Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới báo chí nước ta đã có sự chuyển biếntích cực cả về số lượng và chất lượng… Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những yếu kém,khuyết điểm chậm khắc phục
Trang 1LUẬN VĂN:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006
Trang 2Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng, có vai trò đặcbiệt quan trọng trong đời sống xã hội Báo chí cung cấp thông tin, định hướng, tác động
dư luận xã hội Báo chí cách mạng là “người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổchức tập thể”, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng Cộng sản
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới báo chí nước ta đã có sự chuyển biếntích cực cả về số lượng và chất lượng… Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những yếu kém,khuyết điểm chậm khắc phục như: một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị,chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chínhxác, khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí Năng lực, phương thức lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý báo chí chưa theo kịp bước phát triển nhanh chóng, phức tạp củabáo chí, đồng thời công tác quản lí báo chí còn buông lỏng, bị động, xử lí sai phạmthiếu kiên quyết, nể nang, né tránh kéo dài, vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quảnbáo chí còn thụ động chưa theo kịp sự phát triển của tình hình
Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, hộinhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trên nhiều lĩnh vực trong đó
có lĩnh vực thông tin, văn hoá, để báo chí thực hiện đầy đủ chức năng của mình, pháttriển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối củaĐảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ nghĩa,những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thếgiới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổimới mạnh mẽ nội dung, phương thức, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí để báo chí thật sự làtiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhândân, bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạngcủa hoạt động báo chí, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dântộc
Trong quá trình quán triệt, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác báo chí có
Trang 3nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ thêm, nhất là nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong giai đoạn hiện nay
Với các lý do trên tác giả chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
báo chí từ năm 1996 đến 2006" làm đề tài nghiên cứu chính là nhằm làm sáng tỏ tính
khách quan, sự cần thiết và nội dung cơ bản sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nước XHCN trước đây, nhất là Liên Xô đã xuất bản một số công trình khoahọc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí Một số công trình, tài liệu đó
đã được dịch và đăng trên sách, báo ở nước ta Tuy nhiên, các quan điểm trong các tàiliệu đó không còn hoặc ít phù hợp với đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn hiện nay
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã cónhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo công tác báo chí như: Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-
1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lýcông tác báo chí, xuất bản Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của BộChính trị (khoá IX) về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiệnnay Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị (khoá X) về một
số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí Thông báo kết luận số 68-TB/TWngày 30-3-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện thông báo số 41-TB/TW,ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báochí Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá X (8/2007) về côngtác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới… Trên phương diện quản lý nhà nước,vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí đã được thể chế hoá trong Luật Báo chí, các nghị định,Thông tư của Chính phủ, của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền
thông) "Quản lý Nhà nước về báo chí qua 8 năm thi hành Luật Báo chí" (Đỗ Quý Doãn
- Chuyên san Nhà báo và Công luận, số 4 - 1998) Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triểnthông tin đến năm 2010
Đã có một số bài báo, tạp chí trong nước đề cập ở mức độ khác nhau đến vấn đề
này như: "Chung quanh vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí" (Hà Xuân Trường - Báo chí,
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, H 1997); "Vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước" (Nguyễn Trọng Phúc
-Nxb Chính trị Quốc gia, H 1999); "Một số vấn đề về báo chí trong thời kỳ mới", "Tiếp
tục phát huy sức mạnh của báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước" (Hữu Thọ - Nghĩ
Trang 4về nghề báo, Nxb Giáo dục, H 1997) Ban Tuyên giáo Trung ương, tháng 6/2007 xuất
bản cuốn sách "Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện để báo chí nước ta phát
triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới" (Nxb Lý luận Chính trị, H.
2007);“Những quan điểm hàng đầu đối với công tác báo chí, xuất bản”, (Nguyễn Đức Bình - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 5, tháng 9, 10/1997); "Khuynh hướng chính
trị tư tưởng trong báo chí" (Tạ Ngọc Tấn Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 8
-1996); "Vai trò của báo chí trong hệ thống công tác tư tưởng" (Nguyễn Đức Bình - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 1 - 1995); "Chung quanh vấn đề đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo" (Nguyễn Phú Trọng - Tạp chí Cộng sản, số 7 - 1993); "Báo chí với nhiệm vụ tuyên truyền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh
tế - xã hội do Đại hội VIII đề ra" (Phạm Quang Nghị - Tạp chí Báo chí và Tuyên
truyền, số 6 - 1996); "Bước phát triển của báo chí trong quá trình đổi mới" (Phạm
Quang Nghị - Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6 - 1997); "Báo chí qua mấy năm đổi
mới" (Phan Quang - Theo dòng thời cuộc, Nxb Văn hoá Thông tin, H 1995); "Báo chí
với sự nghiệp đổi mới đất nước" (Ngọc Đản - Nxb Lao động, H 1995); "Sự nghiệp báo
chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (T.S Nguyễn Thành - Nxb Khoa học xã hội, 1988); "70 năm Đảng lãnh đạo báo chí với những vấn đề nóng hổi tính thời sự" (Tạ Ngọc Tấn -
Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 6 - 2000) Đó là những tài liệu tham khảo rất quantrọng cho luận văn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề rộng lớn và phức tạp này.Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên mới chỉ dừng ở mức độ bài báo, tạp chí, đềcập các nguyên lý chung, giải quyết một số khía cạnh của các vấn đề lý luận cơ bản,một vài vấn đề cụ thể của báo chí Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có
hệ thống, đầy đủ và toàn diện về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chítrong từng thời kỳ và nhất là từ năm 1996 đến nay
Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm hiểu cơ sở lý luận và tổngkết thực tiễn hoạt động công tác báo chí 10 năm gần đây (1996-2006), đề xuất một sốkinh nghiệm bước đầu lãnh đạo công tác báo chí của Đảng nhằm tăng cường hơn nữa sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước và những năm tiếp theo
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung, phương thức quátrình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006
Trang 5Qua làm rõ kết quả của quá trình lãnh đạo đó để rút ra những kinh nghiệm bướcđầu trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng nhằm phát huy vai trò của báochí trong giai đoạn cách mạng mới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ căn cứ khoa học, nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo công tác báo chí
- Khái quát tình hình lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí 10 năm đầu đổimới và những yêu cầu đặt ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí từ năm
1996 đến 2006
- Nghiên cứu, phân tích quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác báo chí Trên cơ
sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và đề xuất một số kinh nghiệmbước đầu của Đảng trong lãnh đạo công tác báo chí nhằm phát huy cao độ vai trò củabáo chí trong thời kỳ mới, thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và
là diễn đàn tin cậy của nhân dân
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
+ Các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, các bài viết, bài nói của lãnhđạo Đảng và Nhà nước về báo chí
+ Các công trình nghiên cứu, tổng kết về hoạt động báo chí
+ Thực tiễn hoạt động báo chí
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Báo chí bao gồm nhiều loại hình: Báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử ; cócác báo, tạp chí chính trị - xã hội và các báo, tạp chí chuyên ngành; báo của Trungương, báo của ngành, địa phương Luận văn không nghiên cứu về hoạt động của báo chíđó
+ Công tác báo chí cũng có nhiều nội dung như: công tác toà soạn, ban biên tập,công tác phóng viên, công tác phát hành Luận văn không đi vào công tác báo chí màchỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácbáo chí
+ Thời gian khảo sát từ sau Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) đến nay Đây làthời thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, đồng thờicũng là thời kỳ báo chí nước ta phát triển sôi động về số lượng, nội dung, hình thức
Do đó, rất cần có sự lãnh đạo của Đảng nhằm làm cho báo chí hoạt động đúng hướng,thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhândân
Trang 65 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu luận văn
Nguồn tài liệu là các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, các bài viết,bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước về báo chí; kỷ yếu hộithảo khoa học về báo chí cũng được sử dụng như các tư liệu khoa học của luận văn.Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phươngpháp lô gíc Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo báochí từ năm 1996 đến 2006, phương pháp lôgíc để khái quát kết quả, rút ra kinh nghiệmchủ yếu Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát và tổnghợp trong từng chương, mục và toàn bộ luận văn
6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hệ thống hoá quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báochí 1996 - 2006 làm rõ thêm một lĩnh vực lãnh đạo của Đảng Luận văn vừa là mộtchuyên đề Lịch sử Đảng, vừa làm rõ quá trình và nội dung Đảng lãnh đạo báo chí trongmột thời kỳ; là một chương về lịch sử báo chí Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm xã hội của báo chí
và nhà báo, đặc biệt nêu rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết phải tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý Nhà nước đối với công tác báo chí trong giai đoạn cách mạng hiệnnay
Kết quả nghiên cứu của luận văn (khảo sát các văn kiện của Đảng, Nhà nước; cáctác phẩm của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước về báo chí trong thời kỳ 1996 - 2006) có thểlàm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử công tác tưtưởng, lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam
Luận văn có thể cung cấp nguồn tư liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, giáo viên,các nhà báo và người nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báochí thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ Đảng và các cơquan chủ quản báo chí trong quá trình lãnh đạo, quản lý công tác báo chí hiện nay.Luận văn này được thực hiện trong khi toàn Đảng triển khai các Nghị quyết BanChấp hành Trung ương lần thứ năm khoá X (8/2007), trong đó có Nghị quyết về côngtác tư tưởng, lý luận và báo chí Vì vậy, luận văn còn góp phần vào công tác nghiên
Trang 7cứu, tuyên truyền, giáo dục các nội dung cơ bản của nghị quyết, đưa nghị quyết vàocuộc sống.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương, 9 tiết
Trang 8Chương 1 Báo chí cách mạng Việt Nam và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác báo chí
1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm về báo chí
* Báo chí: “Báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)” [92, tr.54], là tên gọi
chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử
“Báo chí nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại
chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng,
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [84, tr.7]
Báo chí được các nhà chuyên môn định nghĩa: là toàn bộ những ấn phẩm có tính
chất định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi
trong xã hội
- Báo in: là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo,
tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn)
- Báo nói: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương
trình phát thanh)
- Báo hình: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương
trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện
* Thông tin: là nội dung được thể hiện trên báo chí băng chữ viết, tiếng nói, âm
thanh, hình ảnh hoặc đồ hoạ
* Cơ quan chủ quản báo chí: là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động
báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí
Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây
Trang 91- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ vàphạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng, ngônngữ thể hiện được quy định trong giấy phép.
2- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kếhoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trựcthuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí
4- Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí
5- Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động
6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc[84, tr.14]
* Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về báo chí bao gồm:
- Cơ quan chỉ đạo về báo chí ở Trung ương là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trungương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); cơ quan chỉ đạo về báo chí ở địa phương làBan Tuyên giáo Tỉnh uỷ
- Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương là Bộ Văn hoá - Thông tin(nay là Bộ Thông tin và Truyền thông); cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương
là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.1.2 Khái niệm về lãnh đạo công tác báo chí
* Lãnh đạo: là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện [92,
tr.540]
*Lãnh đạo cơ quan báo chí: tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc,
phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí
* Định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung thông tin trên báo chí: là
hoạt động của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí nhằm định hướng, chỉ đạo các cơ quanbáo chí thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời các vấn đề chính trị, tư tưởng theo quyđịnh của pháp luật và quy định của Đảng, phù hợp lợi ích của đất nước, của Đảng
* Quan điểm chỉ đạo của Đảng
- Quan điểm: là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và
hiểu các hiện tượng, các vấn đề; là cách nhìn, cách suy nghĩ; ý kiến
- Chỉ đạo: Hướng dẫn cụ thể, theo một đường lối, chủ trương nhất định.
Trang 10Như vậy, các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí là cách nhìn, cách nghĩ cótính chất xuất phát điểm của Đảng về lĩnh vực báo chí, nhằm để hướng dẫn cụ thể côngtác báo chí theo đường lối, chủ trương của Đảng trong từng thời kỳ.
- Nội dung chỉ đạo: bao gồm chỉ đạo nhận thức, tư tưởng và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn
Về nhận thức, Đảng chỉ đạo các cấp uỷ, cán bộ, phóng viên và nhân dân nhậnthức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của báo chí Về tư tưởng,Đảng chỉ đạo thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân, quán triệt sâu sắc trong tất
cả các hoạt động của báo chí cách mạng và nguyên tắc Đảng trực tiếp lãnh đạo báo chí
Về hoạt động thực tiễn, Đảng giao nhiệm vụ cho các cấp uỷ, các cơ quan chủbáo chí, cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí thực hiện và kiểm tra việc thực hiện sự chỉđạo của Đảng đối với báo chí ở những định hướng cụ thể trong từng giai đoạn cáchmạng cụ thể
* Phương thức lãnh đạo của Đảng
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của Đảng và căn cứ vào bối cảnh trongnước và quốc tế, Đảng ta luôn có những phương thức lãnh đạo báo chí phù hợp với đặcđiểm, nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ đó
Phương thức là phương pháp và hình thức tiến hành; còn phương pháp là cáchthức tiến hành công việc, hoạt động của con người và tổ chức do con người lập ra nhằmđạt hiệu quả cao Khi điều kiện vật chất, bao gồm cả vật chất dưới dạng xã hội, hạ tầng
cơ sở có sự thay đổi, thì phương thức tiến hành cũng có sự thay đổi Với ý nghĩa đóphương thức lãnh đạo của Đảng là phương pháp và hình thức tiến hành lãnh đạo củaĐảng Phương thức lãnh đạo của Đảng phụ thuộc trước hết vào vị trí của Đảng trong xãhội Đồng thời luôn phát triển theo sự phát triển của hệ thống chính trị, sự trưởng thànhcủa đội ngũ cán bộ trong mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể Cùng với công tác tổ chức vàcán bộ, phương thức lãnh đạo của Đảng hợp thành nội dung chủ yếu của công tác xâydựng Đảng
* Đảng lãnh đạo công tác báo chí
Đảng lãnh đạo công tác báo chí là trực tiếp và toàn diện Nhưng khái quát lạigồm ba nội dung cơ bản là các hoạt động vạch ra chiến lược phát triển và định hướngthông tin, tuyên truyền; công tác tổ chức cán bộ; hoạt động kiểm tra, uốn nắn kịp thờinhững sai lầm, lệch lạc
Trang 111.2 Sự lãnh đạo của đảng đối với công tác báo chí
1.2.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là tất yếu khách quan
Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cách mạng, trước hết xuất phát từ vai tròcủa báo chí đối với sự nghiệp cách mạng
Báo chí ra đời trước khi Đảng Cộng sản ra đời Khi chuẩn bị thành lập Đảng,
những nhóm cách mạng thường lập ra tờ báo để tuyên truyền chủ trương cách mạng củamình và tập hợp lực lượng dẫn đến sự ra đời của Đảng như: tờ báo Tia lửa ra đời 1902,
đã tập hợp lực lượng để ra đời Đảng Xã hội Dân chủ Nga 1903 Tờ báo Thanh niên ra
đời 6/1925 để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2/1930 Sau khi
Đảng Cộng sản ra đời, đã củng cố tờ báo vì đó là tiếng nói của Đảng, là sợi dây liên hệgiữa Đảng với giai cấp công nhân và là vũ khí đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản
trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, đối với mỗi Đảng vô sảnthì việc lập ra tờ báo hàng ngày là mốc quan trọng đầu tiên để tiến lên phía trước Từ trận địaban đầu đó, Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản
Là người sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, C Mác và ăngghen
cũng đã vạch ra quan hệ của báo chí với chính trị là sự gắn bó của báo chí với đường lốichính trị và tổ chức của Đảng vô sản Báo chí cách mạng dứt khoát phải trung thành vàthể hiện đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối,
quan điểm đó trong thực tiến cuộc sống, tư tưởng của Đảng thông qua báo chí biến
thành tư tưởng của quần chúng
Theo Mác và Ăng-ghen “Nhiệm vụ của báo Đảng là gì? Trước tiên là tiến hànhnhững cuộc thảo luận, chứng minh, phát triển và bảo vệ những đòi hỏi của Đảng, bác bỏ
và lật đổ những tham vọng và những luận điểm của phe thù địch” [66, tr.77] Báo chí
phải làm sáng tỏ nguyên nhân sự áp bức của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản; Đảng
phải tiến hành các phương pháp cách mạng như thế nào và Đảng phải liên hợp với các
tổ chức khác ra sao trong cuộc đấu tranh đó? v.v
Báo chí phải “sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hyvọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của
họ” [65, tr.223] Báo chí cách mạng phải hiểu sâu sắc cuộc sống của nhân dân, thể hiệnđúng “những tư tưởng và tình cảm hàng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theocách của nhân dân” [65, tr.223]
Trang 12C Mác đã phân tích bản chất của tự do báo chí thể hiện ở sự “dũng cảm, có lýtính, có đạo đức của tự do” [64, tr.79]; “nhưng bản thân tự do báo chí không bao giờ là
sự hoàn thiện” [65, tr.56], “nếu tự do báo chí là tất cả sẽ làm cho tất cả những chức năngcòn lại của nhân dân, thậm chí cả bản thân nhân dân nữa, sẽ trở nên thừa” [65, tr.56]
V.I Lênin kế thừa và phát triển tư tưởng đó của Mác-ăngghen Người chỉ rõ:
Điểm xuất phát của hoạt động, bước thực tiễn đầu tiên để tiến tới thànhlập cái tổ chức mong muốn, và cuối cùng sợi dây chính mà nếu nắm được nó thìchúng ta sẽ có thể không ngừng phát triển, củng cố và mở rộng tổ chức ấy, phải
là việc thành lập tờ báo chính trị toàn Nga Chúng ta cần trước hết là tờ báo,
không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên
truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện [53, tr.10]
Báo chí góp phần thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, phương pháp hành
động, thức tỉnh quần chúng nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót tronghoạt động của người cộng sản V.I.Lênin cho rằng, tờ báo không chỉ có vai trò phổ biến
tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn thu hút các đồng minh; tờ báo “không những là
người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể” [54,
tr.210] Đọc, phát hành rộng rãi các tờ báo cách mạng tức là đã ủng hộ cách mạng, tiếpthu tư tưởng của Đảng Báo chí cách mạng càng phát hành rộng rãi càng chứng tỏ khả năngcủa một người tổ chức tập thể Theo V.I.Lênin, muốn xây dựng các tổ chức chính trị mạnh
mẽ thì không có phương tiện nào khác hơn là một tờ báo cho toàn nước Nga
Tờ báo là diễn đàn tư tưởng, dựa vào nó phong trào cách mạng không ngừngphát triển cả chiều rộng và chiều sâu Tờ báo “giống như bộ phận của cái bể khổng lồthổi một tia lửa của cuộc đấu tranh giai cấp và của sự phẫn nộ trong nhân dân bùng lênthành một đám cháy chung” [54, tr.218] Vai trò tổ chức của tờ báo không chỉ thể hiện
tư tưởng chỉ đạo và các phương pháp tổ chức, mà ngay việc phát hành báo cũng là cơ sởtạo ra mối liên hệ giữa các địa phương, từ đó thúc đẩy công tác tổ chức của Đảng đạt tớiquy mô ngày càng rộng lớn hơn, từ thành thị tới các vùng nông thôn
Trong điều kiện chưa có chính quyền, sự thống nhất trong Đảng và trong các tổchức cách mạng về chính trị, tư tưởng và tổ chức giữ vai trò vô cùng quan trọng, có tínhchất quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo của Đảng với phong tràocách mạng Báo chí “là người lãnh đạo tư tưởng của Đảng, phát triển các chân lý về lýluận, các nguyên lý về sách lược các tư tưởng tổ chức chung, những nhiệm vụ chungcủa toàn Đảng trong một thời kỳ này hay một thời kỳ khác” [55, tr.8]
Trang 13V.I.Lênin cho rằng, trong thời kỳ đầu, báo chí là một cơ quan lãnh đạo, thậm chí
là cơ quan lãnh đạo thứ nhất, cùng với Ban chấp hành trung ương - cơ quan lãnh đạothứ hai, trong đó, “cơ quan thứ nhất phải lãnh đạo tư tưởng” [55, tr.8] Sự thống nhất về
tư tưởng trong Đảng, bắt đầu từ cơ quan báo chí của Đảng là điều kiện đầu tiên tiến tớithống nhất về mặt tổ chức
Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, đối mặt với mạng lưới báo chí tư sản,báo chí vô sản không chỉ làm nhiệm vụ thông tin các sự kiện, mà qua đó hướng dẫnquần chúng tạo nên sự kiện có lợi cho cách mạng Từ thông tin qua báo chí mà đoàn kếtmọi lực lượng Báo chí vô sản vừa truyền bá, vừa góp phần xây dựng và củng cố hệ tưtưởng Mác-Lênin làm cho hệ tư tưởng đó giữ vai trò chủ đạo trong xã hội
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vai trò của báo chí tiếp tục tăng lên theo tiếntrình phát triển của cách mạng Báo chí vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng tuyêntruyền, cổ động và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng Dù nội dungphản ánh, đối tượng tuyên truyền của báo chí có sự thay đổi nhưng báo chí phải trởthành cơ quan giáo dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, là người tuyên truyền cáimới, tiên tiến nảy sinh từ sự sáng tạo của quần chúng
Phải làm công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội Báo chí phải giới thiệuhết sức tỉ mỉ những thành công của công tác xã hội kiểu mẫu; phải nghiên cứunhững nguyên nhân thành công, những phương pháp làm việc và quản lý của cáccông xã đó; mặt khác, báo chí đưa lên “bảng đen” những công xã nào cứ khư khưnhững “truyền thống của chủ nghĩa tư bản”, nghĩa là những truyền thống vôchính phủ, lười biếng, vô trật tự, đầu cơ…[59, tr.234]
Mỗi khi nhiệm vụ chính trị của cách mạng thay đổi, báo chí cũng phải thay đổicho phù hợp với nhiệm vụ mới của cách mạng Báo chí không chỉ dừng ở các vấn đềchính trị chung mà phải nói nhiều đến xây dựng đời sống mới, đến những sự việc luônxảy ra trong lĩnh vực đó Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xâydựng xã hội mới thì báo chí “có thể và cần phải nói rất ngắn gọn” [60, tr.107]
Từ vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, chủ nghĩa Mác- Lênin khẳngđịnh: Đảng phải lãnh đạo báo chí; đó là nguyên tắc và gắn liền với tính đảng của báo chícách mạng Tính đảng của báo chí cách mạng do mục đích, chức năng và vai trò của báochí cách mạng quy định Tính đảng đòi hỏi báo chí cách mạng phải phục vụ nhiệm vụchính trị, xây dựng con người mới, văn hoá mới và phải đấu tranh kiên quyết chống các
Trang 14tư tưởng thù địch, phản động, đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêucực trong xã hội.
Tính đảng của báo chí cách mạng thể hiện trước hết ở sự nghiệp báo chí phải làmột bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do đội tiền phong của giai cấp côngnhân lãnh đạo; bên cạnh đó, sự nghiệp báo chí phải thành một bộ phận khăng khít củacông tác tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng, gắn bó mật thiết với công tác khác
do Đảng lãnh đạo; mặt khác, các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng
và do Đảng lãnh đạo
Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức của Đảng Các nhà vănnhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng Các nhà xuất bản và các kho sách,các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất cảnhững cái đó đều phải thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng [58, tr.123 -124]
Báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp vô sản, luôn gắn với tổ chức củaĐảng Báo chí cách mạng không bao giờ và không thể là phương tiện trong tay một cánhân hoặc một nhóm người Nó “không thể là sự nghiệp cá nhân độc lập với sự nghiệpchung của giai cấp vô sản”, nó “phải thành một bộ phận trong sự nghiệp của toàn thểgiai cấp vô sản” [58, tr.123] Theo V.I.Lênin:
Mỗi cá nhân có quyền tự do viết và nói tất cả những gì họ muốn, không cómột chút hạn chế nào Nhưng mỗi đoàn thể tự do (trong số đó kể cả Đảng) cũngđược tự do đuổi những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để tuyên truyền quanđiểm chống Đảng… Đảng là một khối tự nguyện, nếu như nó không tẩy sạchkhỏi bản thân nó những đảng viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng, thì nókhông thể tránh khỏi tan rã, trước tiêu tan rã vê tư tưởng, sau sẽ tan rã cả về vậtchất [58, tr.125]
Trong xã hội có giai cấp, Lênin khẳng định, không thể có thứ tự do tuyệt đối nhưgiai cấp tư sản thường rêu rao hòng lừa bịp quần chúng Vấn đề đặt ra là: “Hãy xem đó
là thứ tự do báo chí nào? để làm gì? cho giai cấp nào?” [63, tr.96] Về cái gọi là tự dobáo chí tư sản, Lênin vạch rõ: Trong các nước tư bản, tự do báo chí là tự do mua chuộccác nhà báo để tạo “dư luận” có lợi cho giai cấp tư sản Trong điều kiện có chính quyền,nếu tự do báo chí không xuất phát từ tính Đảng Cộng sản thì chỉ đưa đến các hệ quả là
“tăng cường lực lượng của giai cấp tư sản thế giới”, không những không giúp loại trừ
Trang 15khỏi Đảng các nhược điểm, các sai lầm, các tai hoạ, các bệnh tật; trái lại, “trở thành một
vũ khí trong tay giai cấp tư sản” [63, tr.98]
Tính nhân dân của báo chí cách mạng biểu hiện ở mối liên hệ giữa báo chí vớiđông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động - người sáng tạo chân chính củalịch sử Báo chí phải phản ánh, đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống theo lậptrường của nhân dân lao động, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, trực tiếptham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội
Tính nhân dân không hề mâu thuẫn mà thống nhất với tính đảng của báo chí.Trong hoạt động báo chí, những tác phẩm thông tin, lý giải các sự kiện nóng hổi, nhữngvấn đề sát sườn đặt ra từ đời sống dưới ánh sáng đường lối, quan điểm của Đảng vô sản,phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trở thành những tác phẩm gây đượctiếng vang lớn, có hiệu quả cao, được đông đảo quần chúng lao động đồng tình
Tính nhân dân, tính đại chúng và bản chất dân chủ của báo chí thể hiện ở sự thamgia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo chí Lêninquan niệm rằng: một tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nó có chừng năm ngườiviết và người biên tập chuyên nghiệp giỏi, nhưng đồng thời phải có năm trăm, thậm chínăm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp Chính sự tham gia đó của quần chúngnhân dân làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểunhững tâm tư, nguyện vọng, cung cấp các sáng kiến, thực hành quyền dân chủ Mặtkhác, sự tham gia của quần chúng làm cho thông tin báo chí sinh động hơn, kịp thời vàsát với cuộc sống hơn
Tính nhân dân còn thể hiện ở nghệ thuật biểu hiện của báo chí: báo chí cáchmạng phải phù hợp với trình độ hiểu biết của quảng đại quần chúng nhân dân Lênin coiviệc biết viết, biết nói một cách giản dị, sáng sủa bằng ngôn ngữ của nhân dân, bỏ đikiểu “thuật ngữ uyên thâm thời thượng”, những từ nước ngoài mà quần chúng khônghiểu, những khẩu hiệu rỗng tuếch và xa lạ với quần chúng là đòi hỏi nghiêm ngặt đốivới báo chí cách mạng
Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về báo chí vô sản,
Hồ Chí Minh đã sáng lập ra báo chí cách mạng Việt Nam Từ tờ báo đầu tiên - báo
“Thanh niên” - Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời nền báo chí cách mạng ViệtNam và giúp báo chí cách mạng Việt Nam thể hiện đầy đủ các vai trò là người tuyêntruyền, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể với tính thần chiến đấu rất cao
Trang 16Người coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc béntrong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới chonhân dân Người làm báo là để làm cách mạng và để làm cách mạng Người đã trở thànhmột nhà báo Theo Người, báo chí chúng ta chỉ có một đề tài xuyên suốt là: “chống thựcdân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội” [74, tr.419] Ngoài ra, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Báo chí của ta thì cần phục vụ nhândân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhấtnước nhà, cho hoà bình thế giới” Do đó, báo chí của ta phải có đường lối chính trịđúng, vì có đường lối chính trị đúng thì các nội dung và hình thức thể hiện của báo chímới đúng được Trên cơ sở đường lối chính trị đúng, báo chí phải đi tiên phong trongđấu tranh không khoan nhượng với những gì đi ngược lại quy luật của lịch sử, vạch trầntính chất phản động, giả dối, bịp bợm của kẻ thù của dân tộc “Đối với những người viếtbáo chúng ta, cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng” [76, tr.444] Tínhchiến đấu không chỉ nhằm tiến công vào kẻ thù của cách mạng, mà còn biểu dươngnhững tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao động để cổ vũ mọi người hăng háitham gia cách mạng
Người đề nghị báo có mục “ý kiến bạn đọc”, coi ý kiến bạn đọc là những ý kiếnđấu tranh Cái mới đấu tranh với cái cũ, cái tốt đấu tranh với cái không tốt Trong biểudương, phải rút ra được kinh nghiệm có ý nghĩa phổ biến, phê bình phải cụ thể rõ ràng.Phê bình và tự phê bình là biện pháp tăng cường tính chiến đấu, vì “phê bình và tự phêbình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển
ưu điểm Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và nhân dân ta ngày càng tiến bộ, đối với báochí cũng vậy” [75, tr.614]
Khi có đường lối chính trị đúng, người làm báo là người thực hiện và là nhân tốchính đảm bảo tính chiến đấu của báo chí, vì “nói đến báo chí trước hết phải nói đếnnhững người làm báo chí”[74, tr.412] Đối với người làm báo cách mạng, “cây bút,trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, do đó họ là “chiến sĩ cách mạng” [75, tr.616] HồChí Minh đòi hỏi những người làm báo phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cáchmạng, trau dồi tư tưởng, học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động, phải luôn nâng caotrình độ văn hoá, rèn giũa nghiệp vụ, mài sắc ngòi bút của mình trong sự nghiệp cáchmạng
Trang 17Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở những người làm báo, khi viết phải trảlời rõ: “Viết cho ai xem ? Viết để làm gì ?”[72, tr.545]; “Vì ai mà viết ? Mục đích viếtlàm gì ?”[70, tr.443] Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi báo chí phải xác định
rõ đối tượng tiếp nhận thông tin Việc xác định đó nhằm hình thành phương pháp sángtạo phù hợp cho nhà báo
Người chỉ rõ: “đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”[70, tr.443] Vì vậy,cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nướcngoài… Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báophải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết Viết “phục vụ nhândân” thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng Mặt khác, viết
“phục vụ nhân dân” thì phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và học tậpnhân dân Đó là một tiền đề để thành công, bởi không riêng gì viết sách, viết báo, màcông tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”[73, tr.661]
Báo chí vì cách mạng, vì nhân dân - đó vừa là mục đích, vừa là điều kiện, vừa làtiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động báo chí; đó cũng là tính đảng của báo chí, là biểuhiện sự trung thành của báo chí đối với Đảng, là cống hiến của báo chí vào sự nghiệp vĩđại của Đảng Về phần mình, hướng dẫn để báo chí và đội ngũ các nhà báo thực hiện đắclực cho cách mạng, phục vụ tốt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tức là Đảng đã làm tốtvai trò lãnh đạo báo chí
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Báo chí phục vụ ai ? Đằng sau lời chỉ dẫn củaNgười: báo chí của ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ cho đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho hoà bình thế giới
là nguyên tắc: Đảng phải lãnh đạo báo chí Đảng lãnh đạo báo chí, theo Người, quantrọng nhất là Đảng phải làm cho tất cả những người làm báo có “lập trường chính trịvững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mớiđúng được”[72, tr.414]
Muốn có đóng góp tích cực nhất vào công cuộc phấn đấu của toàn dân tộc chomục tiêu cao cả đó, báo chí phải tự giác phục tùng và tranh thủ tối đa sự lãnh đạo củaĐảng Điều đó đảm bảo cho báo chí hoàn thành sứ mệnh của mình và bản thân Đảngcàng trưởng thành hơn trong quá trình lãnh đạo cách mạng Báo chí chỉ đúng về chínhtrị khi nó được lãnh đạo của một đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, mộtđảng mang bản chất của giai cấp công nhân và gắn bó mật thiết với dân tộc, với nhândân
Trang 18Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn đặtbáo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng và coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng trongcuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.
Ngay từ buổi đầu, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn về vai trò của báo chí trongviệc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ thực dân,phong kiến, báo chí luôn là thứ vũ khí, phương tiện vô cùng lợi hại trong việc truyền bá
tư tưởng, tập hợp lực lượng, động viên, cổ vũ nhân dân tham gia đấu tranh cách mạng
Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930, Đảng ta đã nhận định: “Bâygiờ phong trào cộng sản trong Đông Dương đã bắt đầu bành trướng, nhưng mục đíchcủa Đảng chưa phổ thông trong quảng đại quần chúng, Đảng phải làm cho ngày càngđông đảo quần chúng biết mục đích của Đảng”[39, tr.127]
Phong trào xuất bản và lưu hành báo chí công khai thời kỳ 1936-1939 đã tổ chứcđược mặt trận đấu tranh công khai và rộng lớn trên lĩnh vực báo chí là một thắng lợi lớncủa Đảng Đặc biệt, sau Đề cương văn hoá năm 1943, Đảng luôn coi báo chí là phươngtiện tiến hành công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, vũ khí sắc bén trong đấutranh giải phóng dân tộc và góp phần to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)
Bước vào thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta càng nhận thức đầy
đủ hơn về vai trò của báo chí Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(12/1986), xác định: Sách, báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng, góp
phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Do
đó cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tácbáo chí và xuất bản
Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư (BBT) khoá VII về tăng
cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chíxuất bản nhấn mạnh: “Báo chí, xuất bản dù là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của cácđoàn thể quần chúng hay của tổ chức xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạtđộng theo pháp luật”[32, tr.2]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí mới có thể làm tròn trách nhiệm làm cho thếgiới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinhthần xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đồng thời báo chí thực hiện được vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhànước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân Do vậy, báo chí phải hoạt độngtheo định hướng của Đảng, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng và mục
Trang 19tiêu phấn đấu của Đảng, của nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Bêncạnh đó, báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá, là công cụ thôngtin nhanh nhất, phổ cập nhất, là phương tiện thường xuyên tiếp xúc với nhân dân và giảiđáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra, đấu tranh hàng ngày, hàng giờ chống những
âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, chống các khuynh hướng tư tưởngsai lầm, góp phần tổ chức, phát động phong trào hành động cách mạng của nhân dân.Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của báo chí Để xứng đáng với vinh dự và làmtròn trách nhiệm đó, báo chí phải hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của mình, nắm vữngquan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Hoạt động báo chí phảihướng vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng bướcxây dựng con người mới, lối sống mới, làm cho những nguyên lý cách mạng và khoahọc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trongđời sống tinh thần xã hội
Chỉ có hoàn thành chức năng trên, báo chí mới thật sự xứng đáng là đội quânxung kích trên mặt trận tư tưởng và văn hoá, là chỗ dựa tin cậy của Đảng và của nhândân
Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,Đảng ta khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là đòi hỏi khách quan:
Một là, từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Báo chí là vũ khí, phương tiện vô cùng lợi hại trong việc truyền bá tư tưởng, tậphợp lực lượng, động viên, cổ vũ nhân dân tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc vàxây dựng chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò cực kỳ to lớncủa công tác tư tưởng của Đảng, trong đó báo chí là một công cụ sắc bén, hữu hiệu
Đảng và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu bảo vệ và xây dựng đất nước ViệtNam theo con đường xã hội chủ nghĩa “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh” Để đạt được mục tiêu đó, công tác tư tưởng phải đi trước một bước,trong đó báo chí giữ vai trò xung kích Báo chí phải góp phần đắc lực vào việc làm chochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và giữvai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cả xã hội; báo chí phải tích cực tham giavào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta, làmcho cán bộ, đảng viên và quần chúng tin vào đường lối đổi mới, tin vào sự thắng lợi tấtyếu của chủ nghĩa xã hội
Sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp của dân, do dân và vì dândưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng lãnh đạo báo chí là điều kiện quan trọng để báo chí
Trang 20khơi dậy được nhiệt tình cách mạng, sức sáng tạo và tiềm năng trí tuệ to lớn của nhândân, tổng kết các kinh nghiệm phong phú, sinh động từ thực tiễn để góp phần hoàn thiệnđường lối, chính sách của Đảng Sự nghiệp đổi mới chỉ đạt được thắng lợi khi đông đảoquần chúng nhân dân giác ngộ và nhận thức đầy đủ đường lối của Đảng; sự huy động và
tổ chức chặt chẽ các phong trào cách mạng phụ thuộc rất nhiều vào công tác tư tưởngcủa Đảng, trong đó báo chí giữ vai trò quan trọng Đảng lãnh đạo báo chí chính là đểphát huy vai trò đắc lực của một công cụ tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng do Đảngkhởi xướng và lãnh đạo
Cách mạng nước ta đang đứng trước cả những thời cơ và thách thức to lớn Bốnnguy cơ đã được Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (1/1994), Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảng khẳng định không những không giảm đi, mà có phần gay gắt hơn.Đặc biệt, gần đây các thế lực thù địch ngày một gia tăng thực hiện “diễn biến hoà bình”,hòng phá hoại sự ổn định chính trị, trật tự của xã hội ta, chống phá sự nghiệp xây dựngCNXH và sự lãnh đạo của Đảng ta Kinh nghiệm cho thấy, lợi dụng chiêu bài tự do báochí, các thế lực phản động đã khuyến khích báo chí ở Liên Xô và các nước Đông Âu bắtđầu bằng phê phán lịch sử và phủ nhận hiện tại, tạo ra sự hoài nghi trong ý thức củaquần chúng, hậu quả kết cục là chế độ XHCN sụp đổ Bài học đó cho thấy rõ rằng, sựlãnh đạo của Đảng đối với báo chí là nguyên tắc, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển
xã hội
Hai là, Báo chí có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Nếu như trong quá trình tiến tới thành lập một chính đảng vô sản trước hết phải
có một tờ báo, thì trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Đảng, báo chí có tráchnhiệm và có điều kiện góp phần nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng, giữ vững mối quan
hệ giữa Đảng với nhân dân và làm cho Đảng luôn trong sạch và vững mạnh Thông quaviệc phản ánh các vấn đề cần giải quyết, các sáng kiến của đảng viên và nhân dân, cáckết quả nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội, các kinh nghiệm nước ngoài, báo chígiúp Đảng “phát triển các chân lý về lý luận, các nguyên lý về sách lược, các tư tưởng
tổ chức chung, những nhiệm vụ chung của toàn Đảng trong một thời kỳ này hay mộtthời kỳ khác”[55, tr.8] Tiếp theo, việc phát hành rộng rãi báo chí tạo ra những mối liên
hệ thực tế, trực tiếp giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân, đảm bảo việc trao đổi ý kiến,kinh nghiệm giữa các tổ chức đảng và đảng viên Chung quanh tờ báo sẽ là “một đạo
Trang 21quân thường trực những chiến sĩ lão luyện sẽ được tuyển lựa và đào tạo một cách có hệthống”[54, tr.218].
Đảng ta chỉ rõ, báo chí “đã góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, cổ vũnhững điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận,chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch”[37, tr.1]
Đồng thời, với tư cách “tiếng nói của Đảng”, báo chí đã làm cho nhân dân tin vào Đảng
và thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng Đảng mang trong mình bản chất cáchmạng và khoa học, với bản chất đó, Đảng trở thành bộ phận tiên tiến nhất, Đảng là trí tuệ,lương tâm, danh dự, là đội tiền phong chiến đấu, là đội quân có kỷ luật nhất Tuy nhiên, để
có được điều đó phải trải qua quá trình tự phấn đấu, tự hoàn thiện mình thông qua hoạtđộng và sự kiểm nghiệm của thực tiễn Trước hết Đảng phải làm tốt công tác tư tưởngngay trong nội bộ Đảng, công việc đó cần có sự góp sức của báo chí Đảng lãnh đạo báo chíkhông gì khác là để báo chí trở vũ khí tuyên truyền, giáo dục giúp cho Đảng ngày càng cótrí tuệ và cách mạng hơn, xứng đáng là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân vànhân dân lao động
Để tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững
mạnh, báo chí có điều kiện và trách nhiệm nâng cao hiểu biết, nắm vững đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập kinh nghiệm tốt của các tổ chức đảng và
đảng viên, tránh mắc sai lầm, khuyết điểm Thông qua những tiếng nói tâm huyết, nhiệttình cách mạng trên báo chí mỗi đảng viên củng cố thêm lập trường, ý chí, quyết tâm.Cùng với sinh hoạt trong các tổ chức đảng, qua báo chí, từng đảng viên gắn bó với
đảng, với đội ngũ những người tiên tiến trong cuộc phấn đấu vì mục tiêu cao cả độc lậpdân tộc và CNXH, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và các biểu hiện tiêu cực xã hội Làcông cụ thực hiện dân chủ, báo chí là nơi để cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúngnhân dân đóng góp ý kiến với Đảng, phê phán các tổ chức đảng có sai phạm, vạch mặtnhững đảng viên thoái hoá, biến chất Tăng cường phê bình và tự phê bình trên báo chí
là một cách tốt để tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng… Tuy nhiên, đây làvấn đề khá phức tạp, đôi khi là tế nhị Nếu không được lãnh đạo, định hướng, rất có thểbáo chí rơi vào đấu tranh, phê phán một cách cực đoan, không chính xác, gây hoang
mang trong dư luận xã hội, bị kẻ xấu lợi dụng Đưa tin về hiện tượng tiêu cực gì, mức
độ ra sao, đưa vào thời điểm nào, phân tích và bình luận sự việc đến đâu… phải đượccân nhắc kỹ, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”
Trang 22Vì vậy, Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên báo chí để báo chí thực sự là
“tiếng nói của Đảng”, đồng thời là “diễn đàn của nhân dân”, để thực hiện toàn dân xâydựng Đảng
Ba là, Đảng lãnh đạo báo chí là xuất phát từ nhu cầu của bản thân sự phát triển
báo chí
Đảng lãnh đạo báo chí không phải để hạn chế, trái lại cốt để báo chí thực hiện vàhoàn thành tốt các chức năng của mình Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, sự lãnhđạo của Đảng chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí hoạt động
Sự lãnh đạo của Đảng là nhu cầu nội tại của chính báo chí, vì nhờ đó Đảng giúpcho báo chí nắm vững và bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ,những trọng tâm công tác chính của Đảng và Nhà nước trong từng thời điểm Đảng địnhhướng cho báo chí xử lý các vấn đề tư tưởng, lý luận, quan điểm mới phát sinh, nhất làkhi có ý kiến khác nhau Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho báo chí luôn có được lậptrường chính trị đúng trong những tình huống phức tạp của thực tiễn, khi có nhữngluồng thông tin trái chiều nhau, từ đó hoàn thành tốt chức năng công cụ tư tưởng củamình Nếu Đảng không định hướng kịp thời, báo chí sẽ rơi vào thụ động trong côngviệc, thậm chí bị mất phương hướng, từ đó xa rời tôn chỉ, mục đích, mất dần bạn đọc, bịchính độc giả phản đối
Một trong những cách thức Đảng lãnh đạo, định hướng báo chí là Đảng cung cấpcác thông tin xác thực, toàn diện, cập nhật cần thiết cho công tác tuyên truyền trên báochí Đây là yếu tố hết sức cần thiết, bởi nó chính là sức sống của báo chí cách mạng.Được Đảng cung cấp thông tin, báo chí sẽ hoàn thành tốt các chức năng thông tin vàtham gia quản lý xã hội, bởi qua báo chí, quần chúng nhân dân biết được đúng “ý Đảng”
từ đó nghe, tin và làm theo Đảng, cũng như đóng góp ý kiến với Đảng, để Đảng với dânhoà chung một ý chí, thống nhất trong hành động Thiếu các thông tin chính thống doĐảng cung cấp, báo chí sẽ không nói lên đúng “tiếng nói của Đảng”, có thể chỉ đưa cáctin tức vụn vặt, phiến diện, sai lệch
Công tác tư tưởng của Đảng phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều binhchủng trên mặt trận tư tưởng - văn hoá Báo chí cũng bao gồm nhiều lực lượng, nhiềukênh truyền thông Tập hợp, tổ chức tất cả các lực lượng đó thực hiện nhiệm vụ tuyêntruyền chung và phát huy sức mạnh của toàn bộ lực lượng báo chí là công việc và ưuthế của cơ quan lãnh đạo đảng Nếu không có sự tổ chức, phối hợp các loại hình củaĐảng để tạo thành một đội quân báo chí thống nhất, tuyên truyền cho nhiệm vụ chung,
Trang 23sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong tuyên truyền,hiệu quả tuyên truyền không những không cao, thậm chí còn phản tác dụng Do đó, sứcmạnh của kênh thông tin chỉ được cộng hưởng và phát huy tối đa khi tất cả đều có sựlãnh đạo của Đảng.
Dựa vào hệ thống tổ chức của Đảng là một điều kiện cơ bản để báo chí phát huyvai trò của mình trong phê phán các sai phạm của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán
bộ, đảng viên Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực hiện nay báo chí cần có sự hậuthuẫn của tổ chức đảng, mà thiếu nó, trong không ít trường hợp, thông tin đăng phát trênbáo chí không đem lại sự chuyển biến trong thực tế, mất lòng tin của nhân dân đối vớibáo chí
Có thể thấy rằng, bản thân sự phát triển của báo chí đòi hỏi phải có sự lãnh đạocủa Đảng Báo chí phát triển càng mạnh càng đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc đáng kể vào sự lãnh đạo của Đảng, xa rời sự lãnhđạo, chắc chắn báo chí sẽ không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình
Tóm lại, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ Đảng vô sản phải có tờbáo của mình làm nhiệm vụ truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng, thốngnhất về mặt tổ chức những người vô sản, góp phần đắc lực vào việc xây dựng và hoànthiện đảng cộng sản Sự liên hệ và gắn bó giữa báo chí cách mạng với hoạt động và tổchức đảng là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại, phát triển của báo chí Báo chí phải trở thànhnhững cơ quan của các tổ chức đảng, là bộ phận của cuộc đấu tranh cách mạng của giaicấp vô sản do Đảng lãnh đạo, là bộ phận khăng khít cho hoạt động có tổ chức, có kếhoạch thống nhất của Đảng Nhà báo phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảnglãnh đạo Báo chí vô sản phải làm tốt vai trò “người tuyên truyền tập thể, người cổ độngtập thể, người tổ chức tập thể” Để báo chí vô sản hoàn thành nhiệm vụ và vai trò của nóthì tất yếu Đảng phải lãnh đạo báo chí
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Lênin về báo chí vô sản Trong suót quá trình đấu tranh và trưởng thành của Đảng,Đảng ta luôn đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắcbén của Đảng và của cách mạng Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoànthể, vừa là diễn đàn của nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí không chỉ xuấtphát từ yêu cầu của Đảng mà còn là nhu cầu của báo chí Được Đảng lãnh đạo báo chí
Mác-sẽ hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình
1.2.2 Nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo công tác báo chí
Trang 24* Nội dung lãnh đạo
Nội dung lãnh đạo là định hướng mục tiêu, đề ra những nguyên tắc và phươngpháp thực hiện mục tiêu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện những nguyên tắc, nhữngmục tiêu đó
Đảng lãnh đạo báo chí - xuất bản là nói trên ba mặt: vạch ra chiến lượcphát triển và định hướng thông tin, tuyên truyền; công tác tổ chức cán bộ;hoạt động kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc Ba mặt này cóquan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, trong đó, xây dựng chiến lược vàđịnh hướng thông tin tuyên truyền là vấn đề cơ bản; công tác tổ chức cán bộ
là khâu then chốt có tính quyết định và việc uốn nắn kịp thời những lệch lạc
là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên [12, tr.7]
* Phương thức Đảng lãnh đạo công tác báo chí
Đảng ta là Đảng cầm quyền do vậy Đảng lãnh đạo công tác báo chí là tất yếukhách quan và rất cần thiết, là nguyên tắc bất di bất dịch
- Đảng lãnh đạo báo chí trước hết bằng Cương lĩnh chính trị, bằng đường lối, chủ trương của Đảng.
Đảng lãnh đạo toàn diện, triệt để, nhưng chủ yếu và trước hết vẫn là lãnh đạochính trị Lãnh đạo chính trị là đề ra những mục tiêu chính trị, thể hiện bằng cương lĩnhchính trị của Đảng, bằng đường lối chung, bằng chiến lược cách mạng trong từng thờikỳ; hướng báo chí vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối chính trị ấy tới quần chúngnhân dân, biến nó thành sức mạnh vật chất của toàn Đảng, toàn dân
Cương lĩnh chính trị (1991) lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, trong đó có hoạtđộng báo chí
- Đảng lãnh đạo bằng hệ thống những quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn đối với công tác báo chí
Trong nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng, các hội nghị Trung ương, các bài phátbiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng ta… đều đánh giá cao
vị trí, vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, chỉ ra những yếu kém trong từngthời kỳ, những nhiệm vụ và giải pháp lớn cho hoạt động báo chí, không những có ýnghĩa định hướng chính trị, mà còn là cẩm nang nghiệp vụ, chuyên môn cho các nhàbáo
Trang 25Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có nhiều nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vựccông tác tư tưởng, đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo về công tác báo chí - xuất bản:Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X; các nghị quyết Hội nghị Trung ương; các chỉthị, thông báo, thông tri của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, … Đó là Chỉ thị 63-CT/TW củaBan Bí thư (khoá VI), Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư (khoá VII), Chỉ thị 22-CT/TWcủa Bộ Chính trị (khoá VIII), Thông báo kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị(khoá IX), Thông báo kết luận số 41-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá X), Thông báo kếtluận số 68-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá X)… là một hệ thống quan điểm, chủ
trương, giải pháp lớn của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ công tác báo chí
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí được thể chế hoá bằng Luật Báo chí và các nghị định… của Nhà nước về báo chí.
Luật Báo chí năm 1999 thể hiện những quan điểm cơ bản của Đảng ta về côngtác báo chí, khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân, khẳng địnhbáo chí là “cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội”,vừa là “diễn đàn của nhân dân” Luật cũng ghi rõ 5 nhiệm vụ và quyền hạn của ngườilàm báo; quy định trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cánhân, trách nhiệm của báo chí phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, quy địnhnhững nội dung quản lý Nhà nước về báo chí, v.v…
Sau Luật Báo chí là những nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư hướngdẫn thi hành của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Đó lànhững văn bản dưới luật, thể hiện nhất quán, đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng vềbáo chí, cần được thực hiện nghiêm chỉnh Hội Nhà báo Việt Nam là “tổ chức chính trị -
xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của người làm báo Việt Nam Hội hoạt động dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quản lý của Nhà nước Việt Nam” Các chủtrương, thông tư của Hội, “Quy ước đạo đức nghề nghiệp” do Hội ban hành… cũng thểhiện sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí
- Đảng lãnh đạo báo chí thông qua các tổ chức đảng của các cơ quan báo chí
Đó là cấp uỷ đảng, các cơ quan tham mưu của Đảng Nói Đảng lãnh đạo báo chícũng có nghĩa là khẳng định trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, từ trung ương đến địaphương, thể hiện ở hai mặt: quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho báo chí - xuất bản pháttriển; đồng thời theo dõi kiểm tra, uốn nắn kịp thời các khuyết điểm nảy sinh Tráchnhiệm lãnh đạo trực tiếp đối với từng tờ báo, nhà xuất bản, trước hết thuộc về cơ quanchủ quản, thuộc về tổng biên tập, thuộc về tổ chức đảng tại nơi đó
Trang 26Tổ chức đảng và cấp uỷ các cơ quan báo chí là nơi hiện thực hoá sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác báo chí; là nơi đề ra kế hoạch tuyên truyền cho cơ sở, theo địnhhướng của Đảng; nơi kiểm tra, giám sát, uốn nắn những lệch lạc trong công tác thôngtin, tuyên truyền tại cơ sở.
- Công tác tổ chức - cán bộ là khâu then chốt, có tính quyết định trong sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí.
Đảng lãnh đạo báo chí bằng công tác tổ chức - cán bộ, thể hiện trong việc đề ratiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí; bằng những quy định, thủ tục trong việcquy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ; lựa chọn, đề bạt cán bộ phụ trách các cơ quan báochí; bằng việc kiểm tra, giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ này
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí còn được thể hiện bằng chính vai trò gương mẫu của các đảng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí.
Trong đội ngũ nhà báo của cả nước hiện nay, có người là đảng viên, có người ngoàiĐảng Để báo chí làm tròn “trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phầntăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân” [37,tr.3], thì vai trò gương mẫu, đầu tầu của các đảng viên trong các cơ quan báo chí là hết sứcquan trọng Họ là người đại diện cho Đảng hằng ngày tiếp xúc với quần chúng, nói tiếngnói của Đảng trong lĩnh vực báo chí và bằng báo chí; là tai, mắt cho Đảng trong hoạt độngbáo chí…
“Người hoạt động báo chí - xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đứctrong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luônluôn gắn bó với thực tiễn đất nước” [37, tr.3] Hơn ai hết, đảng viên trong các cơ quan báochí phải là người gương mẫu thực hiện những định hướng đó của Đảng trong hoạt độngbáo chí và khi thực hiện điều đó, đảng viên đã thể hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảngđối với báo chí
* Cơ chế lãnh đạo
Đảng ta là đảng cầm quyền, thực hiện chức năng lãnh đạo xã hội thông qua Nhànước Nhà nước là bộ máy cai trị, là công cụ quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền, cònĐảng là bộ tham mưu chính trị của giai cấp ấy Cho nên Đảng lãnh đạo thông qua Nhànước là tất yếu Đảng cầm quyền ở nước nào cũng vậy, ở nước ta cũng vậy Đảng lãnhđạo báo chí cũng theo nguyên tắc đó
Trang 27ở nước ta, Đảng lãnh đạo và quản lý báo chí về mặt tư tưởng, về mặt chính trị,bằng các chỉ thị, Nghị quyết Cơ quan tham mưu cho Đảng làm công việc này là Ban Tưtưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) Cơ quan quản lý nhànước đối với báo chí là Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).Trong đó có sự phối hợp của Hội Nhà báo Việt Nam Nhân dân làm chủ thông qua việctham gia xây dựng các luật, văn bản dưới luật về báo chí, tham gia kiểm tra, giám sáthoạt động của các cơ quan báo chí.
1.2.3 Thực trạng báo chí nước ta trước năm 1996
Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời do nhu cầu tất yếu và cấp bách của cuộccách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm và sự đô hộ của đếquốc, phong kiến mang lại tự do, hoà bình và cơm no, áo ấm cho nhân dân
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ vận động thành lập Đảng 1925-1930 ra đời
và hoạt động trong hoàn cảnh rất khó khăn Bọn thực dân xâm lược cấu kết với bộ máyphong kiến thiết lập một hệ thống cai trị xã hội khắc nghiệt, đàn áp không thương tiếcmọi mầm mống cách mạng đe doạ sự thống trị của chúng Những tờ báo xuất bản từnước ngoài như: Thanh niên, Đỏ, Công nông, Lính kách mệnh, Đồng thanh, Thân ái…
và các tờ báo của các tổ chức xuất bản trong điều kiện vô cùng khó khăn nguy hiểmtrong nước như: Búa liềm, Cờ cộng sản, Nhân loại của Đông Dương Cộng sản Đảng,
Cờ đỏ của An Nam Cộng sản Đảng, Sao đỏ ở Hải Phòng, Mỏ than ở Hồng Quảng, Tiasáng ở Nam Định, Bôn-sơ-vích ở Trung Kỳ không chỉ mang đến cho một bộ phận quầnchúng cách mạng những hiểu biết cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, về con đườnggiải phóng dân tộc, mà còn mang đến cho những người dân nô lệ một niềm tin, sự độngviên to lớn để lựa chọn, dấn thân vào con đường cách mạng, con đường đấu tranh giảiphóng cho mình
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1945 gắn bó chặt chẽ với những caotrào vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Nếu các sảnphẩm báo chí xuất hiện trong cao trào 1930-1931 chủ yếu dưới hình thức bí mật, thìtrong cao trào vân động dân chủ 1936-1939, Đảng đã chớp lấy thời cơ, tổ chức ra báocông khai, đưa cán bộ Đảng tham gia các hoạt động báo chí tranh thủ khả năng mở rộngquy mô tác động vào quần chúng nhân dân, tuyên truyền vận động lực lượng cáchmạng Cán bộ Đảng đã trực tiếp tổ chức ra các báo “La lutter”, “Le Travailler”, Dânchúng, Tin tức, Đời nay, Dân, Nhành lúa v.v Trong điều kiện một nước thuộc địa, mọi
Trang 28quyền dân chủ bị bóp nghẹt, phát động và tổ chức đấu tranh công khai và rộng lớn trênmặt trận báo chí là một thắng lợi lớn của Đảng.
Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc về nước và một trong những việc làm đầu tiên
của Người là ra tờ báo Việt Nam độc lập - cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng.Theo Người, việc ra báo Việt Nam độc lập là làm theo lời dạy của Lênin: tờ báo là công
cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo
Cùng với Việt Nam độc lập còn có tạp chí Cộng sản, báo Giải phóng, Cờ giảiphóng, Cứu quốc, Lao động v.v Hệ thống báo chí cách mạng thời kỳ này đã truyền bánhững tư tưởng của cách mạng giải phóng, cổ vũ, động viên lòng yêu nước, căm thùthực dân, đế quốc xâm lược và giai cấp phong kiến bóc lột, góp phần tổ chức quầnchúng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi
Ngoài hệ thống báo chí công khai hoặc bí mật, thời kỳ này còn xuất hiện các tờbáo trong tù Hầu như ở nhà tù nào, các chiến sĩ cộng sản cách mạng yêu nước cũng tìmcách để ra được báo Mặc dù phạm vi lưu hành hạn hẹp trong các bức tường nhà tù đếquốc, thực dân nhưng những tờ báo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nângcao nhận thức, củng cố ý chí và niềm tin, giữ vững tinh thần chiến đấu cho những cán
bộ cách mạng bị tù đày
Báo chí cách mạng thời kỳ 1945-1954 là một bộ phận không thể thiếu của cuộcTổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 cũng như tiến trình của cuộcchiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ Với thắng lợi của cuộccách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền về tay nhân dân và báo chí có thời cơphát triển mới Chế độ mới, nền độc lập tự do cùng với những nhiệm vụ mới mẻ củacách mạng đặt ra cho báo chí những trách nhiệm mới nặng nề hơn, tầm hoạt động rộnglớn hơn Sự ra đời của Đài Phát thanh và Hãng Thông tấn quốc gia đã mang lại khôngchỉ diện mạo mà cả chất lượng hoạt động mới cho hệ thống báo chí cách mạng Và cả
hệ thống báo chí ấy đã lên đường đi kháng chiến, lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biềnĐồng Tháp, tới các chiến khu, trở thành nguồn thông tin chính yếu, nguồn động viên cổ
vũ mạnh mẽ, vũ khí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến Chính trong thử tháchkhắc nghiệt của kháng chiến, một loạt cơ quan báo chí mới đã ra đời như: báo Sự thật,Nhân dân, Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Nam Bộ, báo Nhân dân miền Nam v.v Những người làm báo cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã chia sẻ khókhăn, hy sinh với nhân dân, với quân đội, đã không chỉ duy trì phát triển, đưa nguồnthông tin, tiếng nói của cách mạng, của kháng chiến đến với đồng bào và chiến sĩ cả
Trang 29nước và bạn bè quốc tế mà còn gùi vác máy in, máy phát trên vai, trực tiếp cầm songchống càn như những chiến sĩ Bằng trí tuệ, tài năng, lòng yêu nước và cả máu, mồ hôi,những người làm báo kháng chiến đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đóng góp xứngđáng vào chiến thắng chung của cả dân tộc, đánh bại thực dân xâm lược Pháp và bọncan thiệp Mỹ, làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Báo chí cách mạng thời kỳ 1955-1975 đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triểnnhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô cùng khắc nghiệt Miền Bắcgiải phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chưa hết kế hoạch 5 nămlần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quâncủa đế quốc Mỹ với mức độ ác liệt và dã man chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.Miền Nam nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước Dưới sự lãnhđạo của Đảng, cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo
vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc xâm lược giải phóng miềnNam, thống nhất Tổ quốc Ngoài một thời gian ngắn miền Bắc có hoà bình sau hiệpđịnh Giơnevơ, còn lại trên thực tế suốt cả thời kỳ này cả nước đều có chiến tranh
Vào thời điểm trước thềm Đại hội lần thứ ba Hội Nhà báo Việt Nam (1962),riêng “miền Bắc đã có 1.500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan báo chí cácloại”[81, tr.19] Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp phần to lớn tạodựng và tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong toànĐảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như: Sóng Duyên Hải,Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất, Thanh niên Ba sẵn sàng, Phụ nữ Ba đảm đang v.v Nhữngtấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quátthành những biểu tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ
Báo chí cách mạng ở miền Nam - như “báo chí tiền phương” đã bám sát thực tếchiến đấu, có mắt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt nhất, phản ánh sinhđộng, kịp thời cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào, chiến sĩ ta Các nhà báo tiềnphương thực sự là những chiến sĩ ra trận, vừa cầm súng, vừa cầm bút, cầm máy ảnh,máy quay phim, đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của dân tộc trong chiếndịch Hồ Chí Minh lịch sử
Sau năm 1975 - Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một mối, báo chí Việt Namcũng được hưởng niềm vui thống nhất, lần đầu tiên trở thành nề báo chí duy nhất củanước Việt Nam dân chủ, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.Cùng cả dân tộc vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc chiến tranh biên giới Tây
Trang 30Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, báo chí lại
có mặt ở những điểm nóng nhất của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, nhữngcuộc cách mạng thực sự trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó cóđổi mới tư duy, nhận thức về con đường chủ nghĩa xã hội, đổi mới kinh tế, chính trị…báo chí nước ta đã góp phần quan trọng ổn định tình hình, xác định rõ các nguyên tắcđổi mới của Đảng Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra điều kiện, thời cơ cho sự pháttriển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đồng thời mang lại cơ hội lớn cho báo chí, nền báochí đất nước đã có những bước phát triển chưa từng thấy về kỹ thuật công nghệ, về quy
mô ảnh hưởng cũng như trình độ tác nghiệp
Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt
là sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu Ban Bí thư Trung ương Đảng(khoá VII) đã ban hành Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31 tháng 03 năm 1992, để xác địnhphương hướng, nhiệm vụ hoạt động báo chí xuất bản Từ đó báo chí đã vượt qua khókhăn, thử thách có những tiến bộ và phát triển mới về số lượng và chất lượng, về nộidung và hình thức, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cách mạng, giữ gìn sự ổnđịnh về chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là về kinh tế vàdân chủ hoá xã hội Đã góp phần giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cáchmạng, đề cập và tham gia tích cực vào hoạt động “uống nước nhớ nguồn” và các hoạtđộng xã hội khác như xoá đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến khích tài năng, các hoạtđộng từ thiện, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội… Đối vớinhững nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội thường xuyên của Đảng và Nhà nước, hoạt độngbáo chí đã có những đóng góp xứng đáng: đã tăng cường lượng thông tin và kịp thời đưathông tin đến với nhân dân; tích cực tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủtrương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; phát hiện và phản ánh nhiều vấn đềbức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước nắm bắt để giải quyếtkịp thời; cổ vũ và động viên phong trào nhân dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội - an ninh - quốc phòng - đối ngoại,…
Báo chí đã góp phần tuyên truyền các hoạt động chính trị quan trọng như: Hộinghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (1-1994), các hội nghị Trung ương từ sau Đại hội VI vàĐại hội VII, các kỳ họp của Quốc hội, các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn trongnhững năm 1994 - 1995 - 1996, Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc của Đảng…Báo chí đã thể hiện sự nhạy bén chính trị, kịp thời và đóng góp tích cực, hiệu quả với
Trang 31hình thức và nội dung phong phú, đa dạng hơn, góp phần ổn định tình hình kinh tế-xãhội.
Báo chí cũng đã có những đóng góp vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kếtthực tiễn thời kỳ 1986-1996, góp phần làm rõ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta gồm 6 đặc trưng và 7 phương hướng Báo chí thường xuyên đóng vai trò là mộtkênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin nhiều mặt của đời sống xã hội; phản ánhtâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, giúp cho các cơ quan lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước nắm bắt tình hình kịp thời, cụ thể để giải quyết Cùng với việc biểudương nhân tố mới, một số tờ báo kiên trì nêu gương người tốt, việc tốt; tham gia tíchcực vào cuộc đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thếlực thù địch thời kỳ sau năm 1991
Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1/1994), Đảng ta xác định tham nhũng và các tệ nạn xãhội là một nguy cơ của cách mạng nước ta Báo chí đã xung kích, đi đầu giáo dục phápluật, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, phát hiện đưa ra công luậnnhiều vụ việc cần xử lý, góp phần làm lành mạnh xã hội, củng cố niềm tin của nhân dânvào chế độ và sự lãnh đạo của Đảng
Nhiều phương tiện kỹ thuật mới trong báo chí được tăng cường sử dụng tạo điềukiện cho việc thông tin nhanh hơn và nâng cao chất lượng in ấn, trình bày Kỹ thuật hiệnđại về phát thanh, truyền hình giúp đưa nhanh âm thanh, hình ảnh có chất lượng cao đếnvới người nghe, người xem trên địa bàn rộng Các hình thức thông tin của báo chí ngàycàng sinh động, sát cuộc sống hơn; tính nhân dân, tính chiến đấu được nâng cao hơn.Nhiều chuyên mục, tiểu phẩm được mở ra đều kỳ trên báo chí tạo thêm sự hấp dẫn đốivới bạn đọc
Trải qua những khó khăn ban đầu của việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,hoạt động báo chí đã từng bước thích ứng với điều kiện và cơ chế mới, đã tích luỹ và cónhững kinh nghiệm bước đầu, làm tốt vai trò là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, đồngthời là diễn đàn tin cậy để các tầng lớp nhân dân tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng
sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân “Có một số tờ báo
đã tự trang trải được các chi phí; có một số tờ báo có lãi”[7, tr.54] Tuy nhiên, “phần lớnbáo của ngành, các tạp chí, các báo đảng địa phương, nhiều tờ báo, tạp chí chính trị, xãhội, khoa học, kỹ thuật… vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi ngân sách Nhà nước hoặc tàichính của Đảng”[7, tr.54-55]
Trang 32Theo báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáoTrung ương) tại Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc 8/1997 “cả nước có 450 đơn vị
báo chí với 563 ấn phẩm các loại, gồm 151 tờ báo ngày và tuần báo (một kỳ hoặc nhiềukỳ/tuần), 290 tạp chí”[7, tr.55] Số lượng báo chí trên đây tính trên tổng số dân và theobình quân đầu người so với các nước trong khu vực và trên thế giới không phải là nhiều.Tuy nhiên, chất lượng của nhiều tờ báo còn thấp Có nhiều tờ nội dung trùng lặp hoặckhông thiết thực, nhất là số cuối tuần, cuối tháng, chuyên đề
Hệ thống đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương đến cơ sở đã có sự pháttriển mạnh về số lượng và tiến bộ nhanh về kỹ thuật, nhất là truyền hình Chất lượng cácchương trình phát thanh, truyền hình mặc dù còn phải cố gắng nhiều nhưng đã được cảitiến, nâng cao và phong phú, sinh động hơn trước; một số chương trình có sức hút đôngđảo nhân dân, lớp trẻ Thời lượng phát sóng và diện phủ sóng của Đài Tiếng nói ViệtNam và Đài Truyền hình Việt Nam tăng lên đáng kể Hệ thống các đài, trạm phát thanh,phát sóng truyền hình của các khu vực, các tỉnh, thành cho đến quận, huyện và các vùngdân cư quan trọng đã được hình thành, được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật ngàycàng hiện đại Do đó, đã có điều kiện để chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng
và Nhà nước đến cơ sở Một số địa bàn, khu dân cư ở một số vùng sâu, vùng cao, vùng
xa đã tiếp nhận được một số chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương vàđịa phương
Báo chí đã “cố gắng đưa thông tin ra nước ngoài, giúp cho nhân dân thế giới,
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có được những hiểu biết đúng đắn về tình hìnhđất nước, tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ của họ đối với công cuộcđổi mới và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”[7, tr.56]
Cùng với việc sắp xếp và quy hoạch mạng lưới báo chí và hệ thống phát thanh,truyền hình từ Trung ương đến cơ sở, Nhà nước đã tăng cường đầu tư, có lĩnh vực đượcđầu tư khá lớn (như phát thanh, truyền hình, Thông tấn xã Việt Nam) để đổi mới và
từng bước hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật, các điều kiện và phương tiện làm việc,phát huy hiệu quả báo chí, thu hẹp dần khoảng cách về mặt kỹ thuật so với các nước
trong khu vực Đảng và Nhà nước cũng đã đầu tư bù lỗ cho những sách báo phục vụ thiếunhi, đồng bào miền núi và một số đối tượng lao động khác; hỗ trợ kinh phí mua một số sáchbáo; hỗ trợ tài chính cho một số báo, tạp chí chuyên ngành và báo chí địa phương
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên… báo chí
đã được mở rộng và đa dạng hoá Đông đảo cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên
Trang 33báo chí đã có ý thức tự học, tự rèn luyện và vươn lên và trưởng thành qua công tác thựctiễn, đã có sự tiến bộ đáng kể về chuyên môn, nghiệp vụ Đã xuất hiện một số nhà báo,trong đó có một số nhà báo trẻ có trình độ chuyên môn khá và có uy tín nghề nghiệp,nhanh chóng nắm bắt được các vấn đề mới mẻ, bức xúc của đời sống xã hội; có không ítbài viết hay, có hiệu quả xã hội và tác dụng giáo dục tốt.
Đại đa số những người làm báo có bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, nhiệt tìnhủng hộ đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó với nhân dân, dũng cảm trong đấu tranhchống tham nhũng, chống tiêu cực, có nhiều đóng góp cho việc nâng cao dân trí, mởrộng dân chủ trong sinh hoạt xã hội Theo báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trungương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tại Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc8/1997:
Đội ngũ những người làm báo có 7.500 người được cấp thẻ nhà báo, trong
đó 71% phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học trở lên, 25% được đào tạochuyên ngành báo chí, 25% có trình độ ngoại ngữ bằng B trở lên, 60% ở lứa tuổi
30 - 40 Nhà báo không chuyên nghiệp cũng tăng nhanh Số đông cán bộ, phóngviên báo chí có nghiệp vụ chuyên môn tốt, vững vàng về chính trị, nhưng sốngười giỏi còn rất ít, số người trẻ dưới 30 tuổi chỉ chiếm 12%[7, tr.59]
Việc tổ chức cho cán bộ báo chí đi học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệmchuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật… ở nước ngoài đã được mở rộng với nhiều hình thức
ở nước ta có 5 cơ sở đã và đang đào tạo cán bộ báo chí (cả phát hành) và hai cơ sở đàotạo cán bộ ngành in có trình độ đại học Ngoài các lớp tập trung, các cơ sở nói trên cònphối hợp với nhiều tỉnh, thành và một số ngành mở các lớp đại học tại chức về báo chí.Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã tổchức hai lớp cao học đầu tiên về báo chí Số lượng học viên theo học các lớp tập trung
và tại chức đã lên đến hàng nghìn người; nhờ việc đi nghiên cứu, tham quan, trao đổikinh nghiệm trong và ngoài nước, cho nên đội ngũ những người làm báo đã khôngngừng được nâng cao về quan điểm lập trường chính trị, về nghiệp vụ chuyên môn vàbước đầu tiếp cận với các hình thức hoạt động báo chí hiện đại của các nước trong khuvực và trên thế giới
Công tác phát hành báo chí cũng có những tiến bộ Sau một số năm buông lỏng
về chỉ đạo, quản lý; đồng thời do chấn động của sự chuyển đổi cơ chế, công tác pháthành có lúc bị coi nhẹ Với chủ trương đúng đắn và các biện pháp cụ thể nhằm khôiphục và duy trì hoạt động công tác phát hành, nhờ có kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đối
Trang 34với một số hoạt động báo chí thường xuyên, cũng như việc đầu tư khá lớn cho hệ thống
phát thanh, truyền hình, thông tin cho nên một khối lượng báo chí cần thiết và những
thông tin quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đến
với nhân dân Báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo ngành, đoàn thể và báo của
các đảng bộ địa phương đã đến với nhiều cơ sở đảng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang trong ngày phát hành Đồng bào dân tộc ít người ở một số nơi đã được xem một số
tờ báo dành riêng cho mình; được nghe một số chương trình phát thanh bằng tiếng các
dân tộc Một số chương trình truyền hình của Việt Nam phát qua vệ tinh, một số buổi
phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đến được với một số bạn bè quốc
tế và bà con người Việt ở nước ngoài ở một số nước
Công tác chỉ đạo và quản lý hoạt động báo chí của cơ quan Đảng, Nhà nước, các
cơ quan chủ quản đã có nhiều cố gắng, được tăng cường và đổi mới Như vậy, hoạtđộng báo chí trên phạm vi cả nước đã từng bước phát huy được ưu điểm, khắc phục
những yếu kém, lệch lạc mà chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng chỉ ra, đã nỗ lực phấn đấu để đạt được những tiến bộ và có nhiều chuyển
biến khá quan trọng mà mặt cơ bản và quan trọng nhất là thực hiện đúng định hướng
của Đảng, Nhà nước; phục vụ đắc lực và có hiệu quả sự nghiệp đổi mới, cơ bản giữ
vững được vai trò và chức năng là phương tiện tư tưởng - văn hoá quan trọng của Đảng,
Nhà nước; đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội; thực hiện
ngày càng tốt hơn vai trò diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị,
tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội; thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu
thông tin, văn hoá của nhân dân; mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn bè trên thế
giới; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Nội dung, chất lượng thông tin,
ngôn luận nhìn chung phong phú, sinh động, kịp thời, hấp dẫn hơn Những ưu điểm và
tiến bộ đó càng nổi bật trong bối cảnh khá phức tạp của tình hình thế giới và trong nước
trong những năm qua
Bên cạnh những ưu điểm và tiến bộ đã đạt được, hoạt động báo chí và công tác
chỉ đạo, quản lý các hoạt động này cũng đã bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm Có
những khuyết điểm đã nêu trong Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khoá VII) vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả, đồng thời có những
khuyết điểm mới, khá nghiêm trọng
Trước hết, đó là khuynh hướng thương mại hoá báo chí với nhiều biểu hiện khác
nhau Biểu hiện rõ nhất của khuynh hướng này là khá nhiều cơ quan báo chí bị cơ chế
thị trường lôi cuốn, coi nhẹ chức năng chính trị và chức năng giáo dục; chạy theo thị
Trang 35hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả, thính giả, khán giả Một số tờ báo chỉ nặng
về phê phán tiêu cực, yếu kém, coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, người tốt
việc tốt, tạo ra không khí nặng nề trên mặt báo và trong xã hội Trên một số báo, tạp chí,
nhất là các số phụ, số chuyên đề đã khai thác quá nhiều các đề tài có nội dung giật gân,
câu khách về bạo lực, các vụ án; khai thác những chuyện đời tư các “nhân vật”, thậm
chí có lúc đăng, in, phát cả những chuyện hoàn toàn không có thực, không có lợi cho
giáo dục truyền thống văn hoá, đạo đức…, nhằm tăng lượng phát hành, thu lợi nhuận
cao mà không tính đến tác hại nghiêm trọng của việc làm này
Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là nhu cầu không thể thiếu của xã hội
Nếu làm tốt, quảng cáo góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; tiền thu từ quảng cáo hỗ
trợ cho việc giảm giá thành, cải tiến trang thiết bị… Nhưng do tác động của khuynh
hướng thương mại hoá, nhiều báo, đài quảng cáo quá nhiều cho các sản phẩm, hàng hoá
nước ngoài, vô tình gây khó khăn cho các sản phẩm, hàng hoá trong nước Quảng cáo
quá nhiều hàng hoá cao cấp, đắt tiền, không phù hợp với chủ trương kêu gọi sự tiết
kiệm trong tiêu dùng của chúng ta; thông tin, quảng cáo về các kiểu thời trang của
những người mẫu giầu có và của các hãng sản xuất, kinh doanh nước ngoài với ngôn từ
và hình ảnh thiếu chọn lọc, xa lạ với bản sắc và truyền thống văn hoá của dân tộc, lối
sống lành mạnh và giản dị của đông đảo quần chúng lao động, kích thích tâm lý, thị
hiếu thẩm mỹ và tiêu dùng lệch lạc của người dân, nhất là của lớp trẻ Việc xácđịnh tôn chỉ, mục đích và đối tượng phát hành đã được quy định trong giấy phép cho
từng cơ quan báo chí, nhằm nâng cao hiệu quả tổng hợp của hệ thống báo chí nhưng
tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích diễn ra khá phổ biến Một mặt, khuynh hướng này
cũng là biểu hiện phát sinh của khuynh hướng thương mại hoá Nhưng mặt đáng quan
tâm là biểu hiện của sự yếu kém về chính trị, tư tưởng của một số tờ báo ở cả Trung
ương và địa phương
Biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng ở một số báo chí, kể cả một số
báo của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thường thể hiện ở việc coi nhẹ chức năng
tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, né tránh đề cập hoặc chỉ đề cập hời hợt những
chủ đề, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, ngay cả các sự kiện quan trọng, các
hoạt động phong phú, sinh động, các phong trào cách mạng sôi nổi ở các địa phương,
đơn vị mà các báo, tạp chí đó có trách nhiệm và nghĩa vụ làm người phát ngôn
Trên một số ít báo chí đã có những tin, bài, hình ảnh có nội dung tư tưởng, quan
điểm sai trái “Một số ít bài báo có nội dung lệch lạc và sai phạm về chính trị khá
Trang 36nghiêm trọng vẫn được xuất bản nhưng việc xử lý lại không kịp thời, không nghiêmkhắc Có không ít những tin, bài khi cho đăng không được cân nhắc kỹ, để cho các thếlực thù địch khai thác, lợi dụng, đả kích, nói xấu chế độ ta”[7, tr.65].
Nhiều tờ báo xa rời đối tượng rộng lớn ở nông thôn, xí nghiệp, ít đề cập đến vấn
đề trong sản xuất và đời sống của nông dân, công nhân Một số báo của tỉnh, của ngànhxin ra số phụ nhưng lại tổ chức biên tập và phát hành chủ yếu ở thành phố lớn
Chất lượng thông tin chính trị, văn hoá, khoa học của một số ấn phẩm báo chícòn thấp Tính chiến đấu trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa cao, chưa phảnánh đầy đủ và kịp thời thực tiễn cách mạng sôi động và đời sống xã hội Nhìn chung,
“báo chí còn nặng về mô tả, phản ánh bề nổi của các hiện tượng; ít những bài nghiêncứu, điều tra, phóng sự sâu sắc, có giá trị phát hiện vấn đề và đề xuất phương hướng,biện pháp giải quyết”[7, tr.66] Không ít “bài bình luận, đấu tranh quan điểm, hướngdẫn dư luận chưa sắc bén, thiếu sức thuyết phục, thiếu chủ động… làm giảm tác dụngđịnh hướng dư luận”[7, tr.66] Không ít bài báo, cuốn sách, bộ phim, băng, đĩa chưa đạtđược yêu cầu của một sản phẩm văn hoá bổ ích và sâu sắc; ảnh thời sự báo chí còn kém
Có một ít bài báo “sai phạm về chính trị như phủ nhận truyền thống của dân tộc
và những thành tựu của cách mạng, của hai cuộc kháng chiến vừa qua, tuyên truyền đềcao chủ nghĩa tư bản”[7, tr.66-67] Do thiếu nhạy cảm về chính trị, thiếu kiến thức, một
số bài báo chưa cân nhắc kỹ càng khi đề cập các vấn đề về tôn giáo, lịch sử, văn hoá vănnghệ, quan hệ quốc tế… đã gây ra những tác động xấu Một số báo chí, nhất là các số đặcsan, phụ san, số cuối tuần, cuối tháng đã được phát hành ồ ạt và bị khuynh hướng thươngmại hoá chi phối khá nặng nề
Thông tin, bình luận quốc tế không ít trường hợp thiếu định hướng, thiếu sự chọnlọc, hoặc sao chép bình luận nguyên văn của nước ngoài không phù hợp với đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước ta Một số trường hợp còn đăng và in lại những tin, bài,hình ảnh… độc hại Hiện tượng xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, đề cao cách sống
xa hoa, xa lạ, đăng bài, đưa lên hình ảnh kích dâm, bạo lực chưa được khắc phục cóhiệu quả kể cả trong các sách, tranh truyện cho trẻ em
Việc đăng bài về đề tài đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xãhội “có những thông tin không chính xác, khách quan, trung thực và thiếu tính xâydựng; không ít trường hợp báo chí tự cho mình quyền công tố luận tội, quyền phánquyết thay cho kết luận chính thức của các cơ quan chức năng thanh tra, tư pháp”[7,tr.67] Đã có “hiện tượng “cửa quyền” ở nhiều cơ quan báo chí, không thực hiện đúng
Trang 37luật pháp về báo chí, viết sai không đính chính hoặc đính chính lấy lệ, nhận khuyết điểmkhông đúng mức; có trường hợp còn để lộ bí mật của Nhà nước”[7, tr.68], hoặc đưa racông khai quá sớm khi vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, xem xét Có báo chí vìnhững “động cơ không chính đáng, đã hút dư luận vào những việc không quan trọng.Trong một số bài tranh luận, phê phán còn có những lời lẽ thiếu văn hoá, cay cú, quychụp, thiếu sức thuyết phục và không có lợi cho đoàn kết nội bộ”[7, tr.68].
Việc sắp xếp lại báo chí được thực hiện khá nghiêm túc, nhất là ở các ngành, cácđịa phương trọng điểm Nhưng sau đó các cơ quan chỉ đạo, quản lý, nhất là một số cơquan chủ quản đã không thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn và chấn chỉnh chonên một số báo chí đã xa dần tôn chỉ, mục đích của mình Nhiều cơ quan chủ quản đãkhoán trắng trách nhiệm cho các ban biên tập hoặc cá nhân phụ trách Có trường hợp
“cơ quan chủ quản né tránh hoặc không chỉ đạo, uốn nắn sai sót của cơ quan báo chí domình phụ trách; không cân nhắc, xem xét chặt chẽ các điều kiện xuất bản báo, tạp chí vànhững điều kiện bảo đảm cho tờ báo có thể hoạt động tốt nhưng vẫn không xin xuất bảnbáo, tạp chí và các ấn phẩm mới”[7, tr.68] Thêm vào đó là những thiếu sót của cơ quanquản lý nhà nước về báo chí - xuất bản trong việc cấp phép cho nên một số báo, tạp chí,một số sách xuất bản trùng lặp về nội dung; một số cơ quan báo chí chưa có đủ tiêuchuẩn và điều kiện tối thiểu nhưng vẫn được cấp giấy phép; có cơ quan ra quá nhiều ấnphẩm với chất lượng thấp “Sách, báo, bản tin in lậu, in không có giấy phép vẫn còn tiếptục phát triển, có cuốn, có tờ rất độc hại”[7, tr.69] Còn buông lỏng quản lý sách cũ vàcác quầy cho thuê sách
Do quản lý lỏng lẻo nên trên thực tế có “một số báo, tạp chí nhất là các số phụ,
số cuối tuần, cuối tháng, số chuyên đề, đặc san số báo biên tập và in ở xa cơ quan chủquản đã thật sự do tư nhân chi phối và thao túng với nhiều hình thức và mức độ khácnhau, từ nội dung đến hình thức và phương thức xuất bản, phát hành, giá cả”[7, tr.69]
Họ đã nấp bóng một số người ở một số toà soạn báo chí, nhà xuất bản (nhất là ở nhữngnơi không có đủ các điều kiện cần thiết, nhưng đã được phép thành lập), những tổ chức
và cá nhân có trách nhiệm cấp phép… có khi lại được một số người này “hợp tác”, “liênkết” để làm ăn riêng với họ, đem lại nguồn lợi bất chính cho các phía liên quan, bấtchấp cả những quy định và pháp luật Sự vi phạm này trong thời gian qua chủ yếu mangđộng cơ kinh tế, nhưng tính chất nghiêm trọng của nó là từ sự quản lý lỏng lẻo này dẫntới tình trạng không kiểm soát được nội dung báo chí và xuất bản phẩm Nhiều cơ quan
Trang 38chủ quản báo chí, nhà xuất bản đã không làm tròn trách nhiệm chỉ đạo, quản lý các hoạtđộng báo chí, xuất bản thuộc phạm vi phụ trách của mình.
Trước sự phát triển nhanh chóng của báo chí từ năm 1992 đến năm 1996 “côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí - xuất bản đã đào tạo được gần một nghìn người
có trình độ đại học”[7, tr.70] nhưng đến nay vẫn chưa có quy hoạch toàn diện cho đếnnăm 2000 như Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khoá VII) đã chỉ ra Trên thực tế chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm về chỉ đạo,quản lý, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ này Chương trình, nội dung giảng dạy vàsách giáo khoa, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí - xuất bản chưa thốngnhất, còn chậm được đổi mới và hiện đại hoá Giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưacoi trọng đúng mức việc rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ hành nghề cho người học Cácvấn đề liên quan đến số lượng, tiêu chuẩn tuyển sinh, trang thiết bị cho việc giảng dạy
và học tập… chưa được giải quyết thống nhất, nhất là đối với các lớp đại học tại chức
đã và đang được tổ chức khá ồ ạt tại nhiều đơn vị, địa phương như hiện nay Công táckiểm tra nội dung, chương trình giảng dạy về báo chí, xuất bản chưa chặt chẽ, nhất làđối với hệ tại chức và mở rộng Do đó tỷ lệ người tốt nghiệp sau khi ra trường đượctuyển dụng còn ít vì khả năng tác nghiệp, hành nghề còn quá yếu trong khi nhu cầu bổsung và đổi mới đội ngũ phóng viên, biên tập viên lại khá cao và rất cấp bách Công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, xuất bản, trước mắt là bồi dưỡng các tổng biên tập,các giám đốc và đội ngũ cán bộ cốt cán của các cơ quan báo chí - xuất bản từ Trungương đến địa phương chưa được chú ý
Bên cạnh số đông các “nhà báo, người biên tập có lương tâm và đạo đức trongsáng, đã có một số người vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu khách quan,trung thực; có một số người thiếu khiêm tốn trong giao dịch, một số ít lợi dụng hoạtđộng báo chí đi đe doạ, ép buộc một số cá nhân, cơ sở để đòi tiền”[7, tr.71] Đã xuấthiện “một số ít nhà báo liên hệ, móc nối với nhau để thông tin, bình luận thiếu kháchquan”[7, tr.71] về một vụ việc, tập trung vào một cơ sở, một địa phương, nhất là lợidụng việc chống tiêu cực, tham nhũng để đả kích người này, tổ chức nọ, ủng hộ và bảo
vệ cho tổ chức và những người sai phạm Có cả những lời ca ngợi thành tích khôngđúng sự thật đối với một số đơn vị, cá nhân, thậm chí đã ca ngợi những đơn vị, cá nhânđang mắc những sai phạm lớn của một người viết thiếu trung thực, vi phạm những tiêuchuẩn về đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút Cần thấy rằng những biểu hiện nóitrên tuy chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng ảnh hưởng, tác hại đến uy tín của báo chí khôngnhỏ, làm cho dư luận xã hội và những người trung thực, có lương tri và các tổ chức làm
Trang 39ăn chân thật lo lắng, bất bình Bên cạnh đó, do tác động của một số lực lượng đang tìmmọi cách, nhất là qua các hình thức tài trợ, quà cáp, chi phí quảng cáo, liên doanh liênkết, mời đi tham quan, du lịch trong và ngoài nước để chi phối báo chí nước ta, phục vụcho những lợi ích và động cơ không đúng đắn.
Chế độ chính sách đối với hoạt động báo chí trong hoàn cảnh mới chưa đượcxem xét để ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời
Quan niệm hoạt động báo chí là sự nghiệp có thu hoạt động như các doanhnghiệp công ích để sản xuất ra loại hàng hoá đặc biệt phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, tưtưởng, văn hoá của Đảng, Nhà nước và phải được thông tin đúng đắn và tốt đến vớinhân dân ở cơ sở, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…hay phải hoạt động như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hoá nói chung,cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt khoát, rõ ràng cho nên một số chính sách, chế
độ tổ chức cụ thể như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chế độ lương, nhuận bút… đốivới hoạt động báo chí vẫn chưa có những quyết định thoả đáng
Vì lo hạch toán, cho nên “giữa một số cơ quan báo chí - xuất bản, phát hành đang
có sự đảo lộn chức năng (một số cơ quan phát hành lại xuất bản sách, ngược lại Nhàxuất bản phải tự phát hành…)”[7, tr.72, 73] “Có cơ quan không những “khoán trắng”cho cơ quan báo chí, nhà xuất bản tự xoay xở, mà còn yêu cầu phải đóng góp tài chính,cho nên có tình trạng để cho một số “đầu nậu” chi phối từ đầu vào đến đầu ra, khônglàm đúng tôn chỉ, mục đích của mình”[7, tr.73] Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước dànhmột khoản ngân sách không nhỏ để đầu tư và tài trợ cho báo chí xuất bản nhưng cơ chếthực hiện các chính sách này chưa được quy định rõ ràng và hợp lý do đó việc giảiquyết thường thiếu kịp thời, chưa thật đúng định hướng, đúng địa chỉ, nên chưa pháthuy được hiệu quả
Việc phát hành, xuất nhập khẩu sách báo, phát thanh, truyền hình nói chung vàviệc xuất khẩu sách báo Việt Nam ra nước ngoài nói riêng, trước hết là đối với cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài còn gặp quá nhiều khó khăn, ách tắc, không những
vì cước phí đắt gấp nhiều lần so với ấn phẩm nhưng lại chưa có chính sách tài trợ rõràng mà còn vì thủ tục phiền hà và chưa có một đầu mối chịu trách nhiệm giải quyết
Việc hợp tác về in ấn và phát hành của một số tờ báo và tạp chí với phía nướcngoài đã tích luỹ được một số kinh nghiệm bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việcđưa báo và tạp chí đó ra nước ngoài, góp phần vào việc tuyên truyền đối ngoại, tuy vậy,cũng bộc lộ một số sơ hở và thiếu sót cần được kịp thời chấn chỉnh
Trang 40Thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khoá VIII) các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí - xuất bản đã được kiện toàn một
bước, trình độ, năng lực được nâng cao hơn trước đã tích luỹ thêm kinh nghiệm nhưngvẫn còn nhiều bất cập, yếu kém Trước sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của báochí, công tác chỉ đạo, quản lý mặc dù có cố gắng, nhưng còn khá nhiều lỏng lẻo, nhiềukhi không bao quát nổi
Một số chế độ, chính sách đối với báo chí như tiền lương, thuế, nhuận bút, khenthưởng… chậm được giải quyết Có những quy định về thông tin không còn phù hợp,hoặc không cụ thể, rõ ràng (như những gì được phép công khai, những gì cần giữ bí
mật; điều gì cấm và điều gì không nên cấm) gây lúng túng không những cho việc đăngtin, bài mà còn gây khó khăn lúng túng cho cả cơ quan chỉ đạo, quản lý
ở hầu hết các tỉnh, thành hiện nay vẫn chưa có đủ số lượng cán bộ cần thiết và có đủtrình độ, tiêu chuẩn để giúp cấp uỷ và chính quyền địa phương chỉ đạo, quản lý hoạt độngbáo chí thuộc phạm vi trách nhiệm và địa bàn của mình
Tại các cơ quan chỉ đạo, quản lý cấp Trung ương, tình trạng thiếu cán bộ đủ nănglực và trình độ để làm tốt chức năng chỉ đạo, tham mưu, quản lý đã diễn ra từ nhiều nămnhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể, hữu hiệu để khắc phục
Công tác thanh tra, kiểm tra nói chung cũng như thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành đối với hoạt động báo chí nhất là kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động báochí vi phạm pháp luật còn yếu; việc xử lý các vụ việc sai phạm của báo chí không
những thường không kịp thời, đúng mức mà quan trọng hơn là rất khó khăn, lúng túng
Nhiều ban cán sự, đảng đoàn và cơ quan chủ quản báo chí buông lỏng trách
nhiệm quản lý, chỉ đạo các hoạt động báo chí nhất là việc chỉ đạo phương hướng, nộidung và quản lý những cán bộ chủ chốt; có trường hợp bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng biêntập báo không đúng quy định Không kiểm tra, xử lý những sai phạm của các cơ quanbáo chí thuộc phạm vi phụ trách của mình Không ít trường hợp ngay cả cơ quan quản
lý báo chí cũng thực hiện không nghiêm luật pháp về báo chí và đã buông lỏng việc
quản lý, xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí
Những hạn chế, thiếu sót của báo chí đã chỉ ra ở trên làm cho vai trò, chức năngcủa báo chí bị hạ thấp Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, báo chí cần có sự thay đổi theo tích cực mới có thể làm tròn
trách nhiệm vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng
Chương 2