1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

114 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 612 KB

Nội dung

Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22%năm 2005 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 9,45%.Có được những thành công này là nhờ sự nỗ lực của toàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ NGỌC HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI,

GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả

HOÀNG THỊ NGỌC HÀ

Trang 4

MỤC LỤC (LÀM LẠI)

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI,

1.3.1 Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo 21

1.3.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo 26

1.3.3 Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm2005 43

CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 47

2.1 Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm2010 47

2.2 Chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh CaoBằng 50

2.2.1 Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo 50

Trang 5

2.2.2 Sự chỉ đạo của Tỉnh ủy thực hiện xóa đói, giảm nghèo 53

2.3 Kết quả và hạn chế 76

2.3.1 Kết quả 76

2.3.2 Hạn chế 78

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 83

3.1 Một số nhận xét 83

3.2 Một số kinh nghiệm 89

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 106

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang đứng trước thời khắc trọng đại của lịch sử là đang tiến vào nhữngthập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng xuất hiện không

ít những vấn đề gay gắt, mang tính toàn cầu Một trong những vấn đề đó là đói nghèo

Nó tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các chế độ xã hội,của mỗi quốc gia, dân tộc Cuộc chiến chống đói, nghèo luôn là vấn đề được quan tâmhàng đầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn cầuhóa, quốc tế hóa nền kinh tế đang là xu hướng chủ đạo, chi phối sự phát triển của mỗiquốc gia, dân tộc Một số quốc gia, tổ chức quốc tế đã tổ chức các diễn đàn quốc tế vàcác hoạt động chống đói, nghèo Coi đó là một trong những mục tiêu quan trọng hàngđầu trong chương trình hoạt động của mình

Ở nước ta, công tác xóa đói, giảm nghèo được xác định là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một nội dung quantrọng của chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể Công tácnày được bắt đầu từ khi xuất hiện xu hướng phân hóa giàu, nghèo trong quá trìnhchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Trong quá trình thực hiện công tác xóa đói,giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng và được thế giới biết đến Đó là nhờ từ rất sớm (từ năm 1991), vấn đề xóa đói,giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phongtrào xóa đói giảm nghèo sâu rộng trong cả nước Theo tổng kết của Chương trình Pháttriển Liên hợp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế, xã hội của mình so với nhữngnước có cùng mức GDP, Việt Nam đã sử dụng những nguồn lực có được một cách hiệuquả vào việc nâng cao mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ, bình đẳng giới…Điều này nói lên những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện công tác xóađói, giảm nghèo Báo cáo Chính trị Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “công tác xóa đói,

Trang 7

giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức…đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo(theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kếhoạch là 10%)[27, tr.157] Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22%năm 2005 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) xuống còn 9,45%).

Có được những thành công này là nhờ sự nỗ lực của toàn dân trong đó phải kể tới nhân

tố quan trọng hàng đầu là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng Cộng Sản ViệtNam với chiến lược phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; đó là sự giúp

đỡ của cộng đồng quốc tế và sự nỗ lực của các tỉnh thành trong cả nước

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, có tới 95%đồng bào là dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, trình

độ dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệp Là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ đói, nghèo cao (gần 47,82%, trong đó vùngđặc biệt khó khăn còn tới trên 70%, có xã trên 90%, ở các vùng dân tộc thiểu số còntrên 80% đói nghèo, năm 2006), đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất làvùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém GDPbình quân đầu người chỉ đạt 602 USD/người/năm (vào năm 2010) Cao Bằng hiện vẫnđang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước

Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, ngay từnhững năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã lãnh đạo công tácxóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Từ đóđến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của cácngành, các cấp và toàn thể nhân dân, Cao Bằng đã đạt được những thành tựu lớn trongcông tác xóa đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 47,82% đã giảm xuống còn23% vào năm 2010 Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh vẫn còn gặpnhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, những nguồn lực sẵn có chưa phát huyhết hiệu quả nên thành tựu đạt được còn khá khiêm tốn so với khả năng hiện có củatỉnh Để lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong những năm tới đạt kết quả cao hơn, vấn đề

Trang 8

quan trọng hàng đầu cần thực hiện tốt là tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinhnghiệm để công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt kết quả cao hơn Nhằm góp phần

đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó, tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Đảng bộ

tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta hiện nay,

đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp Kết quảnghiên cứu của các công trình, các nhà khoa học đã được đăng tải trong các sách, tạpchí và trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các phương tiện thông tin đại chúngkhác Sau đây là các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài:

- “Xóa đói giảm nghèo” của Bộ Lao động – Thương binh xã hội (1993).

- “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn ThịHằng (NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 1997)

- “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Viêt

Nam” chủ biên GS PTS Vũ Thị Ngọc Phùng (NXB chính trị quốc gia Hà nội - 1999);

- “Đói nghèo ở Việt Nam” chủ biên: Chu Tiến Quang (NXB Nông nghiệp Hà

nội - 2001);

- “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo” của Lê Quyết

(NXB lao động, Hà nội - 2002);

- “Đánh giá chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương

trình 135” của Bộ LĐ- TB & XH và UNDP - 2004.

- “Tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” (Tạp chí Lao động và

Trang 9

- “Giải pháp tài chính cho chống đói nghèo một cách bền vững” (Tạp chí Kinh tế

và Dự báo, 2006, số 1)

- “Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phân hóa xã hội ở

nước ta” của Trần Văn Phong (Tạp chí Lý luận chính trị, 2006, số 4)

- “Đảng bộ tỉnh Kon tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện

nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt

Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007)

- “Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến

năm 2015” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009).

- “Các huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trong

giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng

Đảng Cộng sản Việt Nam của Trịnh sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HồChí Minh (2010)…

Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau cáccông trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đóinghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Kết quảnghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn.Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diệndưới góc độ của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnhđạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh

từ năm 2001 đến năm 2010 (từ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XV đến kết thúc nhiệm kỳĐại hội Đảng tỉnh lần thứ XVI)

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng quán triệt chủ trương,đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc lãnh đạo công tác xóa đói

Trang 10

giảm nghèo ở Tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những kinh nghiệm đểvận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo.

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đóigiảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010

- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo xóa đói,giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn tỉnh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạocông tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèocủa Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn của tỉnh

- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảmnghèo

5.2 Nguồn tài liệu

Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là các tácphẩm kinh điển, Hồ Chí Minh toàn tập, các Văn kiện, Nghị quyết Đảng Cộng sản VịêtNam liên quan đến đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo Các văn kiện, Nghịquyết, Báo cáo của Đảng bộ Cao Bằng trong thời kỳ 2001 - 2010 Các Báo cáo tổng kếtChương trình xóa đói, giảm nghèo qua các năm của các Ban, ngành và Sở Lao độngThương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng và một số bài viết về Cao Bằng Đây là nguồn tư

Trang 11

liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủyếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,

Sở Lao động Thương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng, Thư viện tỉnh Cao Bằng

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng pháp chủ yếu là phươngpháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó Ngoài ra, luận văncòn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra,khảo sát thực tiễn

6 Dự kiến đóng góp của luận văn

- Góp phần làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài học kinh

nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằngnhững năm 2001 – 2010

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo để công tácxóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh đạt kết quả lớn hơn trong những năm tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương, 8 tiết

CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

Trang 12

Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM

NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh trước năm 2001

1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

*Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý, Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc

của tổ quốc Nằm ở tọa độ địa lý 22o22’ - 23o07’ vĩ Bắc, 105o40’ - 106o40’ kinh Đông.Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 311

km2 Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn vàphía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, 01 thị xã với 189 xã,phường, thị trấn Diện tích tự nhiên là 6.690,72km2 chiếm 2,12% diện tích tự nhiên của

cả nước Có 3 cửa khẩu (Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà) là lợi thế quan trọng tạo choCao Bằng điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.Cao Bằng là tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐôngBắc và cả nước (Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3), giao lưuchỉ có duy nhất theo đường bộ Do hạn chế về điều kiện giao thông nên việc giao lưukinh tế - xã hội với các tỉnh, các vùng trong cả nước còn nhiều khó khăn

Về địa hình, địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp hình thành 4 tiểu

vùng kinh tế sinh thái:

Tiểu vùng đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc chiếm 32% diện tích tự nhiên của tỉnh,

phần lớn nằm dọc biên giới Việt - Trung thuộc các huyện Bảo lâm, Bảo Lạc, ThôngNông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch

An Đặc trưng chủ yếu là xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là những thung lũng hẹp, thiếunước về mùa khô, độ cao trung bình 700 - 1000m Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùngnày là: ngô, đỗ tương, dược liệu, khoáng sản

Trang 13

Tiểu vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam chiếm 18% diện tích tự nhiên của cả

tỉnh thuộc các huyện Bảo Lạc và Nguyên Bình Đặc trưng chủ yếu là địa hình chia cắtmạnh, dốc lớn, độ cao trung bình 700 - 1100m Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng nàylà: lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khoáng sản

Tiểu vùng núi đất thuộc thượng nguồn sông Hiến chiếm 38% diện tích tự nhiên

của tỉnh Đặc trưng chủ yếu là thoải dần xuống bồn địa Cao Bằng, địa hình vẫn còn chiacắt mạnh, độ dốc vẫn còn lớn, xen kẽ giữa các dãy núi cao là những thung lũng hẹp, độcao trung bình 200 - 600m Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng này là: chăn nuôi và lâmnghiệp

Tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện Hòa An dọc sông Bằng chiếm 12%

diện tích tự nhiên của tỉnh Đây là vùng trồng lúa nước lớn nhất của tỉnh Tiềm năng thếmạnh của tiểu vùng này là: lúa, thuốc lá, thủy sản

Về khí hậu, Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa

miền núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất làmùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều.Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm1.500mm Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông,Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hạ Lang là 1.500 - 1.900mm; vùng mưa trung bình: Hòa An,nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300 - 1.500mm Các hiện tượng gió lốc, gió bấc,tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên Nhiệt độ trung bình hàng năm caonhất 350oC, thấp nhất 0oC Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt

độ trung bình là 30 - 34oC; tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là

5 - 6oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 vàtháng 2 Với đặc điểm khí hậu đặc thù, đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hìnhthành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như

dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng…mànhiều nơi khác không có điều kiện phát triển

Trang 14

Về nguồn lao động: theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số Cao Bằng có

490.335 người, trong đó có 421.999 người sống ở nông thôn, chiếm 86,06% tổng dânsố; gồm có các dân tộc chủ yếu sau: dân tộc Tày 208.822 người, chiếm 42,58%; dân tộcNùng 161.134 người, chiếm 32,86%; dân tộc Dao 47.218 người, chiếm 9,63%; dân tộcMông 41.437 người, chiếm 8,45; dân tộc Kinh 22.956 người, chiếm 4,68% Ngoài ra làcác dân tộc: Sán Chỉ, Lô Lô, Hoa, Mường, Thái, người nước ngoài và một số ít dân tộckhác Dân số từ 13 tuổi có 335.746 người, chiếm 68,47%, trong đó có trình độ chuyênmôn kỹ thuật là 36.670 người chiếm 10,92% Trong số này số người có trình độ CaoĐẳng và Đại học là 7.306 người, chiếm 2,76% Lao động nông - lâm - nghiệp chiếm79% Như vậy, lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm khoảng 15,1% tổng sốlao động, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (22%), còn thiếu lao động có kỹthuật và tay nghề cao, hệ số sử dụng lao động ở nông thôn mới đạt khoảng trên 70%,năng suất lao động thấp

Về tài nguyên đất, Cao Bằng có 598.735,1 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm

89,1% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên85,3 nghìn ha (chiếm 12,5%), đất lâm nghiệp gần 514,9 nghìn ha (chiếm 76,6%), đấtnuôi trồng thủy sản là 313,33 ha (chiếm 0,05%) Hệ số sử dụng đất đạt 1,3 lần Đất phiNông nghiệp chiếm 3, 18% diện tích đất tự nhiên (khoảng 21.340,7 ha), bao gồm đấtthổ cư, đất dành cho công trình hạ tầng và quốc phòng – an ninh Ngoài ra, Cao Bằngcòn có 51.880 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, với diện tích đấtphù sa, bằng phẳng, tuy chỉ chiếm 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh nhưng cũng cónhững cánh đồng nhỏ, mầu mỡ dọc theo triền các dòng sông, hoặc trên những thunglũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Bạch, Thạch Bình, Cổ Nông,Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành…mà trong số đó lớn nhất là cánh đồng của huyện Hòa

An trải dài trên 20km, đất đai phì nhiêu, tiện lợi canh tác, vì thế những nơi này dân cưrất đông đúc và có cuộc sống sung túc hơn

Trang 15

Về tài nguyên rừng, thế mạnh của tỉnh Cao Bằng trước hết là rừng và đất rừng, tỷ

lệ che phủ rừng năm 2001 có quy mô là 286.363 ha, trong đó rừng tự nhiên là 271.531

ha, chiếm 94,8% Rừng của Cao Bằng có giá trị kinh tế cao với nguồn lâm thổ sảnphong phú, trong đó phải kể đến các loại: Sa Nhân, Mộc Nhĩ, Nấm Hương, CánhKiến…và các loại hạt có dầu (Trẩu, Sở, Lạc…) các cây dược liệu, thuốc bổ đông y quýhiếm như Nhân Sâm, Tam Thất, Ngũ Gia Bì…Trong rừng còn có nhiều Mây, Song vànhiều loại gỗ quý như Trai, Nghiến, Lim, Lát, Đinh, Dổi…Đây là một trong những lợithế tiềm năng của Cao Bằng

Về tài nguyên khoáng sản, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi có nguồn

tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, trong đó có những khoáng sản có tiềmnăng lớn, giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác phục vụ các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Qua khảo sát, có tới 150 điểm mỏ với 22 loại khoáng sản cótrữ lượng khá lớn và chất lượng tốt như mỏ Quặng sắt (Nà Lủng - thị xã); Thiếc (TĩnhTúc - Nguyên Bình); Măng Gan (Trà Lĩnh, Trùng Khánh)… Đáng kể nhất là Sắt trữlượng khoảng 60 triệu tấn, Bôxít trữ lượng khoảng 180 triệu tấn, Măng Gan trữ lượngkhoảng 2,7 triệu tấn, Thiếc trữ lượng khoảng 11,5 nghìn tấn Ngoài ra còn có Vàng,Đồng, Niken, Chì, Urani, Berili, Barit, Fluorit, Photphorit, đá quý Rupi, Saphia…có thểkhai thác trong vài chục năm tới; đá Vôi có trữ lượng hàng ngàn triệu tấn, có nhiềucông dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triểnngành công nghiệp trong tương lai

Như vậy, với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và những nguồn tài nguyên sẵn có,Cao Bằng có những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện vànâng cao đời sống nhân dân, góp phần tạo những thuận lợi nhất định trong công tác xóađói, giảm nghèo của tỉnh Song điều kiện tự nhiên của Cao Bằng cũng gây nên nhữngkhó khăn nhất định trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là đối với các xã vùngsâu, vùng xa của tỉnh

*Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 16

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, Cao Bằng có nhiều thuận lợi nhất định trong pháttriển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành nghề đa dạng.

Về nông - lâm nghiệp: Cao Bằng có gần 95.000 ha (chiếm 14,12% đất tự nhiên

toàn tỉnh) đất dành cho sản xuất nông nghiệp, trên 534.000 ha (trên 80% diện tích đất tựnhiên toàn tỉnh) đất lâm nghiệp có rừng và trên 400 ha đất nuôi trồng thủy sản Là mộttỉnh biên giới, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt song ngànhnông nghiệp của Cao Bằng vẫn khá phát triển. Giá trị sản xuất của ngành liên tục tăngqua các năm Cơ cấu ngành nông nghiệp chia thành 3 ngành chính là trồng trọt (chiếmtrên 65% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp), chăn nuôi (chiếm trên 30%) và dịch vụ(dưới 5%) Cây trồng chủ yếu của tỉnh gồm các cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn);cây công nghiệp ngắn ngày (đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá); cây ăn quả (lê, mận, cam, hạtdẻ); cây rau, đậu và gia vị; và cây công nghiệp (chè đắng) Ngành chăn nuôi của CaoBằng tập trung vào các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê, vàcác loại gia cầm Cao Bằng có 2 giống bò địa phương là bò Cỏ và bò U H’Mông, trong

đó bò U H’Mông có trọng lượng lớn, chất lượng tốt Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư xâydựng trại lợn giống có tỷ lệ nạc cao và tập trung phát triển các dịch vụ nông nghiệp Vềlâm nghiệp, là một trong những ngành có đóng góp tương đối lớn cho sự tăng trưởngGDP của tỉnh Cao Bằng Tỷ lệ che phủ rừng năm 1996 là 21,4% đến năm 2000 đã tănglên 40% Trong tổng số 534.000 ha đất lâm nghiệp có rừng, rừng sản xuất chiếm 26.700

ha, rừng phòng hộ chiếm gần 497.000 ha và rừng đặc dụng chiếm trên 10.800 ha, tậptrung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An và Hòa An Giátrị sản xuất của ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm Bên cạnh đó, tuy

là tỉnh miền núi nhưng Cao Bằng còn có tiềm năng tương đối lớn về ngư nghiệp Sảnxuất ngư nghiệp Cao Bằng đang chuyển dịch từ tập quán nuôi quảng canh, năng suấtthấp sang nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và kết hợp nuôi cá trên ruộng trồnglúa nước Giá trị sản xuất ngư nghiệp của Cao Bằng đang từng bước tăng lên Trong

Trang 17

những năm tới, Cao Bằng tập trung nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản, phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản khoảng 30%/năm.

Về Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo số liệu thống kê năm 2002, trên

địa bàn tỉnh Cao Bằng có 1.965 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hầuhết các cơ sở sản xuất đều được đặt ở Thị xã, tỷ lệ tập trung chiếm khoảng 80% Đã xâydựng và đưa vào sản xuất Lò cao luyện gang 22m3, nhà máy xi măng 3,5 vạn tấn/năm,nhà máy Đường 700 tấn mía/ngày, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng 20 triệu viêngạch/năm…Thời kỳ 1996 - 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăn g bình quân hàng năm

là 23,5% Mạng lưới điện quốc gia đã được xây dựng đến trung tâm tất cả các huyện,105/189 xã, phường, thị trấn đã có điện đến trung tâm với 55% hộ dân được dùng điện.Các trục đường giao thông quan trọng được nâng cấp, hệ thống đường giao thông nôngthôn được quan tâm đầu tư, đến hết năm 2001 chỉ còn 5 xã chưa có đường ô tô đếntrung tâm Hệ thống thông tin liên lạc đã tự động hóa đến tất cả các huyện và địa bàntrọng yếu với 125/189 xã có điện thoại

Về kinh tế du lịch, với lịch sử hình thành lâu đời và trải qua nhiều thời đại, Cao

Bằng đã để lại nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị Theo báo cáo của sở văn hóa thông tin, toàn tỉnh có 37/226 di tích đã được Bộ văn hóa - thông tin xếp hạng Đây lànguồn tài nguyên quan trọng có khả năng thu hút cao khách du lịch trong và ngoàinước Bao gồm nhóm di tích lịch sử - văn hóa như đền Kỳ Sầm, thành nhà Mạc; nhóm

-di tích lịch sử cách mạng trong đó đáng chú ý nhất là cụm -di tích lịch sử Pác Bó - mộttrong 9 di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa lịch sử quốc gia; các danh lam thắng cảnhnhư: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…Ngoài ra, lễ hội các dân tộc thiểu số cũng làmột loại hình du lịch nhân văn, hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch

Với điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên, Cao Bằng có những thuận lợi nhất địnhtrong việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo Song bên cạnh đó Cao Bằng cũngcòn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là sự chênh lệch trong mức sống của các bộphận dân cư còn rất lớn Đây là vấn đề đang đặt ra cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

Trang 18

bộ tỉnh cũng như các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác xóađói, giảm nghèo.

1.1.2 Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001

Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách

về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Với CaoBằng, nhận thức rõ thực trạng của một tỉnh miền núi biên giới đời sống xã hội còn ởmức thấp, kinh tế chưa phát triển, còn có tới 138/189 xã đặc biệt khó khăn nên chươngtrình xóa đói, giảm nghèo đã được tỉnh xây dựng, triển khai từ năm 1995

Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến cơ sở xã,

và đi vào hoạt động, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình theo nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ

1996 - 2000 đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới là

“Chủ động, tích cực khai thác các điều kiện thuận lợi, nỗ lực vượt qua những khó khăn,thử thách, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, hạ thấp

tỷ lệ nghèo, nâng cao một bước trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, làmlành mạnh đời sống xã hội, trong đó xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách củatỉnh” và đề ra mục tiêu: trong 5 năm tới toàn tỉnh phấn đấu xóa được đói, giảm đượcnghèo, toàn bộ số hộ giàu chính đáng, các cấp ủy, chính quyền cần xây dựng chươngtrình, kế hoạch cụ thể để xóa đói, giảm nghèo Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Ủyban nhân dân tỉnh đã xây dựng Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việclàm giai đoạn (1996 - 2000) Trong quá trình thực hiện đã triển khai việc lồng ghép cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn huyện, xã Xây dựng các dự án,thu hút nguồn vốn tập trung cho công tác xóa đói, giảm nghèo, kể cả các nguồn vốn củanước ngoài như: Dự án ngân hàng Bò của tổ chức ADRA (Úc), dự án tín dụng cho

Trang 19

người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất của tổ chức MISEREOR (CHLB Đức) tàitrợ…

Với những nỗ lực đó, sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIV vàchương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quảđáng khích lệ Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chí cũ quy định giai đoạn (1996 - 2000) năm

1996 là 39,3% đã giảm xuống còn 11,03% vào cuối năm 2000, bình quân mỗi nămgiảm 5,6% (khoảng 5.500 hộ), hàng vạn hộ đã vượt qua đói nghèo Đời sống của nhữngvùng nghèo, hộ nghèo được cải thiện bớt khó khăn hơn, hạ tầng cơ sở các vùng đặc biệtkhó khăn được đầu tư, đổi mới đáng kể Trong 5 năm, từ 1996 - 2000 toàn tỉnh đã giảmđược 27.500 hộ đói nghèo; Tổng nguồn vốn huy động cho các chương trình, dự án liênquan đến mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm khoảng trên

620 tỷ đồng, riêng trong 2 năm 1999 - 2000 là 292 tỷ đồng; Các dự án thuộc chươngtrình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ như: dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; dự án tín dụng;

dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; dự án định canh, định cư, ổn định dân

cư, kinh tế mới; dự án hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm, khuyếnngư cho người nghèo; dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đóigiảm nghèo và cán bộ xã nghèo; dự án hỗ trợ về y tế; dự án hỗ trợ người nghèo về giáodục; dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề đều đạt được những kết quả quantrọng trong 2 năm 1999 - 2000 Đồng bào đã có nhận thức bước đầu về chuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi, về sản xuất hàng hóa Đồng thời qua thực hiện chương trình xóađói giảm nghèo, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền và vai tròcủa các tổ chức đoàn thể có sự đổi mới, gắn bó hơn với cơ sở, với nhân dân

Về giải quyết việc làm, trong 5 năm (1996 - 2000) đã có gần 40.000 người đượcgiải quyết việc làm mới và có thêm việc làm, đã đào tạo nghề và dạy nghề gắn với việclàm cho gần 3.000 người, trong số đó có gần 70% số người được đào tạo đã có việclàm, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.542 người, gửi học

Trang 20

sinh đi học tại các trường công nhân kỹ thuật trung ương Những kết quả đó đã gópphần vào tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn củatỉnh.

Được sự chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực của cấp ủy, chính quyềncác cấp và sự hỗ trợ của các đoàn thể, lực lượng vũ trang, phong trào xóa đói giảmnghèo của Cao Bằng trong 5 năm (1996 - 2000) đã phát triển sâu rộng, động viên được

sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và giúp cho nhiều hộ vượt qua đói nghèo,một số hộ vươn lên khá giả, có tác dụng thiết thực làm giảm đáng kể số hộ đói và giúpcho các hộ còn nghèo, đói giảm bớt khó khăn

Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo của tỉnh còn rất gay gắt, số hộ phát sinh nghèomới còn cao (trên 1%/năm), chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng và các nhóm dân cưchưa được thu hẹp, tiến độ xóa đói giảm nghèo chuyển biến chậm, kết quả đạt đượcchưa bền vững, còn nhiều yếu tố có khả năng dẫn đến đói nghèo Theo kết qủa điều trakhảo sát hộ nghèo theo tiêu chí mới của Bộ Lao động - Thương binh xã hội quy địnhgiai đoạn 2001 - 2005 tại thời điểm tháng 3 năm 2001, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh chiếm 25%với 24.435 hộ nghèo Số hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực III chiếm 37,7% với18.708 hộ, khu vực II chiếm 14,13% Mức sống của nhân dân nói chung, thu nhập củangười lao động nói riêng vẫn còn thấp

Tình trạng thiếu việc làm, lao động dôi dư của các doanh nghiệp còn nhiều, laođộng có sức khỏe ở thị xã, thị trấn thất nghiệp còn lớn Số người có việc làm thườngxuyên chủ yếu ở ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 79%, công nghiệp xây dựng5%, thương mại và dịch vụ 16%, tiến độ chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, năng suất laođộng thấp, khả năng đầu tư phát triển hạn chế đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Qua điều tra lao động việc làm (thời điểm 1/7/2000) tỷ lệ lao động không có việc làm(thất nghiệp) ở khu vực thành thị còn 6,05%, tỷ lệ thiếu việc làm chung cả hai khu vực(thành thị và nông thôn) còn 8,1%

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như:

Trang 21

Một là, điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, hạn hán thường xảy ra, hậu quả của

chiến tranh để lại còn nặng nề, nhiều hộ gia đình thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức,thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm sản xuất lại đông con và chưa thực hiện tiết kiệmtrong chi tiêu

Hai là, ý chí quyết tâm vượt đói nghèo của nhiều hộ chưa cao, còn tồn tại tâm lý

ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội; chưa phát huy vàkhai thác được thế mạnh của địa phương, lực lượng lao động nông nghiệp và phi nôngnghiệp còn lớn nhưng lại thiếu kỹ thuật, thiếu trình độ tay nghề

Ba là, chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là chương trình

kinh tế - xã hội tổng hợp, diễn ra trên phạm vi rộng, đòi hỏi phải có một nguồn lực lớncũng như một chính sách thật đồng bộ linh hoạt thì quá trình triển khai mới được thuậnlợi Tuy nhiên, trong thực tế nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo và giải quyếtviệc làm còn hạn hẹp, tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm bởi nhiều thủ tục rườmrà

Bốn là, trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác này, nhận thức của Đảng bộ

tỉnh và các cấp đảng cơ sở về tầm quan trọng của chương trình xóa đói giảm nghèocũng như trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm ở một số địaphương, đơn vị nhất là cơ sở còn chậm, chưa kịp thời nên sự lãnh đạo chưa được nhấtquán, việc điều hành phối hợp còn lúng túng, công tác tuyên truyền vận động ở từngcấp còn hạn chế về nội dung, hình thức và chưa thực sự đi sâu vào quần chúng nhân dân

ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa khơi dậyđược mạnh mẽ ý thức nội tâm của từng cơ sở và các hộ nghèo; các giải pháp khắc phụcnguyên nhân nghèo chưa mang tính bền vững, công tác tổ chức cán bộ chưa được coitrọng đúng mức, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, công tác đào tạo quy hoạch

và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa được giải quyết kịp thời, chưa đápứng được yêu cầu của chương trình

Trang 22

Thực tế nêu trên đã đặt ra yêu cầu ngày càng lớn đối với Đảng bộ tỉnh và cácBan, Ngành liên quan phải luôn chú ý quan tâm, rà soát để có chủ trương, chính sáchxóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn Đặc biệt, cần có nhiều cốgắng, nỗ lực và giải pháp thiết thực, đúng đắn hơn nữa để đạt được những thành quả lớnhơn trong công tác xóa đói giảm nghèo những năm tiếp theo.

1.2 Chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được đề

ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và sau đó dần dần được triển khai trong thực tiễn.Đến năm 1996, sau 10 năm đổi mới, đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xãhội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đói

nghèo cũng được quan tâm Đảng đã đưa ra quan điểm “ngay trong từng bước và suốt

quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”[23, tr.31] Nghị quyết Đại hội VIII (6/1996) của Đảng cũng xác định xóa đói, giảm

nghèo là một trong mười một Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra mục tiêugiảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% năm 1996 xuống khoảng10% vào năm 2000[23, tr.38] Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ra quyết

định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia

xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng

chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo một cách có hệ thống Ngay sau đó,

Chính phủ ra quyết định số 135/1998/QĐ -TTg, ngày 31/7/1998, phê duyệt Chương

trình phát triển kinh tế đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa.

Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn: Giaiđoạn I từ năm 1998 đến năm 2000; Giai đoạn II từ năm 2001 đến năm 2005 Tuy nhiênđến năm 2006, Nhà nước quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm và xác định:

Từ năm 1997 đến năm 2006 là giai đoạn I Giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010

Trang 23

Mục tiêu của giai đoạn I là: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ

dân tộc thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển các dịch vụ công cộng địa phươngthiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; nâng cao đời sống văn hóa

Mục tiêu giai đoạn II là: Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất; thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện nângcao đời sống vật chất, tinh thần của người dân giảm khoảng cách phát triển giữa các dântộc và giữa các vùng trong nước; đến năm 2010, trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộnghèo xuống còn dưới 30%

Trách nhiệm tổ chức điều hành triển khai thực hiện chương trình này gồm 4 cấp:Trung ương, tỉnh, huyện và xã Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đảm nhiệm khâu tổchức điều hành chương trình ở địa phương Khâu thực hiện được giao cho Ủy ban nhândân huyện và Ủy ban nhân dân xã

Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tiếp tục xác định xóa đói, giảm nghèo lànhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2001 - 2010 Đảng đã cụ thể hóa quan điểm trên thành mục tiêu chiến lược về xóađói, giảm nghèo như sau:

“Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ,giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm…đối với những vùng nghèo, xã nghèo Chủ động di dời một

bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở nhữngvùng còn tiềm năng Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dânvươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo Thực hiện trợ cấp xã hội đối vớingười có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôidưỡng

Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, thường xuyên củng cốthành quả xóa đói, giảm nghèo” [25, tr.211]

Trang 24

Cũng trong năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 71/2001/QĐ-TTgngày 04/5/2001 Về các chương trình mục tiêu Quốc Gia giai đoạn 2001 - 2005 Đối vớivấn đề xóa đói giảm nghèo và việc làm, Chương trình đưa ra quan điểm: Xóa đói, giảmnghèo và giải quyết việc làm là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một trong nhữngchương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, là chính sách xã hội cơ bản, làhướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế đáp ứngyêu cầu bức xúc của con người, cải thiện đời sống nhân dân Phát triển kinh tế đi đôivới thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững, gắn xóa đói, giảm nghèo với phát triểnkinh tế nông nghiệp và nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xóa đói,giảm nghèo với các chương trình mục tiêu Quốc Gia và an sinh xã hội.

Ngày 27 tháng 09 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số143/2001/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyếtviệc làm giai đoạn 2001 - 2005 chỉ rõ mục tiêu tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp

để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cậncác dịch vụ xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vànâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu laođộng phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Ngày 07 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng tiếp tục ban hành Quyết định số186/2001/QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núiphía Bắc thời kỳ 2001 - 2005 bao gồm Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn,Lai Châu Đây thật sự là một chủ trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tácxóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, là động lực để các tỉnh nàyvươn lên mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn vàlạc hậu, hòa chung với nhịp độ phát triển của cả nước

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn

diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết, phù

Trang 25

hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp Quốc công bố Đồngthời Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạngcùng cực và thiếu đói; Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; Tăng cường bình đẳng giới nângcao vị thế phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; tăng cường sức khỏe bà mẹ; phòngchống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác; Đảm bảo bền vững môi trường; Thiếtlập quan hệ đối tác toàn cầu và mục đích phát triển.

Bước sang năm 2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 về việcphê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm

2010 được ban hành tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa chủ trương và quan điểmcủa Đảng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo đặc biệt là với các tỉnh miền núi phía Bắcnằm dọc tuyến biên giới Việt - Trung, trở thành động lực lớn cho công tác xóa đói giảmnghèo ở các tỉnh này

Để đẩy mạnh hơn công tác xóa đói, giảm nghèo, nhanh chóng đạt được các mụctiêu đã đề ra trong giai đoạn 2001 - 2005, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sảnxuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sốngkhó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhànước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sảnxuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo

Những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tập trunggiải quyết những vấn đề cơ bản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời ngàycàng tham gia một cách tích cực với cộng đồng quốc tế cùng giải quyết những vấn đềđói, nghèo Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo khôngchỉ bảo đảm tính hiệu quả của công tác xóa đói, giảm nghèo mà còn đảm bảo tính bềnvững trước những nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến

cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển

Trang 26

1.3 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xóa đói, giảm nghèo từ 2001 đến 2005

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo thông qua cáchoạt động đề ra chủ trương, nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo và chỉ đạo chính quyền,các tổ chức và nhân dân thực hiện nhằm đạt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đã được xácđịnh

Trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001

- 2005, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng mà trực tiếp là Tỉnh ủy đã đề ra các chủ trương, nghịquyết về vấn đề này của tỉnh và chỉ đạo thực hiện

1.3.1 Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo

Phát huy thành quả đạt được của công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1996

-2000, trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XV (2001 - 2005) nhấn mạnh: “Trong những nămtới cần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh đặc thù của tỉnh để phát triểnkinh tế - xã hội tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển Cải thiện một bước vậtchất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa Tập trung tốt các mụctiêu đề ra nhất là chương trình xóa đói giảm nghèo…xây dựng xã hội công bằng, dânchủ và văn minh”[11, tr.21]

Thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và đểlãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này, Đảng bộtỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo việc tổ chức, tạo môi trường thuận lợi nhất để thựchiện chương trình xóa đói giảm nghèo Bên cạnh đó, Ban Thường vụ tỉnh ủy cũngthường xuyên quan tâm, theo dõi tình hình để đề ra những quyết sách đúng đắn, banhành những chỉ thị về những nội dung cụ thể để chỉ đạo các cơ quan hữu quan thựchiện Một trong những hình thức quan trọng được Tỉnh ủy coi trọng thực hiện là thôngqua các Ban cán sự Đảng hoạt động ngay trong các Sở, Ban, Ngành Ban cán sự Đảng

có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giải thích những chủ trương, chính sách của Đảng

Trang 27

bộ tỉnh, đồng thời chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đótại cơ quan mình hoạt động Hình thức này bảo đảm việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộtỉnh được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, trực tiếp tránh tình trạng quanliêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế.

Triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, tạiHội nghị lần thứ III của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra nghị quyết số 04-NQ/TUngày 01/08/2001 về Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn

2001 - 2005 Nghị quyết đã nêu những vấn đề quan trọng như: mục tiêu, nhiệm vụ cơbản, các giải pháp và tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn

2001 - 2005

Về mục tiêu, Nghị quyết nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ nghèo theotiêu chí mới từ 25% năm 2001 xuống dưới 10% năm 2005, bình quân mỗi năm giảmtrên 3% Đến năm 2003 không còn hộ đói kinh niên; Đảm bảo các xã nghèo cơ bản có

đủ các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi nhỏ, nướcsinh hoạt, chợ); Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 7000 - 8000 lao động;Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 6,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005; Nâng tỷ lệ thời gianlao động nông thôn từ 75% năm 2000 lên 85% năm 2005 Phấn đấu nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân các xã nghèo, vùng nghèo, đảm bảo xóa đói giảmnghèo bền vững tạo đà vươn lên làm ăn khá giả, tiến tới làm giàu

Từ mục tiêu trên, Nghị quyết xác định những nhiệm vụ cơ bản là: Tiến hành xâydựng kế hoạch triển khai thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005, tiếp tụckhảo sát điều tra, nắm hộ còn đói nghèo theo tiêu chí mới; Đẩy mạnh triển khai thựchiện các dự án, công trình đầu tư vào xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm theo kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn; Đầu tư các dự án phát triển sảnxuất nông - lâm nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng, các chương trình lồng ghép liênquan đến xóa đói giảm nghèo và việc làm; Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể và phùhợp đối với các hộ nghèo, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hộ nghèo phát triển

Trang 28

sản xuất, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, ưu tiên giao đất, giao rừng,khoanh nuôi bảo vệ rừng cho những hộ nghèo ít đất, hoặc không có đất canh tác; trang

bị kiến thức khuyến nông, khuyến lâm cho hộ nghèo, đảm bảo đầu vào sản xuất và đầu

ra (tiêu thụ sản phẩm) cho nông dân, các hộ gia đình và các thành phần kinh tế; Pháttriển dịch vụ ngành nghề truyền thống, mở mang tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn,nhất là chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, tăng thunhập cho hộ nghèo, quy định bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, có điều kiện nhất làcác xóm giáp biên, vùng dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước

về hỗ trợ các hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn; xây dựng các vùng chuyên canh, vùngcây công nghiệp, trồng rừng tạo ra cho hộ nghèo sản xuất hàng hóa; củng cố đổi mớiphương thức hoạt động của các lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp, trạm, trại đểcác cơ sở này tạo điều kiện cho các hộ nghèo quanh vùng có điều kiện khảo sát, quyhoạch, cân đối lại giữa đất đai và lao động ở một số vùng; tích cực giải quyết và giúp đỡnhững hộ nghèo thiếu đất canh tác, thiếu sức kéo và thiếu kỹ thuật canh tác; Tổ chứctriển khai có hiệu quả các dự án ổn định dân cư, phát triển vùng kinh tế mới

Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra quy trình tổ chức thực hiện cũng như vai trò cụthể của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể với công tác xóa đói giảm nghèo, đó là: Cáccấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở phải coi xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 làmột nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IX toàn quốc và Nghị quyết Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ lần thứXV; Cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, phân công theo dõi chỉđạo thực hiện xóa đói giảm nghèo Các đảng bộ, chi bộ cơ sở phải là nòng cốt chỉ đạothực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo Các ban Đảng tham mưu giúp Ban chấphành Đảng bộ theo dõi, kiểm tra, quán triệt thực hiện

Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình xóa đói giảmnghèo ở cấp mình, cụ thể hóa công tác xóa đói giảm nghèo thành các chương trình, dự

án cụ thể, giao nhiệm vụ cho các ngành triển khai thực hiện; Đổi mới công tác quản lý,

Trang 29

điều hành của ủy ban nhân dân các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết

về chương trình xóa đói giảm nghèo

Các sở, ban, ngành và đoàn thể xây dựng chương trình hành động nhất quán, vậnđộng cán bộ, công chức, đoàn viên hưởng ứng tham gia thực hiện chương trình xóa đóigiảm nghèo, tạo điều kiện để các thành viên thoát khỏi đói nghèo; Động viên, khơi dậysức bật các tầng lớp nhân dân làm công tác xóa đói giảm nghèo

Đặc biệt nghị quyết nhấn mạnh: “xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm lànhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành Đây là công việc khó khăn,phức tạp, lâu dài đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, sựđiều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cấp,các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân những hộ nghèo Đó là điều kiện quyếtđịnh để công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đạt kết quả tốt” [41, tr.5]

Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong Đại hội lần thứ XV; Cụ thể hóa

“Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005” củaHội nghị lần thứ III Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Tiếp tục chương trình xóa đói giảmnghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 1996 - 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt

“Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn

2001 - 2005”

Chương trình đã nêu những mục tiêu: Phấn đấu đến cuối năm 2005 giảm tỷ lệ hộnghèo xuống còn 10% theo tiêu chí mới, bình quân mỗi năm giảm từ 2 - 3%, tăngnhanh hộ khá và giàu, phấn đấu không còn hộ đói kinh niên Giữ vững kết quả xóa đóigiảm nghèo hàng năm, chống tái nghèo

Ngoài việc đặt ra được các mục tiêu cơ bản, Tỉnh ủy cũng nhận thức cần xâydựng được các giải pháp phù hợp mới có thể biến những mục tiêu đó thành hiện thực

Vì thế, Chương trình đã xây dựng một hệ thống giải pháp Đối với nội dung xóa đói

giảm nghèo, một số giải pháp được xác định gồm: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác

thông tin tuyên truyền cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú và

Trang 30

đa dạng để các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nhận thức đầy đủ vềchương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm từ đó tham

gia tích cực vào chương trình Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo, xã

nghèo từng bước ổn định đời sống phát triển sản xuất và vươn lên xóa đói giảm nghèo

một cách hiệu quả và bền vững Thứ ba, thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người

nghèo gồm: chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ về giáo dục; chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, phát triển sản xuất; chính sách ansinh xã hội; chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, phấn đấu xóa nhà dột nát, nhà lụp

xụp Thứ tư, thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo như: dự án tín

dụng cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh; dự án hướng dẫn cho người nghèocách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dự án xây dựng mô hình xóa đóigiảm nghèo các xã nghèo; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo tập trung đầu tưnhững công trình trọng điểm; dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xãnghèo, xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới; dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làmcông tác xóa đói giảm nghèo; dự án ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế ở các xãnghèo; dự án định canh, định cư ở các xã nghèo

Đối với giải quyết việc làm, chương trình cũng đưa ra một số giải pháp phù hợpnhư: phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm trên tất cả các lĩnh vực như nông, lâmnghiệp, thủy sản, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển thươngmại dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động; hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm như: tổchức các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề gắn với việc làm, tổ chức cho vay vốn, điều tralao động việc làm hàng năm, thông tin thị trường lao động…

Chương trình cũng nêu lên những vấn đề về tổ chức thực hiện như: về cơ chế vậnhành; tổ chức bộ máy; nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể…Trên cơ sở đó,trong quá trình tổ chức thực hiện, Đảng bộ tỉnh cũng như các Sở, Ban, Ngành…đãkhông ngừng tổng kết thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, từng bước nâng cao nhận thức vềvấn đề xóa đói, giảm nghèo

Trang 31

1.3.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Một là, tổ chức huy động mọi nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn

Với chuẩn nghèo mới được áp dụng, tỷ lệ nghèo ở Cao Bằng chiếm tới 25% dân

số toàn tỉnh, với 189 xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005, trong

đó có tới 138 xã đặc biệt khó khăn, tập trung chủ yếu là ở các xã vùng cao, vùng sâu,biên giới Nét đặc trưng của các xã này là điều kiện tự nhiên phức tạp, địa bàn phân tán,

xa các trung tâm kinh tế, đường giao thông đi lại rất khó khăn, một số xã chưa có đường

ô tô tới trung tâm xã, trình độ văn hóa của nhân dân còn thấp, điều kiện sản xuất, canhtác còn nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, trồng trọt và chăn nuôi còn phụ thuộcnhiều vào điều kiện thiên nhiên, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp vàcòn mang nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ chưa phát triển, đờisống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bàocác dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người Ởnhững xã này cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu cả về điện, đường, trường, trạm, Nhiều hộgia đình còn ở nhà tranh vách đất, nhà dột nát, xiêu vẹo, không đảm bảo an toàn cũngnhư những nhu cầu tối thiểu về nhà ở Những xã này có rất nhiều khó khăn chồng chất,chính quyền địa phương không có đủ nguồn lực và điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầngcho địa phương mình, sự tham gia đóng góp của người dân cũng rất hạn chế

Giải quyết những vấn đề nêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (25 28/12/2000) đã chỉ rõ: Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển Chú trọng đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhất là giaothông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, bưu điện, trường học…

-Cụ thể hóa quan điểm của Đảng bộ, Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn

2001 - 2005 đã nêu phương hướng chỉ đạo cụ thể: “Huy động, bố trí nguồn lực tậptrung cho địa bàn trọng điểm là các xã đặc biệt khó khăn khu vực III, cần tập trung giải

Trang 32

quyết các công trình phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiệnthuận lợi phát triển kinh tế và ổn định đời sống”

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, thực hiện các mục tiêu của chương trình xóađói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh đã huy động tập trung mọi nguồn lực choviệc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, bao gồm từ ngân sách nhà nước cấp,nguồn do nhân dân gây quỹ xóa đói giảm nghèo, nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chứcđoàn thể trong và ngoài tỉnh tài trợ quốc tế để thực hiện chủ trương đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo được sử dụng có hiệu quả Đặc biệt, hưởng ứnglời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam về cuộcvận động “Ngày vì người nghèo”, ngày 26/3/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hànhQuyết định số 142/QĐ-TU về việc thành lập Ban vận động, xây dựng, quản lý, sử dụng

“Quỹ vì người nghèo”; Ngày 09/05/2003 Tỉnh ủy Cao Bằng tiếp tục ra chỉ thị số CT/TU nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo”kêu gọi toàn dân ủng hộ quỹ vì người nghèo, mở ra một hướng đi, một nguồn lực mớitrong bước phát triển mới của công tác xóa đói giảm nghèo ở Cao Bằng Từ nguồn vốnnày, Ban vận động ủng hộ quỹ của tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ kịp thời cho các hộ đóinghèo, các hộ gặp rủi ro vay để phát triển sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo Đây

26-là việc 26-làm thiết thực giúp đỡ người nghèo có cơ hội vượt qua khó khăn, vươn lên xâydựng cuộc sống ấm no

Trong 5 năm (2001 - 2005), Tỉnh đã huy động được trên 1.343 tỷ đồng để đầu tư

hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, xã nghèo có vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, từngbước giải quyết khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần trên tất cả các lĩnh vực, gópphần quan trọng thực hiện các mục tiêu XĐGN và giải quyết việc làm đã đề ra Có 138

xã đặc biệt khó khăn được đầu tư nguồn vốn chương trình 135, hỗ trợ đầu tư xây dựngcác cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt, điện thắp sáng,trạm xá, trung tâm cụm xã, đặc biệt là các công trình thủy lợi phục vụ cho ổn định vàphát triển sản xuất với nguồn vốn đầu tư là: 402.480 triệu đồng Ngoài ra, tỉnh còn huy

Trang 33

động ngân sách tại chỗ và vốn nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình giaothông, chợ, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình nước ăn theo vùng cao, công táckhuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mua thẻ bảo hiểm y tếcho người nghèo, xây dựng trạm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế cho các xã nghèo, hỗtrợ học bổng, miễn giảm tiền học phí và tiền mua sách giáo khoa cho học sinh nghèo…được hàng chục tỷ đồng lồng ghép vào chương trình 135 Nguồn vốn đầu tư cho các cơ

sở hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt chiếm trên 60% tổng sốvốn đầu tư thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy Đến cuối năm 2005 tỷ lệ

hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 25% đầu năm 2001 xuống còn 9,43% (theo chuẩn nghèogiai đoạn 2001 - 2005) Bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn, biên giới đã có nhiều thay đổi,đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xãhội ổn định và bền vững

Hai là, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách và dự án xóa đói giảm nghèo.

Để thực hiện thuận lợi và đạt hiệu qủa cao nhất, Cao Bằng đã phân định các xãthành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển và tập trung phát triển toàn diện chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái đối với đồng bàovùng dân tộc; gắn tăng trưởng kinh tế của tỉnh với giải quyết các vấn đề xã hội; trong đótrọng tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án phát triểnkinh tế - xã hội quan trọng, thiết thực

Chương trình 135: Được bắt đầu tổ chức triển khai thực từ năm 1999 tại 138 xã

đặc biệt khó khăn, với nguồn vốn 515.349 triệu đồng, trong đó có 395.650 triệu đồng lànguồn vốn chương trình 135, còn 114.795 triệu đồng là vốn lồng ghép từ các dự ánkhác, huy động sức dân đóng góp 4.904 triệu đồng để đầu tư 5 dự án thành phần:

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Với nguồn vốn trên 400 tỷ đồng đã đầu tư xây

dựng hoàn thành 643 công trình Trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135 có: 100

xã có trường tiểu học, 85% xã có trường THCS kiên cố, đưa vào sử dụng 211 công trình

Trang 34

với 1.796 phòng gòm phòng học, nhà hội đồng, nhà công vụ của giáo viên; 100% cóđường ô tô đến trung tâm xã với 197 công trình cầu và đường; 82% xã có điện lướiquốc gia; 74% xã có trạm y tế kiên cố phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầucho nhân dân; trên 40% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt với 34 công trình nướcsinh hoạt gồm 15.807 bể, lu chứa nước và 63km đường ống dẫn nước; trên 40% số xãbưu điện văn hóa xã… Đến hết năm 2005, có 28 xã đầu tư đầy đủ 8 hạng mục côngtrình thiết yếu và hoàn thành chương trình [3, tr.1].

Dự án trung tâm cụm xã: được thực hiện từ năm 1996 đến 2006, với nguồn vốn

111,8 tỷ đồng đã đầu tư xây dựng 22 trung tâm cụm xã, trong đó có 8 trung tâm hoànthành đủ các hạng mục Các trung tâm đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa và nâng caođời sống nhân dân

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chế biến sản phẩm: Tỉnh đã bố trí 6,67

tỷ đồng để xây dựng các mô hình sản xuất có giá trị để nhân rộng và chuyển giao chođồng bào, với 10.570 hộ đồng bào được trực tiếp tham gia và hưởng lợi tạo nên bướcchuyển quan trọng trong nhận thức của người dân Đồng bào các dân tộc từ chỗ đốtnương làm rẫy, độc canh cây lúa, cây ngô đã biết trồng lúa nước, trồng thêm lạc, đỗtương, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế các giống lúa cũ bằnggiống lúa mới…Bước đầu đã hình thành 1 số vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tậptrung, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theohướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường ở vùng đặc biệt khó khăn

Dự án quy hoạch, bố trí lại dân cư nơi cần thiết với tổng vốn đầu tư cho dự án

này là 10.097 tỷ đồng cho các hạng mục: khai hoang 448.4 ha, ổn định dân cư cho 652hộ

Dự án đào tạo cán bộ thôn, bản: với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng

cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý dự án cho cán bộ xã, thôn, bản,tỉnh đã bố trí 4.045 tỷ đồng để đào tạo 1.240 cán bộ xã và tập huấn 907 lớp với 21.913

Trang 35

lượt người tham gia Thông qua các lớp tập huấn, đồng bào các dân tộc đã biết cách ápdụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả, tăng thu nhập.

Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135

ở Cao Bằng đến 2005 thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, đầu tưđúng mục đích, địa chỉ và danh mục, không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn hoặc tìnhtrạng công trình chất lượng quá kém không đủ điều kiện nghiệm thu Kết quả đó đã tạođược nền tảng ban đầu cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư ở địa bàn các xãđặc biệt khó khăn Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện,trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững Bộ mặt các xã đặc biệt khókhăn có nhiều đổi thay, lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nướcngày càng được nâng cao

Chính sách 134: Quán triệt quyết định 134/TTg, ngày 20/7/2004 của Thủ tướng

Chính phủ về thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu

số nghèo, đời sống khó khăn Ngày 4/11/2004 Tỉnh ủy Cao Bằng ra chỉ thị số CT/TU yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các lực lượng xãhội trong tỉnh thực hiện tốt một số nội dung quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi quyếtđịnh 134 của Thủ tướng Chính phủ Ngay sau đó, ngày 08 tháng 11 năm 2004, Ủy ban

43-nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định số 2881 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết

định 134 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chỉ rõ:

Đối với các hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất hoặc thiếu đất sản xuất sẽđược tỉnh giao thêm đất sản xuất để đảm bảo tối thiểu mỗi hộ là 0,5 ha đất nương, rẫyhoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha ruộng lúa nước hai vụ Đảm bảo100% số hộ dân tộc thiểu số nghèo, tại chỗ có đủ đất sản xuất, góp phần cơ bản xóa hết

hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010

Đối với các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở hoặc chưa đủ đất ở sẽ đượctỉnh giao đất ở với mức 200m2 hoặc di chuyển đi nơi khác theo quy hoạch nếu hộ giađình có nhu cầu Đảm bảo 100% dân tộc thiểu số nghèo có đất ở ổn định lâu dài

Trang 36

Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợhoặc mái lợp tạm bợ, dột nát hoặc nhà có nhiều thế hệ cùng sinh sống quá chật chội(bình quân dưới 10m2/người và có nhu cầu tách hộ mới) hoặc nhà ở có khả năng xảy rathiên tai nguy hiểm hoặc nhà bị thiên tai đột xuất phải làm lại, được nhà nước hỗ trợ 5triệu đồng/hộ để làm nhà ở Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách của tỉnh, huyện cóthể hỗ trợ thêm 20% và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng Đến hết năm 2006, phấnđấu 100% số hộ dân tộc thiểu số có nhà ở tương đối vững chắc.

Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán trên vùng cao, vùng núi

đá chưa có bể nước sinh hoạt thì hỗ trợ 300 - 500 ngàn đồng/hộ để đào giếng tạo nguồnnước sinh hoạt; Đối với các hộ đã có bể nước sinh hoạt nhưng bị rò rỉ hoặc rạn nứt được

hỗ trợ tu sửa tùy theo mức độ cụ thể; Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các công trình cấpnước sinh hoạt tập trung cho các thôn bản có từ 50% số hộ là đồng bào DTTS trở lên và50% vốn đối với thôn bản có từ 20% - 50% số hộ đồng bào DTTS; Đảm bảo 30 - 60 lítnước/người/ngày và xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt theo nguyên tắc pháttriển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, đảm bảohiệu quả lâu dài

Thực hiện quyết định 134/2004/QĐ-TTg, qua rà soát Cao Bằng có: 6.709 hộđồng bào thiếu đất sản xuất, với 2.214 ha đất ruộng và rẫy; 10.816 hộ cần hỗ trợ nhà ở(làm mới 7.151 hộ, cải tạo 3.665 hộ); 11.668 hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; sốthôn xóm cần đầu tư nước sinh hoạt tập trung là 705 xóm, với 435 công trình, với13.390 hộ thuộc diện 134 và 9.933 hộ khác được hưởng Vì vậy, ngày 7/3/2005 UBNDtỉnh đã ban hành quyết định số 272/QĐ-UB phê duyệt đề án giải quyết đất sản xuất, đất

ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

Chính sách 134 có tác dụng to lớn đối với việc thực hiện chính sách định canhđịnh cư Để thực hiện việc hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở và nhà ở đạt hiệu quả lâu dài,điều đầu tiên là giúp đồng bào DTTS ổn định nơi sinh sống và yên tâm sản xuất Dovậy, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách định canh định cư cho

Trang 37

nhân dân Năm 2005, qua khảo sát toàn tỉnh có 1.097 xóm cần phải định canh định cư,với 23.274 hộ bằng 125.409 khẩu, đã triển khai và di chuyển được 3 xóm với 35 hộđồng bào Mông sống phân tán ở vùng núi đá cao đến địa điểm định cư mới thuận lợihơn về cuộc sống và sản xuất (điểm định cư Minh Long và điểm định cư Pù Lầu xã BắcHợp huyện Nguyên Bình; điểm định cư Rỏng Tém xóm Lũng Phầy xã Hồng Việt huyệnHòa An).

Về hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo, mức hỗ trợ được thực hiện theo Nghị quyếtHội đồng nhân dân Tỉnh: làm nhà mới 7 triệu đồng/1 nhà, trong đó ngân sách Trungương 5 triệu đồng, ngân sách địa phương 2 triệu đồng; cải tạo, sửa chữa nhà ngân sách

TW hỗ trợ từ 3 - 5 triệu đồng/1 nhà Hết năm 2005 trên 1.262 hộ nghèo được hỗ trợ làmnhà ở với kinh phí 8.834 triệu đồng [31, tr.70]

Về nước sinh hoạt phân tán: Theo đề án là 10.500 hộ có nhu cầu hỗ trợ Tuynhiên, do đồng bào sống phân tán ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, giáthành vật liệu cao, trong khi mức hỗ trợ thấp, do đó đếnvhết năm 2005 mới hỗ trợ được

327 hộ, kinh phí 248 triệu đồng, bình quân 760.000 đồng/hộ [31, tr.71]

Về nước sinh hoạt tập trung, tổng số công trình cần hỗ trợ đầu tư xây dựng theo

đề án là 568 công trình, với số hộ được hưởng là 26.429 hộ ở 815 thôn bản, trong đó số

hộ dân tộc thiểu số 26.420 hộ, số hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn là14.588 hộ [31, tr.71] Nhìn chung, các công trình thuộc quyết định 134 đều nhỏ lẻ thuộccác xóm vùng cao, xa xôi, núi đá, địa hình chia cắt giao thông đi lại khó khăn, đồng bàosống phân tán, hàng năm vào mùa khô thiếu nước sinh hoạt từ 2 - 4 tháng, vận chuyển

cơ bản bằng sức người và ngựa thồ nên xuất đầu tư lớn và rất khó khăn khi thi công.Quá trình thực hiện đã chỉ đạo lồng ghép việc giải quyết nước sinh hoạt nông thôn theoQuyết định 134 với các nguồn vốn thuộc Chương trình 120, 135, 186, Chương trìnhnước sạch quốc gia, hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, kết hợp giữa việc xây dựng cáccông trình thủy lợi với giải quyết nước sinh hoạt Đến 31/12/2005 đã xây dựng được

108 công trình cho 143 thôn, bản thiếu nước sinh hoạt với 5.506 hộ được hưởng, trong

Trang 38

đó có 3.088 hộ dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, đời sống khó khăn, kinh phí 24.009

tỷ đồng [31, tr.71]

Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh: Khi xem xét

tình trạng đói nghèo, một trong những nguyên nhân là tình trạng thiếu vốn để phục vụsản xuất và phát triển kinh tế Vì vậy, dự án tín dụng giúp người nghèo sản xuất đượccoi là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo Tỉnh

đã tập trung triển khai đồng bộ có hiệu quả Nghị định 78/2002/NĐ-CP Ngân hàng phụcphục vụ người nghèo (nay là ngân hàng Chính sách xã hội) đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho hộ nghèo vay vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh Theo chỉ đạo của Ban đạidiện Hội đồng quản trị ngân hàng, công tác cho vay tiếp tục triển khai mạnh ở các xãkhu vực III và các xã ĐBKK, trong 5 năm từ 2001 - 2005 tổng nguồn vốn đạt 190.629triệu đồng Bình quân mỗi hộ được vay 3,3 triệu đồng [36, tr.5]

Ngoài ra, Cao Bằng còn thực hiện một số dự án thuộc chương trình xóa đói giảmnghèo như: Các dự án phát triển nông lâm nghiệp; Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn(khuyến nông, lâm, ngư): dự án giống cây trồng vật nuôi, trợ giá, trợ cước về giống vàphân bón, giao đất lâm nghiệp; Hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trongsản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa giống mới có năng suất cao và ổnđịnh vào sản xuất được đặc biệt chú trọng và tự giác… Nhờ đó, nhận thức và thói quencanh tác lạc hậu, cổ truyền của đồng bào từng bước có chuyển biến, từ sản xuất độccanh tự cấp, tự túc sang sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, các quan hệsản xuất bước đầu được củng cố

Ba là, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Ngoài việc thực hiện những chủ trương, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèotận gốc và bền vững thì việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo cũngđược Đảng bộ tỉnh Cao Bằng coi trọng, vì nó góp phần giải quyết những khó khăn màngười nghèo gặp phải trong cuộc sống thường ngày Khi đánh giá nguyên nhân dẫn đến

Trang 39

đói nghèo, các cơ quan chuyên trách đã khẳng định có những nguyên nhân cơ bản nhưđiều kiện tự nhiên, thiếu vốn làm ăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất…song cũng không thểkhông kể đến những nguyên nhân bất thường như gặp thiên tai, rủi ro, tai nạn…nênnhững hộ gia đình này thường gặp những khó khăn chồng chất trong việc khám, chữabệnh, cho con đến trường hay những nhu cầu cần thiết như: nhà ở, nước sạch sinhhoạt…họ bị đẩy vào cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo Vì vậy, việc thực hiện cácchính sách hỗ trợ người nghèo những vấn đề trên không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái,truyền thống “lá lành đùm lá rách” mà còn là một trong những việc làm giúp ngườinghèo có được những nền tảng thuận lợi để vươn lên thoát nghèo.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng

bộ Tỉnh, HĐND, UBND và các cơ quan hữu quan đã rất chú trọng tập trung thực hiệnnhững chính sách hỗ trợ người nghèo những vấn đề cơ bản như chế độ bảo hiểm y tếvới người nghèo, thực hiện hỗ trợ về giáo dục với con em hộ nghèo…và đạt những kếtquả đáng kể

Về thực hiện chính sách hỗ trợ y tế: Chủ trương hỗ trợ về y tế đã được quán triệt

trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giaiđoạn 2001 - 2005 của tỉnh với mục tiêu: trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sứckhỏe ban đầu, đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo như cấp thẻbảo hiểm y tế, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở, phát triển và nâng cao chất lượng độingũ nhân viên y tế thôn bản, xây dựng cơ sở vật chất và đưa bác sĩ về các trạm y tế cơ

sở để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã, phường, nhất là ở các xã nghèo Đểđạt mục tiêu này, ngay trong Nghị quyết số 10 - NQ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đãsớm có chỉ đạo: Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được hưởng các dịch vụchăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế; Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe,quan tâm người trong diện chính sách, người cao tuổi

Thực hiện những nội dung chỉ đạo trên, với vai trò nòng cốt của ngành Y tế, Tỉnh

đã hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, phối

Trang 40

hợp với Bảo hiểm xã hội tổ chức mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 168.960 lượt ngườinghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho 16.979 lượt người nghèo ở vùng đặc biệt khókhăn với tổng kinh phí là 6.745 triệu đồng, phối hợp với Sở y tế rà soát đối tượng nghèophạm vi toàn tỉnh cung cấp số liệu thực hiện và khám chữa bệnh cho người nghèo theoquyết định số 139 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn triển khai thựchiện [36, tr.5] Sức khỏe của đồng bào, nhất là bà mẹ, trẻ em được chăm sóc ngày càngtốt hơn.

Về chính sách hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo đối với các con em hộ nghèo: Đây

là chính sách được tiến hành song song với chính sách hỗ trợ về y tế của Đảng bộ tỉnhCao Bằng Vì vậy, trong các chủ trương xóa đói, giảm nghèo của tỉnh thì vấn đề hỗ trợgiáo dục đối với người nghèo luôn được xem là một nội dung quan trọng TrongChương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 đã chỉ đạo: bảo đảm con emcác hộ nghèo, đặc biệt là trẻ em gái có các điều kiện cần thiết trong học tập, duy trìvững chắc phổ cập tiểu học hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, miễn giảm các khoảnđóng góp xây dựng trường lớp, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho học sinh thuộc diệnnghèo, khuyến khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng học bổng vàcác chế độ ưu đãi khác

Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nhà ở nội trú cho giáo viên ởcác xã vùng III với kinh phí trên 6.800 triệu đồng, hỗ trợ mua giấy, vở, bút cho học sinhvới kinh phí trên 1.158 triệu đồng, mua sách giáo khoa trên 3.800 triệu đồng, trợ cấpcho học sinh đối tượng dân tộc nội trú đang theo học tại các trường phổ thông công lậpvới kinh phí 1.022 triệu đồng Nhờ đó, trẻ em là con em các dân tộc thiểu số được đếntrường, hoàn thành chương trình xóa mù chữ [36, tr.5]

Về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, phấn đấu xóa nhà dột nát, nhà lụp

xụp, hỗ trợ mỗi hộ nghèo một con trâu (bò), giếng nước ăn, bể nước, tấm lợp, cụ thể hỗtrợ cho các năm như sau: năm 2002 hỗ trợ 200 hộ nghèo, năm 2003 hỗ trợ 220 hộnghèo, năm 2004 hỗ trợ 240 hộ nghèo, năm 2005 hỗ trợ 250 hộ nghèo, phấn đấu đến

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo phát triển Việt Nam (2004), “Nghèo”, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghèo
Tác giả: Báo cáo phát triển Việt Nam
Năm: 2004
5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2004), Số liệu Thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 và 2001- 2003, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu Thống kê xóa đói giảmnghèo giai đoạn 1998 - 2000 và 2001- 2003
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2004
6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Chương trình phát triển liên Hợp quốc (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và chương trình 135, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo vàchương trình 135
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Chương trình phát triển liên Hợp quốc
Năm: 2004
7. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tháng 9 - 2005: “Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo 2006 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình mục tiêuQuốc gia về giảm nghèo 2006 - 2010
9. Báo Dân tộc và phát triển, số 45 - 2009: “Trợ giá, trợ cước ở Cao Bằng: tiếp sức cho xóa đói giảm nghèo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trợ giá, trợ cước ở Cao Bằng: tiếp sứccho xóa đói giảm nghèo
15. Chính phủ Việt Nam (27 - 9 - 2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005””, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia xóađói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005””
16. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Văn kiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Chương trình mục tiêuQuốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003): Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược toàndiện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2003
18. PGS. TS Nguyễn Thị Cúc (2006), Báo cáo tổng quan đề tài khảo sát: Khảo sát việc xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan đề tài khảo sát: Khảo sátviệc xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Cúc
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ Đảng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ Đảngkhóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ Đảng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯĐảng khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCHTƯ khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCHTƯkhóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóaIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóaX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóaX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w