Yếu kém và khuyết điểm

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 91 - 94)

Cùng với ưu điểm và thành tích nêu trên, những khuyết điểm, yếu kém mà Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX), Kết luận Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX), Thông báo kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) Thông báo kết luận số 41-TB/TW, ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị, Thông báo kết luận số 68-TB/TW, ngày 30-03-2007 của

Bộ Chính trị và một số văn bản khác của Trung ương Đảng và Chính phủ đã nêu ra chậm được khắc phục như:

Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan báo chí và của những người làm báo; chưa thường xuyên coi trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí những ý kiến, bài viết vô tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị: hoài nghi, phê phán hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xem xét lại hoặc xoá bỏ Điều 4 của hiến pháp; tán thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận; đưa thông tin không đúng, thậm chí xuyên tạc đời tư của lãnh tụ; kiến nghị “khôi phục quy chế độc lập cho báo chí”, mở diễn đàn bàn thảo, tranh luận nhiều vấn đề nhạy cảm lẽ ra cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá, kết luận, làm cho người đọc phân tâm, hoài nghi.

Xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ gia tăng, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Đã có một số nhà báo yếu kém về đạo đức, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi.

Tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ ngày càng gia tăng, có nơi trở nên nghiêm trọng. Một số tờ báo sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và những yếu kém của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tư liệu, chứng cứ để các thế lực thù địch khai thác, vu cáo, đả kích ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, làm “nóng” các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương một cách thiếu ý thức, thậm chí vô trách nhiệm chỉ vì mục đích câu khách, để bán được nhiều báo. Khi thể hiện, không chú ý cân nhắc liều lượng, mức độ, thời điểm, hình thức trình bày, tiêu đề bài viết, cân nhắc kỹ mặt lợi, hại của mỗi thông tin như: Phản ánh một số cuộc chất vấn tại Quốc hội; Thông tin về khu vườn lạ; trò lừa của Lê Quốc Hồ; sự việc ở nhà hàng phố Núi, nhà ông Tiến, “đường ông Tiến”, “chùa ông Tiến” liên quan đến vụ án PMU 18…

Tình trạng phóng viên viết bài, đưa tin nhưng không nắm chắc vấn đề, sự việc dẫn đến viết ẩu, viết sai, thạm chí có những sai sót nghiêm trọng. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở, bị tổ chức, cá nhân phản đối, khiếu nại không được nhà báo và cơ quan báo chí tiếp thu nghiêm túc, cải chính đúng luật. Tình trạng phóng viên viết bài, đưa tin nhưng không nắm chắc vấn đề, sự việc dẫn đến viết ẩu, viết sai, thậm chí có những sai sót nghiêm trọng. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở; bị tổ chức, cá nhận phản đối, khiếu nại không được nhà báo và cơ quan báo chí tiếp thu nghiêm túc, cải chính đúng luật.

Số nhà báo yếu kém đạo đức, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi không còn là điều cá biệt. Đã xuất hiện “câu lạc bộ” hoặc nhóm nhà báo kết hợp với nhau để làm ăn, tung hô người này, “hạ bệ” người khác, “đánh hội đồng” các doanh nghiệp, cơ quan hay cá nhân nào đó vì ác ý hoặc vì vụ lợi. Thậm chí, có người còn vu cáo, nói xấu cán bộ chỉ đạo, quản lý báo chí vì họ đã thẳng thắn phê bình, xử lý các sai phạm.

Bên cạnh đó khuynh hướng tư nhân hoá báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo, kinh doanh, dịch vụ truyền thông ngày càng tăng. Do những yếu kém, sơ hở

trong công tác quản lý, do tác động của cơ chế thị trường, đã xuất hiện tình trạng một số tờ báo, tạp chí, phụ san, mạng truyền hình cáp… bị cơ quan chủ quản hay cơ quan báo chí “bán cái”, bị tư nhân chi phối hoặc thao túng. Các công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần đăng ký hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xuất hiện ngày càng nhiều. Một số nhóm xã hội đang tìm cách cho ra đời báo in, tạp chí, báo điện tử, mạng truyền hình trả tiền

(PayTV)… theo hình thức liên doanh, liên kết, mượn pháp nhân, đội lốt cơ quan báo chí. Tình hình này càng biểu hiện rõ và phức tạp hơn trong thời gian gần đây.

Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin, định hướng dư luận xã hội, vươn lên để chiếm lĩnh thị trường báo chí còn rất yếu. Hệ thống các báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí quan trọng do các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương quản lý có số lượng khá đông đảo, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, được quan tâm đầu tư máy móc, phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ phát hành, phát sóng. Tuy nhiên, như nhận định trong Thông báo kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá IX): “một số tờ báo ở Trung ương, địa phương, bộ, ngành thiếu năng động, chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục người đọc, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo

dục không cao”. Nhiều báo, tạp chí có lượng phát hành thấp, sức vươn để chiếm lĩnh thị trường báo chí còn yếu; một số đài phát thanh, truyền hình chưa đủ sức lôi cuốn người nghe, người xem, do đó khả năng tác động, chi phối thông tin đối với công chúng hạn chế.

Hệ thống các đài phát thanh, truyền hình thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển, gây lãng phí, tốn kém. So với nhiều nước trên thế giới, hệ thống các đài phát thanh, truyền hình của ta nhiều về số lượng (số lượng đài, số cán bộ, phóng viên, nhân viên) nhưng phát triển thiếu quy hoạch, kế hoạch. Tình trạng đầu từ tràn lan, tăng bộ máy biên chế, tăng công suất máy phát gây nhiễu sóng, nâng dung lượng, thời lượng các chương trình giải trí, chiếu nhiều phim nước ngoài, quảng bá lối sống tiêu dùng, hưởng thụ… ngày một gia tăng. Sự bung ra khá nhanh của hệ thống truyền hình trả tiền mang lại những khó khăn mới trong khâu quản lý nội dung.

Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí còn nhiều hạn chế, việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, rà soát, sắp xếp, thu gọn đầu mối còn bị động lúng túng, thiếu tính khoa học, thiếu tầm nhìn lâu dài

Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác báo chí có những nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan sau:

Tư duy của Đảng trên lĩnh vực báo chí còn chậm đổi mới. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác báo chí chưa đúng tầm trong điều kiện Đảng cầm quyền. Một số cấp uỷ chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác báo chí; có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, né tránh đối với những quan điểm sai trái có tính nguyên tắc.

Năng lực, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí chưa theo kịp bước phát triển nhanh chóng, phức tạp của báo chí, đồng thời công tác quản lý báo chí còn buông lỏng, bị động, xử lý sai phạm thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh kéo dài, vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí còn hạn chế, thụ động.

Đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí còn nhiều hạn chế, yếu kém như: Chưa có kế hoạch, chính sách, chế tài cụ thể, có hiệu lực để tạo động lực sáng tạo cho đội ngũ cán bộ báo chí. Công tác xây dựng Đảng trong một số cơ quan báo chí còn lơi lỏng, ít hiệu quả.

Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu về báo chí chưa theo kịp sự phát triển của tình hình dẫn đến sự lúng túng, bị động trước những vấn đề mới đặt ra, vì vật thiếu những quyết sách lâu dài, cơ bản, chủ động để lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 91 - 94)