Một số kinh nghiệm bước đầu của đảng trong lãnh đạo công tác báo chí 1 Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác báo chí

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 94 - 97)

Báo chí chỉ có thể là công cụ tuyên truyền chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa thực hiện chức năng thông tin đa dạng của mình khi Đảng lãnh đạo công tác báo chí một cách toàn diện, trực tiếp. Sự nghiệp đổi mới của đất nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH báo chí tham gia động viên và tổ chức quần chúng theo đường lối đổi mới của Đảng, phản ánh mọi sáng kiến, khó khăn của quần chúng và là trường học của cả những người lãnh đạo cũng như quần chúng nhân dân lao động.

Tuy nhiên, khi đi vào xử lý các vấn đề cụ thể của báo chí, có quan niệm cho rằng, Đảng ta là Đảng cầm quyền nên việc xem xét, xử lý, giải quyết các vấn đề cụ thể như việc cho ra báo, tạp chí, việc tài trợ cho báo, công tác đầu tư, bồi dưỡng cán bộ báo chí… nên để cho các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, quyết định, Đảng chỉ nêu định hướng chỉ đạo, thậm chí chỉ nên “chỉ đạo từ xa”, “ở hậu trường”… Cũng có ý kiến đề nghị, đã có Luật Báo chí - mà luật đã chứa đựng quan điểm đường lối của Đảng - thì cứ dựa vào luật mà xử lý, luật pháp chính là cái tối thượng, báo chí phải tuân theo, Đảng không cần phải kiểm tra, chỉ đạo. Ngược lại, lại có khuynh hướng dồn tất cả những vấn đề cần đưa lên báo mà đụng đến quan điểm, đường lối cho cấp uỷ xử lý.

Trong thời gian qua, vấn đề chỉ đạo, định hướng nội dung đôi khi không gắn với vấn đề tài chính, do đó có tình trạng cơ quan chủ quản xin được giấy phép rồi phó mặc cho toà soạn tự xoay sở, không quan tâm, thậm chí không chịu trách nhiệm khi báo có sai lầm, khuyết điểm. Nhiều cấp uỷ, chính quyền và cơ quan chủ quản chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo báo chí của cấp mình. Chỉ đạo, quản lý công tác báo chí còn lỏng lẻo, phối hợp trong quản lý chưa chặt chẽ. Cá biệt, có cơ quan chủ quản coi tờ báo là công cụ kinh doanh lấy lãi, từ đó dẫn đến coi nhẹ các yêu cầu chính trị, ra báo theo thị hiếu của một bộ phận dân cư, xa rời tôn chỉ, mục đích được xác định trong giấy phép.

Có quan điểm cho rằng, tổng biên tập chịu trách nhiệm tối cao, toàn bộ về nội dung, phạm vi của các vấn đề được thể hiện, đề cập của các báo, tạp chí kể cả các số đặc san, số cuối tuần, cuối tháng… Trên tổng biên tập chỉ có luật pháp, tổng biên tập sai đã có luật pháp xử lý, không cần sự lãnh đạo của cấp uỷ; rằng tổng biên tập chỉ do cán bộ của toà soạn tín nhiệm, cấp uỷ không nên cử người phụ trách tờ báo.

Mặc dù chúng ta không cho báo chí “liên doanh” với nước ngoài, không có báo chí tư nhân, nhưng một số tờ báo vẫn nhận đầu tư mang tính “liên doanh” hoặc dưới danh nghĩa hội nghề nghiệp, mua lại giấy phép, “đầu nậu” báo chí. Ngay báo chí, nếu

coi là hàng hoá - dù là hàng hoá đặc biệt - cũng phải chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường.

Tất cả các vấn đề nêu trên là thách thức lớn, đặt ra nhiều điều mới mẻ cho sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Những quan niệm không đúng nêu trên, nếu không được uốn nắn, giải quyết thì sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí chỉ mang tính lý thuyết, trừu tượng.

Các báo, tạp chí có mục đích, tầm quan trọng, tính chất, phạm vi ảnh hưởng khác nhau, do đó sự lãnh đạo của Đảng đối với mỗi loại báo chí có khác nhau về hình thức. Song, tất cả các báo đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đó là nguyên tắc. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng được thể hiện trên cả các mặt: vạch ra chiến lược phát triển; định hướng thông tin tuyên truyền, công tác tổ chức cán bộ; hoạt động kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai lầm lệch lạc. Các mặt này quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, trong đó xây dựng chiến lược và định hướng thông tin tuyên truyền là vấn đề cơ bản; công tác tổ chức cán bộ là khâu then chốt, có tính quyết định và việc uốn nắn kịp thời những lệch lạc là nhiệm vụ cần quan tâm thường xuyên. Nói lãnh đạo toàn diện báo chí, cũng có nghĩa khẳng định trách nhiệm của cấp uỷ đảng từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở cả sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển; lãnh đạo các cơ quan, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và nhân dân giúp đỡ, ủng hộ báo chí; đồng thời theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời các khuyết điểm nảy sinh. Có thể nói rằng, lãnh đạo toàn diện công tác báo chí là Đảng lãnh đạo tất cả các vấn đề có liên quan tới hoạt động và phát triển của báo chí.

Kinh nghiệm đầu tiên qua 10 năm phấn đấu vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước của báo chí Việt Nam là: Hoạt động báo chí phải đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với từng tờ báo thể hiện trước hết ở sự lãnh đạo của cấp uỷ cơ quan chủ quản, thuộc về tổ chức đảng tại nơi đó và ở tổng biên tập do cấp uỷ đảng cử ra. Điều này là rõ ràng, dễ hiểu, nhưng khuyết điểm lâu nay thực hiện chưa nghiêm, nhất là đối với cơ quan chủ quản, đối với tổ chức đảng trong toà soạn mỗi tờ báo.

Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với công tác báo chí thể hiện ở việc không chấp nhận đa nguyên chính trị, tự do hoá và tư nhân hoá báo chí, “phi chính trị hoá” hoạt động và quản lý công tác báo chí.

Trong điều kiện có chính quyền, Đảng có một công cụ sắc bén làm công tác tư tưởng là hệ thống báo chí. Đây là những “chiến sĩ” xung kích trên mặt trận tư tưởng. Vì vậy, các đảng cầm quyền đều rất chú trọng sử dụng báo chí. ở các nước có chế độ đa đảng, các đảng phái chính trị luôn tìm cách tranh thủ báo chí để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình. Không phải ngẫu nhiên mà họ coi báo chí là “quyền lực thứ tư”. Trong chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, các nước đế quốc và phản động cũng coi báo chí là công cụ tiên phong trong việc thực hiện ý đồ của họ. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có nguyên nhân quan trọng là do thực hiện “đa nguyên”, tự do hoá trên lĩnh vực báo chí.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 94 - 97)

w