Lãnh đạo định hướng trong nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 55 - 67)

là tình trạng thiếu kinh phí hoạt động nghiệp vụ, Chỉ thị 22/CT-TW (17-10-1997) của Đảng chỉ rõ:

Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành các chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, xuất bản trong điều kiện mới. Chính phủ xem xét để cấp vốn hoạt động cho một số báo, tạp chí, nhà xuất bản, chủ yếu là báo, tạp chí, sách lý luận chính trị, xã hội, phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật có nhiều khó khăn trong việc tăng số lượng phát hành; xem xét việc tính thuế doanh thu và thuế lợi tức hợp lý trong hoạt động báo chí - xuất bản hoặc có hình thức để tái đầu tư cho các hoạt động này. Ngân sách hàng năm dành để tài trợ cho báo chí, xuất bản phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, phân bổ đúng địa chỉ, phù hợp với yêu cầu định hướng công tác tư tưởng, văn hoá của Đảng [37, tr.4].

Cụ thể hơn, trong việc lãnh đạo thông qua Nhà nước đối với một số công việc cụ thể, Ban cán sự Đảng ở các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí lãnh đạo xác định và thực hiện đúng đường lối, quan điểm báo chí của Đảng; kiện toàn về bộ máy và nhân sự, sao cho đủ sức quản lý tốt nhất hoạt động đa dạng và nhiều khi phức tạp của báo chí; sử dụng hợp lý sự hỗ trợ của Nhà nước về mọi mặt đối với báo chí, nhất là về kinh phí, để báo chí đến với mọi người, để tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời cũng để nhân dân sử dụng báo chí là diễn đàn để thực hiện tâm tư, nguyện vọng của mình với Đảng và Nhà nước.

Trong chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, các cấp uỷ đảng phải tôn trọng và đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, trước hết là Luật Báo chí. Cùng với Luật Báo chí, Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ban hành và hoàn chỉnh hệ thống các chính sách về báo chí, cụ thể là chính sách lương và phụ cấp của nhà báo, chính sách đầu tư, chính sách thuế… để làm sao tạo thành một hệ thống chính sách đồng bộ giúp cho báo chí vừa làm tròn vai trò công tác tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo “báo chí cũng là một ngành kinh tế”.

2.1.2. Lãnh đạo định hướng trong nội dung thông tin, tuyên truyền của báochí chí

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo các giai cấp, các tổ chức, đoàn thể, lãnh đạo toàn bộ mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội bằng mục tiêu chính trị cao cả thiêng liêng

của mình thông qua đường lối, chủ trương, chính sách trong từng thời kỳ cụ thể để xây dựng một xã hội cho con người, vì con người.

Sự lãnh đạo của Đảng với báo chí là toàn diện, chủ yếu và trước hết là lãnh đạo chính trị. Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin, bằng hệ thống quan điểm báo chí. Đảng theo dõi, kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó thông qua các tổ chức Đảng và các đảng viên. Hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí phụ thuộc vào việc đặt ra những định hướng và quan điểm báo chí đúng đắn và khoa học, phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của các tổ chức Đảng.

Từ năm 1996 đến năm 2006, Đảng ta đã chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, phát triển và hoàn thiện đường lối chính trị, định hướng tư tưởng và quan điểm báo chí và đã nâng cao được hiệu quả lãnh đạo báo chí rõ rệt. Từ quan điểm “báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến quan điểm “báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước đồng thời là diễn đàn của nhân dân” thực sự là một bước phát triển đáng mừng của lý luận báo chí cách mạng Việt Nam. Quan điểm đó quy định phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều trong hoạt động báo chí, làm thay đổi diện mạo nền báo chí, tăng tính hiệu quả và hấp dẫn của báo chí, nó phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Vì vậy, báo chí đã thực sự phát huy triệt để vai trò là chiếc cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Uy tín, ảnh hưởng, vai trò báo chí trong xã hội ngày càng tăng lên. Báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận, cổ động tập thể… và quan trọng hơn đã tham gia vào quá trình quản lý xã hội một cách tích cực. Sự lãnh đạo về đường lối chính trị, định hướng tư tưởng, quan điểm báo chí của Đảng là nhân tố làm nên thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam.

Lý luận báo chí vô sản và thực tiễn hoạt động của báo chí Việt Nam đã chứng minh rằng với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội, báo chí có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với hoạt động lý luận, tổ chức, công tác tư tưởng của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định. Nói cách khác, đó là việc thực thi quyền lực tinh thần của đảng cầm quyền.

Qua công tác tư tưởng, báo chí đã hình thành đời sống tinh thần của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Báo chí Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục

lý tưởng, giáo dục chính trị, xây dựng một lối sống mới và phát huy những giá trị tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc trong xã hội, đồng thời kiên quyết chống lại những âm mưu, những luận điệu phản tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước, chống lại những tiêu cực trong đời sống đang cản trở sự phát triển của đất nước. Báo chí đã nâng cao được tính tự giác cho nhân dân, xây dựng được cho họ lập trường quan điểm vững vàng, một nhãn quan chính trị khoa học và đúng đắn. ở đây, yêu cầu về sự định hướng toàn diện của quần chúng xã hội trở thành mục đích có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ hoạt động tư tưởng của báo chí.

Với những đặc trưng của mình, báo chí cách mạng đã có năng lực to lớn trong việc hình thành mô hình thông tin phản ánh sắc sảo, kịp thời sự vận động nhằm tạo nên một định hướng xã hội tích cực. Tiếng nói của báo chí vừa là tiếng nói của Đảng Cộng sản, vừa là tiếng nói của nhân dân lao động. Sức mạnh định hướng của báo chí chúng ta thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân tham gia xây dựng một đời sống tinh thần xã hội phong phú, có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Báo chí đã tác động vào ý thức xã hội thông qua một thành tố năng động nhất, linh hoạt nhất của nó đó là dư luận xã hội. Những biến động của đời sống xã hội đều được đón nhận bởi dư luận xã hội, được phản ánh theo đặc trưng của dư luận xã hội. Báo chí tác động vào dư luận xã hội để từ đó tác động vào những yếu tố ổn định hơn của ý thức xã hội như: truyền thống văn hoá lịch sử, nhân sinh quan và thế giới quan. Đặc trưng của quá trình hình thành và ý nghĩa to lớn của dư luận xã hội trong đời sống tinh thần xã hội đã thu hút sự quan tâm chú ý hàng đầu của báo chí. Và báo chí tác động vào dư luận xã hội không chỉ ở cách thụ động mà quan trọng hơn báo chí cách mạng đã biết chủ động hình thành, định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, có lợi nhất cho sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng, cho sự phát triển chung của đất nước.

Báo chí cách mạng đã thực hiện thành công công tác tư tưởng bằng sự tác động có tính thuyết phục với những sự kiện, hiện tượng, vấn đề cụ thể của đời sống hiện thực xã hội chứ không phải bằng thứ lý luận giáo điều, cứng nhắc. Báo chí đã xứng đáng là công cụ tư tưởng quan trọng của Đảng trong việc định hướng toàn bộ đời sống tinh thần xã hội theo lý luận chủ nghĩa vô sản.

Bên cạnh đó, báo chí thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ động và tổ chức quần chúng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của báo chí vô sản. Ngay trong những trang

báo cách mạng đầu tiên, báo chí Việt Nam đã không ngừng truyền bá những tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, thế giới quan khoa học của chủ nghĩa xã hội, những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Báo chí còn rất kịp thời phản ánh những chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách chỉ thị lãnh đạo của Đảng tới toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Có thực hiện tuyên truyền tốt mới tạo ra được những động lực cách mạng to lớn nhằm thay đổi xã hội.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hôm nay, báo chí phải có nhiệm vụ truyền bá, giải thích cho toàn xã hội những quan điểm, đường lối, chính sách, quyết định của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tuyên truyền phải kèm theo việc phân tích, lý giải các cơ sở khoa học, thực tiễn của các chính sách, chủ trương ấy một cách thuyết phục, hoàn chỉnh. Chính điều đó sẽ giúp cho quần chúng nhân dân hiểu biết, tin tưởng và tự giác chấp hành các quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng.

Cùng với những nội dung trên, nội dung tuyên truyền của báo chí còn rất rộng lớn và phong phú, đề cập đến mọi tri thức của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đáp ứng việc xây dựng một con người mới xã hội chủ nghĩa toàn diện.

Trong hoạt động tuyên truyền, báo chí cần phải xem xét kỹ những cách thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm, đối tượng cụ thể, chứ không phải tuyên truyền chung chung một chiều. Song song với nhiệm vụ tuyên truyền, báo chí cách mạng phải luôn ý thức rõ ràng “vai trò của tờ báo không chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và thu hút những người bạn đồng minh chính trị. Tờ báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức và hướng dẫn tập thể” [69, tr.186], báo chí Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khổ cứu nước đã góp phần to lớn trong việc động viên sức người, sức của, động viên tinh thần yêu nước và tạo ra những phong trào cách mạng to lớn để chiến thắng kẻ thù, giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ đầu của cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của báo chí thể hiện rõ qua việc tuyên truyền, đấu tranh nhằm thực hiện cơ chế khoán, tạo nên những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền của báo chí càng có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong việc cải biến căn bản tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, đưa đất nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Yêu cầu hàng đầu của báo chí cách mạng cần phải có lập trường chính trị vững chắc, đường lối chính trị đúng đắn, mục tiêu chính trị rõ ràng. Đường lối chính trị của báo chí chính là cương lĩnh, đường lối của Đảng. Do đó, đường lối, chủ trương đúng đắn là nội dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đối với công tác báo chí.

Đường lối đúng đắn của Đảng có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với công tác báo chí. Đường lối đúng đắn tự nó đã chứa đựng những nội dung thông tin có sức sống và cách mạng giúp cho hoạt động báo chí không rơi vào tình huống mâu thuẫn giưa những điều cần tuyên truyền với hiện thực cuộc sống. Đường lối đúng đắn của Đảng còn tạo nên một không khí mới, một tư duy mới trong Đảng và trong toàn xã hội, từ đó báo chí có cơ sở đổi mới nội dung thông tin, hình thức tuyên truyền toàn diện hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội.

Từ đường lối đúng đắn, trong từng thời kỳ, Đảng luôn định hướng cho báo chí thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Chẳng hạn, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta chỉ rõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc các sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm; xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Định hướng chính trị, tư tưởng một cách chính xác, kịp thời, hiệu quả là yêu cầu hàng đầu đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và nhà báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: một trong những khuyết điểm của báo chí là không biết lãnh đạo dư luận, không biết thúc đẩy và nâng cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. Định hướng chính xác là phúc của Đảng và nhân dân. Định hướng sai lầm là hoạ của Đảng và nhân dân. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông hiện đại, khi mà chúng ta từng phút, từng giây đối mặt với nhiều loại thông tin, tư tưởng khác nhau, điều cần thiết là phải phân biệt được đâu là cái tiến bộ, đâu là cái phản động, đâu là cái thực, đâu là cái giả dối. Đảm bảo định hướng đúng đắn, kịp thời trên báo chí là để tuyên truyền, cổ vũ quần chúng hăng hái thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng đề ra, mặt khác, đề cao cảnh giác, chống lại thông tin, quan điểm sai trái, phản động của kẻ thù, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Trong bức thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tờ báo của chúng ta có mấy điểm chính:

1. Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung.

2. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc. Để đi đến kháng chiến thắng lợi kiến quốc thành công thì:

3. Tôn chỉ của tờ báo là đoàn kết toàn dân, thi đua ái quốc. Vì vậy: 4. Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Một tờ báo không được dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo[Hồ Chí Minh toàn tập, tập5, tr.625].

Tại Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8-9-1962, Người nhắc nhở: Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Trong điều kiện lịch sử hiện nay, để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, báo chí phải bám sát hoạt động thực tiễn đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, phản ánh đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, làm chiếc cầu tin yêu nối dân với Đảng. Phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc không chỉ là phản ánh, cổ vũ cuộc sống nhân dân, mà còn là việc không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tác phẩm báo chí. Làm sao để nhân dân dễ đọc, dễ nghe,

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 pptx (Trang 55 - 67)