Kết quả thực hiện 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 87 - 91)

3.1.1. Thành tựu

Trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho báo chí sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, quản lý ngày càng khoa học, tạo điều kiện để báo chí phát triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc. Năm 1997, nhận rõ những ưu điểm, thành tích và cả hạn chế, yếu kém của báo chí hoạt động trong cơ chế thị trường, Bộ Chính trị (khoá VIII) ra Chỉ thị 22-CT/TW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”. ở nhiệm kỳ khoá IX, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết 16-NQ/TW “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu “nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền cổ động, báo chí - xuất bản, văn hoá - văn nghệ, thông tin đối ngoại”. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng ban hành một số Chỉ thị, Thông báo nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí, trong đó, có một văn bản hết sức quan trọng - Thông báo kết luận số 162-TB/TW, ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị “Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình mới”,Thông báo kết luận số 41-TB/TW, ngày 11- 10-2006 của Bộ Chính trị “Về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”, Thông báo kết luận số 68-TB/TW, ngày 30-03-2007 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Thông báo số 41-TB/TW, ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (8/2007) đã ra Nghị quyết “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, hoạt động báo chí ở nước đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ nhiều mặt:

Báo chí tiếp tục phát triển số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo, số lượng người đọc, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính được tăng cường, do đó tác động của báo chí được mở rộng.

Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2006, “cả nước có gần 620 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí: 172 báo, 448 tạp chí; 67 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia), hơn 600 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện”[3, tr.45]. Trong gần mười năm qua, báo điện tử nối mạng Internet ra đời và phát triển mạnh mẽ,

trở thành công cụ có nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận, chuyển tải nhanh, sinh động một dung lượng thông tin lớn phục vụ tuyên truyền đối nội, đối ngoại có hiệu quả. Đến nay, cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2.000 bản tin cùng hàng ngàn trang điện tử (website, web log) có tính chất, cách thức hoạt động gần giống như trang báo hoặc tạp chí điện tử. Hơn 13.000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng trăm người đang trong diện xét cấp thẻ, hàng ngàn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo chí. “Năm 1992 cả nước có 350 cơ quan báo chí (136 báo, 214 tạp chí). Năm 1997, có 153 báo, 337 tạp chí. Năm 2001 có 154 báo, 334 tạp chí, hơn 11.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo”[3, tr.2]. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo.

So với kỳ trước năm 1992, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng chất lượng in ấn, phát sóng; tăng số lượng nhà báo, đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí.

Công chúng báo chí có bước phát triển về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông. Số lượng người đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, truy cập mạng Internet chiếm khoảng 16,5% dân số, đạt mức cao ở khu vực Đông Nam á. Nhờ những thay đổi lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, quá trình dân chủ hoá thông tin được tăng cường. Công chúng báo, đài, từ chỗ tiếp nhận thụ động, bình đẳng trong thu nhận, trao đổi thông tin. Chức năng “diễn đàn” của các tầng lớp nhân dân trên báo chí ngày càng được thể hiện rõ nét và sinh động. Số lượng đồng bào ta ở xa Tổ quốc được trực tiếp nghe, xem chương trình của 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, đọc báo qua mạng điện tử và báo in chuyển từ trong nước tăng mạnh.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, máy móc, điều kiện làm việc, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động báo chí. Cả nước hiện có trên 100 cơ quan báo chí tạo được nguồn thu tài chính khá ổn định, tự cân đối được nhu cầu thu - chi, trong đó có hơn 50 đơn vị hoạt động có lãi, có nguồn thu mỗi năm lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Doanh thu 1 năm của Đài Truyền hình Việt Nam là 900 tỷ đồng (quảng cáo 700 tỷ đồng, truyền hình cáp 200 tỷ đồng); Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trên 600 tỷ (quảng cáo: 400 tỷ đồng, truyền hình cáp 200 tỷ đồng); Đài

Tiếng nói Việt Nam 122 tỷ đồng (quảng cáo 36 tỷ đồng); Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hơn 30 tỷ đồng; Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội trên 170 tỷ đồng quảng cáo; Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh là 450 tỷ đồng (quảng cáo là 260 tỷ đồng); Báo Thanh niên 246 tỷ (quảng cáo 148 tỷ đồng); Báo Tiền phong 50 tỷ đồng (quảng cáo 20 tỷ đồng)….[11, tr.3]. Nhờ đó, một số cơ quan báo, đài có điều kiện nâng cấp máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ làm báo, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiệp vụ, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên, mở rộng các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Vì người nghèo, quỹ Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/điôxin, xây dựng trạm y tế, trường học, cầu đường, công trình phúc lợi, giúp trẻ em mồ côi tàn tật v.v.. Một số cơ quan báo, đài đang phát triển theo mô hình tập đoàn truyền thông của báo chí quốc tế.

Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình”.. góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước.

Các cơ quan báo chí, nhìn chung hoạt động đúng hướng, đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích; thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Báo chí tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin sinh động về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống “diễn biến hoà bình”; góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới và dân chủ hoá đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thành tích, công lao của báo chí đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước có ý nghĩa quan trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, biểu dương. Chưa bao giờ, sức mạnh của báo chí lại được thể hiện một cách đầy đủ và sinh động như thời điểm hiện tại. Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng qua kênh báo chí góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương khoá IX trình Đại hội X; một phong trào hành động cách mạng sôi nổi do

báo chí phát động học tập, làm theo tấm gương sáng của các anh hùng, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Thượng Lân, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Kim Giao… được cả xã hội nhiệt liệt hưởng ứng. Những kỳ họp Quốc hội; những sự kiện chính trị, xã hội sôi động; việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2006, tuần lễ cấp cao APEC và Hội nghị cấp cao APEC 14; Việt Nam được các nước châu á nhất trí đề cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều có công tuyên truyền, cổ vũ của báo chí. Báo chí cũng đã dày công điều tra, phát hiện, đưa ra công luận, đấu tranh kiên quyết với các hành vi tham nhũng, tiêu cực ở PMU 18, các tổng công ty Dầu khí, Hàng hải, Hàng không, các vụ việc nổi cộm ở Thanh tra Nhà nước, Bộ Thương mại; những sai phạm trong quản lý đất đai ở Khánh Hoà, Phú Quốc (Kiên Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng),...

Phần lớn thông tin về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mà nhân dân ta biết được đều thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình. Báo chí đã trở thành kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện và phản ánh các vấn đề bức xúc trong xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo nắm bắt và giải quyết kịp thời. Nhiều vấn đề nhờ có báo chí đã hướng sự chú ý của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của xã hội để cùng tìm biện pháp giải quyết. Vấn đề y đức trong ngành y tế, những bức xúc trong chất lượng giáo dục và đào tạo… mà báo chí đã nêu trong thời gian qua có thể là những ví dụ tiêu biểu. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội báo chí đã phát hiện và đưa ra công luận nhiều vụ việc cần xử lý, làm lành mạnh xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ gìn sự nghiêm, minh kỷ cương phép nước.

Báo chí góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xã hội góp phần vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, công chúng tham gia ngày càng tích cực, chủ động vào quá trình truyền thông.

Báo chí góp phần tích cực giúp nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đường lối, chính sách đúng đắn và những thành tựu đổi mới to lớn của nhà nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao vai trò của báo chí trong đời sống xã hội cũng như những đóng góp quan trọng của báo chí trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập thế giới.

Tham gia tích cực các hoạt động báo chí thế giới và khu vực. Báo chí nước ta đã chủ động, tích cực hội nhập với báo chí thế giới trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của nền báo chí cách mạng. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ), Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ). Hội và các cơ quan báo chí trong nước đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan báo chí của Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Điển và các nước khác trong khối ASEAN… Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng phát thanh, truyền hình ra nhiều khu vực trên thế giới, nhất là khu vực Bắc Mỹ, châu á, châu Âu. Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân và một số báo, đài khác mở văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú hoặc lưu động ở các địa bàn quan trọng, tham gia phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của khu vực và thế giới. Công tác thông tin đối ngoại được tăng cường và đạt hiệu quả rõ rệt.

Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí có nhiều cố gắng. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và các đơn vị hữu quan đã tăng cường phối hợp, đổi mới một bước nội dung phương thức công tác, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Trong 2 năm qua, ban, bộ, hội tiếp tục tham mưu với Trung ương Đảng và Chính phủ ban hành một số văn bản lãnh đạo, quản lý báo chí: Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo chí điện tử; Quyết định 388/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 162- TB/TW của Bộ Chính trị; Thông báo số 73/TB-VPCP nêu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam. Một số cơ quan chủ quản báo chí như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… đã có những cố gắng đáng ghi nhận nhằm tăng cường sự lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 87 - 91)