Lãnh đạo kiểm tra các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 81 - 87)

trong hoạt động báo chí

Đảng kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng của báo chí và kiểm tra các cấp uỷ và tổ chức đảng thực hiện tốt việc lãnh đạo, quản lý báo chí thuộc quyền. Việc kiểm tra của Đảng được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng đường lối và trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm tăng tính đúng đắn, chính xác của chủ trương, đường lối do Đảng đề ra, khi cần thì điều chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong xã hội; điều chỉnh sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các đoàn thể; phát hiện, khẳng định và động viên kịp thời những tập thể và cá nhân tiên tiến, xử lý các sai phạm của tổ chức; cấp uỷ đảng và cán bộ, đảng viên.

Do kiểm tra cần thiết cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn, nên kiểm tra không chỉ là khâu cuối cùng của lãnh đạo, mà nó xuyên suốt từ đầu đến cuối toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng.

Với báo chí, sự lãnh đạo của Đảng thông qua công tác kiểm tra, uốn nắn kịp thời các lệch lạc có tác dụng về nhiều mặt. Công tác đó bao gồm: Kiểm tra nội dung chính trị - tư tưởng trong các sách báo; xử lý nghiêm đối với những cán bộ cố tình vi phạm luật

pháp, hoặc lợi dụng báo chí để thực hiện mưu đồ xấu; kiểm tra công tác quản lý của Nhà nước đối với báo chí qua việc ban hành các chính sách, quy chế, luật pháp, hướng dẫn thực hiện và xử lý các sai phạm; kiểm tra trách nhiệm chỉ đạo toàn diện báo chí của các cơ quan chủ quản báo chí.

Các cơ quan chức năng của Đảng ở Trung ương và các địa phương giúp cấp uỷ kiểm tra báo chí thông qua sinh hoạt, làm việc định kỳ với các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước và trong cơ quan báo chí, các đảng viên phụ trách cơ quan báo chí để nắm tình hình, giúp cấp uỷ kịp thời uốn nắn, xử lý các sai phạm.

Công tác kiểm tra của Đảng đối với báo chí tiến hành đồng bộ với thanh tra của Nhà nước, tạo sự thống nhất giữa lãnh đạo và quản lý, giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.

Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng đối với hoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Trong công tác xây dựng Đảng, kiểm tra là một việc có vị trí cực kỳ quan trọng, góp phần đảm bảo cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong sạch về phẩm chất đạo đức. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, công tác kiểm tra của Đảng phải được tăng cường và tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả. Trong các cơ quan tham mưu, quản lý về báo chí và trong các cơ quan báo chí có tổ chức đảng và đảng viên, các cơ quan, tổ chức này và hoạt động báo chí phải được thường xuyên kiểm tra.

Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH cùng với những thành tựu to lớn của đất nước, báo chí đã có những tiến bộ trưởng thành đáng kể. Trong bối cảnh xã hội có nhiều mặt phức tạp, thuận lợi luôn đi cùng thử thách, báo chí đã vững vàng, tỉnh táo, nhiệt tình ủng hộ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, góp phần khôi phục và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ. Đồng thời, báo chí cũng có những đóng góp xứng đáng trong việc phát hiện, nhân rộng lối sống mới, đạo đức mới, các gương người tốt, việc tốt, các nhân tố điển hình tiên tiến, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực. Những thành tựu đó của báo chí có quan hệ hữu cơ với công tác xây dựng Đảng. Cụ thể hơn, công tác kiểm tra của Đảng nói chung và kiểm tra đối với báo chí nói riêng được tăng cường là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tích đó.

Mục đích kiểm tra là làm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng nói chung, về báo chí nói riêng, được thi hành một cách đúng đắn và sáng tạo. Chỉ có qua kiểm tra mới biết các nghị quyết có được thi hành hay không, thi hành có đúng không,

đúng đến mức nào; cơ quan, tổ chức nào, cá nhân cán bộ, đảng viên nào cố gắng, nghiêm túc, phát huy sáng kiến, làm việc có hiệu quả và không có hiệu quả. Thông qua việc kiểm tra chấp hành Nghị quyết của Đảng, chúng ta mới biết rõ những mặt đúng đắn, phù hợp của đường lối, chủ trương, nghị quyết để tiếp tục phát huy, cũng như những hạn chế để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh.

Là Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên được giao những cương vị công tác khác nhau trong các cơ quan nhà nước. Đây là môi trường tốt để họ phát huy năng lực phục vụ nhân dân, đồng thời cũng là mảnh đất thuận lợi cho tệ tham nhũng, quan liêu dễ dàng nảy nở. Một mặt, phải giáo dục họ; mặt khác, phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra của Đảng để khuyến khích những mặt tốt, ngăn ngừa mặt xấu, kỷ luật kịp thời những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất trong Đảng để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh.

Đối tượng kiểm tra bao gồm các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, liên quan đến hoạt động báo chí, nhất là cán bộ chủ chốt ở các cơ quan báo chí. Các đối tượng này phải đồng thời coi trọng, không xem nhẹ đối tượng nào. Về nội dung, cần kiểm tra toàn diện, trong đó đặc biệt chú ý: Kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng trong các sách báo, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và phẩm chất chính trị của cán bộ chủ chốt các cơ quan báo chí - xuất bản; phát hiện, bồi dưỡng và phát huy những người làm báo, xuất bản có phẩm chất chính trị tốt và có tài năng, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm thay đổi những cán bộ yếu kém, xử lý nghiêm đối với những cán bộ cố tình vi phạm pháp luật, hoặc lợi dụng báo chí, xuất bản thực hiện mưu đồ xấu.

Công tác kiểm tra đối với báo chí đòi hỏi phải chủ động, kịp thời, chính xác, nghiêm minh, có tính giáo dục, phòng ngừa, không chỉ đơn thuần thụ động xử lý các vụ vi phạm. Cán bộ làm công tác kiểm tra báo chí phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất và bản lĩnh chính trị. Công tác kiểm tra sẽ thiếu chính xác khi người cán bộ kiểm tra không đủ năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức. Hoạt động báo chí là lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, vì vậy, bên cạnh những nét chung như các hoạt động khác của Đảng, đòi hỏi người kiểm tra phải có trí tuệ, có trình độ văn hoá đáp ứng đặc điểm của hoạt động báo chí và quản lý báo chí.

Công tác kiểm tra đòi hỏi không né tránh, bao che cho những cơ quan báo chí và cá nhân nhà báo vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, trong điều kiện hiện nay, phải tỉnh táo bảo vệ công lý, lẽ phải, không được lợi dụng kiểm tra để

làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan báo chí, tới tư tưởng của chính những người làm công tác tư tưởng.

Các cơ quan báo chí phải luôn cầu thị, phương châm “hoan nghênh bạn đọc góp ý phê bình báo” phải luôn được thực hiện trong thực tế. Tự phê bình và tiếp nhận phê bình vừa đúng với bản chất của Đảng, vừa đúng với bản thân báo chí - phương tiện truyền thông đại chúng.

Công tác kiểm tra đối với báo chí không chỉ là việc riêng của uỷ ban kiểm tra, mà là việc của toàn Đảng, trước hết là các cấp uỷ đảng của BTTVHTW và BVHTT.

Công việc cụ thể trước mắt của công tác kiểm tra đối với báo chí là rà soát, chấm dứt tình trạng cho ra báo chí có nội dung xấu, nhất là ở các số phụ, chuyên đề; thu hồi giấy phép đối với ấn phẩm thực hiện không đúng luật pháp, sai tôn chỉ, mục đích, không đúng với đối tượng. Kiểm tra, phát hiện để chấn chỉnh tình trạng khoán trắng, báo chí tư nhân trá hình, kiểm tra việc chấp hành quan điểm báo chí của Đảng ở các cơ quan báo chí.

Chỉ thị 22/CT- TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị đã chỉ ra cụ thể hơn sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc lãnh đạo quản lý báo chí, chỉ thị nêu: “Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông dựa trên dự kiến quy hoạch tổng thể báo chí, xuất bản đến năm 2000 và những năm tiếp theo để kiểm tra, xem xét cụ thể và chấn chỉnh kịp thời theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân trong thời kỳ mới không để xảy ra tình trạng tự phát”[37, tr.3].

Chỉ thị cũng chỉ rõ, các cơ quan Đảng và Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ rà soát các loại báo chí, hạn chế sự vi phạm pháp luật và sai trái của báo chí. Việc cấp giấy phép cho ra báo, tạp chí, tăng trang, tăng kỳ,… và thu hồi giấy phép đều phải tuân theo luật pháp và có sự thống nhất giữa Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) và Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Hai cơ quan này phối hợp nghiên cứu bổ sung và ban hành các quy định, quy chế về việc xét duyệt, cấp phép hoạt động mới của báo chí - xuất bản (cả in ấn, phát hành, xuất nhập khẩu sách, báo), khai thác thông tin trên Internet và đưa sách, báo vào mạng này; nghiên cứu để đổi mới cơ chế quản lý hệ thống các đài phát thanh từ Trung ương đến địa phương, chỉ đạo và quản lý tốt nội dung, phát huy hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí cơ sở vật chất kỹ thuật…

Sự phối hợp giữa các cơ quan được quy thành trách nhiệm cụ thể: Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình. Cơ chế cụ thể do Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp xây dựng và ban hành.

Thông báo kết luận số 68-TB/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Uỷ ban kiểm tra Trung ương thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và cá nhân có liên quan, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng về tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, nhất là Thông báo kết luận số 162-TB/TW, số 41-TB/TW và kết luận này của Bộ Chính trị”[21, tr.4].

Trong điều kiện kinh tế thị trường, cũng như mọi người, đội ngũ cán bộ báo chí cũng hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động từ các tiêu cực xã hội. Đã có một bộ phận nhà báo xa rời “quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí”, gây tác hại xấu đến uy tín báo chí, làm cho xã hội bất bình. Để kịp thời ngăn ngừa sự “xuống cấp” của một bộ phận nhà báo đó, các cấp uỷ đảng, các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra, nhất là đối với các nhà báo là đảng viên. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy ước về đạo đức báo chí thì cần có biện pháp ngăn chặn để tránh cho họ rơi vào kết cục đáng tiếc.

Kiểm tra của Đảng phải gắn với thanh tra của Nhà nước, với kiểm tra của Hội Nhà báo từ Trung ương tới cơ sở, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nêu cao tính chủ động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ đó tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống kiểm tra của Đảng đối với báo chí, giúp cho báo chí vừa chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đi đúng hướng, từ đó làm tốt hơn vai trò công tác tư tưởng của mình, đồng thời nó cũng tạo ra sự thống nhất giữa lãnh đạo và quản lý, giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.

Các cơ quan chức năng của Đảng ở Trung ương và các địa phương giúp cấp uỷ kiểm tra báo chí thông qua sinh hoạt, làm việc định kỳ với các đảng viên phụ trách ở cơ quan báo chí để nắm tình hình, giúp cấp uỷ kịp thời uốn nắn xử lý các sai phạm.

Cơ quan chủ quản có báo phải hết sức coi trọng công tác kiểm tra. Thủ trưởng cơ quan chủ quản phải trực tiếp chỉ đạo và định kỳ họp với cán bộ phụ trách báo chí, nhà xuất bản để kiểm tra việc thực hiện tôn chỉ, mục đích và các quy định do Nhà nước cấp.

Xét cho cùng, công tác kiểm tra của Đảng đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí và bản thân báo chí thực chất là việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng sau khi Đảng đã có đường lối chính trị, hệ thống quan điểm và chủ trương đối với báo chí.

Công tác kiểm tra vừa nhằm làm cho báo chí thực hiện tốt chức năng của mình, tránh được sai phạm, tạo điều kiện để báo chí hoàn thành tốt chức năng của mình, vừa để các cơ quan lãnh đạo, quản lý hoàn thiện năng lực lãnh đạo, quản lý của mình, chứ không phải là “kiểm duyệt”, gây cản trở cho báo chí.

Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lý kho lưu chiểu báo chí. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí [84, tr.28-29].

Chương 3

kết quả và một số kinh nghiệm bước đầu của đảng trong lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w