2.2.1. Lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí
Báo chí là vũ khí tư tưởng của Đảng, người làm báo là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của Đảng, nên trong đào tạo nhà báo, nội dung hàng đầu là trang bị thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng. Về vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
Về trách nhiệm báo chí, Lênin có nói: báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức, người lãnh đạo chung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng thì nhất định thành công [74, tr.415]. Theo Người, nhà báo trước hết phải được học tập và nắm vững lý luận cách mạng của giai cấp vô sản. Công việc này là của Đảng, “đã lựa chọn đúng cán bộ cần
phải dạy bảo lý luận cho cán bộ, chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù ” [70, tr.276].
Người làm báo trước hết phải có lập trường vững vàng, nhưng điều đó không tự nhiên có, mà nó là quá trình học tập, rèn luyện không ngừng, học trong nhà trường, học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phẩm chất chính trị, lập trường chính trị chính là cái đức của người cán bộ nói chung và nhà báo nói riêng. Trong sự nghiệp đổi mới, nội dung của đức đối với người làm báo thể hiện ở:
Phẩm chất chính trị, trình độ giác ngộ XHCN, lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế độ, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, quyết tâm phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng đó.
Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh và phong cách dân chủ, khoa học, sâu sát thực tế và cơ sở; ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm.
Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam với 10 điều do Hội Nhà báo Việt Nam quy định đã nêu rõ phẩm chất cần có của nhà báo mà xét đến cùng là nhằm vào mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực và hoàn cảnh nào cũng phải hướng về mục tiêu cao cả đó. Theo báo cáo của BVHTT số người được cấp thẻ nhà báo thời hạn 2001 - 2005 là 10294 người, trong đó trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 4118 người (40,44%); cao cấp 1699 người (16,30%); đảng viên 5367 người (52,93%); đoàn viên 1703 người (18,52%).
Với tình hình chất lượng nhà báo như trên, báo chí còn gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục những hạn chế đã bộc lộ trong thời gian qua, nhất là tính chiến đấu và định hướng tư tưởng của báo chí. Để gấp rút nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí, Đảng ta chỉ rõ:
Cấp uỷ đảng, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà xuất bản cần tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ. Mỗi nhà báo, cán bộ các cơ quan báo chí xuất bản phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng kiên định vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đề cao tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, phấn đấu xứng đáng là nhà báo nhân dân. Mặt khác, cần thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác báo chí - xuất bản [77, tr.2-5].
Thực hiện chế độ học tập bắt buộc đối với các nhà báo thuộc các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong đội ngũ nhà báo. Đặc biệt, tinh thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Đức và tài của người cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Nhà báo phải lấy đức làm gốc, song trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, với sự bùng nổ thông tin, nhà báo phải thể hiện được tài năng chuyên môn. Tài của nhà báo thể hiện ở trình độ tri thức toàn diện đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kỳ mới và ở năng lực tổ chức. Đào tạo đội ngũ nhà báo vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn là yêu cầu lớn đặt ra đối với công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Về đào tạo cán bộ báo chí hiện đang tồn tại những quan niệm khác nhau, có thể do nhận thức về nghề nghiệp làm báo và cũng có thể do lợi ích của từng cơ sở quy định. Để thật sự thống nhất như quan điểm của Đảng thì phải có cơ chế lãnh đạo và quản lý thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo. Hiện nay, ở nước ta có 5 cơ quan chỉ đạo công tác đào tạo người làm báo là: BTTVHTƯ (nay là Ban Tuyên giáo TƯ), Bộ Giáo dục và Đào tạo, BVHTT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Hội Nhà báo Việt Nam. Song, lại thiếu một cơ chế lãnh đạo chung, phân công hợp lý giữa các cơ quan này, nhất là về kế hoạch, quy hoạch phát triển, nội dung, chương trình. Đây là nguyên nhân căn bản mà trong những năm qua đã nhiều lần quy hoạch, đặt vấn đề đổi mới đào tạo cán bộ làm báo vẫn chưa có kết quả.
Với quan điểm của Đảng ta là Đảng thống nhất quản lý công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí trong toàn quốc cần được nghiên cứu, thống nhất, nhất là về phân công mục tiêu đào tạo; về nội dung chương trình, sách giáo khoa; về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy; về xác định mục tiêu, tiêu chuẩn chiêu sinh, về kế hoạch đầu tư để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật dạy và học tiên tiến, hiện đại.
Trong ba cơ sở đào tạo cơ bản các nhà báo hiện nay là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thuộc thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; khoa Ngữ văn - Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo theo các
chuyên ngành của báo chí như: báo viết, phát thanh, truyền hình, mạng điện tử. Các cơ sở còn lại không phân ngành, do đó mỗi nơi đào tạo một chương trình. Đòi hỏi hiện nay là, ngoài sự thống nhất về mô hình, cơ cấu đào tạo, còn phải có sự thống nhất về nội dung - đó là bộ giáo trình chuẩn. Giáo trình chuẩn quốc gia đào tạo cán bộ báo chí nên gồm: các giáo trình Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các giáo trình về cơ sở lý luận báo chí, nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng về báo chí; các giáo trình về lịch sử báo chí; các giáo trình về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của báo chí. Chú ý đào tạo về quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ. Trong điểm tốt nghiệp phải có điểm chính trị tổng hợp. Năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho khoa báo chí Phân viện Báo chí và Tuyên truyền nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện đề tài chương trình khung đào tạo cử nhân báo chí. Đây là kết quả của việc cụ thể hoá các quan điểm của Đảng về lãnh đạo báo chí ở phương diện đào tạo cán bộ báo chí. Tuy nhiên, đề án này cần có sự tác động, hỗ trợ của tất cả các cơ quan hữu quan, nhất là các cấp lãnh đạo, quản lý vĩ mô, để chuẩn mực trong đào tạo cán bộ báo chí nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn.
Việc giáo dục, giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan cũng không thay thế được cho sự tự phấn đấu, rèn luyện của mỗi nhà báo cả về đạo đức và năng lực, theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đạo đức của người làm báo - theo Hồ Chí Minh - quan trọng nhất là đức tính trung thực. “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói chớ nói, chớ viết càn” [70, tr.526]; “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ chớ nói, chớ viết” [70, tr.530]. Có trung thực đối với nghề nghiệp, có trách nhiệm với điều viết ra, báo chí mới được nhân dân tin và làm theo báo chí. Để trở thành nhà báo tốt, người làm báo phải luôn học hỏi, luôn cầu tiến bộ, phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đặc biệt, người làm báo “phải có chí, chớ dấu dốt, nhờ phê bình và tự phê bình mà tiến bộ” [72, tr.425]. “Nhà báo phải học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng” [70, tr.530]. Vì nhiệm vụ của người làm báo là “quan trọng và vẻ vang”, nên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì người làm báo “phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình, cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công” [74, tr.415]. Đã là nhà báo, theo Người phải rèn cả đức và tài, phải cố học hỏi, ra công rèn luyện. Để có một bài báo tốt, theo Hồ Chí Minh, người làm báo cần:
1. Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể thiết thực.
2. ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người.
3. Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận…
4. Luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ [71, tr. 139]. Tiếp nối các vấn đề có tính cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, ở giai đoạn mới với sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố chủ quan, khách quan, nhất là khi cả nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa công tác cán bộ báo chí là:
Khẩn trương quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên, chú trọng đội ngũ cốt cán, các tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí chủ yếu là trong nước dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục [37, tr.4].
Chỉ thị 22/CT-TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị yêu cầu: BTTVHTW chủ trì cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo, BVHTT, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể về tổ chức, sắp xếp, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ quyết định; xây dựng bộ giáo trình chuẩn để đào tạo cán bộ báo chí. Các cấp uỷ đảng, các cơ quan thông tin đại chúng cần tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ. Mỗi người làm báo phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng kiên định vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, đề cao tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức gương mẫu trong cuộc sống, phấn đấu xứng đáng là nhà báo của nhân dân. Mặt khác, cần thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và nghề nghiệp cho cán bộ báo chí.
Thông báo kết luận số 162 - TB/TW ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) yêu cầu: “Quan tâm hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ các nhà báo về nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”[19, tr.4]. Thông báo kết luận số 68-TB/TW ngày 30-3- 2007 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Rà soát lại việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhất là các tổng biên tập và phó tổng biên tập các báo”[21, tr.3]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới xác định:
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên,.. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có phẩm chất, năng lực, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp chí chủ lực đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn, lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, làm tốt khả năng chi phối, định hướng thông tin và dư luận xã hội [45, tr.51]
Đào tạo, bồi dưỡng nhà báo và cán bộ quản lý báo chí là nội dung rất quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Đảng trực tiếp tiến hành thông qua hệ thống trường của Đảng trong việc bồi dưỡng cán bộ quản lý các báo. Các trường đại học thuộc Nhà nước quản lý tham gia đào tạo nhà báo, song cán bộ lãnh đạo, quản lý các báo nhất thiết phải được học tập, bồi dưỡng trong hệ thống trường của Đảng. Có