm phát triển sự nghiệp GDPT” do Võ Thuần Nho chủ biên, Nxb. Giáo dục, 1980; “Đổi mới nâng cao vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế” của nhiều tác giả, Nxb. Lao động, 2006; Nghiên cứu về sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương đối với GDPT, có một số công trình như: Ngô Thị Thu Hà (2009), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển GDPT từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn Th.s lịch sử, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Quế Liên: Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1986 đến năm 2005”, Luận văn Th.S ĐHQGHN năm 2007 Tại Thanh Húa đó có công trình: Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ 1954 đến 1975 (2009) của Nguyễn Thị Hường, Luận văn 8 Th.s lịch sử, ĐHQGHN. Tuy vậy, đề tài này mới chỉ tập trung vào hệ thống giáo dục phổ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975. Nhìn một cách tổng quát các công trình trên giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về giáo dục và GDPT. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển GDPT trong những năm tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu đề tài như đã xác định nhằm góp phần bổ sung vào khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: - Nghiên cứu và làm sáng tỏ những chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển GDPT thời kì từ năm 1996 đến năm 2010, làm nổi bật những thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình tiếp tục phát triển sự nghiệp GDPT của tỉnh. - Nhiệm vụ: - Phõn tớch các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn tác động đến việc thực hiện đường lối đổi mới sự nghiệp GDPT ở tỉnh Thanh Hóa. - Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo, GDPT và đề ra các chủ trương, chính sách cũng như chỉ đạo thực hiện phát triển GDPT trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010. - Làm nổi bật những thành tựu cơ bản và những hạn chế trong quá trình Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo phát triển GDPT từ năm 1996 đến năm 2010. - Rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo phát triển GDPT ở địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 [...]... điểm của Đảng 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết Chương 1: Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa (1996 - 2000) Chương 2: Đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa (2001 - 2010) 10 Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm NỘI DUNG Chương 1 PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THANH HểA (1996 – 2000)... trương, chính sách phát triển GDPT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2010 - Phạm vi ngiờn cứu: +Về nội dung: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về GDPT + Về không gian: Nghiờn cứu ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa + Về thời gian: Từ năm 1996 đến 2010 5 Phương pháp nghiên cứu Trờn cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lờnin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản... trong giáo dục Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu có thể coi là một bước đột phá trong đổi mới tư duy về giáo dục của Đảng Bước đột phá này sẽ tạo nền tảng cho những chính sách phát triển giáo dục của các điạ phương Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIII (1991) đã đưa ra chủ tương phát triển giáo dục cơ sở trong 5 năm 1991 - 1995: “Chú trọng giáo dục. .. 1.2 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HểA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1996 - 2000) 1.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục phổ thông 28 Thứ nhất, quan điểm về giáo dục phổ thông tại Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Công sản Việt Nam đã đề ra Chiến... tỉnh, Sở giáo dục đã quan tâm đến hoạt động xã hội hóa giáo dục nhưng chưa phát động được một phong trào thực sự rộng rãi Công tác xã hội hóa giáo dục đóng vai trò to lớn đến sự phát triển của giáo dục Vì vậy làm tốt công tác này sẽ huy động được được toàn dân tham gia hoạt động giáo dục đào tạo, góp phần tạo sức bật mới cho ngành giáo dục Như vậy, trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1995, GDPT tỉnh Thanh. .. pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục Phải coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Phê phán thói lười học Mọi người chăm lo cho giáo dục Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể Phát triển giáo dục - đào tạo... điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như: mầm non, phổ thông trung học (cấp III), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hoá giáo dục Hai là, mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2000 32 Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả... chính sách phát triển GDPT 1.1.3 Thực trạng giáo dục phổ thông ở Thanh Hóa trước 1996 Kể từ Cách mạng thỏng Tám 1945, nền giỏo dục và đào tạo Thanh Hóa thực sự trở thành nền giáo dục do dõn, vỡ dõn Tháng 9/1945, Thanh Hóa thành lập Ty thanh tra tiểu học, thành lập Nha Bình dân học vụ Các quận, huyện, xã, thôn, đều lập Ban Bình dân học vụ Đến cuối tháng 9/1945, các trường tiểu học trong toàn tỉnh đã đi... sách phát triển giáo dục của Đảng nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Tuy vậy, sự đa dạng về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế của cỏc vựng miền, diện tích rộng, dân số đông, nhu cầu đầu tư cho giáo dục cao trong khi ngân sách được cấp không cao hơn các tỉnh khác Vì vậy, đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực... cho giáo dục và đào tạo Mặc dù, Thanh Hóa là tỉnh có kinh tế còn kém phát triển, lại luôn bị thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhưng do nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ, ngành giáo dục và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh đạt những thành tựu quan trọng, quy mô giáo dục tăng nhanh Riêng GDPT có những . chọn vấn đề: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010 làm đề tài luận văn Th.s lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục nói chung,. 3 chương 6 tiết. Chương 1: Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa (1996 - 2000) Chương 2: Đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa (2001 - 2010) 10 Chương 3: Nhận xét. đạo thực hiện phát triển GDPT trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010. - Làm nổi bật những thành tựu cơ bản và những hạn chế trong quá trình Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo phát triển GDPT từ

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI - 2012

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc.

  • Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

  • Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2012

  • Tác giả luận văn

  • LÊ THỊ YẾN

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan