Thực trạng báo chí nước ta trước năm

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 27 - 41)

Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời do nhu cầu tất yếu và cấp bách của cuộc cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm và sự đô hộ của đế quốc, phong kiến mang lại tự do, hoà bình và cơm no, áo ấm cho nhân dân.

Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ vận động thành lập Đảng 1925-1930 ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh rất khó khăn. Bọn thực dân xâm lược cấu kết với bộ máy phong kiến thiết lập một hệ thống cai trị xã hội khắc nghiệt, đàn áp không thương tiếc mọi mầm mống cách mạng đe doạ sự thống trị của chúng. Những tờ báo xuất bản từ nước ngoài như: Thanh niên, Đỏ, Công nông, Lính kách mệnh, Đồng thanh, Thân ái… và các tờ báo của các tổ chức xuất bản trong điều kiện vô cùng khó khăn nguy hiểm trong nước như: Búa liềm, Cờ cộng sản, Nhân loại của Đông Dương Cộng sản Đảng, Cờ đỏ của An Nam Cộng sản Đảng, Sao đỏ ở Hải Phòng, Mỏ than ở Hồng Quảng, Tia sáng ở Nam Định, Bôn-sơ-vích ở Trung Kỳ không chỉ mang đến cho một bộ phận quần chúng cách mạng những hiểu biết cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, về con đường giải phóng dân tộc, mà còn mang đến cho những người dân nô lệ một niềm tin, sự động viên to lớn để lựa chọn, dấn thân vào con đường cách mạng, con đường đấu tranh giải phóng cho mình.

Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1945 gắn bó chặt chẽ với những cao trào vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nếu các sản phẩm báo chí xuất hiện trong cao trào 1930-1931 chủ yếu dưới hình thức bí mật, thì trong cao trào vân động dân chủ 1936-1939, Đảng đã chớp lấy thời cơ, tổ chức ra báo công khai, đưa cán bộ Đảng tham gia các hoạt động báo chí tranh thủ khả năng mở rộng quy mô tác động vào quần chúng nhân dân, tuyên truyền vận động lực lượng cách mạng. Cán bộ Đảng đã trực tiếp tổ chức ra các báo “La lutter”, “Le Travailler”, Dân chúng, Tin tức, Đời nay, Dân, Nhành lúa v.v.. Trong điều kiện một nước thuộc địa, mọi

quyền dân chủ bị bóp nghẹt, phát động và tổ chức đấu tranh công khai và rộng lớn trên mặt trận báo chí là một thắng lợi lớn của Đảng.

Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc về nước và một trong những việc làm đầu tiên của Người là ra tờ báo Việt Nam độc lập - cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng. Theo Người, việc ra báo Việt Nam độc lập là làm theo lời dạy của Lênin: tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo.

Cùng với Việt Nam độc lập còn có tạp chí Cộng sản, báo Giải phóng, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Lao động v.v.. Hệ thống báo chí cách mạng thời kỳ này đã truyền bá những tư tưởng của cách mạng giải phóng, cổ vũ, động viên lòng yêu nước, căm thù thực dân, đế quốc xâm lược và giai cấp phong kiến bóc lột, góp phần tổ chức quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.

Ngoài hệ thống báo chí công khai hoặc bí mật, thời kỳ này còn xuất hiện các tờ báo trong tù. Hầu như ở nhà tù nào, các chiến sĩ cộng sản cách mạng yêu nước cũng tìm cách để ra được báo. Mặc dù phạm vi lưu hành hạn hẹp trong các bức tường nhà tù đế quốc, thực dân nhưng những tờ báo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, củng cố ý chí và niềm tin, giữ vững tinh thần chiến đấu cho những cán bộ cách mạng bị tù đày.

Báo chí cách mạng thời kỳ 1945-1954 là một bộ phận không thể thiếu của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 cũng như tiến trình của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ. Với thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền về tay nhân dân và báo chí có thời cơ phát triển mới. Chế độ mới, nền độc lập tự do cùng với những nhiệm vụ mới mẻ của cách mạng đặt ra cho báo chí những trách nhiệm mới nặng nề hơn, tầm hoạt động rộng lớn hơn. Sự ra đời của Đài Phát thanh và Hãng Thông tấn quốc gia đã mang lại không chỉ diện mạo mà cả chất lượng hoạt động mới cho hệ thống báo chí cách mạng. Và cả hệ thống báo chí ấy đã lên đường đi kháng chiến, lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biền Đồng Tháp, tới các chiến khu, trở thành nguồn thông tin chính yếu, nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ, vũ khí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến. Chính trong thử thách khắc nghiệt của kháng chiến, một loạt cơ quan báo chí mới đã ra đời như: báo Sự thật, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Nam Bộ, báo Nhân dân miền Nam v.v.. Những người làm báo cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã chia sẻ khó khăn, hy sinh với nhân dân, với quân đội, đã không chỉ duy trì phát triển, đưa nguồn thông tin, tiếng nói của cách mạng, của kháng chiến đến với đồng bào và chiến sĩ cả

nước và bạn bè quốc tế mà còn gùi vác máy in, máy phát trên vai, trực tiếp cầm song chống càn như những chiến sĩ. Bằng trí tuệ, tài năng, lòng yêu nước và cả máu, mồ hôi, những người làm báo kháng chiến đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của cả dân tộc, đánh bại thực dân xâm lược Pháp và bọn can thiệp Mỹ, làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Báo chí cách mạng thời kỳ 1955-1975 đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô cùng khắc nghiệt. Miền Bắc giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chưa hết kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ với mức độ ác liệt và dã man chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh. Miền Nam nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ngoài một thời gian ngắn miền Bắc có hoà bình sau hiệp định Giơnevơ, còn lại trên thực tế suốt cả thời kỳ này cả nước đều có chiến tranh.

Vào thời điểm trước thềm Đại hội lần thứ ba Hội Nhà báo Việt Nam (1962), riêng “miền Bắc đã có 1.500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan báo chí các loại”[81, tr.19]. Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp phần to lớn tạo dựng và tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như: Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất, Thanh niên Ba sẵn sàng, Phụ nữ Ba đảm đang v.v.. Những tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quát thành những biểu tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ.

Báo chí cách mạng ở miền Nam - như “báo chí tiền phương” đã bám sát thực tế chiến đấu, có mắt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt nhất, phản ánh sinh động, kịp thời cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào, chiến sĩ ta. Các nhà báo tiền phương thực sự là những chiến sĩ ra trận, vừa cầm súng, vừa cầm bút, cầm máy ảnh, máy quay phim, đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của dân tộc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sau năm 1975 - Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một mối, báo chí Việt Nam cũng được hưởng niềm vui thống nhất, lần đầu tiên trở thành nề báo chí duy nhất của nước Việt Nam dân chủ, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Cùng cả dân tộc vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc chiến tranh biên giới Tây

Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, báo chí lại có mặt ở những điểm nóng nhất của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, những cuộc cách mạng thực sự trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới tư duy, nhận thức về con đường chủ nghĩa xã hội, đổi mới kinh tế, chính trị… báo chí nước ta đã góp phần quan trọng ổn định tình hình, xác định rõ các nguyên tắc đổi mới của Đảng. Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra điều kiện, thời cơ cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đồng thời mang lại cơ hội lớn cho báo chí, nền báo chí đất nước đã có những bước phát triển chưa từng thấy về kỹ thuật công nghệ, về quy mô ảnh hưởng cũng như trình độ tác nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) đã ban hành Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31 tháng 03 năm 1992, để xác định phương hướng, nhiệm vụ hoạt động báo chí xuất bản. Từ đó báo chí đã vượt qua khó khăn, thử thách có những tiến bộ và phát triển mới về số lượng và chất lượng, về nội dung và hình thức, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cách mạng, giữ gìn sự ổn định về chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là về kinh tế và dân chủ hoá xã hội. Đã góp phần giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, đề cập và tham gia tích cực vào hoạt động “uống nước nhớ nguồn” và các hoạt động xã hội khác như xoá đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến khích tài năng, các hoạt động từ thiện, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội… Đối với những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội thường xuyên của Đảng và Nhà nước, hoạt động báo chí đã có những đóng góp xứng đáng: đã tăng cường lượng thông tin và kịp thời đưa thông tin đến với nhân dân; tích cực tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; phát hiện và phản ánh nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước nắm bắt để giải quyết kịp thời; cổ vũ và động viên phong trào nhân dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng - đối ngoại,…

Báo chí đã góp phần tuyên truyền các hoạt động chính trị quan trọng như: Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (1-1994), các hội nghị Trung ương từ sau Đại hội VI và Đại hội VII, các kỳ họp của Quốc hội, các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong những năm 1994 - 1995 - 1996, Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc của Đảng… Báo chí đã thể hiện sự nhạy bén chính trị, kịp thời và đóng góp tích cực, hiệu quả với

hình thức và nội dung phong phú, đa dạng hơn, góp phần ổn định tình hình kinh tế-xã hội.

Báo chí cũng đã có những đóng góp vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn thời kỳ 1986-1996, góp phần làm rõ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta gồm 6 đặc trưng và 7 phương hướng. Báo chí thường xuyên đóng vai trò là một kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin nhiều mặt của đời sống xã hội; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, giúp cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nắm bắt tình hình kịp thời, cụ thể để giải quyết. Cùng với việc biểu dương nhân tố mới, một số tờ báo kiên trì nêu gương người tốt, việc tốt; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch thời kỳ sau năm 1991.

Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1/1994), Đảng ta xác định tham nhũng và các tệ nạn xã hội là một nguy cơ của cách mạng nước ta. Báo chí đã xung kích, đi đầu giáo dục pháp luật, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, phát hiện đưa ra công luận nhiều vụ việc cần xử lý, góp phần làm lành mạnh xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.

Nhiều phương tiện kỹ thuật mới trong báo chí được tăng cường sử dụng tạo điều kiện cho việc thông tin nhanh hơn và nâng cao chất lượng in ấn, trình bày. Kỹ thuật hiện đại về phát thanh, truyền hình giúp đưa nhanh âm thanh, hình ảnh có chất lượng cao đến với người nghe, người xem trên địa bàn rộng. Các hình thức thông tin của báo chí ngày càng sinh động, sát cuộc sống hơn; tính nhân dân, tính chiến đấu được nâng cao hơn. Nhiều chuyên mục, tiểu phẩm được mở ra đều kỳ trên báo chí tạo thêm sự hấp dẫn đối với bạn đọc.

Trải qua những khó khăn ban đầu của việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, hoạt động báo chí đã từng bước thích ứng với điều kiện và cơ chế mới, đã tích luỹ và có những kinh nghiệm bước đầu, làm tốt vai trò là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn tin cậy để các tầng lớp nhân dân tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. “Có một số tờ báo đã tự trang trải được các chi phí; có một số tờ báo có lãi”[7, tr.54]. Tuy nhiên, “phần lớn báo của ngành, các tạp chí, các báo đảng địa phương, nhiều tờ báo, tạp chí chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật… vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi ngân sách Nhà nước hoặc tài chính của Đảng”[7, tr.54-55].

Theo báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tại Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc 8/1997 “cả nước có 450 đơn vị báo chí với 563 ấn phẩm các loại, gồm 151 tờ báo ngày và tuần báo (một kỳ hoặc nhiều kỳ/tuần), 290 tạp chí”[7, tr.55]. Số lượng báo chí trên đây tính trên tổng số dân và theo bình quân đầu người so với các nước trong khu vực và trên thế giới không phải là nhiều. Tuy nhiên, chất lượng của nhiều tờ báo còn thấp. Có nhiều tờ nội dung trùng lặp hoặc không thiết thực, nhất là số cuối tuần, cuối tháng, chuyên đề.

Hệ thống đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương đến cơ sở đã có sự phát triển mạnh về số lượng và tiến bộ nhanh về kỹ thuật, nhất là truyền hình. Chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình mặc dù còn phải cố gắng nhiều nhưng đã được cải tiến, nâng cao và phong phú, sinh động hơn trước; một số chương trình có sức hút đông đảo nhân dân, lớp trẻ. Thời lượng phát sóng và diện phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tăng lên đáng kể. Hệ thống các đài, trạm phát thanh, phát sóng truyền hình của các khu vực, các tỉnh, thành cho đến quận, huyện và các vùng dân cư quan trọng đã được hình thành, được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại. Do đó, đã có điều kiện để chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước đến cơ sở. Một số địa bàn, khu dân cư ở một số vùng sâu, vùng cao, vùng xa đã tiếp nhận được một số chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương và

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w