Lãnh đạo công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ báo chí

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 72 - 79)

hoàn thành nhiệm vụ chiến sĩ cách mạng, giữ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng.

Do vậy, trong lãnh đạo công tác báo chí, không chỉ dừng ở giữ vững, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, mà phải đặt yêu cầu tích cực đổi mới, lãnh đạo có chất lượng, hiệu quả cao. Đây là đòi hỏi từ hai phía: Đảng và các cơ quan báo chí. Báo chí tự nguyện phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, nhưng đó là sự lãnh đạo có hiệu quả, phát huy được sự năng động của báo chí, tăng cường quản lý, đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo và cán bộ quản lý báo chí.

2.2.2. Lãnh đạo công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cánbộ báo chí bộ báo chí

Bố trí cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng không phải chỉ thể hiện ở chỗ ra Nghị quyết, Chỉ thị, mà còn ở việc bố trí vào những cương vị nhất định những người chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ là cái gốc của công việc… Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; chọn người và thay người là vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo. Trong quá trình đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng,

Đảng ta xác định: đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta cần phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Đồng thời, Đảng tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân.

Xác định vai trò cực kỳ quan trọng của tổng biên tập - người lãnh đạo và quản lý tờ báo - nên Đảng ta đặc biệt chú ý đến bố trí và quản lý cán bộ trong các báo và tập trung chăm lo đội ngũ tổng biên tập. Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm chính và toàn diện về mọi công việc của tờ báo. Việc bổ nhiệm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo do cấp uỷ hoặc lãnh đạo ngành mà tờ báo trực thuộc quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Tuyên giáo Trung ương (đã được Ban Bí thư uỷ nhiệm) nhằm tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo báo chí đi sâu vào nghiệp vụ; việc điều động các tổng biên tập, phó tổng biên tập đi công tác khác cần được cấp uỷ cân nhắc kỹ.

Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 17-10-1997 làm rõ hơn và cụ thể hơn, tạo cơ sở cho việc bố trí, quản lý đội ngũ tổng biên tập, Chỉ thị nêu:

Bổ nhiệm, đề bạt, thay đổi tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo, tạp chí, giám đốc, phó giám đốc nhà xuất bản phải làm đúng quy trình và có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản giữa cơ quan tham mưu về tư tưởng - văn hoá của Đảng với cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá - thông tin [37, tr.6]. Do báo chí là binh chủng trực tiếp tác chiến hằng ngày trên mặt trận tư tưởng của Đảng, nên các cấp uỷ đảng và lãnh đạo các ngành, đoàn thể phải lãnh đạo và quản lý tốt đội ngũ phóng viên, cán bộ biên tập, trước hết là tổng biên tập các báo.

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện cơ quan báo chí, trong đó thực hiện việc bố trí, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phụ trách. Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí về cơ quan chủ quản ghi rõ thủ trưởng cơ quan chủ quản báo chí có quyền và trách nhiệm “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí” [84, tr.26].

Việc bố trí, quản lý cán bộ báo chí - trong đó có tổng biên tập và phó tổng biên tập - phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm của người phụ trách cơ quan báo chí theo quy định của Nhà nước. Người phụ trách cơ quan chủ quản không kiêm tổng biên tập báo, giám đốc nhà xuất bản. Một đồng chí tổng biên tập không phụ trách nhiều tờ báo. Đồng thời, phải nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và phẩm chất chính

trị của cán bộ chủ chốt các cơ quan báo chí. Có cán bộ đủ tiêu chuẩn đứng đầu là điều kiện đầu tiên khi muốn thành lập cơ quan báo chí. Người đó nhất thiết phải có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định.

Từ vai trò của tổng biên tập các báo, Đảng ta còn nhấn mạnh: “Trong đào tạo, bồi dưỡng phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các tổng biên tập. Đương nhiên muốn có tổng biên tập giỏi và tốt phải có cái nền rộng những phóng viên có tài, có đức mà đức là gốc” [8, tr.48]. Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên song đặc biệt phải chú trọng đội ngũ cốt cán, các tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc.

Trước những diễn biến phức tạp của thời kỳ mới, trong lãnh đạo báo chí, các cấp uỷ cần quản lý chặt chẽ các nhà báo, nhất là tổng biên tập các báo, đài. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.

Người làm báo là những chiến sĩ cách mạng. Song, để hoàn thành công việc mang nhiều nét đặc thù, ngoài các tiêu chuẩn chung, cán bộ làm công tác báo chí, phải có thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng, năng khiếu và tác phong phù hợp với nghề báo.

Công văn số 3412-CV/TTVH ngày 20-3-2001 của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã nêu rõ:

Tiêu chuẩn đề bạt vào các chức danh tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí; giám đốc, phó giám đốc cơ quan phát thanh truyền hình ngoài các quy định chung với cán bộ cùng cấp cần có các điều kiện từng công tác ít nhất 5 năm trong các cơ quan báo chí, là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, theo quy định của Bộ Văn hoá - thông tin tuổi đời dưới 55 khi đề bạt, bổ nhiệm lần đầu [2, tr.1].

Lao động báo chí là loại hình lao động đặc biệt có tính sáng tạo cao, là hoạt động chính trị - xã hội và văn hoá thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Lao động báo chí còn đòi hỏi người làm báo có nhân cách đáp ứng được với công việc thầm lặng, nhưng không kém phần cực nhọc. Lập trường, thế giới quan là điểm xuất phát hình thành nhân cách nhà báo. Trước hết, nhà báo cần phải hiểu biết cơ bản về những điều kiện của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo, thấu hiểu các quan điểm, hình thức tiến hành đấu tranh; có tính trung thực, lập trường vững vàng, luôn hoà mình vào hàng ngũ những người chiến sĩ cách mạng. Đảng ta cho rằng: để làm tròn được trách nhiệm cao cả của mình, đội ngũ những người làm sách báo phải có lòng yêu nước và lý tưởng kiên

định, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có nghiệp vụ tinh thông trong quá trình lao động sáng tạo để góp phần có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.

Vì làm báo là một nghề, hơn nữa là một nghề mang tính đặc thù cao, gắn bó chặt chẽ với chính trị, là hoạt động chính trị nên nhất thiết phải qua đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, hoàn thiện nhân cách.

Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị đã yêu cầu: “Ban Tổ chức Trung ương chủ trì cùng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin - Truyền thông) soạn thảo, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Quy chế về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc các cơ quan báo

chí”[20, tr.4].

Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí đã nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm:

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí:

Tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí và chương trình quản lý nhà nước về báo chí; có trình độ lý luận cao cấp; có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí ít nhất là 3 năm. Có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, được sự tín nhiệm của cán bộ, phóng viên, đảng viên trong cơ quan báo chí [1, tr.5].

Về điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí:

Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí bị kỷ luật đảng hoặc chính quyền với hình thức cách chức, trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn [1, tr.5].

Ngoài ra, quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) nêu rõ: “Cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý báo chí tham gia giám sát, thẩm định quy trình bổ nhiệm cán bộ. Cơ quan chủ quản báo chí trước khi ra quyết định bổ nhiệm… phải trao đổi ý kiến bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí” [1, tr.7]. “Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí là 5 năm” [1, tr.7].

Bên cạnh đó, “trong thời hạn 06 tháng trước khi cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm lại đối với lãnh đạo cơ quan báo chí”[1,tr.7].

Đồng thời, quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí đã nêu rõ điều kiện miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí:

1. Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm chức vụ khi báo chí hoặc cá nhân cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận xử lý một trong hai hình thức sau:

Cơ quan báo chí bị cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về báo chí kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo Điều 28 của Luật Báo chí.

Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí bị tổ chức đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển lần thứ hai (trong thời gian một năm của thời hạn giữ chức vụ) hoặc bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

2. Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng không đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ [1, tr.9].

Các cấp uỷ đảng phải quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng lực của những người làm báo có phẩm chất chính trị tốt và có tài năng, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm thay đổi những cán bộ yếu kém, xử lý nghiêm đối với những cán bộ cố tình vi phạm luật pháp hoặc lợi dụng báo chí để thực hiện mưu đồ xấu.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) nêu rõ: “Thường kỳ kiểm điểm rút kinh nghiệm, biểu dương ưu điểm, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và định hướng tuyên truyền”[37, tr.6].

Thông báo kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 1-12-2004 đã yêu cầu: Tiến hành kiểm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý báo chí ở đoàn thể, ngành, địa phương, đơn vị mình; nêu rõ mặt được, mặt yếu kém, đề ra biện pháp cụ thể phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm và xử lý dứt điểm các sai phạm, nhất là các vấn đề bức xúc. Chấn chỉnh ngay tình trạng một số tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa tự giác chấp hành Luật báo chí, coi nhẹ chức năng tư tưởng, văn hoá của báo chí cách mạng. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm của các tổng biên tập và cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí, nhất là những khuyết điểm sai phạm nghiêm trong, lặp đi lặp lại, kéo dài [21, tr.4].

Công tác khen thưởng và xử lý vi phạm là một phần quan trọng của công tác quản lý nhà nước về báo chí. Chính vì thế lĩnh vực công tác này được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo sâu sát, với các hình thức và mức xử lý nghiêm minh, vừa đủ sức răn đe, vừa tạo điều kiện để báo chí tiếp tục phát triển.

Thông báo kết luận số 68-TB/TW ngày 30-3-2007 của Bộ Chính trị yêu cầu: “Rà soát và xử lý sai phạm tất cả các cơ quan báo chí thuộc mọi loại hình, nhất là các báo điện tử, phát thanh, truyền hình, các phụ san, phụ trương, chuyên trang, chuyên đề, số đặc biệt có sai phạm, hoạt động sai pháp luật; xử lý việc để tư nhân núp bóng hoạt động báo chí dưới mọi hình thức” [21, tr.2].

Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quy định rõ về khen thưởng và xử lý vi phạm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí: “Khen thưởng cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí có thành tích và cống hiến trong hoạt động báo chí được khen thưởng theo quy định của Nhà nước, quy định của Đảng; Cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc thì được tặng danh hiệu vinh dự của nhà nước” [1, tr.7]. Ngoài ra Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) cũng chỉ rõ: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí, nếu vi phạm hoặc để cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên vi phạm… thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc … mà tổ chức đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng với các hình thức: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; khai trừ đảng [1, tr.7-8]. Đồng thời kiến nghị cơ quan chủ quản báo chí xử lý kỷ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ nghạch, cách chức, buộc thôi việc. “Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí để báo chí vi phạm Luật Báo chí, vi phạm các quy định của Đảng và có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cơ quan chủ quản báo chí nếu không chấp hành việc xử lý vi phạm trên” [1, tr.8].

Hình thức kỷ luật khiển trách: “Người đứng đầu cơ quan báo chí bị khiển trách nếu để báo chí, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của cơ quan vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mức độ ít nghiêm trọng” [1, tr.8]. “Cấp phó của người đứng đầu thì tùy theo mức độ liên đới trách nhiệm mà áp dụng hoặc không áp dụng hình thức khiển trách” [1, tr.8].

Hình thức kỷ luật cảnh cáo: “Người đứng đầu cơ quan báo chí bị cảnh cáo nếu để báo chí, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của cơ quan vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng” [1, tr.8].

Hình thức cách chức “người đứng đầu cơ quan báo chí giữ các chức vụ trong đảng bị

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w