Phát huy bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, trách nhiệm của đảng viên và của người đứng đầu cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 107 - 119)

đảng viên và của người đứng đầu cơ quan báo chí

Trong thời gian vừa qua một số tờ báo vẫn còn để xảy ra tình trạng đăng thông tin thiếu định hướng chính trị, thiếu chính xác, mơ hồ, còn biểu hiện thương mại hoá báo chí đã gây xôn xao trong dư luận, gây hoang mang trong nhân dân, thậm chí rất bất bình với thông tin tuỳ tiện và thiếu trách nhiệm trên báo. Vậy ai là người chịu trách nhiệm về những chuyện ấy? Theo quy định của Luật Báo chí, đó chính là người đứng đầu cơ quan báo chí - Tổng biên tập.

Theo quy định của Luật báo chí nước ta tại chương IV điều 13 ghi rõ: Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (báo in), Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (phát thanh và truyền hình)… người đứng đầu cơ quan báo chí có nhiệm vụ quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí do mình phụ trách.

Như vậy, vị trí của tổng biên tập đã được pháp luật xác định rõ là người đứng đầu tờ báo, là ngọn cờ của tờ báo và là người thông qua những quyết định cuối cùng có liên quan đến việc sản xuất và xuất bản của các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực tế làm báo từ xưa đến nay cho thấy: Một bài báo hay thì xã hội khen tác giả và khen tờ bao. Một bài báo dở thì xã hội chê người viết và chắc chắn cơ quan chủ quản sẽ quy trách nhiệm chính vào tổng biên tập vì đã cho đăng những bài báo đó trên báo của mình. Nếu báo mà vi phạm pháp luật thì tổng biên tập phải trình toàn án trước tiên về trách nhiệm dân sự cũng như hình sự của báo mình. Với trách nhiệm xã hội nặng nề như trên đòi hỏi tổng biên tập phải luôn nắm chắc tôn chỉ, mục đích của tờ báo mà mình phụ trách; dựa vào sự lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước và cơ quan chủ quản mà xác định hướng đi đúng đắn cho tờ báo của mình.

Trong thực tế tổng biên tập không thể đọc và duyệt tất cả các tin, bài trong số báo hay trong một chương trình phát thanh truyền hình… mà có thể phó tổng biên tập

hoặc các trưởng Ban chuyên môn được tổng biên tập phân công thực hiện. Tuy vậy, tổng biên tập vẫn là người chịu trách nhiệm trước nhất và cao nhất về từng số báo được xuất bản. Những bài thời sự chính trị hoặc những bài phản ánh điều tra về những mặt trái của xã hội thì nhất thiết tổng biên tập phải xem. Có như vậy mới không để lọt những tin bài không rõ định hướng hoặc gây nhiều lơ mơ trong bạn đọc. Trong thực tế đã có chuyện: Một số tổng biên tập làm công tác “đối ngoại” nhiều hơn làm báo công tác nghiệp vụ, thương phó thác cho phó Tổng biên tập hoặc thư ký toà soạn. Đến khi duyệt thì tổng biên tập xem lướt rồi ký và cho in dẫn đến tình hình chất lượng nội dung tuyên truyền yếu không đúng với định hướng tuyên truyền của Đảng, tin bài sai sót và gây dư luận xấu trong xã hội. Cũng có một thực trạng khác là một số tổng biên tập còn hạn chế về năng lực quản lý báo chí và quản lý đội ngũ những người làm báo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với vai trò vị trí của tổng biên tập. Có người không được đào tạo chuyên ngành báo chí, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nên trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp báo chí và của đất nước đã trở nên hết sức lúng túng, không phát huy được vai trò là “ngọn cờ” “linh hồn” của tờ báo.

Đảng ta rất quan tâm đến báo chí không chỉ vì báo chí có chức năng thông tin, tuyên truyền, cổ động và tạo nên dư luận xã hội mà còn có khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng thành các hoạt động quần chúng trong thực tiễn như một lực lượng vật chất hùng mạnh. Vai trò của báo chí rất to lớn vì vậy trách nhiệm xã hội của nó cũng rất lớn lao và khi nó chệch choạc, sai lầm thì ảnh hưởng xã hội của nó cũng không nhỏ.

Trong thời gian qua thương mại hoá trong thông tin báo chí đã trở thành một khuynh hướng trong hoạt động báo chí. Cách xử lý thông tin theo kiểu giật gân, câu khách, nặng về thông tin mảng tối của xã hội hơn là mảng sáng đã trở thành căn bệnh mãn tính ở một số nhà báo và một số tờ báo. Đây là vấn đề bức xúc trong dư luận và làm buồn lòng những người làm báo chân chính. Vậy làm thế nào để lùi khuynh hướng tác hại và căn bệnh nguy hiểm nói trên? Câu trả lời ở đây chính là vai trò và trách nhiệm của tổng biên tập.

Theo quy định của Luật báo chí tổng biên tập là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tổng biên tập thực hiện toàn quyền của mình dựa vào các quy định của Luật báo chí, quy chế của toàn soạn và các quy định nghề nghiệp. Không thể bỗng nhiên một tác phẩm báo chí từ tác giả đi thẳng đến công chúng. Nó phải trải qua một quá trình biên soạn, biên tập duyệt. Chỉ riêng khâu duyệt cũng qua nhiều nấc (Trưởng ban, trưởng phòng, trưởng tiểu ban) xem xút thông qua các Phó tổng biên tập duyệt trong phạm vi

được phân công hay uỷ nhiệm rồi tổng biên tập duyệt cuối cùng. Tổng biên tập là người định hướng nội dung, hình thức tờ báo cho phù hợp với tôn chỉ, mục đích đã được quy định; Duyệt nội dung, hình thức từng số báo, duyệt khâu cuối cùng trước khi đưa ra in hay phát sóng; có thể duyệt từng tin hay bài, ảnh, thậm chí từng câu chữ. Tổng biên tập (cùng những người cộng sự của mình) hoàn toàn có thể làm chủ trong việc cho đăng tải hay không cho đăng tải tác phẩm báo chí này hay tác phẩm báo chí khác; chuyển tải các tác phẩm với các chủ đề khác nhau, với những biểu tượng thế nào cho thích hợp và đưa tác phẩm đó tới công chúng vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đảng ta tin cậy giao phó cho tổng biên tập quyền hạn và nghĩa vụ cao cả đồng thời cũng yêu cầu người đứng đầu cơ quan báo chí trách nhiệm rất nặng nề trước Đảng, trước nhân dân và pháp luật. Tổng biên tập phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tờ báo của mình: Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về nhiệm vụ chính trị của tờ báo; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước bạn đọc và cũng là trước nhân dân về mọi hiệu quả về thông tin mà báo đăng tải; chịu trách nhiệm trước toàn thể đội ngũ cán bộ, phóng viên trong toà soạn về sự hưng vong của tờ báo. Tuy vậy, bên cạnh tổng biên tập còn có các phó tổng biên tập, thư ký toà soạn, các trưởng ban, các đồng chí phụ trách các chuyên mục, chương trình. Đó cũng là người có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến quan điểm chính trị, bộ mặt của tờ báo hay chương trình của tờ báo. Vấn đề ở đây là tổng biên tập phải làm tốt công tác cán bộ, tập hợp được một đội ngũ cán bộ trong toà soạn tin cậy về chính trị, vững vàng về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức. Có làm được như vậy tổng biên tập mới có thể kiểm soát và bao quát được các mặt hoạt động của tờ báo và hoàn thành trọng trách được giao.

Qua những phân tích ở trên chúng ta đã có thể thấy rằng vai trò của tổng biên tập ở một tờ báo cực kỳ quan trọng. Họ có trách nhiệm về chính trị cực lớn; họ là “ngọn cờ” là “linh hồn” của những tờ báo. Đúng, sai, tốt, xấu, hay, dở của tờ báo được quyết định trước hết nơi tổng biên tập. Tờ báo có đúng, có hấp dẫn, có được bạn đọc yêu mến hay không vai trò quyết định vẫn ở người đứng đầu cơ quan báo chí. Đội ngũ cán bộ phóng viên có đoàn kết, tận tình với nghề, có hoạt động báo chí đúng với quy định của pháp luật, có đúng với đạo đức của người làm báo hay không… cũng chính từ hiệu quả công tác quản lý của tổng biên tập. Tổng biên tập là người thế nào trong quan điểm chính trị và tư tưởng, trong đạo đức nghề nghiệp thì cả đội ngũ toà soạn được hình thành theo hướng đó. Vì vậy, trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng các tổng biên tập của các cơ quan

báo chí. Đương nhiên muốn có tổng biên tập giỏi và tốt phải có một cái nền rộng là phóng viên, biên tập viên có tài, có đức, mà đức là gốc như Đảng ta nhiều lần khẳng định.

Trong cơ chế thị trường một tờ báo ra đời và “sống” được đôi khi chính là tài năng ở người tổng biên tập. Ngoài những tố chất cần thiết như tạo nghề, am hiểu lĩnh vực báo chí, họ còn phải có kiến thức và kinh nghiệm thương trường, phải có tầm nhìn xa về nhu cầu thông tin, thị hiếu của bạn đọc. Đặc biệt họ phải là người có đầu óc tổ chức và biết tìm ra hướng đi tốt nhất cho tờ báo của mình.

Hiện nay có một thực tế là một số tổng biên tập còn có hạn chế về năng lực quản lý báo chí và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của tổng biên tập. Có người không được đào tạo về chuyên môn ngành báo chí, chưa được bồi dưỡng thường xuyên trước yêu cầu đổi mới của đất nước vì vậy họ không phát huy được vai trò là “ngọn cờ”, là “linh hồn” của tờ báo. Làm báo là nghề đòi hỏi phải có trình độ về mọi mặt và năng khiếu báo chí. Đối với người tổng biên tập thì cũng cần phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt thì mới đủ tầm để chỉ đạo và kiểm soát thông tin trên báo chí. Chính vì vậy mỗi tổng biên tập phải tự vươn lên, thường xuyên học tập tu dưỡng về mọi mặt để bao giờ cũng xứng đáng với vị trí của mình. Mặt khác các cơ quan chủ quản báo chí phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho tổng biên tập để họ có đủ “quyền” và “lực” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó cho họ canh giữ thông tin trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

Cuộc sống của chúng ta trên thực tế gam “màu đen”, “màu sáng” ít hơn nhiều so với gam “màu sáng”, “màu hồng” và trách nhiệm của báo chí là phải làm cho bức tranh xã hội sáng hơn lên đó cũng chính là thước đo về kết quả công việc của Tổng biên tập và mỗi nhà báo chúng ta.

Kết luận

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và kinh nghiệm các nước, chúng ta khẳng định, Đảng lãnh đạo công tác báo chí là tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo của Đảng là đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo; do đòi hỏi của Đảng trong trọng trách lãnh đạo dân tộc và đòi hỏi của bản thân báo chí. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền trước đây, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí đã giữ vai trò quyết định làm cho báo chí phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày nay, trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí càng phải được giữ vững, tăng cường và có hiệu quả cao hơn.

Trong những năm qua, Đảng ta đã tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác báo chí và coi đây là nguyên tắc hàng đầu, bất di bất dịch. Đảng ta chỉ rõ: chính trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường và mở cửa, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí càng cần thiết hơn bao giờ hết. Xã hội càng phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục cao, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội phù hợp đường lối của Đảng và sự vận động của hiện thực theo chiều hướng tiến bộ. Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, mà còn là người cổ động tập thể, người tổ chức tập thể. Điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến 2006, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí đã có những đổi mới quan trọng, giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, thông tin, xác lập hệ thống quan điểm báo chí phù hợp với tình hình mới, chú ý hơn đến kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó; thông qua tổ chức đảng và đảng viên, phát huy vai trò quản lý của cơ quan nhà nước, các cơ quan chủ quản báo chí để lãnh đạo chặt chẽ báo chí, làm cho báo chí khởi sắc mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót. Kinh nghiệm cho thấy, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí phụ thuộc vào việc vạch ra những định hướng và quan điểm báo chí đúng đắn, khoa học; vào sự chỉ đạo chặt chẽ và cụ thể đối với cơ quan báo chí của các cấp, các ngành liên quan; vào trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng viên. Bước phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí cũng phải tiếp tục được đổi mới.

Từ những bài học về sự lãnh đạo đối với xã hội nói chung, đối với công tác quản lý báo chí nói riêng của Đảng ta trong những năm vừa qua cùng với kinh nghiệm quá trình báo chí đổi mới vì sự nghiệp đổi mới đất nước, bước vào giai đoạn mới, để tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, cần thưc hiện tốt các vấn đề trọng yếu sau đây:

Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tin tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ.

Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động báo chí.

Coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí. Đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động báo chí. Xây dựng quy chế để thường xuyên làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là đối với các vấn đề quan trọng,

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 107 - 119)

w